Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo lớn Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1...

Tài liệu Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1

.DOCX
9
7866
130

Mô tả:

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo, học mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”,trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ thực sự học trong khi chơi để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Đặc biệt, với trẻ mẫu giáo lớn các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng mới ở dạng sơ khai. Trong mỗi một giai đoạn phát triển, ở mỗi một lứa tuổi trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng, sự phát triển của trẻ trong một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” một cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản với trẻ Chính vì thế việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là quá trình lâu dài, quá trình này bắt đầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1 và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện được điều này, mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ , tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhập dần với cách sinh hoạt và phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường Tiểu học một cách tốt nhất. Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và một số giáo viên đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ. Xuất phát từ lý do trên, với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp mẫu giáo lớn, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của chính các bậc phụ huynh là cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của trẻ, tôi nhận thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là vô cùng cần thiết và quan trọng và thực hiện được mục đích đầu tiên của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 ở trường mầm non B thị trấn Văn Điển” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. * Mục đích nghiên cứu. – Đánh giá thực trạng việc áp dụng một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 của lớp mẫu giáo lớn A2 Trường mầm non B thị trần Văn Điển. – Tìm ra các biện pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 đạt kết quả cao. * Đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 tại lớp A2 Trường mầm non B thị trấn Văn Điển. * Phương pháp nghiên cứu. Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây: – Nhóm phương pháp quan sát. – Phương pháp thực nghiệm sư phạm – Phương pháp đàm thoại. * Phạm vi, kế hoạch nguyên cứu: – Tháng 9 / 2013 Nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm. – Tháng 10, 11 / 2013 Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm. – Tháng 12 / 2013 Nộp về BGH sửa sáng kiến kinh nghiệm. – Tháng 1, 2 / 2014 Viết các nội dung biện pháp sáng kiến kinh nghiệm. – Tháng 3/ 2014 Sửa sáng kiến kinh nghiệm – Giữa tháng 4 / 2014 Hoàn thiện và nộp sáng kiến kinh nghiệm PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là mục tiêu của Giáo dục mầm non và là mục đích đầu tiên ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tâm lý sẵn sàng đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự chuẩn bị đúng đắn của trường mầm non và đặc biệt là quan niệm của các bậc phụ huynh. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập bằng phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa gia đình và trường mầm non. – Thể lực: Là chuẩn bị cho trẻ chiều cao, cân nặng, năng lực hoạt động bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh. – Phát triển trí tuệ: Là rèn cho trẻ các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú với hoạt động trí óc. – Phát triển ngôn ngữ: Là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức học tập ở trường phổ thông. – Tình cảm xã hội: Là dạy trẻ biết cách ứng xử với người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và ứng xử phù hợp. Ngoài ra để đạt được kết quả, trẻ cần tích cực hứng thú tham gia hoạt động, sự phối hợp giữa các bậc phụ huynh với cô giáo cùng có quan điểm đúng về việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. 1. Cơ sở thực tiễn: 2. Đặc điểm chung: – Trường Mầm non B Thị trấn Văn Điển là một trong 3 trường mầm non công lập trên địa bàn Thị trấn Văn Điển. Nhà trường có bề dày thành tích, 5 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, năm học 2012 – 2013 trường được tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ, có nhiều lượt giáo viên dạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp huyện. Năm học 2013-2014 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A2 có 52 trẻ do 3 giáo viên phụ trách. 2. Thuận lợi: * Về giáo viên: – 3/3 giáo viên đứng lớp đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm, yêu nghề mến trẻ luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy cũng như làm đồ dùng đồ chơi và thiết kế giáo án điện tử cho các hoạt động. – Bản thân được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nắm chắc phương pháp tổ chức, hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ và Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Bộ GD&ĐT. – Bản thân tôi được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5 năm liền và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ. * Về Ban giám hiệu: – Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. * Về phụ huynh: – Đa số các phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của con em mình, thường xuyên ủng hộ các nguyên vật liệu phục vụ cho việc học tập của trẻ. * Về học sinh: – Đa số trẻ trong lớp học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên nhận thức của trẻ theo độ tuổi khá đồng đều. 3. Khó khăn. * Về phụ huynh: – Phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau công nhân, viên chức, trồng trọt, buôn bán khả năng nhận thức của phụ huynh không đồng đều chưa nắm bắt đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, chưa xác định rõ yêu cầu tri thức thực chất ở độ tuổi của con em mình. – Ngay trên địa bàn có một vài giáo viên về hưu mở lớp dạy cho các cháu 5 tuổi dạy trước chương trình lớp 1, khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo sợ con mình không đi học sẽ không theo kịp bạn. Một số phụ huynh quá nóng vội cho con đi học viết, học đọc, học làm toán, ngoại ngữ ngay khi trẻ còn đang ở lứa tuổi mầm non. * Về học sinh: – Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động. – Một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức của trẻ chưa cao. Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát phát phiếu khảo sát cho phụ huynh để thăm dò ý kiến phụ huynh về cách dạy học cho con ở lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp 1 như thế nào? (Có phụ lục kèm theo). – Kết quả: Câu hỏi Câu hỏi số 1 Câu hỏi số 2 Câu hỏi số 3 Trả lời Cần thiết 71% 19% 10% Không cần thiết 29% 71% 90% Kết quả trên là vấn đề đáng lo ngại, vì các phụ huynh đều có suy nghĩ, nhận thức khác nhau có phụ huynh thì không quan tâm đến tình hình của con mà coi đó hoàn toàn là trách nhiệm của trường mầm non, còn có phụ huynh thì lại quan tâm con quá sốt sắng, nôn nóng cho con đi học ngoài trước, nhất là sau Tết phụ huynh xin đón con về sớm sau giờ ăn chiều để đến lớp học thêm. Còn phương án đúng cần phải chuẩn bị cho con toàn diện về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, tâm lý, học đúng chương trình trước khi vào lớp 1 thì ít phụ huynh chọn.Với kết quả khảo sát, nắm bắt được tâm lý của phụ huynh muốn cho con học chữ, tập đọc, tập viết, tập làm toán khi còn đang học ở mầm non tôi tiến hành một số biện pháp sau: III. Các biện pháp: 1. Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh: Cha mẹ là người đầu tiên đặt nền móng cho nhận thức của trẻ, tác động phần lớn đến suy nghĩ và hành động của con em mình, nhiều phụ huynh ngay khi con chuyển từ lớp mẫu giáo nhỡ xuống lớp mẫu giáo lớn đã nôn nóng về việc học chữ của trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng hiểu và cung cấp cho con kiến thức phù hợp với độ tuổi, vì thế cần phải tuyên truyền cho cha mẹ trẻ, giúp cha mẹ hiểu tâm sinh lý, hiểu rõ điều gì cần nhất cho con trẻ trong giai đoạn này, giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1 và phải chuẩn bị những gì? Ngay từ đầu năm học, tôi đã kết hợp Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh để trao đổi, thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với cách làm như sau. Mục đích - Giúp phụ huynh nắm bắt và Mục đích - Giúp phụ huynh nắm bắt và biết trẻ được tham gia và học những biết trẻ được tham gia và học những gì thông qua các hoạt động tại trường. gì thông qua các hoạt động tại trường. - Giúp phụ huynh nhận thức - Giúp phụ huynh nhận thức đúng về sự phát triển của trẻ 5 tuổi để đúng về sự phát triển của trẻ 5 tuổi để thống nhất, phối hợp trong chăm sóc, thống nhất, phối hợp trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục giữa gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhà trường và xã hội - Phụ huynh nắm bắt được - Phụ huynh nắm bắt được những yêu cầu cần đạt được ở trẻ qua những yêu cầu cần đạt được ở trẻ qua 5 mặt phát triển nhận thức, phát triển 5 mặt phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển quan hệ tình triển thể chất, phát triển quan hệ tình cảm xã hội ở mỗi chủ đề nhánh. cảm xã hội ở mỗi chủ đề nhánh. - Phụ huynh biết được quy định - Phụ huynh biết được quy định chung của Bộ GD&ĐT áp dụng cho chung của Bộ GD&ĐT áp dụng cho toàn bộ trẻ em mầm non và yên tâm toàn bộ trẻ em mầm non và yên tâm về chương tại về chương tại trình học của con trường. trường. - - Giúp phụ huynh thoải mái tư trình học của con Giúp phụ huynh thoải mái tư tưởng và không còn lo lắng về việc có tưởng và không còn lo lắng về việc có cho con đi học trước chương trình lớp cho con đi học trước chương trình lớp 1 hay không. 1 hay không. - Phụ huynh hiểu để chuẩn bị - Phụ huynh hiểu để chuẩn bị cho con vào lớp 1 là phải làm gì và cho con vào lớp 1 là phải làm gì và kết hợp với cô giáo kết hợp với cô giáo Kết quả: Phụ huynh phấn khởi, thoải mái tư tưởng, không còn tâm trạng nôn nóng gấp rút cho con đi học chữ, tập đọc, tập viết, tập làm toán khi con đang học ở trường mầm non. 2. Chuẩn bị tốt về mặt thể lực cho trẻ: Thể lực là điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh. Để giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh không chỉ dừng lại là chuẩn bị về lượng như phát triển chiều cao, cân nặng mà điều cần thiết không kém đó là sự chuẩn bị về chất như rèn luyện cho trẻ sự bền bỉ, dẻo dai, khéo léo, kiên trì, sự hoạt động của các nhóm cơ lớn là tiền đề giúp trẻ phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở trường Tiểu học, xác định được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi thực hiện các yêu cầu sau: 2.1. Chăm sóc sức khỏe trẻ: a. Theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ: Ngay từ tháng đầu tiên của lớp mẫu giáo lớn, tôi đã kết hợp với Ban giám hiệu, nhân viên y tế và mời đoàn bác sỹ bệnh viện đa khoa Thanh Trì khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để kiểm tra sức khỏe, ghi kết quả khám sức khỏe cụ thể, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của từng trẻ. Trong năm học, cứ 3 tháng cô giáo kết hợp y tế kiểm tra chiều cao, cân nặng của trẻ, qua kết quả kiểm tra cô giáo và phụ huynh cùng kết hợp để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn, đối với các cháu kênh Suy dinh dưỡng cô cần quan tâm, động viên, tuyên dương để trẻ ăn thêm, ăn hết xuất, cô trao đổi phụ huynh nấu cơm thay đổi thực đơn, nấu món trẻ thích để trẻ thích ăn và thấy ngon miệng. Đối với trẻ thừa cân, cô cho cháu ăn đủ, ăn thêm nhiều rau xanh, cho cháu lao động trực nhật giúp cô, kết hợp y tế cho trẻ tập chạy máy để giảm cân.Với các cháu chiều cao hơi thấp cô cho trẻ tập đu xà ngoài góc vận động của nhà trường, cho cháu đánh cầu lông, chơi bóng rổ để kích thích phát triển chiều cao của trẻ. b. Tổ chức tốt giờ ăn, ngủ: Với thực đơn phong phú của nhà trường thay đổi theo mùa, theo tháng, thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trẻ ăn đủ lượng, đủ chất, tỷ lệ các chất dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Khi trẻ ăn cô luôn động viên, khuyến khích cả lớp, đặc biệt các cháu lười ăn. VD: Cô thấy hôm nay rất nhiều bạn ăn giỏi, ngoan ăn hết xuất giúp cho các con da trắng, môi đỏ, con ăn nhiều cho cao lớn, xinh đẹp, được cô thưởng bé ngoan, được vào học lớp 1 thì sau này con mới được làm thầy cô giáo, bác sĩ, chú bộ đội, chú phi công…con có thích không nào? Được cô động viên trẻ sẽ ăn rất nhanh, thi đua ăn hết xuất và cảm thấy vô cùng phấn khởi vì mình sẽ xinh, sẽ lớn, sẽ được học lớp 1 như các anh chị và đặc biệt là được làm nghề mà trẻ đang ao ước được tập làm. Ngoài ra tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cho khối mẫu giáo lớn bộ khay inox đựng cơm để trẻ được sử dụng trong giờ ăn giúp trẻ được tiếp xúc, làm quen dần với cách ăn mới khi vào trường tiểu học.Vì, khi ở trường mầm non các cháu được cô chia cơm về từng bát nhỏ, nếu hết cô giúp trẻ lấy thêm cơm và chan canh còn khi vào lớp 1 trẻ ăn trưa sẽ tự lấy khay cơm của mình và tự giác ăn cơm và thức ăn có trong khay. Ban giám hiệu đã nhất trí đến học kỳ II đã đầu tư cho mỗi trẻ lớp mẫu giáo lớn một khay inox. Trẻ lớp tôi lúc đầu còn bỡ ngỡ với cách sử dụng đồ dùng ăn này nhưng khi đã dùng một thời gian, trẻ rất thích thú và sử dụng rất thành thục Trong giờ ngủ, cô chăm sóc trẻ chu đáo, đảm bảo trẻ ngủ thoáng mát có điều hòa, quạt, giường, chiếu, gối vào mùa hè, mùa đông có đệm, chăn ấm cho trẻ. Luôn theo dõi động viên kịp thời các cháu khó ngủ để toàn bộ trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc là một trong những điều kiện giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát tăng cân. 2.2. Tổ chức thực hiện các nội dung phát triển vận động: a. Trong giờ thể dục sáng: Hoạt động thể dục sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn. Buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy, bé đến trường tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho hoạt động khác diễn ra trong ngày.Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao thể lực, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng. Trong hoạt động thể dục sáng, để gây hứng thú cho trẻ thực hiện vận động phát triển các nhóm cơ, hô hấp, tay, bụng, chân, bật, cô cho trẻ tập kết hợp có nhạc cùng với các dụng cụ như hoa đeo tay, gậy,vòng phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ hứng thú tham gia thực hiện cácvận động. VD: Với chủ đề Thế giới thực vật, để tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng giúp trẻ hứng thú tham gia vận động, trau chuốt kỹ năng các động tác hô hâp, tay, bụng, chân, bật,tôi đã dùng nhạc bài hát: Em yêu cây xanh, Vườn cây của ba, màu hoa có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh kết hợp đạo cụ là hoa đeo tay. Qua đó, trẻ thích thú tập các động tác cùng cô chứ không có cảm giác gò bó, uể oải VD: Ở chủ đề Ngành nghề với chủ đề nhánh là “Chú bộ đội”, trong giờ thể dục cô giáo thay đổi đạo cụ là gậy thể dục tập theo nhạc bài: Chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội, làm chú bộ đội. Trước khi tập, cô dẫn dắt vào bài các chú bộ đội hôm nay sẽ tham gia vào phần thi “Trổ tài”. Sau đó, cô giới thiệu tên gọi từng động tác của bài tập phát triển chung và cho trẻ tập, trẻ sẽ rất thích thú và cố gắng tập thật đúng, chuẩn các động tác cùng cô. b. Trong hoạt động thể dục: Đối với trẻ mầm non, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng dù khi trẻ học hay trẻ chơi, trẻ lĩnh hội kiến thức thông qua các đồ dùng trực quan sinh động. Trong giờ thể dục, để trẻ tiếp thu và lĩnh hội bài tập với hiệu quả cao nhất ngoài các đồ dùng, dụng cụ có sẵn của nhà trường tôi đã làm một số đồ dùng tự tạo trong các giờ thể dục nhằm phát các vận động thô và vận động tinh cho trẻ theo đúng chương trình giáo dục mầm non. Khi có đồ dùng đẹp, mới lạ trẻ tham gia vào giờ học tích cực hơn. VD: Với tiết bò thấp chui qua cổng ngoài đồ dùng sẵn có của nhà trường tôi làm thêm chiếc cổng từ các ống nước, cút nối, đổ cột đứng bằng xi măng, trang trí bằng đề can. Loại cột này có thể dùng cho các khối khác do có thể tháo, lắp thêm các ống nước, có thêm dụng cụ tập luyện mới lạ trẻ vô cùng hào hứng tham gia vào luyện tập
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan