Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Kế hoạch tư vấn phụ huynh

.DOCX
4
1314
99

Mô tả:

-Tìm hiểu thông tin về trẻ từ phụ huynh. -Trao đổi và chia sẻ với phụ huynh một số giải pháp giúp trẻ biết đặt câu hỏi trong giao tiếp.
TRƯỜNG CĐ SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH KẾ HOẠCH TƯ VẤN PHỤ HUYNH Đề tài: Một số giải pháp giúp trẻ đặt câu hỏi. Tên trẻ: Phạm Đức Trí Lớp: Mầm 3 Giáo sinh: Hứa Phùng Thúy Hương Nguyễn Đức Trí Ngày thực hiện: 23/03/2015 I.THÔNG TIN TRẺ: -Họ và tên trẻ: Phạm Đức Trí -Ngày sinh: 09/02/2011 II.MỤC TIÊU -Tìm hiểu thông tin về trẻ từ phụ huynh. -Trao đổi và chia sẻ với phụ huynh một số giải pháp giúp trẻ biết đặt câu hỏi trong giao tiếp. III.CHUẨN BỊ -Địa điểm tư vấn. -Phòng tư vấn (nước, bàn, ghế, không gian yên tĩnh…) -Một số thẻ tranh, thẻ từ, câu chuyện… IV.TIẾN HÀNH 1.Gặp gỡ -Chào hỏi. 2.Giới thiệu: -Giới thiệu thành phần tham dự. -Xin phép phụ huynh ghi chép lại một số thông tin về trẻ. -Mục đích của buổi tư vấn: trao đổi và chia sẻ một số giải pháp giúp trẻ biết đặt câu hỏi trong giao tiếp. 3.Gởi mở: -Trong ba tuần quan sát, em nhận ra một số điểm mạnh cũng như những vấn đề khó khăn mà bé Đức Trí gặp phải: Điểm mạnh: +Ngoan, lễ phép, biết vâng lời. +Biết tên mình, thầy cô và một số bạn trong lớp. +Biết một số màu cơ bản (vàng, đỏ…), hình hình học (hình tròn, hình vuông), nhận biết số 1. +Nhận biết được màu trắng, màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu tím, hình tròn, hình vuông, một số đồ dùng, một số loại hoa, quả và một số bộ phận cơ thể. +Trẻ biết trả lời một số câu hỏi đơn giản của cô. +Trẻ nói được câu đơn 2-3 từ. +Trí biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, mang giày dép, tự cất gối. +Nghe hiểu và làm theo yêu cầu của giáo viên. +Vận động thô, vận động tinh khá tốt. Hạn chế: +Chưa biết tự đặt câu hỏi. +Thụ động trong giao tiếp, +Vốn từ chưa phong phú, sử dụng chủ yếu là danh từ, chưa xuất hiện các loại từ khác nhau (động từ, tính từ, trạng từ…) nói giọng cao. Đặt câu hỏi:Chúng em muốn trao đổi với mẹ một số thông tin. +Khi ở nhà bé có chủ động trong giao tiếp không?Hay chỉ khi nào bé có nhu cầu thì bé mới nói? +Khi ở nhà, Trí có nhu cầu thì Trí thể hiện như thế nào? +Những gì bé không biết (ví dụ như: đồ vật, đồ chơi,..) thì bé sẽ làm gì? +Những lúc bé không giao tiếp thì gia đình có biện pháp gì giúp cho trẻ không? +Khi đưa bất cứ vật gì mới lạ, bé có khám phá bằng cách nào? 4.Giải pháp: -Từ những khó khăn chúng em quan sát và thông tin chị chia sẻ, chúng em đưa ra những 3 giải pháp để giúp bé đặt câu hỏi: +Kể những câu chuyện có lời thoại của nhân vật ngắn gọn, dễ nhớ. VD: Câu chuyện trốn tìm.(Mẹ kể chuyệ cho bé nghe. Sau đó, thay phiên nhau đóng vai các nhân vật). Thỏ con đi đâu đó (Qua câu chuyện giúp trẻ biết đặt câu hỏi:bạn Thỏ đâu rồi?) Ứng dụng thực tế (giáo viên và phụ huynh dạy trẻ những câu hỏi trong cuộc sống hằng ngày). Thỏ con đi đâu đó? (Bác gấu gặp Thỏ con bên bờ suối. Bác Gấu hỏi: Thỏ con đi đâu đó? Thỏ con trả lời: Thỏ con đi múc nước. Một lúc sau Sóc Nâu gặp Thỏ con trên bãi cỏ. Sóc Nâu hỏi: Thỏ con đi đâu đó? Thỏ con trả lời: Thỏ con đi chơi …) +Đàm thoại qua tranh (nhân vật, hành động): Ai đây? Cái gì đây?Đang làm gì?(tạo thành trò chơi vui vẻ gây hứng thú cho trẻ, không nên ngồi dạy học) VD: Bộ tranh tập nói cho trẻ mầm non 3 tuổi.(Mẹ chỉ vào tranh hỏi trẻ và trẻ trả lời sau đó trẻ hỏi lại mẹ.Cứ lần lượt thay phiên nhau. +Chơi thẻ từ kết hợp với tranh. VD: Ai đây? Đặt tranh thay thế chủ ngữ và trả lời con chó. Mẹđang làm gì? Chỉ vao tranh và trả lời: Mẹ đang nấu cơm. (nếu trẻ không làm được thì cầm tay trẻ chỉ và nói sau đó yêu cầu trẻ lặp lại). +Ngoài ra, những gì mà trẻ không biết, chị cung cấp câu hỏi cho trẻ và yêu cầu trẻ lặp lại. Sau đó giảm dần sự trợ giúp. VD: Mẹ đưa cái nỉa (trẻ chưa bết tên gọi) và nói: Cái gì đây? (yêu cầu trẻ lặp lại). Khi trẻ lặp lại được rồi thì mẹ cung cấp tên gọi và như thế đối với các đồ vật khác cũng vậy nhưng giảm dần sự trợ giúp. -Qua những giải pháp em vừa nêu, chị còn lo lắng vấn đề gì nữa không? 6.Giải đáp: -Trả lời câu hỏi của phụ huynh. 7.Gặp lại: -Cảm ơn phụ huynh vì đã cố gắng sắp xếp thời gian đến đây trao đổi những vấn để đang lo lắng về trẻ. -Chào tạm biệt. Duyệt của GVHD TP. HCM, ngày 18 tháng 03 năm 2015 Giáo sinh thực tập (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Tường Vân Hứa Phùng Thúy Hương Nguyễn Đức Trí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan