Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chủ đề hiện tượng tự nhiên

.DOC
15
17
65

Mô tả:

KẾ HOẠCH TUẦN 30 Hoạt động Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên (Thời gian thực hiện từ ngày / đến ngày Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 / /2019 Thứ 5 ) Thứ 6 Đón trẻ - Giáo viên đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, cởi mở, trao đổi với phụ huynh về tình hình của các cháu. - Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo để vào lớp. Trò - Dạy trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia hoạt động. chuyện - Động viên trẻ hòa đồng với các bạn trong nhóm chơi. sáng Thể dục sáng - Thể dục sáng: Tập theo các bản nhạc cùng với cả trường. - Tập các bài tập tổng hợp phát triển thể lực cho trẻ. - Tạo hứng thú cho trẻ có thói quen thể dục buổi sáng. - Cho trẻ nghe hát giai điệu « Hò khoan Lệ Thủy » qua băng đĩa. Hoạt động học Hoạt động ngoài trời PTTC KPKH PTNN Bật xa 40- Tìm hiểu 1 số 50cm hiện tượng tự nhiên ( Hiện tượng trời mưa) TCCC: G- Y - Trò chuyện về một số HTTN. - Ôn cc g;y. - Quan sát tranh các HTTN -TCVĐ: - TC: Kéo co. Dung dăng - Chơi tự do: dung dẻ. Trẻ chơi với - TC: Cướp đồ chơi có cờ sẵn trong sân - Chơi tự do: trường. PTNT PTTM Tách gộp - Dạy hát: trong phạm vi « Mưa 10 bóng mây » - Tập hát bài “ Mưa bóng mây”. - TC: Bịt mắt - TC: Trốn bắt dê. mưa. - Chơi tự do: - Chơi tự do: Trẻ chơi với Trẻ chơi với đồ chơi có diều, chong sẵn. chóng, máy bay, búp bê,.. - Đọc các bài thơ về các HTTN - TC: Lộn cầu vồng. - Chơi tự do - Góc phân vai: Chơi cửa hàng bán hoa, bán các loại nước ngọt, nước giải khát. Hoạt động góc - Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa công viên. - Góc nghệ thuật: cắt dán, vẽ các HTTN - Góc học tập: Xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên, làm toán, làm vở tập tô. - Góc thiên nhiên: Cho trẻ tập tưới nước cho cây, xới đất. I. Chuẩn bị: - Góc phân vai: Đồ chơi bán hàng, đồ chơi nấu ăn. - Góc xây dựng: Gạch, bộ đồ lắp ghép, các loại hoa; thảm cỏ... - Góc học tập: Tranh, lô tô, sách, chữ cái, chữ số, hột hạt, kéo, keo, trò chơi kiss mast. - Góc nghệ thuật: Giấy màu, bút sáp, keo, cát, giấy A4.... - Góc thiên nhiên: Cát, nước, khuôn in... II. Tiến hành: * Hoạt động 1: Ổn định tỏ chức, gây hứng thú - Cô giới thiệu góc chơi: + Ở lớp mình có rất nhiều góc chơi, ở góc phân vai có nhiều đồ dùng đồ chơi.... các con sẽ chơi trò chơi gia đình, chơi bán hàng, cô bán hàng phải biết làm gì?( Biết bày các mặt hàng, niền nở với khách, giới thiệu các mặt hàng giá cả...) các thành viên trong gia đình thì phải như thế nào với nhau. + Ở góc xây dựng hôm nay có đồ chơi rất phong phú, hàng rào, cây xanh, đồ lắp ghép bằng đôi bàn tay khéo léo của mình các cô chú công nhân xây nên một công viên thật đẹp có đường đi, có các cửa hàng nhỏ, vườn hoa, cây cối.... + Ở góc nghệ thuật còn có nhiều len màu, bút sáp, đất nặn bảng con vậy các con sẽ làm gì?( Cho trẻ tự nêu ý định của mình) cô hướng trẻ biết làm đồ chơi từ len, đất nặn theo ý thích của trẻ phù hợp với chủ đề. + Góc học tập có các loại lô tô, sách tranh ảnh và ở đó còn có những chử cái mà các con đã được học rồi các con hảy cùng nhau ôn lại mình ghi nhớ hơn nhé. + Góc thiên nhiên còn có những cây xanh chưa được chăm sóc còn cần những đôi bàn tay khéo léo chăm chỉ chăm sóc chúng lên xanh tốt. * Hoạt động 3: Hướng dẫn trẻ chơi: - Cô đến góc chơi và hướng dẫn từng góc cho trẻ. - Trẻ nhận vai chơi và tiến hành chơi. - Cô chú ý bao quát, nhắc nhở trẻ để trẻ nhanh chóng hoàn thành sản phẩm. * Hoạt động 4: Nhận xét. - Cô đi đến từng góc và cho trẻ nhận xét sản phẩm của góc mình. - Cô nhận xét từng góc chơi, động viên khuyến khích trẻ. - Cô mời cả lớp đến tham quan 1 góc chơi và cho trẻ giới thiệu góc chơi của mình. Cô nhận xét chung. - Cho trẻ về thu dọn góc chơi của mình. Vệ sinh - Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, dạy trẻ đánh răng đúng cách. - Trẻ sử dụng đồ dùng theo đúng ký hiệu riêng của mình. - Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Động viên trẻ ăn hết suất, nhất là các cháu ăn chậm. Ăn - Trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn. - Biết được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngủ Hoạt động chiều - Trẻ ngủ đủ và đúng thời gian quy định. - Không nói chuyện trong giờ ngủ. - Ngủ dậy đúng giờ và biết cất dọn đồ dùng cá nhân của mình. Hướng dẫn trẻ cách pha nước chanh * Ôn các chữ * Đọc đồng cái, chữ số dao. đã học. * Ôn các bài hát. Trả trẻ - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày. - Dọn dẹp vệ sinh lớp học trước khi ra về. - Vệ sinh lớp học. - Nêu gương cuối tuần. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 2 - Ngày / / 2019 Nội dung Mục tiêu Phương pháp - hình thức tổ chức Phát triển thể chất - Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản: Bật xa 40 – 50cm. - Trẻ hiểu cách bật xa: Lấy đà và dùng sức của đôi bàn chân bật nhảy ra xa. - Trẻ biết tên TCVĐ và hiểu cách chơi trò chơi “ Ném bóng vào rổ”. - Trẻ có kỹ năng bật xa, biết dùng sức của đôi chân bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân, 2 tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng. - Trẻ tự tin hứng thú, tích cực khi tham gia vào các hoạt động. I. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng, rộng rãi. - 2 con suối có khoảng cách 40 cm màu đỏ. - 1 con suối có khoảng cách 45 cm màu vàng, 1 con suối có khoảng cách 50cm màu xanh. - 2 rổ ném bóng. Bóng: 15 quả bóng màu đỏ, 15 quả bóng màu xanh. II. Tiến hành: * Hoạt động 1: Ổn định - Chào mừng các bé đến với hội thi “Bé vui khỏe” ngày hôm nay. - Đến với hội thi còn có sự góp mặt của 2 đội chơi. + Đội chơi số 1. + Đội chơi số 2. - Đến với Hội thi ‘‘ Bé vui khỏe’’ các đội sẽ được rèn luyện thể lực qua phần thi: + Đồng diễn thể dục. + Bé vui khỏe. - Bây giờ cô con mình diễu hành để đến với nhà thi đấu của hội thi nào. * Hoạt động 2: Khởi động. - Cho trẻ di chuyển thành vòng tròn đi theo các kiểu đi. - Tiếp theo, cô xin mời các bé đến với phần thi “ Đồng diễn thể dục” * Hoạt động 3 : Trọng động. + BTPTC: - ĐT Tay vai : Đưa 2 sang ngang, lên cao( 2L x 8 N) - ĐT Chân: Hai tay đưa sang ngang, ra phía trứơc kết hợp khuỵu gối. (3L x 8N) -ĐT lườn : Nghiêng người sang bên ( 2L x 8N) - ĐT bật: Hai tay chống hông, bật tách chụm (3L x 8N). *Vận động cơ bản: “Bật xa 40 - 50 cm”: « Bật xa 40-50cm» - Tiếp theo hội thi ngày hôm nay là phần thi “ Bé vui khỏe” - Nhìn xem trước mặt các con có gì?. - À, đây là con suối có khoảng cách 40cm, hôm nay 2 đội sẽ phải vượt qua thử thách mà ban tổ chức đưa ra, đó là bật xa 40 – 50 cm” - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích - Lần 2: Cô vừa thực hiện vừa phân tích động tác: TTCB: Đứng trước vạch chuẩn, đưa tay song song ra phía trước đồng thời khụy gối. Khi có hiệu lệnh bật cô đưa tay từ từ ra phía sau và dùng sức của đôi chân bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 nửa chân trên sau đó là cả bàn chân, tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng. - Lần 3: Cô mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu - Trẻ thực hiện Lần 4: Cô chuẩn bị them con suối có khoảng cách là 45cm và 1 con suối là 50cm. Trước mặt có 3 con suối. Các con có nhận xét gì? 3 con suối này có khoảng cách không bằng nhau. Để bật qua 2 con suối rộng hơn này đòi hỏi các con phải thật can đảm và tự tin thì mới có thể bật qua được. - Bạn nào thật sự tự tin thì sẽ đứng trước con suối màu xanh,và màu vàng còn bạn nào không đủ tự tin sẽ đứng trước con suối màu đỏ để thực hiện bài tập nhé. - Mời trẻ thực hiê ̣n. *Trò chơi vận động “ Ném bóng vào rổ”. - Để thưởng cho thành tích thi đấu rất xuất sắc của 2 đội cô sẻ tặng cho các con chơi một trò chơi. Đó là trò chơi “ Ném bóng vào rổ” - Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 2 đội thi đua với nhau, khi có hiệu lệnh bắt đầu thì thành viên của hai đội sẽ lên lấy bóng, Đội số 1 lấy bóng màu vàng, Đội số 2 lấy bóng màu đỏ, các con cầm bóng bằng 2 tay, ném bóng sao cho lọt qua vợt và bóng vào đúng rổ của đội mình. Hết giờ đội nào đem được nhiều bóng hơn vào rổ đội đó sẽ giành chiến thắng . - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần. *Hoạt động 4: Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu theo giai điệu bài hát * Nhận xét tuyên dương, cắm hoa bé ngoan. * Đánh giá hằng ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... =============================== KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 3 - Ngày Nội dung Phát triển nhận thức Mục tiêu - Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên như: Gió – Tìm hiểu mây , mưa nhỏ , to , sấm, – một số hiện mưa chớp, sét… – tượng tự – - Trẻ biết được quá trình tạo thành nhiên: mưa thông qua «Hiện quan sát thí tượng trời nghiệm sự bốc hơi mưa» của nước. – - Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi trời mưa. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe: Không chơi ngoài trời mưa, nếu cần ra ngoài thì phải mặc áo mưa… / / 2019 Phương pháp - hình thức tổ chức I . Chuẩn bị: - Trẻ vẽ, làm tranh quá trình tạo thành mưa. - Quay phim, tìm hình ảnh về trời mưa. - Đồ dùng thí nghiệm: Nồi thủy tinh, bếp ga nhỏ, nước, khăn - Đàn, tivi, máy vi tính. - Tập hát, đọc đồng dao về trời mưa II. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai đoán đúng” Các con hãy nghe xem có âm thanh gì? Hoạt động 2: Trò chuyện về cảnh vật và con người khi trời mưa: - Đó là hiện tượng gì? - Các con hãy cùng kể về hiện tượng trời mưa nào? - Để xem các bạn nói có đúng không, chúng ta hãy cùng xem 1 đoạn băng hình nhé. + Cảnh mưa + Cảnh gió thổi ào ào, mây đen kéo tới. - Khi trời mưa thì có hiện tượng gì xảy ra? - Sét có nguy hiểm không? - Làm thế nào để tránh bị sét đánh? - Vậy các con có nên chơi ngoài trời mưa không? Tại sao? - Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài trời mưa thì chúng ta phải làm gì? * Ích lợi và tác hại của mưa: - Mưa có lợi ích gì? - Nhưng mưa nhiều quá thì sẽ như thế nào? - Các con thấy hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đâu? - Nếu trời không mưa thì sẽ xẩy ra hiện tượng gì? Hoạt động 3: Thí nghiệm sự bốc hơi của nước và quá trình tạo thành mưa: - Cô và trẻ cùng làm thí nghiệm: Cô giới thiệu đồ dùng. Các con đoán thử xem điều gì sẽ xảy ra khi ta cho nước nóng dần lên. - Cô cho trẻ quan sát, kết hợp hỏi trẻ, giúp trẻ phát hiện được sự thay đổi của nước khi được đun nóng. Ddặc biệt là giai đoạn nước bốc hơi và ngưng tụ thành các giọt nước. - Các con đã giải thích được tại sao trời có mưa chưa? - Qúa trình tạo thành mưa như thế nào? 1. Nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng. 2. Nước nóng bốc hơi gặp không khí lạnh tạo thành mây. 3. Các đám mây ngày càng nhiều. 4. Mây nặng sà xuống thấp gặp không khí nóng tan dần tạo thành mưa. Hoạt động 4: Trò chơi: “ Thi xem ai nhanh” Trẻ chia thành 2 nhóm thi đua gắn tranh tương ứng với quá trình tạo thành mưa. * Kết thúc hoạt động Tuyên dương- khen ngợi trẻ. * Đánh giá hằng ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... =============================== KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 4 - Ngày / / 2019 Nội dung Mục tiêu Phương pháp - hình thức tổ chức Phát triển ngôn ngữ - Thông qua trò chơi trẻ nhận biết nhanh những chữ cái đã học: g, y - Trẻ biết có nhiều nguồn nước, tác dụng của nước… - Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm và khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, biết phối hợp với bạn, nhóm bạn qua các trò chơi với chữ cái. - Thông qua nội dung bài dạy góp phần giáo dục trẻ đoàn kết tham gia chơi cùng bạn, biết tiết kiệm nước và biết ứng xử phù hợp với thời tiết… I.Chuẩn bị: - Thẻ chữ cái cho cô và trẻ - Bảng từ 4 cái, tranh có chữ to ở dưới để chơi trò chơi nối chữ cái - Một số thẻ chữ cái rời. II.Tiến hành: 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ chơi trò chơi: Trời mưa + Cô con mình vừa chơi trò chơi gì? Trò chơi nói về hiện tượng gì? + Mưa xuống giúp chúng ta những gì? + Các con biết có những nguồn nước nào? Nước dùng để làm gì? + Khi sử dụng nước các con cần chú ý điều gì? - À đúng rồi các con ạ! Tài nguyên nước rất là quý vì vậy khi đánh răng, rửa mặt, rửa tay các con phải chú ý tiết kiệm nước, không dùng lãng phí các con có đồng ý không? 2. Nội dung: - Hôm nay nghe tin lớp mình học ngoan có ông mặt trời và cô mây đến thăm lớp mình đấy, các con cùng nhìn xem ông mặt trời mang đến cho chúng mình chữ cái gì đây? - Cho cả lớp phát âm 2-3 lần. - Còn cô mây xinh đẹp cũng mang một chữ cái đó là chữ: y - Cho cả lớp phát âm 2-3 lần. - Đây là 2 chữ cái các con đã học, hôm nay cô con mình cùng nhau chơi trò chơi với 2 chữ cái này nhé! 2.1.Trò chơi 1: Chữ nào biến mất. - Đầu tiên cô sẽ cho chúng mình chơi trò chơi “Chữ nào biến mất” Trên bàn cô có 2 chữ cái g, y cô sẽ lần lượt cho từng chữ một biến mất khi các con nhắm mắt, khi mở mắt ra các con phải đoán nhanh chữ biến mất và phát âm chữ đó. Bạn nào đoán sai thì phải nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi 3-4 lần TCCC: G-Y 2.2. Trò chơi 2: Trú mưa - Ông mặt trời và cô mây đến thăm lớp mình cũng tặng mỗi bạn một thẻ chữ cái đấy. Bây giờ các con cùng chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi nhé! - Cô đã chuẩn bị sẵn 2 chiếc ô một chiếc ô xanh, một chiếc ô đỏ nhiệm vụ của các con là vừa đi vừa hát khi nào có hiệu lệnh của cô là tìm ô, tìm ô thì các con nói là ô nào, ô nào thì cô sẽ đưa ra hiệu lệnh ví dụ: bạn có thẻ chữ cái g về ô màu xanh còn bạn có chữ cái y về ô màu đỏ… thì các con phải nhanh chân chạy về đúng ô cô giáo yêu cầu, bạn nào không nhanh chân hoặc về nhầm ô thì phải nhảy lò cò, các con đã hiểu chưa? - Cho trẻ chơi 3-4 lần có thể lần cuối cho trẻ đổi thẻ chữ cái cho nhau. 2.3. Trò chơi 3: Ai nhanh nhất. - Trời tạnh mưa rồi, ông mặt trời đã xuất hiện và đã có những tia nắng cô mời cả lớp hát vang bài hát “Nắng sớm” và nhẹ nhàng đi về chỗ ngồi của mình để học tiếp nào. - Trò chơi có tên là ai nhanh nhất. Cô đã chuẩn bị cho các con mỗi bạn 1 rổ chữ cái, trong rổ các con có chữ cái gì? - Bây giờ chúng mình cùng cô chơi nhé! Lần 1 các con nghe cô nói tên chữ cái nào thì chúng mình chọn nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm nhé! - Lần 2: Cô nói đặc điểm chữ cái trẻ chọ chữ cái giơ lên và phát âm. - Luật chơi bạn nào chọn nhầm thì phải nhảy lò cò. 2.4: Trò chơi 4: Thi xem đội nào nhanh. - Cách chơi: Phía trên cô đã chuẩn bị rất nhiều thẻ chữ cái rời cho trẻ đọc tên chữ cái, cô xếp lần lượt. Cô chia lớp mình thành 2 đội. Một đội bạn trai, một đội bạn gái, cô mời lần lượt từng bạn ở 2 đội sẽ tham gia trò chơi này thi đua nhau bò thật nhanh lên lấy chữ cái theo yêu cầu của cô. Mỗi lần bạn nào tìm đúng chữ cái sẽ được cô tặng một ngôi sao. Kết thúc trò chơi đội nào dành được nhiều ngôi sao hơn là thắng cuộc. - Luật chơi các con phải bò bằng bàn tay, cẳng chân, không được đi, chạy, đúng…Nếu đội nào mà phạm luật thì chữ cái đó sẽ được tính cho các bạn ở đội kia. 2.5. Trò chơi 5: Nhanh tay nhanh mắt. - Trên mỗi bảng cô đã chuẩn bị sẵn các tranh về các hiện tượng tự nhiên, dưới mỗi tranh có các từ ngữ chứa chữ cái g, y mà các con đã học. Nhiệm vụ của các con là tìm và nối chữ g, y trong từ với chữ g, y in rỗng ở giữa bức tranh. Cô chia lớp mình thành 4 đội. Thời gian chơi là một bản nhạc. Kết thúc đội nào nối được nhiều chữ đúng là chiến thắng. 3. Kết thúc : * Đánh giá hằng ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ================================ KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 5 - Ngày / / 2019 Nội dung Mục tiêu Phương pháp - hình thức tổ chức Phát triển nhận thức - Trẻ biết tách một nhóm có 10 đối tượng thành hai nhóm bằng cách khác nhau ( 9 – 1, 8 – 2, 7 – 3, 6 – 4, 5 – 5) và đếm, chọn thẻ số tương ứng với mỗi nhóm, biết gộp hai nhóm thành một nhóm có 10 đối tượng và nói kết quả. - Rèn kỹ năng tách – gộp trong phạm vi 10, kỹ năng đếm, chọn số. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, thao tác nhanh nhẹn, khéo léo. - Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động . I.Chuẩn bị: - 10 đám mây, 10 ông mặt trời. - Bảng đa năng, nhạc , đầu đĩa, ti vi, máy tính. - Thẻ số 1 đến 10. II.Tiến hành: Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát bài “Mưa bóng mây”. - Trò chuyện về chủ đề: Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức 1. Ôn đếm đến 10 và nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 10: - Cô cho trẻ đến mô hình quan - - Trẻ phát hiện nhóm có số lượng 10, đếm đến 10 và đặt số tương ứng - Từ số lượng 10 khi tách 2 phần sẽ có nhiều cách khác nhau, bày giờ cô cháu mình cùng lấy đồ chơi để chơi nhé. 2. Dạy trẻ tách, gộp nhóm có số lượng 10 thành hai phần khác nhau: - Cho trẻ xếp đám mây, đếm và đặt số tương ứng * Trẻ trải nghiệm ( trẻ tách theo ý thích) - Các con hãy tách 10 đám mây đó thành 2 nhóm theo ý tích của mình.( Trẻ gắn số tương ứng vào 2 nhóm sau khi tách) - Cô kiểm tra và cho trẻ nêu kết quả tách ( 3 – 7, 1 – 9, 2 – 8, 4 – 6, 5 – 5) ( Cô hỏi 3 – 4 trẻ) - Muốn trở về số lượng ban đầu ta phải làm gì ? ( gộp 2 nhóm lại) - Trẻ đếm và đặt số tương ứng. * Cung cấp kiến thức: - Các con đã tách 10 đám mây thành 2 nhóm bằng nhiều cách. Các con nhìn lên bảng để xem cô tách có giống các con không nhé . - Cô xếp 10 ông mặt trời ra cho trẻ đếm và đặt số tương ứng. Tách gộp trong phạm vi 10 - Cô tách 10 ông mặt trời thành 2 nhóm: 3 – 7, đặt số tương ứng vào mỗi nhóm. - Muốn trở về số lượng ban đầu chúng ta phải làm gì ? ( gộp 2 nhóm lại) ( cô tiếp tục thực hiện 4 cách còn lại: 1 – 9, 2 – 8, 4 – 6, 5 - 5) - Mời trẻ lên tách các cách còn lại: 5 – 5, 6 –4 Cô kết luận: Từ số lượng 10, khi tách thành 2 nhóm ta có 5 cách tách: 1 và 9, 2 và 8, 3 và 7, 4 và 6, 5 và 5. khi gộp hai nhóm lại thì bằng chính số lượng ban đầu là 10. ( Mời 1 vài trẻ nhắc lại) 3. Luyện tập : Tách, gộp theo yêu cầu của cô - Các con nhìn xem trong rổ còn đồ dùng nào nữa ? - Yêu cầu trẻ đếm có bao nhiêu chiếc cầu vồng? - Cho trẻ tách 10 chiếc cầu vồng thành 2 nhóm khác nhau theo yêu cầu của cô. Chọn chữ số tương ứng đặt vào. ( mỗi trẻ chia theo 5 cách : 1 - 9; 2 - 8; 3- 7; 4 – 6, 5 - 5). - Cho trẻ gộp 2 nhóm lạ và đếm. Đặt số tương ứng. * Cô cho trẻ nhắc lại cách tách 10 thành 2 nhóm khác nhau 1 và 9; 2 và 8; 3 và 7; 4 và 6, 5 và 5.Sau mỗi lần tách, gộp 2 nhóm lại thì bằng chính số lượng ban đầu. Cho trẻ đếm. Nói kết quả đếm. 4.Trò chơi: “ Về đúng nhà” - Cô giới thiê ̣u tên trò chơi , luâ ̣t chơi, cách chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3 : kết thúc hoạt động - Nhận xét – tuyên dương. * Đánh giá hằng ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ================================ KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 6 - Ngày / / 2019 Nội dung Mục tiêu Phương pháp - hình thức tổ chức Phát triển thẩm mỹ - Trẻ nhớ tên bài hát “ Mưa bóng mây” của nhạc sỹ Tô Đông Hải. - Trẻ chú ý nghe, nhớ giai điệu bài hát, thể hiện được bài hát và biết phối hợp cùng các bạn trong việc thể hiện bài hát. - Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ. - Rèn kỹ năng nghe, hát tự nhiên theo giai điệu bài hát. -Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, chơi trò chơi ngoan, đoàn kết với bạn bè. I. Chuẩn bị: - Nhạc không lời, có lời bài hát. - Xắc xô, thanh gõ. II.Tiến hành: 1.Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Chào mừng các bạn đến với chương trình “Bé với mưa”; - Đến với chương trình “Bé với mưa” hôm nay cô xin được giới thiệu 2 đội chơi; - Đội 1: Mây xanh - Đội 2: Mây mưa - Hai đội chơi hôm nay sẽ phải trải qua 2 phần chơi. - Phần 1: Tài năng. - Phần 2: Phần thưởng thức. - Trước khi bước vào phần chơi đầu tiên chúng mình xem điều gì xảy ra. - Cho trẻ nghe âm thanh về thời tiết - Các bạn ơi có gì? - Chúng mình cùng gọi mưa nào? - Mưa đến rồi các bạn ơi? - Khi mưa chúng mình phải làm gì? - Có 1 bài hát nói về một cơn mưa rất lạ chúng mình biết đó là mưa gì không? - Và đó cũng chính là ca khúc mà chúng mình cùng thể hiện tài năng hôm nay đấy. * Hoạt động 2: Dạy hát « Mưa bóng mây » - Phần chơi tài năng của chúng mình xin phép được bắt đầu? - Cô hát lần 1 cho trẻ nghe - Giới thiệu tên tác giả bài hát - Cô hát cho trẻ nghe lần 2. - Giảng nội dung bài hát. + Dạy trẻ hát : - Cô cho cả lớp hát 3 – 4 lần - Cô cho tổ hát- cá nhân hát Sau mỗi lần trẻ hát cô chú ý quan sát động Dạy hát: “Mưa bóng mây” viên và sửa sai nếu trẻ hát sai và không đúng giai điệu của bài hát. + Đàm thoại : - Các con vừa hát bài hát có tựa đề gì? - Tác giả bài hát là ai? - Bài hát nói về điều gì? * Hoạt động 3: Nghe hát - Phần chơi thứ 2 đó là phần chơi thưởng thức. - Vừa rồi cô thấy lớp mình ai cũng hát rất hay bài hát “Mưa bóng mây”, và bây giờ cô cũng muốn gửi tới tất cả các bạn mây xanh và mây mưa bài hát “Hạt nắng hạt mưa” sáng tác Nguyễn Hải - Cô hát lần 1. Kết hợp với cử chỉ điệu bộ. - Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? - Bài hát nói lên điều gì? - Khi nghe bài hát chúng mình thấy giai điệu của bài hát như thế nào? - Lần 2 cho trẻ nghe ca sỹ hát. - Trẻ thể hiện tình cảm của mình khi nghe ca sỹ hát * Hoạt động 4: Vui cùng âm nhạc - Mời các con cùng bước sang phần thứ 3 có tên “Vui cùng âm nhạc”. *Cách chơi: Cô chia lớp thành nhiều cặp khi nghe nhạc nhanh thì các con nhảy nhanh, sôi nỗi. Nhạc nhẹ thì các con nhảy chậm, nhẹ nhàng, khi điệu nhạc kết thúc thì các con hãy dừng lại. *Luật chơi: Nếu cặp chơi nào không chơi đúng theo bản nhạc thì phải làm theo yêu cầu của lớp. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát trẻ khi chơi III. Kết thúc. - Nhận xét – tuyên dương. * Đánh giá hằng ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... =============================
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan