Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chủ đề động vật trong gia đình

.DOC
32
41
70

Mô tả:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN 17 CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT TRONG GIA ĐÌNH Hoạt động Đón trẻ TCS Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 - Nghe nhạc thiếu nhi, dân ca và một số làn điệu Hò khoan Lệ Thủy. - Nói và thể hiện điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh giao tiếp. - Tro chuyện về 1 số động vật trong gia đình Thể dục - Khởi động : Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối. sáng - Trọng động : Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp trên nên nhạc Một con vịt ( 2lx8n). - Các động tác : + Hô hấp : Hít vào, thở ra sâu « Ngửi hoa » + Tay 1 : Đưa ra phía trước, ra sau. + Bụng 1 : Đứng cúi về trước (2l/8n). Hoạt động học + Chân 1 : Khuỵu gối (2l/8n). PTNN PTNT PTTM Thơ: Mèo - TH về một Nặn: Con đi câu cá số con vật thỏ nuôi trong gia đình PTNT Nhận biết mqh hơn kém trong phạm vi 8 PTNN LQCC . b, d,đ Hoạt động ngoài trời Hoạt động góc HĐCĐ TC với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình. TCVĐ Tạo dáng HĐCĐ .Vẽ con gà trống bằng phấn. HĐCĐ Trò chuyện về quá trình phát triển của con vật TCVĐ Cướp cờ HĐCĐ Cách chăm sóc và bảo vệ các con vật HĐCĐ Làm quen bài hát: Thương con mèo TCVĐ TCVĐ TCVĐ Cáo ơi ngủ Kéo co. Cáo ơi ngủ à. à. Dung dăng Lộn cầu Nu na nu Dung dăng Lộn cầu dung dẻ vồng. nóng. dung dẻ vồng. CTD CTD CTD CTD CTD Trẻ chơi với Trẻ chơi với Trẻ chơi với Trẻ chơi với Trẻ chơi với ĐC có sẳn ĐC có sẳn ĐC có sẳn ĐC có sẳn ĐC có sẳn và một số và một số và một số và một số và một số đồ ĐC đồ ĐC đồ ĐC đồ ĐC đồ ĐC chuẩn bị. chuẩn bị. chuẩn bị. chuẩn bị. chuẩn bị. I. Nội dung: - Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi. - Góc phân vai: Nấu ăn, bác sĩ. - Góc nghệ thuật: Làm vở tạo hình, tô màu tranh, nặn, cắt, bồi tranh bằng cát, len, bông... các con vật nuôi trong gia đình. - Góc học tập: Xem sách, truyện, ôn, ghép chữ cái ; Làm vở toán, vở tập tô; Quan sát, sắp xếp tranh theo quá trình phát triển của các con vật; Nhận biết mqh hơn kém trong phạm vi 8 - Góc thiên nhiên: Chăm sóc con vật ; Chăm sóc cây, chơi với cát nước, in hình trên cát. II. Mục tiêu: - Trẻ biết chọn góc chơi của mình và thể hiện được vai chơi. - Trẻ về đúng góc chơi của mình cùng nhau thảo luận và phân công vai chơi trong nhóm, biết dùng các kỷ năng thể hiện được vai chơi, hòa nhập tốt vào nhóm chơi. - Trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn, trẻ lấy cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định. Biết cố gắng thực hiện đến cùng. 90-95% trẻ đạt yêu cầu. III. Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi, phương tiện đầy đủ cho trẻ hoạt động. VI. Cách tiến hành: 1. Thoả thuận góc trước khi chơi: Vệ sinh - Cô giới thiệu nội dung các góc chơi…. - Cô gợi hỏi để trẻ nói lên ở góc đó chơi thì cần những đồ dùng gì, nguyên vật liệu gì để chơi và chơi như thế nào về các vai chơi đó? Khi hoàn thành sản phẩm thì các con phải làm gì? - Trong quá trình chơi các con phải chơi như thế nào? + Cổ tổng quát lại. - Sáng nay các con đến đã chọn cho mình một góc chơi, vai chơi rồi? - Giờ cô mời các con hãy nhẹ nhàng trở về góc chơi và thảo luận vai chơi cùng nhau nhé/ - Cho trẻ về với góc chơi và cùng nhau thảo luận vai chơi. 2. Quá trình chơi: - Trẻ về các góc chơi đã chọn, cô hướng dẫn trẻ cùng nhau thảo luận chọn trưởng nhóm và phân vai chơi. - Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi những góc chơi mà trẻ chơi còn lúng túng, xử lý các tình huống.. 3.Nhận xét sau khi chơi: - Cuối giờ chơi cô đi đến từng góc chơi và nhận xét. - Tập trung trẻ lại góc nổi bật để tham quan và đưa ra nhận xét. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. + Nhận xét, tuyên dương - HD trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết đi xong dội nước cho sạch. Ăn - Kể tên một số thức ăn có trong bữa ăn hàng ngày. Ngủ - Nghe nhạc dân ca. Hoạt động chiều Làm vở toán tr 40 Trả trẻ Làm vở tạo hình Tr11. Ôn thơ Ôn chữ cái Kể về ĐV trong GĐ mà trẻ biết. - Nghe nhạc thiếu nhi, dân ca và một số làn điệu Hò khoan Lệ Thủy. - Trao đổi tình hình trong ngày của trẻ với phụ huynh. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Nội dung Mục tiêu Thứ 2 ngày 23 tháng 12 năm 2019 Phương pháp- hình thức tổ chức HĐH PTNN Thơ: Mèo đi câu cá. - Trẻ biết tên bài thơ “mèo đi câu cá” của tác giả Thái Hoàng Linh. -Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: bài thơ. - Rèn kỹ năng đọc thơ, bước đầu thể hiện được âm điệu, nhịp điệu chậm rãi, vui vẻ, hối hả và thất vọng khi đọc từng đoạn thơ phù hợp với nội dung bài thơ. - Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. - Trẻ biết chăm chỉ, tự giác làm những việc vừa sức, không ỷ lại cô giáo và các bạn. I. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. - Nhạc bài hát: Vì sao mèo rửa mặt, mèo đi câu cá. II. Tiến hành: HĐ 1: Ổn định và gây hứng thú. - Cô giới thiệu chương trình: những con vật bé yêu. - Cô và trẻ hát: Vì sao mèo rửa mặt. Các con ạ trong gia đình nhà các con có nhiều gia đình nuôi những con vật, con vật nào cũng rất chăm làm nhưng có một gia đình có 2 chú mèo rất lười biếng, để xem chú lười biếng như thế nào? Chương trình những con vật đáng yêu hôm nay sẽ gửi tặng các con bài thơ “ mèo đi câu cá” của tác giả Thái Hoàng Linh nhé. HĐ 2: Nội dung. + Lần 1: Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện sắc thái âm điệu, nhịp điệu phù hợp từng câu thơ. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gi? Của ai sáng tác? - Muốn biết vì sao bài thơ có tên gọi là “mèo đi câu cá”, các con lắng nghe cô đọc lại bài thơ nhé + Lần 2: cô đọc thơ kết hợp powpoint. * Giảng giải nội dung bài thơ, trích dẫn và đàm thoại làm rõ ý: - Các con ạ bài thơ nói về anh em mèo trắng đi câu nhưng ai cũng lười mải ngủ, mải chơi. Anh trông chờ em, em trông chờ anh nên cả hai đều không câu được con cá nào và bị đói. - Đọc trích dẫn làm rõ ý: (khi đọc đến đâu, cô cho trẻ xem hình ảnh minh họa đến đó). + Hai anh em mèo đi câu ở đâu? Cô đọc trích dẫn: “Anh em mèo trắng….ra sông cái” + Mèo anh ỷ lại mèo em như thế nào? Vì sao mèo anh không câu cá? Cô đọc trích dẫn: “Hiu hiu gió thổi……Đã có em rồi”. Cô giải thích: Vì gió thổi mát mẻ, mèo anh buồn ngủ nên ngủ luôn và nghĩ là đã có em câu cá rồi. - Mèo em có đi câu cá không? Vì sao? Cô đọc trích dẫn: “Mèo em đang ngồi……nhập bọn vui chơi”. Cô giải thích: mèo em muốn được vui đùa với các bạn, nghĩ là có anh câu cá rồi nên mải chơi, không câu cá. + Hai anh em mèo có câu được cá không ? Vì sao? Cô đọc trích dẫn: “ Lúc ông mặt trời……cùng khóc meo meo” Cô giải thích từ “hối hả”: có nghĩa là làm việc gì cũng rất vội, không để ý đến mọi việc xung quanh. Cho trẻ quan sát tranh minh họa 2 chú mèo vội vã ra về. - Cuối cùng thì hai anh em có cá ăn không? Vì sao? - Qua bài thơ này các con phải biết chăm chỉ lao động, không được ỷ lại vào người khác * Dạy trẻ đọc thơ: Đến với chương trình “những con vật bé yêu” hôm nay là phần thi tài đọc thơ của các bé. + Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ 2 đến 3 lần + Cô cho từng tổ đọc thơ + Cô cho trẻ đọc nối tiếp theo nhóm bạn nam, nữ + Cho trẻ đọc thơ theo yêu cầu: Cô đưa ra hình ảnh nào, trẻ đọc đoạn thơ tương ứng hình ảnh đó. + Cho trẻ khá lên đọc thơ cá nhân… + Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần Trong quá trình trẻ đọc thơ, cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc ngọng, đọc nhanh quá, đọc hét to không diễn cảm, nhận xét lẫn nhau…; Cho trẻ thay đổi tư thế khi đọc thơ: Đứng tại chỗ, lên phía trước lớp… - Đến với chương trình những con vật bé yêu hôm nay, cô thấy lớp mình đọc thơ rất hay, cô cũng rất thích bài thơ này, cô sẽ đọc tặng các con bài thơ trên nền nhạc nhé. Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần trên nền nhạc. HĐ 3: Kết thúc Cô hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì, của tác giả nào? - Các con có học tập anh em mèo trắng không? Vì sao? Cô chốt lại: Các con đã được tham gia chương trình “những con vật bé yêu” với bài thơ Mèo đi câu cá, nói về việc anh em mèo trắng mải ngủ, ham chơi chưa chăm chỉ lao động nên bị đói. Cô mong các bé ai cũng chăm chỉ học, làm những việc vừa sức giúp đỡ bố mẹ và cô giáo, không lười biếng như 2 chú mèo nhé. HĐNT HĐCĐ Trò chuyện về những con vật nuôi trong gia đình. TCVĐ Tạo dáng Dung dăng dung dẻ. CTD Trẻ chơi với đồ chơi có sẳn và một số đồ chơi cô chuẩn bị. - Trẻ nhận biết tên gọi và một số đặc điểm của một số con vật sống trong gia đình. - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát , trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Vâng lời cô. SHC Làm vở toán tr 40 - Trẻ biết so sánh độ dài của các đồ dùng - Rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ - Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ học, hứng thú tham gia I. Chuẩn bị : - Sân chơi: rộng sạch sẽ. - Hình ảnh các con vật trong gia đình. - Máy bay, bóng... II. Tiến hành : 1. HĐCĐ: Trò chuyện về những con vật nuôi trong gia đình - Hôm nay cô cùng các con ra sân: - Cô đố lớp mình, trong gia đình các con có những con vật gì? - Các con nhìn xem cô có bức tranh con gì? - Con gà có những bộ phận gì? - Có mấy cái chân? - Con gà trống hằng ngày làm nhiệm vụ gì? - Gà trống gáy như thế nào? - Trò chuyện tương như với các con vật khác. - Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. 2. TCVĐ: Tạo dáng - Dung dăng dung dẻ.. - Cô giới thiệu trò chơi - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi - Trẻ nhắc lại - Tổ chức cho trẻ chơi 4 – 5 lần - Cô bao quát nhắc trẻ thực hiện luật chơi - Nhận xét sau khi chơi. 3. Chơi tự do: - Chơi với bóng, máy bay và đồ chơi có sẳn trong sân trường. - Nhận xét tuyên dương. I. Chuẩn bị : - Vở toán - Bút sáp II. Tiến hành : Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú. - Chiều nay cô sẽ cho các con làm vở toán. Hoạt động 2. Nội dung - Yêu cầu của bài tập này là gọi tên các đồ dùng - Nói xem bút chì, chuỗi hạt, gậy thể dục dài bằng mấy bút sáp. Sau đó viết hoặc cắt dán số thích hợp vào hoạt động. vào ô vuông. - Cô cho trẻ thực hiện, giúp đỡ trẻ yếu. Hoạt động 3: Kết thúc. - Nhận xét tuyên dương, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày : ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 24 tháng 12 năm 2019 Nội dung Mục tiêu Phương pháp- hình thức tổ chức HĐH PTNT - TH về một số con vật nuôi trong gia đình - Trẻ biết tên gọi, phân loại đặc điểm, lợi ích của một số con vật, nuôi trong gia đình. - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chú định, phát huy tính tích cực cho trẻ trong khi hoạt động. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc trả lời câu hỏi của cô. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc, yêu quý và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. I. CHUẨN BỊ: - Giáo án điện tử powpoint. - Hình ảnh về các con vật trong gia đình. - Loto về các con vật trong gia đình - Nhạc bài hát: Gà trống mèo con cún con. Chú gà trống gọi. Một con vịt Con cào cào. - Các câu đố về con vật nuôi trong gia đình. II. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú Trước khi vào giờ học các con hãy gọi chú gà trống cùng với cô nào!( cô và trẻ cùng làm). Chú gà trống là con vật nuôi trong gia đình mình, ngoài chú gà trống bạn nào cho cô biết có những con vật nào sống trong gia đình nữa? - Để biết được những con vật thân yêu này có đặc điểm và lợi ích gì đối với gia đình mình, giờ học hôm nay cô cháu mình. “Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình” . Hoạt động 2: Nội dung “Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình” . Ở lớp mình hôm nay có rất nhiều bức tranh đẹp về các con vật sống trong gia đình. Các con hãy cùng đi tham quan cùng với cô! a, Nhóm gia cầm. - Ở đây có những con vật gì nào? ( 2-3 trẻ kể). - Cô phát âm. ( 2 lần). Cô mời cả lớp, nhóm, cá nhân phát âm với cô nào. - Ai có nhận xét gì về đặc điểm của chúng? + Con gà trống. - Ai có nhận xét gì về con gà trống? (2-3 trẻ trả lời). - Ở nhà bố mẹ nuôi gà trống để làm gì ? => Chú gà trống có bộ lông rực rỡ, gà trống thuộc nhóm gia cầm, 2 chân của chú gà trống có cửa, mỗi buổi sáng thức giấc chú gà trống thường làm gì ? Chú gà trống cất tiếng gáy ò ó o. + Con gà mái. -Ai có nhận xét về con gà mái? ( 2-3 trẻ trả lời). - Hỏi trẻ về lợi ích của nó. => Con gà mái có 2 cánh, có mỏ nhọn, đẻ trứng khi gà ấp nở thành những chú gà con, thuộc nhóm gia cầm, trứng gà và thịt cung cấp rất nhiều chất đạm) + Con vịt. - Lớp chúng mình hãy cùng nhau bắt chước tiếng kêu của con vịt nào! - Ai có nhận xét gì về con vịt? ( 2-3 trẻ trả lời) - Vì sao con vịt lại bơi được dưới nước ? ( vì chân vịt có màng). =>Vịt là động vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia cầm, hai chân đẻ trứng. Nuôi vịt để cung cấp thực phẩm giàu chất đạm, tăng thu nhập cho gia đình. Chân vịt có màng nên có thể bơi được dưới nước. => Và đây là những con vật nuôi trong gia đình, thuộc nhóm gia cầm vì nó có 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng. Ngoài ra nó còn cung cấp cho chúng ta thực phẩm giàu chất đạm khi chúng ta ăn trứng, thịt và còn giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình. b, Nhóm gia súc: - Các con hãy quan sát thật kỹ xem các bức tranh có những con vật gì? ( 2-3 trẻ kể). - Các con hãy lắng nghe cô phát âm. ( 2 lần). - Cho lớp, cá nhân phát âm. + Con mèo. - Chú mèo này rất dễ thương, nó kêu meo meo. - - Cùng bắt chước tiếng kêu của con mèo. - Ai có nhận xét gì về chú mèo này? (2-3 trẻ trả lời). - Các con có biết công việc của mèo là gì không? => Con mèo được nuôi trong gia đình, thuộc nhóm gia súc vì mèo có 4 chân, đẻ con, mèo cũng có đôi tai rất thính, hàm răng sắc nhọn nên dễ dàng phát hiện và tiêu diệt lũ chuột gây hại giúp con người. + Con trâu. - Các con hãy lắng nghe: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta - Cô vừa đọc câu thơ nhắc đến con gì? - Con trâu thường giúp bố mẹ làm gì? => Đây là con trâu, có đầu, mình, đuôi, có 4 chân, đẻ con nên con trâu thuộc nhóm gia súc. Trâu thường được nuôi trong các gia đình để giúp bố mẹ cày, bừa làm đất trồng lúa, ngô, khoai…, có thể bán để tăng thêm thu nhập cho gia đình. + Con chó. - Bạn nào cho cô biết con chó có đặc điểm gì? - Vậy chúng mình có biết chó được nuôi trong nhà làm gì không? - Chó là động vật đẻ con hay đẻ trứng? => Chó thuộc nhóm gia súc vì có 4 chân, đẻ con, toàn thân có nhiều lông, cái đuôi nghoe nguẩy. Chó được nuôi trong gia đình để giữ nhà và làm cảnh. Chó thường kêu: “ Gâu, gâu”. Khái quát: những con vật này thuộc nhóm gia súc vì có 4 chân, đẻ con đấy các con ạ. Ngoài ra các con vật này mang đến lợi ích cho chúng ta như con trâu cày ruộng, con mèo bắt chuột, con chó giữ nhà. Chính vì vậy mỗi chúng ta ai cũng phải yêu quý và bảo vệ các con vật đáng yêu này, các con đã nhớ chưa nào! * Mở rộng: Ngoài những con vật chúng ta vừa được biết thì cô còn rất nhiều hình ảnh về các con vật nuôi trong gia đình nữa ( nhóm gia súc): - Khi những chú gà thức dậy thì các chú gà nhìn xem cô có gì đây? - Vậy cô cùng các con cùng tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa 2 con vật này. + Giống nhau: Cả 2 đều là các con vật nuôi trong gia đình. + Khác nhau: Con vịt thuộc nhóm gia cầm có 2 chân, đẻ trứng. Con trâu thuộc nhóm gia súc có 4 chân, đẻ con. * Trò chơi: - Trẻ chơi 1: Chung sức Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc dội nào chọn tranh dán đúng và nhiều hơn thì đội đó giành chiến thắng. Cách chơi: - Cô đã chuẩn bị tranh loto về các con vật nuôi trong gia đình. Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội, nhiệm vụ của 3 đội là khi có hiệu lệnh lần lượt từng bạn trong đội lên lựa chọn và dán trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào dán nhiều và đúng thì đội đó giành chiến thắng. - Cho trẻ chơi. - Nhận xét kết quả. - Giáo dục: Con phải biết những con vật trong gia đình rất đáng yêu, vì vậy các con phải biết chăm sóc và bảo vệ các con vật các con đã nhớ chưa nào! Hoạt động 3: Kết thúc - Mở nhạc nhẹ bài 1 con vịt. - Cho trẻ đi vòng tròn, kết thúc giờ học. HĐNT HĐCĐ Vẽ con gà trống bằng phấn TCVĐ Cáo ơi ngủ à. Lộn cầu vồng. CTD Trẻ chơi với đồ chơi có sẳn và một số đồ chơi cô chuẩn bị. - Trẻ biết vẽ con gà trống theo cách sáng tạo của mình. - Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đẫ học để vẽ được con gà trống. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động SHC Làm vở tạo hình Tr11. - Trẻ vẽ con lợn theo gợi ý. - Rèn kỹ năng vẽ phối hợp các nét và hình tròn, rèn kỹ năng tô màu. - Trẻ giữ trật tự khi vẽ I. Chuẩn bị : - Sân bãi sạch sẽ. - Kéo co. - Bóng, chong chóng, giấy... 1. HĐCĐ: Vẽ con gà trống bằng phấn - Cô giới thiệu hoạt động vẽ ccon gà trống - Hỏi trẻ về các kĩ năng vẽ - Cô nhắc lại - Cô cho trẻ lấy phấn trên sân - Cô bao quát trẻ vẽ - Cô nhận xét 2. TCVĐ: Cáo ơi ngủ à - Lộn cầu vồng. - Cô giới thiệu trò chơi - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi - Trẻ nhắc lại - Tổ chức cho trẻ chơi 4 – 5 lần - Cô bao quát nhắc trẻ thực hiện luật chơi - Nhận xét sau khi chơi. 3. Hoạt động tự do: - Chơi với máy bay, lá, giấy và đồ chơi có sẳn trong sân trường.. - Nhận xét tuyên dương. I. Chuẩn bị : - Vở tạo hình - Sáp màu II. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú. - Chiều nay cô và các con sẽ làm vở tạo hình 2. Hoạt động 2: Nội dung. - Cô vẽ mẫu cho trẻ xem -Cô hướng dẫn các nét vẽ cơ bản và cho trẻ tô màu theo ý thích - Trẻ thực hiện 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét, tuyên dương, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày : .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 25 tháng 12 năm 2019 Nội dung Mục tiêu Phương pháp- hình thức tổ chức HĐH PTTM (Tạo hình) Nặn con thỏ Nhận biết hình dáng và đặc điểm đặc trưng của con thỏ - Trẻ biết sử dụng thỏi đất thành các phần tương đối đầu mình tai,chân đuôi để nặn con thỏ + Rèn kỹ năng nặn cơ bản, nhào đất lăn tròn, ấn bẹt, gắn nối phối hợp các chi tiết để tạo thành hình con thỏ thật sinh động. + Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn hoàn thành các nhiệm vụ - Trẻ yêu quý và biết chăm sóc bảo vệ các con vật. I . Chuẩn bị : - Hình ảnh con thỏ thật. - Mẫu nặn con thỏ , đất nặn, khăn lau, bảng nặn , dĩa tăm , rổ đựng hạt làm mắt thỏ, dĩa đựng các củ cà rốt nặn sẳn - Nhạc cho trẻ nghe bài hát "Chú thỏ con " II . Tiến hành : 1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú. - Cô đọc câu đố cho trẻ đoán tên con vật : " Con gì đuôi ngắn tai dài Mắt hồng, lông mượt, có tài nhảy nhanh? " - Vì sao các bạn nghĩ đó là con thỏ? - Gợi ý cho trẻ quan sát con thỏ ( hình ảnh thỏ ra ... ) + Các bạn nhìn thấy con thỏ thế nào? ( mô tả đặc điểm mà trẻ nhìn thấy ... ) + Đôi tai thỏ có gì đặc biệt ? ... Tai thỏ có thính không nhỉ ? 2. Hoạt động 2: Nội dung * Cho trẻ xem mẫu nặn con thỏ của cô - Các con nhìn xem con thỏ cô nặn thế nào? (có mấy phần ? là 2 thỏi đất ra sao ? ( tròn, không bằng nhau ) đầu thỏ cô dùng thỏi đất gì ? còn mình thỏ thì sao ? ( thỏi đất to làm mình; thỏi đất nhỏ làm đầu thỏ )... * Cô nặn mẫu: - Cô nặn mẫu con thỏ cho trẻ xem. - Cô nặn kết hợp giải thích cho trẻ cách nặn. + Các con chia đất thành 2 thỏi đất không bằng nhau . + Dùng bàn tay xoay tròn các thỏi đất. + Dùng tăm nối 2 thỏi đất này lại ( thỏi nhỏ đặt phía trên làm đầu thỏ ; thỏi to đặt phía dưới làm mình thỏ). + Lấy thêm ít đất lăn dài, ấn bẹp để làm 2 tai, chân, đuôi thỏ., đối với thỏ con cô nặn tương tự. + Cô vừa làm vừa gợi hỏi trẻ quy trình nặn thỏ *Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ về bàn theo nhóm, tự đi lấy các dụng cụ cần thiết cho họat động của trẻ ( đất nặn, khăn lau, bảng nặn , dĩa tăm , rổ đựng hạt làm mắt thỏ, dĩa đựng các củ cà rốt nặn sẳn - Trong trẻ thực hiện cô quan sát , giúp đỡ, động viên trẻ nặn. * Nhận xét sản phẩm: - Trẻ thực hiện xong đặt sản phẩm lên bàn - Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm giống mẫu và nhận xét sản phẩm của các bạn . Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ và chăm sóc những động vật. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Củng cố lại bài học. - Nhận xét tuyên dương. HĐNT HĐCĐ Trò chuyện về quá trình phát triển của con vật. TCVĐ Cướp cờ Nu na nu nông. CTD Trẻ chơi với đồ chơi có sẳn và một số đồ chơi đã chuẩn bị. - Trẻ biết được quá trình sinh trưởng và phát triển của con vật. - Rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát, nhận xét. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. I. Chuẩn bị : - Sân bãi sạch sẽ, an toàn. - Hình ảnh quá trình phát triển của con gà. - Hột hạt, bóng, máy bay, ô tô. Cờ. II. Tiến hành : 1. HĐCĐ: Trò chuyện về quá trình phát triển của con vật. - Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô sẽ cho các con xem quá trình phát triển của một chú gà. - Cho cháu tự nhận xét về hình ảnh vừa xem: - Các con có biết từ đâu mà có những quả trứng gà không? - Sau khi gà mái đẻ được nhiều quả trứng, gà mái làm gì để những quả trứng nở thành con gà con? - Cho cháu xem tranh gà mái ấp trứng- phát âm “ gà mái ấp trứng” - Các con hãy đoán xem sau một thời gian gà mẹ ấp trứng thì chuyện gì sẽ xảy ra với các quả trứng? - Xem tranh gà con mới nở và nhận xét về các con gà con - Vài ngày sau gà con đã cứng cáp và bắt đầu đi đâu vậy? - Cho trẻ xem tranh về gà mẹ và gà con tìm mồi, trò chuyện về bức tranh. - Các con hãy đoán xem sau một thời gian thì những chú gà con này sẽ như thế nào? - Xem tranh đàn gà khi đã lớn và có đầy đủ các bộ phận - Từ những chú gà giò sau một thời gian đã lớn thành những con gà lớn, có đầy đủ các bộ phận và rất dễ phân biệt gà trống với gà mái. - Đến giai đoạn này gà trống đã biết gáy và gà mái đã đẻ trứng, ấp trứng và vòng đời của gà cứ thế tiếp diễn như thế để duy trì giống nòi - Cho trẻ xem lại vòng đời của con gà. 2. TCVĐ: Cướp cờ - Nu na nu nống. - Cô giới thiệu trò chơi - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi - Trẻ nhắc lại SHC Ôn thơ - Trẻ nhớ tên bài thơ - Trẻ có kỹ năng đọc diễn cảm, mạch lạc - Trẻ giữ trật tự trong quá trình chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 4 – 5 lần - Cô bao quát nhắc trẻ thực hiện luật chơi - Nhận xét sau khi chơi. 3. Chơi tự do: - Chơi với máy bay,ô tô, phấn, đồ chơi có sẵn, cô bao quát . - Nhận xét , tuyên dương . I. CHUẨN BỊ: - Lớp học sạch sẽ. II. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú. - Cô cho cả lớp hát bài hát :"gà trống mèo con cún con" Hoạt động 2: Nội dung - Hôm nay các con hãy đọc các bài thơ đã học nhé - Cô cho cả lớp đọc - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan