Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chủ đề an toàn

.DOC
15
17
51

Mô tả:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN 7 CHỦ ĐỀ AN TOÀN Nội Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 dung Đón trẻ - Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói cử chỉ, nét mặt. Trò - Nói và thể hiện điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với yêu cầu hoàn chuyện cảnh giao tiếp sáng 1.Khởi động: - Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối. Thể dục 2.Trọng động: sáng + Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp trên nền nhạc bài hát “ Tập đánh răng” ( 2lx8n). +Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. - Hô hấp 2: Ngửi hoa. 2-3 lần - Tay 4 : Đánh chéo hai tay ra phái trước, ra sau - Bụng 1: Đứng quay người sang hai bên - Chân 3: Đưa chân ra các phía. 3. Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng quanh sân. Hoạt động học Hoạt động ngoài trời PTNN PTNT PTNN PTNT PTTM Thơ. Gấu qua cầu Một số thực phẩm an toàn cho cho sức khỏe của bé. Vẽ trên sân. TCCC: a,ă,â. Xác định phía trên, dưới, trước, sau của bản thân. LQBH: Bé khỏe, bé ngoan. VTTTC: Bé khỏe bé ngoan Trò chuyện Quan sát về những cây bàng. nơi không an toàn trong trường MN Kéo cưa Gieo hạt. Lộn cầu Chạy tiếp lừa xẻ. Chạy tiếp vồng. cờ. Bịt mắt bắt cờ. Mèo đuổi Tạo dáng. dê. chuột. Trẻ chơi với Trẻ chơi với Trẻ chơi Trẻ chơi với chong chóng, giấy, hột với lá cây, hột hạt, lá cây, hột hạt, lá cây. giấy, phấn, giấy, phấn, hạt, xích đu, xích đu, cầu xích đu, cầu xích đu, cầu cầu trượt. trượt. trượt, trượt. Ôn thơ: Gấu qua cầu. Bịt mắt bắt dê. Gieo hạt. Trẻ chơi với bóng, chong chóng, lá cây, giấy. Hoạt động góc I. Nội dung: - Góc phân vai: Đầu bếp, cửa hàng, bác sĩ. - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà an toàn của bé. - Góc học tập: Xếp chữ cái, chữ số đã học bằng hột hạt, tìm và khoanh tròn những chữ cái đã học. Tô màu đúng số lượng. - Góc nghệ thuật: Tô màu tranh trang phục bé trai, bé gái. Vẽ tranh tặng bạn, làm thiệp tặng bạn. - Góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá, in hình lên cát II. Mục tiêu: - Trẻ có nhóm bạn chơi thường xuyên. - Trẻ biết lắp ráp, biết tô, vẽ, đồ theo nét để tạo ra sản phẩm. - Góc phân vai: - Trẻ biết thể hiện được vai người đầu bếp và nói được một số món ăn hàng ngày, thể hiện được công việc của người bán hàng và các công việc của bác sĩ. - Góc xây dựng: - Biết dùng các vật liệu để xây dựng ngôi nhà an toàn của bé. - Góc học tập: Trẻ biết dùng hột hạt xếp chữ cái mà không bị tràn ra ngoài, biết tìm và khoanh tròn những chữ cái đã học. Tô màu đúng số lượng. - Góc nghệ thuật: Trẻ biết tô màu tranh trang phục bé trai, bé gái, biết vẽ tranh tặng bạn, làm thiệp tặng bạn. - Góc thiên nhiên: Trẻ biết chăm sóc cây như tưới cây, lau lá, nhổ cỏ, biết lấy khuôn để in hình lên cát. III. Chuẩn bị: - Các vật liệu để chơi xây dựng: Gạch, nút lắp ghép, cây xanh…… - Bộ đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bán hàng, đồ chơi bác sĩ. - Giấy A4, hột hạt, chứ cái in rỗng, bút màu, bút chì, bài thơ gấu qua cầu… - Bút màu, giấy màu, keo, Giấy A4, giấy bìa… - Các khuôn để trẻ in, cát, nước, cây, chậu, ca múc nước… + Sắp xếp các góc chơi hợp lí. IV. Tiến hành: a. Thỏa thuận trước khi chơi: - Cô giới thiệu góc chơi. - Cô hỏi trẻ những đồ dùng cần có trong từng nội dung chơi. - Cho trẻ về chọn góc chơi. b. Trẻ hoạt động: - Trẻ thỏa thuận trong nhóm chơi. - Trẻ chơi. - Cô chú ý bao quát hướng dẫn thêm cho trẻ, xử lí tình huống… - Nhắc trẻ để trẻ hoàn thiện sản phẩm của mình. c. Nhận xét sau khi chơi: - Cô về các góc chơi cùng trẻ nhận xét. - Tập trung trẻ lại góc nổi bật để tham quan, nhận xét. * Nhận xét chung cả lớp, tuyên dương, cắm hoa. Vệ sinh - Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết đi xong dội nước, giật nước cho sạch. Ăn - Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày Ngủ Hoạt động chiều Trả trẻ - Nghe nhạc cổ điển Giới thiệu Làm vở toán Dạy kỹ năng Bé mặc gì trò chơi trang 5,6,7,8 cài cởi cúc trong thời mới: Chạy áo tiết này? tiếp cờ. - Nhắc nhở phụ huynh mua đủ dép đi trong nhà cho trẻ. Làm vở chữ cái a,ă,â KÊ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Nội dung PTNN Thơ: Gấu qua cầu. Thứ 2 ngày 14 tháng 10 năm 2019 Mục tiêu Phương pháp- hình thức tổ chức - Trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung của bài thơ. - Rèn luyện cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm, kĩ năng trả lời trọn câu. - Giáo dục trẻ phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Tham gia tốt vào mọi hoạt động. - 92-95% trẻ đạt. I. Chuẩn bị : - Đĩa hình, bài hát: “Đố bạn” - Powerpoint bài thơ, tivi. - Sa bàn. II. Tiến hành : 1. Hoạt động 1: ổn định gây hứng thú. - Cả lớp hát bài “Đố bạn” - Các con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát có những con vật nào? - Cô có một bài thơ nói về 2 chú gấu đang muốn cùng nhau qua cầu. Các con có muốn biết 2 chú gấu ấy qua cầu như nhế nào không? - Ngay bây giờ cô sẽ dạy cho các con bài thơ “Gấu qua cầu” sáng tác của nhà thơ “Nhược Thuỷ” các con hãy thật chú ý nhé! *Hoạt động 2: Nội dung. * Cô đọc thơ cho trẻ nghe diễn cảm. - Lần 1: Đọc diễn cảm. - Lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa. * Trích dẫn – đàm thoại: - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? ( 2 trẻ trả lời) - Hai chú gấu muốn làm việc gì? ( 3-4 trẻ trả lời) - Chuyện gì xảy ra giữa hai chú gấu? ( 4-5 trẻ trả lời) - Chú Nhái Bén đã khuyên nhủ hai chú gấu như thế nào?( 5-6 trẻ trả lời). - Cô giảng từ khó: “ Xinh xắn, quay một vòng” - Cô khái quát lại nội dung bài thơ. - Giáo dục trẻ: Phải nhường nhịn, giúp đỡ nhau để cùng qua nhau vượt qua khó nhăn. * Dạy trẻ đọc thơ. - Cho lớp đọc 2 lần. - Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ ( chú ý sửa sai cho trẻ) Lần 3: Cô đọc thơ kết hợp sa bàn. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Củng cố giáo dục trẻ. - Nhận xét tuyên dương cắm hoa. HĐNT - Trẻ biết trò I. Chuẩn bị : 1.HĐCĐ chuyện về - Đồ chơi cho trẻ: chong chóng, lá cây, hột hạt, xích Trò những nơi đu, cầu trượt. chuyện về không an toàn - Dải bịt mắt. những nơi trong trường II. Tiến hành : không an mầm non. 1. Hoạt động chủ đích: toàn trong - Trẻ hứng thú - Các con biết không xung quanh chúng ta có những trường tham gia trò nơi an toàn nhưng cũng có những nơi không an toàn MN. chơi. đấy.Theo các con trường chúng ta những nơi nào là 2.TCVĐ - Giáo dục trẻ không an toàn? (4-5 trẻ trả lời). Bịt mắt biết tránh xa - Trường chúng ta có công trình đang thi công vì vậy bắt dê những nơi các con có được đến đó không?( 3-4 trẻ) Kéo cưa nguy hiểm. - Vì sao các con không được chạy nhảy trên cầu lừa xẻ. thang?( 3-4 trẻ trẻ lời) 3. CTD - Khi chơi ở xích đu, cầu trượt thì các con phải chơi Trẻ chơi như thế nào?( 3-4 trẻ trả lời). với chong - Cô khái quát lại. chóng, lá - Giáo dục trẻ nên tránh xa những nơi nguy hiểm. cây, hột 2. Trò chơi vận động: hạt, xích - Cô giới thiệu tên trò chơi. đu, cầu - Mời trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. trượt. - Trò chơi chạy tiếp cờ cần có những đồ dùng gì? - Cho trẻ lấy đồ dùng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi. - Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi - Nhận xét sau khi chơi. 3. Hoạt động tự do: - Trẻ chơi với chong chóng, lá cây, hột hạt, xích đu, cầu trượt. - Nhận xét , tuyên dương . SHC - Trẻ biết I.Chuẩn bị: Trò chơi cách chơi, - 2 lá cờ, 2 ghế học sinh. mới: luật chơi và II.Tiến hành: Chạy hứng thú 1. Hoạt động 1: Ổn định tiếp cờ. tham gia trò chơi. - Rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo. - Trẻ chơi trò chơi, vui vẻ, đoàn kết. - Giới thiệu tên trò chơi. 2. Hoạt động 2: Nội dung. - Cô nêu cách chơi, luật chơi. *Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau. -Trẻ xếp thành 2 hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô hô: "Hai, ba", trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu. *Luật chơi: Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế. - Cho trẻ chơi. - Cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ. 3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Nhận xét, tuyên dương. Vệ sinh, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 15 tháng 10 năm 2019 PTNT Một số thực phẩm an toàn cho cho sức khỏe của bé - Trẻ nhận biết một số thực phẩm an toàn và không an toàn cho sức khỏe. - Rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục không nên ăn những thực phẩm I. Chuẩn bị: - Vi tính, máy chiếu. - Que chỉ, các hình ảnh cho trẻ quan sát. - Tranh lô tô về những thực phẩm: Rau, củ, quả tươi và héo. II. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Hát: Thật đáng chê. - Các con vừa hát bài hát gì? - Ai thật đáng chê vậy các con? Vì sao? - Giờ hoạt động hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu về một số thực phẩm an toàn cho sức khỏe của mình. Các con hãy chú ý nhé! 2. Hoạt động 2: Nội dung * Cho trẻ xem hình ảnh một số loại rau,củ, quả tươi sạch: Rau ngót, cà rốt, khoai tây, cam, táo. - Các con hãy quan sát hình ảnh và cho cô biết các con HĐNT 1.HĐCĐ Cho trẻ vẽ trên sân. 2. TCVĐ Gieo hạt. có hại cho sức khỏe. 90-95% ĐYC nhìn thấy những gì? - Các con có nhận xét gì về các loại rau, củ, quả ở trên hình ảnh? - Các loại rau củ quả là một trong những thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. - Ở nhà các con được mẹ nấu cho những món ăn nào từ rau, củ, quả? - Khi sử dụng những loại thực phẩm này chúng ta phải chọn những loại rau, củ, quả tươi ngon đảm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chúng ta. - Cho trẻ xem thêm hỉnh ảnh một số loại rau củ quả tươi sạch khác. * Cho trẻ xem hình ảnh những loại rau, củ, quả bị héo, dập nát, bị hỏng. - Các con có nhận xét gì về hình ảnh này? - Nếu là các con đi chợ các con có chọn mua những thực phẩm này không? Vì sao? - Nếu chúng ta chọn những thực phẩm này để chế biến thành món ăn thì sẽ như thế nào? - Những loại rau củ quả bị héo úa, dập nát, bị hỏng thì các con không được ăn vì chúng sẽ gây ra bệnh tật và không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình. Các con đã nhớ chưa nào? - Cho trẻ xem thêm một số hình ảnh rau, củ, quả hỏng khác. - Cô khái quát lại. * Luyện tập: Trò chơi: Ai nhanh hơn - Cách chơi:Chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội 1 cái bảng và 1 rổ cho các hình ảnh về thực phẩm an toàn và không an toàn cho sức khỏe. Nhiệm vụ của mỗi đội sẽ bật qua 3 vòng và lên tìm và dán lên bảng những thực phẩm an toàn. Luật chơi: Mỗi lần chơi 1 bạn chỉ được chọn 1 hành ảnh. Bản nhạc kết thúc đội nào tìm đúng và nhiều hình ảnh hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. - Kết thúc cô nhận xét, động viên trẻ 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Trẻ biết dùng các kỷ năng đã học để vẽ theo ý thích của mình. I. Chuẩn bị : - Giấy, hột hạt, lá cây, xích đu, cầu trượt. - Phấn. - Dải bịt mắt. II. Tiến hành : 1. Hoạt động chủ đích: Bịt mắt bắt dê 3. CTD Trẻ chơi với giấy, hột hạt, lá cây, xích đu, cầu trượt. SHC Thực hiện vở: “Giúp bé làm quen với toán qua các con số” trang 5, 6, 7, 8. - Tham gia tốt vào trò chơi, chơi đúng luật cách chơi. - Chơi vui vẻ, đoàn kết. Hôm nay cô sẽ cho các các con sử dụng phấn để vẽ theo ý thích của mình. - Con sẽ vẽ gì? - Con sẽ sử dụng nét gì để vẽ? - Cho trẻ thực hiện. - Cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ. - Nhận xét sản phẩm trẻ vẽ. 2. Trò chơi vận động: - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Mời trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Trò chơi bịt mắt bắt dê cần có những đồ dùng gì? - Cho trẻ lấy đồ dùng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi. - Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi - Nhận xét sau khi chơi. 3. Hoạt động tự do: - Trẻ chơi với giấy, hột hạt, lá cây, xích đu, cầu trượt. - Nhận xét , tuyên dương . - Trẻ biết tô cùng màu các nhóm đồ vật, đồ chơi có cùng số lượng.Tô chữ số. - Rèn luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút, đếm và tô màu. - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng của mình. I. Chuẩn bị : - Vở toán, bút chì, bút sáp màu. - Tranh hướng dẫn trẻ. - Bàn ghế đủ cho trẻ. II. Tiến hành : - Bây giờ cô sẽ cho các con thực hiện vở giúp bé làm quen với toán qua các con số. Các bạn nhóm trưởng hãy lấy vở, bút chì, bút sáp của nhóm mình phát cho các bạn. - Cô hướng dẫn cho trẻ thực hiện. - Cô gợi hỏi trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi như thế nào? - Trẻ thực hiện. - Cô bao quát và hướng dẫn thêm cho những trẻ yếu, trẻ chưa làm được. - Giáo dục trẻ. * Kết thúc: - Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh, trả trẻ. Đánh giá cuối ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 16 tháng 10 năm 2019 PTNN TCCC: a,ă,â. - Trẻ nhận biết và phát âm đúng, rõ ràng các chữ cái a, ă, â. - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, sự nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng hoạt động theo nhóm cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết chú ý, tham gia tích cực trong giờ học, trẻ biết đoàn kết trong khi chơi. - Kết quả mong đợi: 93-96% trẻ đạt. I. Chuẩn bị : 1. Đồ dùng của cô - Máy vi tính. Ti vi. - Tranh dán các bộ phận rời có gắn chữ cái a, ă, â đủ để chơi trò chơi; 4 rá đựng các bộ phận có gắn tên các trong đó có chữ cái a, ă, â; thẻ số từ 1-10. - 3 ngôi nhà có gắn chữ cái a, ă, â. 2. Đồ dùng của trẻ - Thẻ chữ cái a, ă, â đủ số lượng trẻ. - Rá đựng lô tô đủ số lượng trẻ. II. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú, giới thiệu bài. Hát và vận động: Ước mơ thần tiên. - Cô đã cho các con học những chữ cái gì rồi? - Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi với các chữ cái a, ă, â. Các con đã sẵn sàng chưa nào? 2. Hoạt động 2: Nội dung *Trò chơi 1 : Nhanh tay, nhanh mắt - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc, phía trước của mỗi có 3 bài thơ. Nhiệm vụ của từng thành viên trong đội là phải bật qua vật cản lên tìm và gạch chân chữ a, ă, â trong bài thơ. - Luật chơi: Mỗi lần lần chơi một bạn chỉ gạch được 1 chử. Bản nhạc kết thúc đội nào gạch chân đúng, nhiều chữ cái hơn sẽ giành chiến thắng. - Cho trẻ chơi 2 lần. - Cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ. - Nhận xét trò chơi. *Trò chơi 3: Ô chữ kỳ diệu. - Cách chơi: Cho trẻ ngồi theo hình vòng cung hoặc hàng ngang giữa lớp. Cho trẻ quan sát quy luật sắp xếp chữ cái a, ă, â trên dãy ô và nói xem chữ cái gì cần điền vào ô trống. - Luật chơi: Nếu trẻ trả lời sai thì ở ô trống xuất hiện mặt buồn. Nếu trả lời đúng sẻ thưởng 1 tràng pháo tay. - Cho trẻ xem phát hiện 4 quy luật sắp xếp. - Cho trẻ chơi. - Nhận xét trò chơi. *Trò chơi 4 : Về đúng nhà. - Cách chơi : Cho trẻ chọn mỗi trẻ một trong 3 chữ cái a, ă, â mà trẻ thích, vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh ‘về đúng nhà’’ thì phải chạy thật nhanh về ngôi nhà có chữ cái mà trẻ đang cầm. - Luật chơi: Khi trò chơi kết thúc bạn nào về không đúng nhà bạn đó sẽ phải làm theo yêu cầu của lớp. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Lần 2 cho trẻ đổi chữ cái cho nhau. Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả, sữa sai cho trẻ. 3. Hoạt động 3 : Kết thúc Cũng cố : Các con vừa được chơi với những chữ cái gì ? Nhận xét, tuyên dương trẻ HĐNT 1.HĐCĐ Quan sát cây bàng 2. TCVĐ Lộn cầu vồng. Mèo đuổi chuột. 3. CTD Trẻ chơi với lá cây, giấy, phấn, xích đu, cầu trượt. - Trẻ biết quan sát cây bàng. Biết được đặc điểm lợi ích của cây bàng. - Tham gia tốt vào trò chơi, chơi đúng luật cách chơi. - Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây. I . Chuẩn bị : - Sân bãi sạch sẽ. - Cây bàng cho trẻ quan sát. - Lá cây, giấy, phấn, xích đu, cầu trượt. II . Tiến hành : 1. Hoạt động chủ đích: - Sân trường chúng ta có những loại cây gì nào? - Chúng ta hãy đến gần cây bàng và quan sát xem cây bàng có những đặc điểm gì nhé! - Cho trẻ gọi tên cây bàng. - Các con có nhận xét gì về cây bàng? - Cây bàng có những bộ phận nào? - Muốn có cây xanh tốt thì chúng ta phải làm gì? - Trồng cây để làm gì? - Giáo dục trẻ. 2. Trò chơi vận động: - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Mời trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi. - Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi - Nhận xét sau khi chơi. 3. Hoạt động tự do: - Trẻ chơi với lá cây, giấy, phấn, xích đu, cầu trượt. - Nhận xét tuyên dương. I. Chuẩn bị: HĐC - Áo có cúc cài cho mỗi trẻ. Dạy trẻ kĩ - Trẻ biết năng cài, được cách II. Tiến hành: cởi cúc cài, cởi cúc 1. Hoạt động 1: Cô giới thiệu hoạt động. áo. - Trong lớp chúng ta đã có ai biết tự cài và cởi cúc áo áo. - Rèn luyện chưa? sự khéo léo - Giờ hoạt động hôm nay cô sẽ dạy cho các con cách của đôi bàn cài và cởi cức áo, các con hãy chú ý nhé! tay. 2. Hoạt động 2: Nội dung. - Hứng thú - Cô hướng dẫn những trẻ cách cài nút áo: Đầu tiên tham gia chúng ta mặc áo vào và chỉnh sữa lại cổ áo cho ngay vào hoạt động. ngắn, cầm hai vạt áo cho bằng với nhau. Tiếp đó, ta tìm nút áo và khuy áo ở vị trí cao nhất. Nhớ phải cầm nút áo bằng tay phải, dùng ngón tay trái cầm lỗ khuy và nhẹ nhàng đẩy nút áo qua lỗ khuy. - Cho trẻ thực hiện. - Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ.Cô cũng có thể gợi ý cho những trẻ biết làm cùng giúp bạn và chỉ bạn cách cài nút áo. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. + Nhận xét tuyên dương. - Vui chơi, vệ sinh, trả trẻ Đánh giá cuối ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ 5 ngày 17 tháng 10 năm 2019 PTNT Xác định phía trên, dưới, trước, sau của bản thân. - Trẻ biết xác định đúng vị trí phía trên, dưới, trước, sau của bản thân. - Phát triển kí năng định hướng trong không gian cho trẻ. - Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh cơ thể I. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: -Chùm bóng bay trên cao, búp bê, mũ. - Bài hát “Em ngoan hơn búp bê”. * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có 1 búp bê len, 1 mũ chóp. II. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú: - Chơi trò chơi: Mũi – cằm – tai. - Trò chơi nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể. - Các con còn biết thêm những bộ phận nào nữa? - Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng mình phải làm gì? - Giáo dục trẻ. - Bây giờ cô sẽ cho các con nhận biết phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bản thân. 2. Hoạt động 2: Nội dung. *Xác định phía trên- dưới, trước – sau của bản thân. + Lớp chúng mình hôm nay có gì đặc biệt? + Chùm bóng ở đâu? Làm thế nào để nhìn thấy được chùm bóng? + Vì sao phải ngẩng đầu lên mới thấy được bóng bay nhỉ? Vì chùm bóng ở phía nào của các con? - Cô nhấn mạnh lại và cho trẻ phát hiện và đọc “Phía trên”. - Những gì mà ngẩng đầu lên mới thấy được thì gọi là phía trên. + Ngoài chùm bóng ra phía trên con còn có gì nữa? (Hỏi một số trẻ) - Cho trẻ chơi trò chơi “Giấu chân” + “Chân đâu”? + Chúng mình có nhìn thấy chân của chúng mình không nào? + Làm thế nào để nhìn thấy chân của chúng mình? + Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy? Vì chân ở phía nào của con? - Cho trẻ đọc: “phía dưới” - Cô nhấn mạnh những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới. Ngoài chân ra, phía dưới chúng mình còn có gì nữa? - Cho trẻ hát “Em ngoan hơn búp bê” đi lấy đồ chơi về chỗ ngồi hình chữ U. + Cho trẻ bỏ búp bê phía trước trẻ. + Chúng mình có nhìn thấy bạn búp bê không? Búp bê ở phía nào của các con? - Các con nhìn thấy bạn búp bê vì bạn ấy ở “Phía trước” các con đấy! - Cho trẻ đọc tập thể cá nhân “Phía trước” - Cho cá nhân trẻ xác định phía trước của mình (3-4 trẻ) + Chúng mình cùng chơi trò chơi nào “giấu tay” đưa tay ra sau bế em búp bê ra phía sau nào! + Bây giờ chúng mình có thấy em búp bê không? + Vì sao chúng mình không thấy em búp bê nhỉ? Vì em búp bê ở phía nào của các con? - Cả lớp đọc “Phía sau”. Các con ạ những gì ở phía sau mà phải quay người lại mới nhìn thấy được thì là phía sau đấy! - Cô hỏi trẻ phía sau của con đâu, phía sau của con có gì? + Cô vừa hướng dẫn cho chúng mình biết những phía nào nhỉ? * Luyện tập Trò chơi 1: Ai nhanh nhất - Búp bê tặng mỗi bạn 1 chiếc mũ xinh, chúng mình đội mũ lên nào, xếp búp bê phía trước các con. - Chơi lần 1: Cô nói tên đồ dùng - Chơi lần 2: Cô nói vị trí - Thực hiện tập thể và hỏi cá nhân, sửa sai cho trẻ. Trò chơi 2: Làm theo hiệu lệnh - Cho trẻ đứng theo đội hình - Cô nói phía trước – sau, trẻ bật theo hiệu lệnh - Cô nói phía trên trẻ bật và giơ tay lên cao, phía dưới thì trẻ ngồi xuống. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. HĐNT 1.HĐCĐ LQBH: Bé khỏe, bé ngoan. 2. TCVĐ Chạy tiếp cờ. Tạo dáng. 3. CTD Trẻ chơi với hột hạt, giấy, phấn, xích đu, cầu trượt. HĐC Bé mặc gì trong thời tiết này? - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ chơi đúng luật hứng thú khi chơi 100 % trẻ tham gia vào trò chơi, chơi đoàn kết . I. Chuẩn bị : - Hột hạt, giấy, phấn, xích đu, cầu trượt. 2 lá cờ. II. Tiến hành : 1. HĐCĐ: - LQ bài hát: Bé khỏe, bé ngoan của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. - Cô hát lần 1. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Sáng tác của ai? - Cô hát lần 2. - Cho cả lớp hát. - Mời nhóm, tổ, cá nhân. - Nhận xét tuyên dương 2. Trò chơi vận động: - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Mời trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi. - Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi - Nhận xét sau khi chơi. 3. Hoạt động tự do: - Trẻ chơi với hột hạt, giấy, phấn, xích đu, cầu trượt. - Nhận xét tuyên dương. - Trẻ biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết. I. Chuẩn bị: - Hình ảnh trang phục mặc vào mùa thu. II. Tiến hành: - Đọc thơ: Mùa thu của em. - Các con có biết bây giờ đang là mùa gì không? - Rèn luyện kĩ năng trả lời trọn câu. - Giáo dục trẻ mặc áo quần phù hợp với thời tiết. - Thời tiết mùa thu như thế nào? - Với thời tiết mát mẻ như thế này các con sẽ mặc những trang phục như thế nào? - Những lúc trời nắng thì các con sẽ mặc trang phục gì? - Trời mưa thì các con sẽ mặc như thế nào? - Cô khái quát lại. - Giáo dục - Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh, trả trẻ. Đánh giá cuối ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ 6 ngày 18 tháng 10 năm 2019 PTTM VTTTC: Bé khỏe bé ngoan Nghe hát: Thật đáng chê. TC: Nhìn hình đoán tên bài hát. - Trẻ biết hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Bé khỏe bé ngoan”. Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát. - Rèn luyện cho trẻ kĩ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm. Rèn luyện sự khéo léo của trẻ khi tham gia trò chơi. - Giáo dục trẻ luôn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. 90-93% trẻ đạt yêu cầu. I. Chuẩn bị: - Nhạc không lời các bài hát: Bé khỏe bé ngoan; Thật đáng chê. - Xắc xô, song loan, phách gõ. II. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Các con ơi muốn cơ thể khỏe mạnh thì các con phải làm gì? - Cô thấy các con ai cũng xứng đáng là bé khỏe bé ngoan đấy. Hôm trước cô đã cho các con làm quen với bài hát “Bé khỏe bé ngoan” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. Bây giờ các con hãy hát lại bài hát đó một lần nữa nào! - Cả lớp hát. - Ai biết cách để thể hiện bài hát này hay hơn và hấp dẫn hơn không? (2-3 trẻ trả lời). 2. Hoạt động 2: Nội dung * VĐVTTTTC: Bé khỏe bé ngoan. - Hôm nay, cô sẽ chọn 1 cách để dạy giúp các con thể hiện bài hát “ Bé khỏe bé ngoan” hay hơn đó là hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm. - Cô vỗ tay mẫu lần1. - Cô vỗ tay mẫu lần 2: kết hợp giải thích: Vỗ tay theo TTC tức là chúng ta sẽ dùng 2 tay vỗ vào nhau 3 cái 1, 2, 3 sau đó mở tay ra. Chúng ta cứ vỗ như vậy cho đến hết bài hát. - Cô hát kết hợp vỗ tay. - Cô vừa thực hiện vận động vỗ tay gì? (2-3 trẻ trả lời). - Cho trẻ vỗ tay vừa đọc vừa vỗ “ 123 mở” - Cho cả lớp thực hiện (2 lần). 3 tổ thực hiện (kết hợp xắc xô, phách…) - Nhóm, cá nhân thực hiện. * Nghe hát: Thật đáng chê sáng tác của nhạc sĩ Việt Anh. + Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe. + Lần 2: Cô mở băng đĩa hát, trẻ cùng hưởng ứng theo bài hát. * Trò Chơi: Nhìn hình đoán tên bài hát - Cô sẽ chia lớp thành 3 nhóm. - Cô nêu cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức trẻ chơi. - Nhận xét trò chơi. - Cả lớp hát vận động lần nữa. * Kết thúc: Củng cố, nhận xét, tuyên dương. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Kết thúc: Củng cố nhận xét tuyên dương. HĐNT 1.HĐCĐ Ôn bài thơ: Gấu qua cầu. 2. TCVĐ Bịt mắt bắt dê. Gieo hạt. 3. CTD Trẻ chơi với bóng, chong chóng, lá cây, giấy, xích đu, cầu trượt. - Trẻ biết đọc bài thơ diễn cảm. - Tham gia tốt vào trò chơi, chơi đúng luật cách chơi. - 100 % trẻ tham gia vào trò chơi chơi vui vẽ đoàn kết. I. Chuẩn bị : - Bóng, chong chóng, lá cây, giấy, xích đu, cầu trượt. - Dải bịt mắt. II. Tiến hành : 1. Hoạt động chủ đích: - Cô đọc 1 đoạn bài thơ : Gấu qua cầu - Các con đoán xem đây là bài thơ gì? Sáng tác của ai? - Giờ hoạt động hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài thơ: “Gấu qua cầu” sáng tác của nhà thơ Nhược Thủy. - Cho trẻ nhắc lại nội dung bài thơ. - Cả lớp đọc. - Tổ đọc. - Cá nhân đọc. - Cô khái quát lại. - Nhận xét hoạt động. 2. Trò chơi vận động: - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Mời trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Trò chơi bịt mắt bắt dê cần có đồ dùng gì? - Trẻ lấy đồ dùng phục vụ trò chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi. - Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi - Nhận xét sau khi chơi. 3. Hoạt động tự do: - Trẻ chơi với bóng, chong chóng, lá cây, giấy... - Nhận xét tuyên dương. SHC Thực hiện vở tập tô chữ cái a, ă, â. - Trẻ biết tô màu, tô theo nét chấn mờ các chữ cái a,ă,â theo khả năng, ý thích. - Rèn luyện cho trẻ kĩ năng tô màu, tô theo nét chấm mờ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vở cẩn thận. I. Chuẩn bị: - Bàn, ghế đủ cho mỗi trẻ. - Vở tập tô, bút màu, bút chì. II. Tiến hành: - Cô hướng dẫn trẻ tô màu chữ a in rỗng và tô chữ a theo nét chấm mờ. - Trẻ tô xong chữ cái a rồi đến các chữ cái ă,â. - Trong lúc trẻ tô cô chú ý bao quát và hướng dẫn cho những trẻ yếu. - Nhắc nhở trẻ cách cầm bút và cách ngồi đúng tư thế. - Giáo dục trẻ nên giữ gìn vở của mình cẩn thận. * Kết thúc: + Nhận xét tuyên dương. - Vệ sinh, trả trẻ. Đánh giá cuối ngày ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan