Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược truyền thông marketing tích hợp cho nấp hostel tại tp.hcm...

Tài liệu Chiến lược truyền thông marketing tích hợp cho nấp hostel tại tp.hcm

.PDF
41
1
77

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --- --- TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO NẤP HOSTEL TẠI TP.HCM Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Bảo Hân Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Lớp : DHMK13A 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ IMC ........................................................ 5 1.1 Xác định mục tiêu IMC .......................................................................... 5 1.2 Quyết định ngân sách IMC .................................................................... 5 1.3 Quyết định thông điệp IMC................................................................... 6 1.4 Quy trình thực hiện IMC. ...................................................................... 9 CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC IMC ................................................................. 13 2.1 Giới thiệu về nhãn hiệu ........................................................................ 13 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Nấp ........................................................... 13 2.1.2 Phân tích thị trường ....................................................................... 16 2.1.3 Khách hàng mục tiêu ...................................................................... 18 2.2 Nội dung quản trị IMC của nhãn hiệu ............................................... 20 2.2.1 Mục tiêu IMC .................................................................................. 20 2.2.2 Ngân sách IMC ............................................................................... 20 2.2.3 Thông điệp IMC .............................................................................. 21 2.2.4 Quyết định các công cụ truyền thông tích hợp .............................. 21 2.2.5 Đánh giá hiêu quả hoạt động. ........................................................ 35 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 39 3.1 Ưu điểm và hạn chế .............................................................................. 39 3.2 Giải pháp ............................................................................................... 39 2 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3 DANH SÁCH NHÓM 1 STT Họ và tên MSSV Phân công 1 Trần Ngọc Minh Anh 17084431 2.1, 2.2.3, 2.2.4 2 Trần Lê Thế Bảo 17084421 2.2.3, 2.2.4, thuyết trình 3 Nguyễn Huỳnh Đức 17092041 2.1, 2.2.3, 2.2.4 4 Phan Thị Hồng Hạnh 17020631 I, 2.2.1, 3.1 5 Vũ Thị Hiên 17086761 I, 3.2 6 Mai Thị Khánh Ly 17102461 Tổng hợp, powerpoint 7 Nguyễn Thị Yến Nhi 17031021 2.2.4, 2.2.5 8 Đặng Như Phương 17107181 2.2.2, 2.2.4 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ IMC 1.1 Xác định mục tiêu IMC Trước khi bắt tay vào xây dựng một chiến lược truyền thông trong Marketing hoàn chỉnh, doanh nghiệp phải xác định được đối tượng khách hàng tiếp nhận thông điệp truyền thông là ai để có thể phân định rõ ràng giữa 2 phân khúc khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Bởi đối với từng phân khúc đối tượng, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau. Tiếp đến, doanh nghiệp cần xem xét đến những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa những nhóm khách hàng hiện tại. Sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng này có thể được phân định bởi các yếu tố về nhân khẩu học, tâm lý, sở thích hoặc lối sống. Đặc biệt hơn, việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền thông của bạn sẽ càng cụ thể và mang tính thuyết phục cao. Sau khi xác định được đối tượng mục tiêu cho chiến lược truyền thông marketing của mình, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu truyền thông mà mình muốn đạt được qua chương trình truyền thông đó. Mục tiêu truyền thông của một doanh nghiệp hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm,… Việc xác định được mục tiêu truyền thông một cách cụ thể sẽ giúp bạn có cơ sở để xây dựng và đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông. 1.2 Quyết định ngân sách IMC Muốn thưc hiện được hoạt động truyền thông Marketing, công ty cần phải cung cấp một ngân sách nhất định. Thông thường có 4 phương pháp xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông của công ty:  Phương pháp xác định ngân sách theo tỷ lệ % của doanh số bán Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó của doanh số bán dự kiến. Phương pháp này có những ưu điểm và khuyết điểm. 5  Về ưu điểm có thể kể ra các ưu điểm như sau: • Thứ nhất, phương pháp này dễ tính toán • Thứ hai, phương pháp này dễ được chấp nhận  Về nhược điểm có thể kể nhược điểm cơ bản như sau: Phương pháp này không có căn cứ vững chắc, vì chính nhờ các chương trình truyền thông mà doanh nghiệp có thể tăng doanh số, chứ không phải doanh số là cái có trước để làm căn cứ tính ngân sách truyền thông.  Phương pháp cân bằng cạnh tranh Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông bằng ngân sách truyền thông của các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn và chu kỳ kinh doanh. Phương pháp này có ưu điểm là sẽ tránh khả năng xảy ra chiến tranh về truyền thông giữa các công ty cạnh tranh. Khó khăn trong việc thực hiện phương pháp này là khó xác định được ngân sách truyền thông của các công ty cạnh tranh. Mặt khác, do mục tiêu truyền thông của các công ty khác nhau, cho nên căn cứ như trên cũng không hoàn toàn hợp lý.  Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ Theo phương pháp này, các công ty xây dựng ngân sách truyền thông trên cơ sở những mục tiêu và nhiệm vụ cần phải giải quyết về phương diện truyền thông. Phương pháp này được xem là có căn cứ khoa học. Điều quan trọng cần lưu ý là mục tiêu, nhiệm vụ truyền thông phải đặt trong mục tiêu và nhiệm vụ của chiến lược Marketing.  Ưu điểm: Phương pháp có cơ sở khoa học vì các nhà quản lý phải trình bày rõ yêu cầu, nhiệm vụ của truyền thông phải thực hiện.  Nhược điểm: Ngân sách hoạt động truyền thông không vượt ra ngoài ngân sách marketing của công ty  Phương pháp chi theo khả năng Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông theo khả năng tài chính của họ. Phương pháp này có nhược điểm là công ty không thể chủ động sử dụng các hoạt động truyền thông theo mức cần thiết để tác động tới thị trường. 1.3 Quyết định thông điệp IMC 6 Thông điệp truyền thông Marketing của doanh nghiệp hiểu một cách đơn giản thì doanh nghiệp có thể nói những gì mình nghĩ đến người tiêu dùng. Tuy nhiên việc xem nó có đáng tin và chấp nhận nó hay không lại là quyền nằm ở phía người tiêu dùng. Bằng cách định vị thông điệp này, bạn chọn cho mình một vị trí trong trí óc của khách hàng. Hiện nay, khách hàng dường như bị quá tải do họ là đích nhắm của quá nhiều thông điệp truyền thông, hầu như mọi lúc mọi nơi. Giữa một rừng thông điệp truyền thông như vậy, một định vị tốt giúp bạn có cơ hội tìm được con đường đi vào trong nhận thức, suy nghĩ của khách hàng và lưu lại đó lâu dài. Các bước cơ bản để tạo thông điệp truyền thông bao gồm: Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu. Mỗi doanh nghiệp thành công đều có thị trường mục tiêu. Do đó, bước đầu tiên, bạn phải tự hỏi mình, “thị trường mục tiêu của bạn là ai”. Khi đã được thu hẹp lại, thông điệp sẽ gần hơn với đoạn thị trường đó. Bước 2: Xác định “ chỗ đau” của thị trường mục tiêu. Mỗi thị trường đều có những vấn đề – “ chỗ đau” riêng. Bí quyết để phác thảo một thông điệp truyền thông khiến khách hàng phải ngồi và lắng nghe là biết “ chỗ đau” đó, cảm nhận và giải quyết nó. Hãy nhớ đến một câu nói cũ “ Mọi người không quan tâm đến bạn, cho đến khi họ biết bạn quan tâm”. Xác định được “ chỗ đau” của thị trường nghĩa là bạn hiểu và đồng cảm cùng họ. Việc xác định các vấn đề của thị trường cũng sẽ giúp bạn thu hẹp được thị trường mục tiêu của mình. Ví dụ, tôi chỉ muốn nhắm tới các bà mẹ “ stay-at-home” – muốn có thêm thu nhập mà không cần rời khỏi nhà. Vì vậy, bước thứ hai, bạn phải hỏi mình “ các vấn đề họ gặp phải là gì và làm thế nào để họ cảm thấy chúng” Bước 3: Trình bày giải pháp của bạn cho các vấn đề của thị trường. Trình bày giải pháp của bạn chính là phương thuốc chữa bệnh đơn giản và hiệu quả cho những “chỗ đau” của thị trường. Đây là một bước quan trọng. Hầu hết mọi người sẽ không nhấc một ngón tay, trừ khi họ cảm thấy đau đớn. Vì vậy, khi bạn xác định được “ chỗ đau”, cần chà xát nó và làm cho mọi người thực sự cảm thấy nó. Làm cho nó giống như một vết thương cũ, chỉ cần mở lại và sát muối. 7 Tiếp đó, xác định tất cả những lợi ích mà giải pháp của bạn mang lại, những lợi ích này sẽ cải thiện cuộc sống của khách hàng và lấy đi các “ chỗ đau” bằng cách nào. Cố gắng đảo ngược bất kỳ rủi ro nào mà khách hàng có thể có đối với giải pháp của bạn. Đồng thời, định vị giải pháp của bạn là dễ dàng thực hiện. Chúng ta đang sống trong một xã hội “Do-It-For-Me”, hầu hết mọi người sẽ trả tiền để giải quyết vấn đề. Vì vậy, bước thứ ba là tự hỏi mình, “giải pháp có để cung cấp cho khách hàng tiềm năng là gì”. Bước 4: Trình bày giải pháp cho những người có tình trạng tương tự. Sẽ là không đủ nếu chỉ nói với mọi người rằng bạn có một giải pháp, cần chứng minh cho họ thấy giải pháp đó đang hoạt động. Và bạn có thể đã nói cả ngày về cách bạn giải quyết vấn đề đó, nhưng mọi người vẫn hoài nghi và không tin. Mọi người sẽ tin nếu người khác nói, những người gặp vấn đề tương tự như họ và đã có những kết quả tích cực. Trong bước này, bạn cần chứng minh giải pháp của mình bằng cách đưa ra chứng thực từ các khách hàng hiện tại và trước đây đã được giải quyết và những kết quả đã đạt được. Chứng thực tốt nhất là bắt đầu nói với khách hàng cuộc sống trước khi áp dụng giải pháp của bạn như thế nào. Nó sẽ tương tự như các vấn đề mà bạn mô tả trong Bước 2. Sau đó, bạn nên nói với khách hàng về cuộc sống sau khi áp dụng giải pháp. Phần này lấy những lợi ích mà bạn đã cung cấp trong Bước 3. Case Study nên xây dựng theo khung:  Vấn đề  Các giải pháp  Các kết quả Khi trình bày, không chỉ là thảo luận, mà còn đưa ra những kết quả đã đạt được, mất bao lâu để có được những kết quả đó (nếu nó không phải là một thời gian dài), và những tác động tích cực về tài chính cho khách hàng trong dài hạn. Vì vậy, bước thứ tư là tự hỏi mình, “ kết quả giải pháp của bạn là gì”. Bước 5: Giải thích những khác biệt của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Là một nhà tư vấn, tôi đã giúp nhiều công ty đánh giá các giải pháp phần mềm và dịch vụ. Trước tiên, chúng tôi gửi một yêu cầu, sau đó để các nhà cung cấp tham gia và demo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Chúng tôi hỏi các nhà cung cấp về cái mà họ 8 khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Tôi đã liên tục hoang mang vì sao họ thường xuyên nói, ‘Tôi xin lỗi, chúng tôi không nói xấu đối thủ cạnh tranh”. Là người mua, chúng tôi muốn các nhà cung cấp phân biệt mình với các nhà cung cấp khác. Chúng tôi không quan tâm họ nói xấu ai, chúng tôi chỉ muốn biết những gì là khác nhau về phần mềm của họ so với sản phẩm cạnh tranh. Bạn cần giao tiếp theo cách riêng của bạn. Khách hàng đang tìm kiếm khác biệt của bạn. Và những khác biệt cần phải có giá trị với khách hàng. Nó phải là một cái gì đó mà họ quan tâm.  Những lỗi thường gặp trong thông điệp truyền thông.  Lỗi lớn trong thông điệp truyền thông tôi hay gặp là một công ty thường nói “ Cái tôi làm” thay vì “ Cái gì trong đó cho tôi”. Nếu thông điệp được phát trên 2 kênh WWD và WIIFM, một trong số chúng bạn nghĩ khách hàng muốn nghe. Khi bạn phát trên WWD, khách hàng của bạn đang trên WIIFM. Vậy nghĩa là, để thông điệp phù hợp với thị trường, bạn nên phát trên WIIFM.  Một lỗi khác, các chuyên gia hoạt động độc lập thường cho rằng chức danh cá nhân là một phần của thông điệp truyền thông. Ví dụ, bạn là một CMC ( tư vấn chứng chỉ quản lý); nhưng mọi người không quan tâm bạn là một CMC; họ quan tâm cái bạn làm được cho họ; do đó CMC không phải là một phần của thông điệp. 1.4 Quy trình thực hiện IMC. MC đang dần trở thành yếu tố cốt lõi làm nên thành công cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp phải truyền thông cái gì? Tích hợp như thế nào mới hiệu quả? Dưới đây là một quy trình chuẩn (6 bước) được đưa ra dành cho các Maketer mà bạn có thể tham khảo. Bước 1: Xác định mục tiêu Người xưa thường có câu: phải biết mình sẽ đi đâu trước khi tính xem mình đi tới đó bằng cách nào, tức là cần phải xác định mục tiêu trước khi thực hiện bất kỳ 9 điều gì. Và lập kế hoạch truyền thông IMC cũng không phải là một ngoại lệ. Mô hình SMART sẽ là một gợi ý hữu hiệu cho bạn trong trường hợp này.  Specific – cụ thể  Measurable – có thể đo lường được  Achievable – có thể đạt được  Realistic – thực tế  Time-focused – tập trung vào yếu tố thời gian Các mục tiêu này sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả và có cơ sở để đánh giá hoạt động truyền thông của mình. Tuy nhiên, có một yêu cầu bắt buộc đó là mục tiêu trong kế hoạch của bạn bắt buộc phải đáp ứng 2 yêu cầu “bất di bất dịch” là “Achievable” và “Realistic”. Nếu mục tiêu chưa đạt 2 tiêu chí này hãy cẩn trọng trong việc thực hiện nó. Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu chính Khách hàng mục tiêu chính là nhóm người có đặc điểm nhân khẩu học phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp hướng tới. Đó có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài đời thực, có thói quen mua hàng, hành vi mua hàng cụ thể và quan trọng là có khả năng chi trả, bỏ tiền ra mua các sản phẩm, dịch vụ họ cần. Việc xác định được đối tượng mục tiêu chính sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng khách hàng mong muốn, tiết kiệm chi phí và đưa ra những kế hoạch phù hợp để “chinh phục” họ. Để xác định được chính xác đối tượng mục tiêu, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc cơ bản trong Marketing.  Dựa trên nghiên cứu, lý thuyết  Tiến hành các thống kê, nghiên cứu từ những số liệu thu thập được trên 1 phạm vi khách nhất định (số lượng nghiên cứu phải đủ nhiều để đưa ra được các chỉ số chung)  Nghiên cứu, phân tích đối thủ trong cùng lĩnh vực, từ đó nghiên cứu về nhóm đối tượng khách hàng mà mình muốn nhắm đến.  Dựa trên yếu tố thực tiễn  Đi thị trường (market visit) 10  Quan sát thực tế (in-home visit)  Sống thử cuộc sống của người tiêu dùng  Khảo sát thực tế thói quen truyền thông (media habit)  Nghiên cứu tâm lý về nhu cầu, mong muốn, khát khao và nỗi sợ hãi của người dùng khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ Bước 3: Consumer Insight Không phải là sự thật hiển nhiên, Insight là sự thật ngầm hiểu, diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng. Việc khai thác được tâm lý, thói quen, sở thích của khách hàng có thể khiến họ cảm thấy hứng thú vì được thấu hiểu. Điều này sẽ kích thích sự tò mò và mong muốn được trải nghiệm sản phẩm. Tâm lý và hàng vi của người tiêu dùng thay đổi từng ngày, do đó việc xác định được insight khách hàng đòi hỏi các Marketer phải có một kiến thức nền tảng chắc chắn và một khả năng “cảm thụ” mạnh mẽ. Một vài “chỉ dẫn” được đưa ra để việc tìm ra “sự thật ngầm hiểu” này bao gồm: Collect (thu nhập thông tin) – Connect & Dig Deeper (Kết nối và đào sâu) – Crafting (sắp xếp thủ công) Bước 4: Big Idea Khi đã nắm được những insight của khách hàng, các Marketer cần phải đưa ra được một ý tưởng để giải quyết được những vấn đề đó. Nếu như việc chinh phục một cô gái, dồn hết tâm trí để nhận lại “một cái gật đầu” thì với Big idea thành công là khi chiến dịch được thực hiện và nhận được rất rất nhiều cái gật đầu. Big Idea là những ý tưởng chủ đạo ngắn gọn, súc tích liên quan đến khách hàng và có khả năng tạo ra sự kết nối giữa sản phẩm và khách hàng tiềm năng. Big Idea thành công là ý tưởng khơi dậy được cảm xúc của khách hàng và khiến người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm này chính là điều cần thiết với họ. Bên cạnh những Insight được khai thác, bạn có thể xây dựng Big Idea dựa trên việc: o Phân tích đối thủ o Khảo sát ý kiến khách hàng o Báo, Tạp chí Cho dù được tạo nên từ cách nào thì Big Idea của bạn phải thể hiện được vai trò của thương hiệu một cách dễ dang và khiến khách hàng biết, thích, nhớ về thương hiệu của bạn. 11 Bước 5: Kế hoạch thực hiện kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC Để hiện thực hóa được những ý tưởng đến gần hơn với khách hàng thì bạn cần phải phát triển nó thành một bản kế hoạch chi tiết hơn. Các yếu tố cần xác lập phải trả lời được các câu hỏi: o Thời gian, chi phí, ngân sách dành cho từng giai đoạn là bao nhiêu? o Các hoạt động chính (key hook) và hoạt động truyền thông chủ đạo (key message) là gì? o Đâu là những hoạt động phụ trợ cho từng giai đoạn? Trả lời đầy đủ những câu hỏi định hướng trên bạn đã có thể xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiết và rõ ràng Bước 6: Đánh giá hiệu quả truyền thông Đánh giá hiệu quả truyền thông kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC là một trong những bước không kém phần quan trọng nhưng lại có rất nhiều Marketer bỏ qua. Kết thúc các chiến dịch truyền thông, dựa trên những số liệu thu thập được từ khách hàng và chi phí thực hiện với những mục tiêu, ngân sách dự kiến ban đầu để đánh giá hiệu quả. Các nội dung đánh giá bao gồm: o Mức độ nhận biết thương hiệu o Mức độ nhận biết chiến dịch o Mức độ nhớ và hiểu biết thông điệp truyền thông o Sự tác động của chiến dịch về mức độ nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu o Sự tác động của chiến dịch với hành vi mua hàng của khách hàng (bao gồm cả tỉ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ khách hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người khác) o Phản hồi từ khách hàng Ngoài ra cũng cần phải đánh giá các hoạt động truyền thông của đối thủ trên chỉ số SOV/SOI để điều chỉnh các hoạt động phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo. Thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau mỗi chiến dịch sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và gia tăng hiệu quả truyền thông. 12 CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC IMC 2.1 Giới thiệu về nhãn hiệu 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Nấp NẤP SÀI GÒN Ngày thành lập: 27/7/2017 Địa chỉ: 3/5 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00 Mô hình kinh doanh: Hộ kinh doanh Sơ lược về Nấp Sài Gòn 13 Nấp là một cửa hàng cà phê kết hợp với hostel nằm tại một con hẻm nhỏ gần trung tâm Sài Gòn. Đúng với tên gọi của mình, nơi đây nhẹ nhàng, yên tĩnh tựa như một chốn riêng để bất kì ai cũng có thể chui vào để ẩn nấp. Nhìn từ xa, quán tựa như một ốc đảo riêng biệt với dàn dây leo và những chậu cây được bao phủ khắp mặt tiền quán. Mảng xanh này không chỉ tạo ra sự mát mắt, dễ chịu mà còn là background chụp hình cực ổn. Quán có diện tích khá nhỏ và chỉ có một tầng. Tuy nhiên không gian bên trong vẫn được sắp xếp hợp lí, đảm bảo mỗi người đều có góc riêng, không chung đụng với bất kì ai. Các món nước và bánh của quán đều vừa miệng và có mức giá rất ổn. Nếu đến đây đừng quên thử những món đặc trưng như bạc sỉu đá, choco trứng nóng hay trở về tuổi thơ với một li đá me hay bột sắn dây pha tắc. Không gian bên trên là khu vực hostel dành cho những ai có nhu cầu lưu trú. Được truyền cảm hứng từ những căn nhà trọ Nhật Bản nên bạn dễ dàng tìm được cái không khí thanh tịnh của xứ mặt trời mọc ở đây. Từ kiến trúc cho đến những chi tiết nội thất nhỏ như manh chiếu, ghế cói, tủ gỗ đều được thiết kế tối giản và gần gũi với thiên nhiên. Ở Sài Gòn rồi thì chắc cũng chẳng cần thuê hostel lắm, nhưng nếu có bạn bè từ nơi khác đến du lịch thì bạn có thể gợi ý đến với Nấp đấy! Đồng sáng lập bởi: Tim Phạm, Thy Trần, Trần Quang Đại  Tim Phạm Tim Phạm là cái tên được nhiều người trong làng nhiếp ảnh Việt Nam biết đến. Instagram của Tim Phạm thu hút hàng chục ngàn follow bởi sự nghệ thuật và tinh tế từ những bức ảnh chụp của anh. Ngoài khả năng nhiếp ảnh, Tim Phạm còn có tài vẽ cực đỉnh. Anh tham gia vẽ cho các liveshow, vẽ concept thời trang cho tạp chí... và hiện đang cộng tác với hàng loạt các đầu báo thời 14 trang hàng đầu ở Sài Gòn. Bên cạnh đó, Tim Phạm còn ghi điểm bởi ngoại hình đẹp như tranh cùng một phong cách thời trang đơn giản nhưng lịch lãm. Tim Phạm là người đã thổi cảm hứng cho các concept vào dự án Nấp Sài Gòn. Việc thay đổi các concept này giúp cho không gian Nấp trở nên vô cùng mới lạ, độc đáo hướng đến cho giới trẻ biết đến về các trào lưu mỹ thuật qua các tác phẩm của anh được trưng bày tại Nấp.  Thy Trần Thy Tran ( Thành phố Hồ Chí Minh, 1988) là một nghệ sĩ thị giác người Úc gốc Việt hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Cô chuyển đến Melbourne, Úc khi còn là thiếu niên, tốt nghiệp năm 2012 với bằng BFA từ MADA tại Đại học Monash, chuyển về Việt Nam năm 2015. Cô là một nhiếp ảnh gia thời trang tự do tại Melbourne và tiếp tục làm việc thương mại ở Sài Gòn, đồng thời dành thời gian cho dự án cá nhân và hợp tác. Vào năm 2017, Thy đã công bố phát hành cuốn sách ảnh đầu tay của cô 'Cacher', được xuất bản bởi NB. Không chỉ hợp tác vào dự án mô hình hostel/café , các hình ảnh nghệ thuật được in dưới dạng các postcard cũng được trưng và bày bán tại Nấp cho những du khách có nhu cầu  Trần Quang Đại Người mẫu Quang Đại tên đầy đủ là Trần Quang Đại, một trong những người mẫu trưởng thành từ chương trình Vietnam’s Next Top Model, có khuôn mặt điển trai và khả năng tạo dáng phong phú, lối trình diễn tự nhiên. Sinh ra ở Vũng Tàu, từ khi còn là sinh viên lớp Chất lượng cao chuyên ngành Luật Thương mại – Quốc tế trường Đại học Luật TP.HCM, Quang Đại đã sớm thể hiện đam mê với sàn catwalk.. Anh thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí lớn, tham gia nhiều show diễn, campaign, lookbook của các nhãn hàng thời trang nổi tiếng.. Anh sử dụng thông thạo tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, Quang Đại đang tập trung xây dựng portfolio, tích lũy kinh nghiệm từ các hoạt động thời trang trong nước để chuẩn bị tiến đến những sàn diễn quốc tế. 15 Với sự thành công của “Thinker & Dreamer” là đứa con tinh thần - mô hình quán cà phê này thu hút đông đảo lượng khách thưởng thức cà phê và không gian tại đây. Quang Đại đã cùng đồng hành dự án mô hình hostel/café Nấp Sài Gòn tạo nên một sức hút khiến cho giới trẻ không khỏi tò mò và vô cùng thích thú. Tuy chỉ mới thành lập vào năm 2017 nhưng Nấp Sài Gòn đã được vinh danh tại WeChoice Awards 2017 với các hạng mục:  Hạng mục đời sống giới trẻ (10 quán café được yêu thích nhất)  Hạng mục du lịch (10 Hostel, Guesthouse được yêu thích) 2.1.2 Phân tích thị trường  Đối thủ cạnh tranh: Theo công ty nghiên cứu thị trường AirDNA - đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích cho thuê kỳ nghỉ ngắn hạn hàng đầu thế giới, tính riêng tại TP. HCM năm 2016 có khoảng 6.200 chỗ ở dạng hostel, căn hộ lưu trú. Đến năm 2017, con số này tăng vọt lên hơn 15.000 chỗ ở. Tới giữa năm 2018, số lượng hostel ở mức trên 20.000, và hơn một nửa trong số này có hoạt động thực sự. Mô hình kinh doanh hostel phát triển ồ ạt như hiện nay ở TP.HCM sẽ đặt ra thách thức lớn khi có cạnh tranh mạnh về giá. Để giữ giá thấp, thu hút khách thì chủ cơ sở ngoài thu tiền từ phòng cho thuê, còn phải kiếm thêm thu nhập phụ từ việc bán tour để hưởng hoa hồng và bán các sản phẩm lưu niệm cho du khách. Sau đây là những đối thủ cạnh tranh mạnh với Nấp Hostel  Cánh Đồng Hoa – Springfield Cottage Địa chỉ: A16/485R8 Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM. Giá phòng từ: Giá đã bao gồm 3 bữa ăn và các hoạt động khác như hái rau, câu cá, vẽ tranh, yoga, workshop… 16 Chòi lớn: 1.430.000 VND / người / đêm, 1.680.000 VND / 2 người / đêm. Chòi nhỏ: 1.210.000 VND / người / đêm, 1.460.000 VND / 2 người / đêm. Springfied Cottage là hostel giá rẻ Sài Gòn trên mặt nước duy nhất tính tới thời điểm hiện tại, nằm ở Bình Chánh, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 50 phút đi xe. Chính vì vị trí cách xa trung tâm Sài Gòn xô bồ mà nơi đây cực kì yên tĩnh và trong lành, sóng điện thoại yếu nên bạn cũng không thể kết nối 3G mà hãy tận hưởng vùng ngoại ô yên bình này.  The Common Room Project Địa chỉ: 80/8 Nguyễn Trãi, Quận 5. Giá phòng từ: The Commen Room Project được chia làm 2 khu với 2 mức giá khác nhau: Khu Dorm: 4 phòng với 48 giường, giá khoảng 330.000 VND / giường / đêm. Mỗi phòng dorm đều có nhà tắm và cách trang trí khác nhau. Khu Private: 4 phòng, giá khoảng 1.300.000 VND / đêm. The Common Room Project nằm khiêm tốn trong ngõ nhỏ Sài Gòn nhưng không vì thế mà nó mất đi sức hút. Gam màu trầm cùng cách thiết kế trang trí pha trộn giữa hoài cổ và hiện đại đã biến từng ngóc ngách của hostel này trở thành background sống ảo cực “chất”, ngay từ cửa vào là đã khiến bạn muốn làm ngay vài tấm check-in khoe bạn bè rồi.  Phân tích ma trận SWOT Điểm mạnh: Cơ hội: - Giá dịch vụ vừa túi tiền. - Sự tăng trưởng của ngành du - Không gian thiết kệ độc đáo lịch nói riêng và dịch vụ nói yên tĩnh, tạo không gian thư chung tại TP.HCM rất nhanh, giãn và sự riêng tư cho khách dẫn đến lượng khách hàng càng hàng. hàng cũng rất nhanh chóng 17 - Xu hướng sử dụng hostel thay - vì khách sạn của khách du lịch đang càng ngày càng phổ biến. Điểm yếu: - - Thị phần không lớn nhưng sự Thách thức: - Số lượng đối thủ cạnh tranh lớn canh tranh rất khốc liệt với nhiều hình thức hoạt động Nguồn vốn còn giới hạn: do đa dạng. công ty mới được thành lập nên việc chi trả vào các công - Còn phụ thuộc nhiều vào các thời gian trong năm. cụ truyền thông cung ứng cho dịch vụ bị giới hạn. 2.1.3 Khách hàng mục tiêu 18 19 2.2 Nội dung quản trị IMC của nhãn hiệu 2.2.1 Mục tiêu IMC  Mục tiêu tổng quát: Tăng độ nhận biết của khách hàng đối với dịch vụ tại Nấp hostel  Mục tiêu cụ thể: Sau chiến dịch truyền thông marketing tích hợp, chúng tôi muốn đạt được: - Doanh số tăng lên 150tr/1 tháng ở tháng cao điểm và 100tr/ tháng ở tháng thấp điểm - Lượng tương tác trên fanpage ở Facebook và Instagram tăng lên 40% so với hiện tại.  Thời gian thực hiện chiến dịch: 6 tháng, bắt đầu từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020. Thông qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Mục tiêu của giai đoạn truyền thông này là tạo sự tò mò của khách hàng đối với Nấp hostel. Thời gian triển khai giai đoạn 1 là 10/2019 đến hết tháng 11/2019. - Giai đoạn 2: Mục tiêu của giai đoạn này là định vị vị thế của Nấp hostel trên thị trường. Thời gian triển khai giai đoạn 2 là từ tháng 12/2019 đến hết tháng 03/2019. 2.2.2 Ngân sách IMC Phương pháp xác định ngân sách cho kế hoạch truyền thông chúng tôi chọn đó là phương pháp xác định theo phần trăm trên doanh thu. STT Danh mục 1 Doanh thu Tháng cao điểm Chỉ tiêu ( VNĐ) Ghi chú 100tr/1 tháng Bao gồm các tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và từ tháng 5 đến tháng 8. Tháng thấp điểm 70tr/1 tháng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan