Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược marketing sản phẩm mì gói hảo hảo...

Tài liệu Chiến lược marketing sản phẩm mì gói hảo hảo

.DOCX
30
1
90

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  ----- ----- BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM MÌ GÓI HẢO HẢO Giảng viên phụ trách : Trần Thanh San Sinh viên thực hiện : TP.HCM, tháng 07, năm 2021 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  ----- ----- BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM MÌ GÓI HẢO HẢO Giảng viên phụ trách : Trần Thanh San Sinh viên thực hiện : TP.HCM, tháng 07, năm 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... v CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ............................................................. 1 1.1 Khái niệm về Marketing, Marketing – Mix .............................................................. 1 1.1.1 Marketing ......................................................................................................... 1 1.1.2 Marketing – Mix .............................................................................................. 2 1.2 Chiến lược sản phẩm ................................................................................................ 2 1.2.1 Khái niệm ........................................................................................................ 2 1.2.2 Nội dung chiến lược sản phẩm ........................................................................ 3 1.2.3 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm ................................................... 3 1.2.4 Thiết kế bao bì sản phẩm ................................................................................. 4 1.2.5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm .................................................................................. 4 1.2.6 Phát triển sản phẩm mới .................................................................................. 4 1.2.7 Chu kỳ sống của sản phẩm .............................................................................. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM ........... 7 2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam ................................................. 7 2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ................................................................ 8 2.3 Sơ lược các dòng sản phẩm .................................................................................... 10 2.3.1 Mì gói ............................................................................................................ 10 2.3.2 Tô – Ly – Khay .............................................................................................. 11 2.3.3 Phở – Hủ tiếu – Bún ...................................................................................... 12 2.3.4 Miến ............................................................................................................... 12 2.3.5 Các ngành hàng mới ...................................................................................... 12 i CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DÒNG SẢN PHẨM MÌ GÓI HẢO HẢO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM................................. 13 3.1 Danh mục sản phẩm.............................................................................................. 13 3.2 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm......................................................... 13 3.2.1 Chất lượng sản phẩm................................................................................... 13 3.2.2 Đặc tính sản phẩm........................................................................................ 14 3.2.3 Thiết kế bao bì sản phẩm............................................................................. 15 3.3 Nhãn hiệu sản phẩm.............................................................................................. 16 3.4 Phát triển sản phẩm mới........................................................................................ 16 3.5 Các chiến lược sản phẩm điển hình....................................................................... 17 3.6 Chu kỳ sống sản phẩm.......................................................................................... 18 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY............................................................................. 19 4.1 Đánh giá chung về chiến lược sản phẩm của công ty Acecook Việt Nam............19 4.2 Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty........................................ 20 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................... 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 23 ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Quý thầy cô Trường Đại học Tài chính – Marketing và Quý thầy cô khoa Công nghệ thông tin đã tạo cơ hội cho chúng em hoàn thành kì thi kết thúc học phần môn Tin học Đại cương trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn ra phức tạp của Covid – 19. Trong quá tình thực hiện, bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn, nhờ có sự nhiệt tình hướng dẫn của thầy Trần Thanh San em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy. Với phương pháp học trực tuyến thầy rất tận tình truyền đạt kiến thức trong quá trình học tập. Đồng thời, em cũng rất cố gắng tiếp thu đầy đủ nhất lượng kiến thức cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em rất mong được nhận những ý kiến đóng góp của thầy để có thể rút kinh nghiệm cho bản thân, hoàn thiện tốt hơn các chuyên đề sau này. Kính chúc quý thầy cô sức khoe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn. iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn KCN Khu công nghiệp TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia BYT BộYTế DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Marketing.............................................................................................................. 1 Hình 2: Mô hình Marketing - Mix 4P của Mc Carthy (1960)............................................ 2 Hình 3: Nhà máy Acecook Việt Nam................................................................................ 7 Hình 4: Một số loại mì gói của Acecook......................................................................... 10 Hình 5: Thành phần dinh dưỡng của một gói mì (75g).................................................... 14 Hình 6: Sản phẩm mì Hảo Hảo........................................................................................ 15 Hình 7: Logo cũ và logo mới của Acecook Việt Nam..................................................... 16 Hình 8: Doanh thu của Acecook Việt Nam năm 2015 - 2016.......................................... 18 v CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.1 Khái niệm về Marketing, Marketing – Mix 1.1.1 Marketing Hình 1: Marketing Khái niệm: Theo Philip Kotler _người được coi là cha đe của Marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa cụ thể như sau “Marketing là một quá trình mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác”. – Vai trò: Thứ nhất, Marketing dẫn dắt doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp. Thứ hai, Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích xã hội. Thứ ba, Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường. Thứ tư, Marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định marketing như: sản xuất sản phẩm gì, cho thị trường nào, sản xuất như thế nào? Với số lượng bao nhiêu? 1 – Chức năng: Chức năng cơ bản của Marketing là kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường những chức năng đặc thù của marketing: • Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu. • Tăng cường khả năng thích nghi của các xí nghiệp trong điều kiện thị trường biến động thường xuyên. • Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng • Hiệu quả kinh tế • Phối hợp 1.1.2 Marketing – Mix Marketing – Mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định. Gồm các thành tố: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place) và Chiêu thị/Thông tin marketing (Promotion). Marketing - Mix còn được gọi là chính sách 4 Ps - do viết tắt 4 chữ đầu các thành tố (Đây là quan điểm của Giáo sư Jerome McCarthy đưa ra vào những năm 60). Hình 2: Mô hình Marketing - Mix 4P của Mc Carthy (1960) 1.2 Chiến lược sản phẩm 1.2.1 Khái niệm Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng. 2 Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở bào đảm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp. 1.2.2 Nội dung chiến lược sản phẩm – Kích thước tập hợp sản phẩm (Product Mix): Là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng loại và mẫu mã sản phẩm. Gồm các số đo: • Chiều rộng tập hợp sản phẩm: số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh nghiệp dự định cung ứng cho thị trường. Nó được xem là danh mục sản phẩm kinh doanh, thể hiện mức độ đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp. • Chiều dài tập hợp sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm kinh doanh sẽ có nhiều chủng loại khác nhau, số lượng chủng loại quyết định chiều dài của tập hợp sản phẩm, doanh nghiệp thường gọi là dòng sản phẩm (product line). • Chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Mẫu mã sản phẩm gắn với từng chủng loại sản phẩm. – Nhãn hiệu sản phẩm (Brand): Là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc tổng hợp những yếu tố trên nhằm xác nhận sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp và phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu sản phẩm bao gồm những thành phần cơ bản sau: Tên gọi nhãn hiệu (brand name), biểu tượng nhãn (symbol), nhãn hiệu đã đăng kí (trade mark), bản quyền (copy right). Tuy nhiên, nhãn hiệu không thuần túy thực hiện chức năng nhận biết hoặc để phân biệt với những sản phẩm cạnh tranh khác. Nhãn hiệu sản phẩm có thể nói lên: đặc tính sản phẩm, những lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng, sự cam kết và những quan điểm của doanh nghiệp, nhân cách và cá tính của người sử dụng. 1.2.3 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu và đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng sản phẩm. Bên cạnh đó để đảm bảo được chất lượng, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý chất lượng rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp thường nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng để đưa vào sản phẩm những đặc tính mới. Những đặc điểm thể hiện được chức năng sản phẩm và tạo 3 sự khác biệt khi sử dụng sản phẩm. Một sản phẩm có thiết kế tốt không chỉ thể hiện ở hình thức của nó mà còn phải thể hiện ở chất lượng. Giúp cho người mua cảm thấy an toàn, sử dụng dễ dàng, thuận tiện, hưởng được những dịch vụ tốt từ đó doanh nghiệp mới đạt được hiêu quả cao trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm. 1.2.4 Thiết kế bao bì sản phẩm Thiết kế bao bì là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất những gói hay đồ dùng sản phẩm. Bao bì trở thành một phần không thể thiếu của sản phẩm, là công cụ đắc lực trong hoạt dộng marketing gồm các chức năng: – Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm (nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần, hạn sử dụng,…). – Bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng, biến chất trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. – Thể hiện hình ảnh về nhãn hiệu, công ty, thể hiện ý tưởng định vị sản phẩm. – Tác động vào hành vi khách hàng qua hình thức, màu sắc, thông tin trên bao bì. 1.2.5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm Dịch vụ hỗ trợ ảnh hưởng đến nhận thức khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm, đặc điểm sử dụng và yêu cầu của khách hàng mà dịch vụ cung ứng cho khách hàng có thể khác nhau. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn những dịch vụ sau để hổ trợ cho sản phẩm: – Bảo hành, bảo trì và sữa chữa sản phẩm. – Chuyên chở, lắp đặt sản phẩm. – Cung ứng chi tiết, phụ tùng thay thế. – Tư vấn tiêu dùng. – Sử dụng thử sản phẩm. Các nhà sản xuất có thể trực tiếp cung cấp hoặc chuyên dần cho những nhà phân phối và bán hàng chính thức của mình để đảm bảo cung ứng kịp thời các dịch vụ hỗ trợ. 1.2.6 Phát triển sản phẩm mới Phát triển sản phẩm mới là yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp, đồng thời có cũng hàm chưa nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp, thậm chí có thể thất bại. Vì thế, nhằm giảm bớt những yếu tố rủi ro, cần xem xét quá trình phát triển mới qua nhiều giao đoạn: 4 – Hình thành và lựa chọn ý tưởng. – Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới. – Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới. – Thiết kế kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm. – Thử nghiệm sản phẩm. – Triển khai sản xuất, tung sản phẩm mới ra thị trường. 1.2.7 Chu kỳ sống của sản phẩm Là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của sản lượng và doanh số trong các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh sản phẩm kể từ lúc sản phẩm được giới thiệu cho đến khi rút lui khỏi thị trường. Về cơ bản, chu kỳ sống của sản phẩm trải qua 4 giai đoạn: – Giai đoạn giới thiệu hay phát triển sản phẩm trên thị trường (Introduction stage): Đây là giai đoạn sản phẩm bắt đầu được tung ra, doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và chi phí để sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường. Sản lượng và doanh thu tăng chậm, do sản phẩm chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến hoặc người tiêu dùng vẫn chưa từ bỏ thói quen sử dụng hiện tại. Ở giai đoạn giới thiệu, chi phí bỏ ra để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và chi phí marketing cho sản phẩm cao nhưng doanh nghiệp thường phải chịu lỗ hoặc lợi nhuận rất thấp. – Giai đoạn tăng trưởng/phát triển (Growth stage): Ở giai đoạn này lượng sản phẩm tiêu thụ tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới, tuy nhiên cạnh tranh trên thị trường cũng bắt đầu tăng. – Giai đoạn chín muồi (Maturity stage): Đây là giai đoạn ổn định của quá trình kinh doanh sản phẩm, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt tối đa, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng rất chậm do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường đã ở mức bão hòa. Sản phẩm tiêu thụ chậm dẫn đến cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ. – Giai đoạn suy thoái (Decline stage): 5 Giai đoạn suy thoái diễn ra khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận giảm sút một cách nghiêm trọng. Để tránh ảnh hưởng bất lợi do giai đoạn suy thoái sản phẩm, doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược gối đầu lên nhau của chu kỳ sổng sản phẩm. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam Hình 3: Nhà máy Acecook Việt Nam Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao. Hiện nay trong thời thời đại công nghệ, kỹ thuật hiện đại, được biết đến là một doanh nghiệp hàng đầu Acecook Việt Nam đã có nhiều bước tiếng lớn trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn liền. Acecook Việt Nam đã gắn bó vơi người tiêu dùng Việt Nam trong suốt hơn 20 năm. Sở hữu lên tới hơn 10 nhà máy sản xuất khắp đất nước, 04 chi nhánh kinh doanh, hơn 300 đại lý phân phối, phù hàng trên 95% điểm bán le trải khắp từ Bắc chí Nam. Không ngừng nổ lực cố gắng, Acecook Việt Nam đã lớn mạnh gây được nhiều tiếng vang, nhiều sản phẩm chất lượng, mang đậm hương vị người Việt. Trở thành thương hiệu được yêu thích không chỉ ở Việt Nam, Acecook đã lan rộng ra quốc tế góp phần phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Thương hiệu Vina Acecook sẽ luôn mang đến những giá trị chất lượng cao, sánh vai với các doanh nghiệp lớn vì sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam. i 2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Tập đoàn Acecook đến từ Nhật Bản gồm có 03 thành viên: Acecook Nhật Bản (1948), Acecook Việt Nam (1993) và Acecook Myanmar (2015). Được thành lập năm 1948 bởi ông Muraoka Keiji, ngành sản xuất kinh doanh đầu tiên của Acecook Nhật Bản là bánh quy. Năm 1959, Acecook tham gia vào thị trường mì ăn liền và là một trong những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Nhật. Năm 1993: – Năm 1993 thành lập công ty liên doanh Vifon – Acecook. – Vốn đầu tư: 4 triệu USD. – Thành phần liên doanh: + Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam VIFON: 40% + Nhật Bản: ACECOOK, MAURUBENI, hiệp hội hợp tác hỗ trợ kinh tế Nhật Bản JAIDO: 60%. Năm 1995: – Ngày 07/07/1995 bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. – Sản phẩm đầu tiên: mì và phở cao cấp được sản xuất để phục vụ thị trường phía Nam. – Sản lượng sản xuất: 3,8 triệu gói/năm. Năm 1999: – Ra đời sản phẩm mì Kim Chi với hương vị của Hàn Quốc. – Lần đầu tiên đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. – Đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam. Năm 2000: – Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo, đầy là một bước đột phá mới, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường. – Đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao lần 2. – Đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam. 8 Năm 2003: – Hoàn thiện hệ thuống nhà máy từ Bắc đến Nam. – Mở rộng thị trường xuất khẩu: Úc, Mỹ, Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi và đã nâng kim ngạch xuất khẩu lên 3 triệu USD. – Thành lập thêm một nhà máy mới tại ấp Bình Dương. Nâng tổng dây chuyền công ty lên 12 dây chuyền. – Chiếm 60% thị trường mì ăn liền cả nước. – Ra sản phẩm mới: Đệ Nhất Mì Gia. Năm 2004: – Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy về KCN Tân Bình. – 6 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao – Acecook Việt Nam vinh dự đón nhận huân chương Lao động hạng 3 do chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng. Năm 2008: – Công ty TNHH Acecook Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01). Năm 2013: – Triển khai chương trình sinh viên tham quan nhà máy sản xuất mì ăn liền. Năm 2015: – Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới. Năm 2017: – Nhà máy mới gần TP.HCM chỉ dành riêng để sản xuất mì ly có thể đạt công suất tới 180 triệu ly mì Handy Hảo Hảo và các loại mì ly khác. – Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2017. Năm 2018: 9 – Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục “Sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm” (từ năm 2000 đến năm 2018) cho thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo, thuộc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. – Acecook Việt Nam ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại với Ringer Hut nhằm kinh doanh chuỗi nhà hàng ẩm thực tại Việt Nam. Năm 2020: – Kỷ niệm 25 năm ngày Acecook Việt Nam bán sản phẩm đầu tiên. 2.3 Sơ lược các dòng sản phẩm Vina Acecook giờ đã trở thành một trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn liền lớn nhất Việt Nam. Phát triển hơn 20 năm, Vina Acecook không ngừng cải thiện, tung ra thị trường những dòng sản phẩm đa dạng, độc đáo, mới lạ, chất lượng, mang đậm hương vị người Việt góp phần tạo ra nền văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nằm phát triển ngành ẩm thực Việt Nam. 2.3.1 Mì gói Hình 4: Một số loại mì gói của Acecook – Mì Hảo Hảo: Hương thơm độc đáo, với vị chua cay, thơm nồng tuyệt hảo. 10 – Thế Giới Mì: Vị tôm đậm đà hòa cùng vị cay nóng của ớt, vị thơm nồng của chanh. – Mì nấu MAXKAY: Thỏa mãn mọi kiểu ăn cay của bạn. – Mì SiuKay: SiuKay – Thách thức bản lĩnh. – Mì Udon: Trải nghiệm mới cùng ẩm thực Nhật Bản. – Mì Doraemon: Sản phẩm bổ sung cãni, hương vị mới lạ, độc đáo cho cả nhà trải nghiệm thú vị. – Mì Đệ Nhất: Bổ sung tinh bột đậu Hà Lan, dinh dưỡng và thanh mát, góp phần làm mới những món ăn ngon. – Mì Mikochi: Sợi mì không chiên, dai hơn và giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên. – Mì Hít Hà: Mì cực cay Hít Hà ‒ thử thách dành cho những người mạnh mẽ. – Mì Bốn Phương: Sản phẩm phù hợp với cuộc sống bận rộn và năng động hiện nay. – Mì Hảo 100: Hương vị đặc trưng hòa quyện mang đến một bữa ăn ngon. – Mì Số Đỏ: Mì ăn liền số đỏ hương vị mì tôm chua cay, – Mì không chiên block: Vắt mì tơi, sợi dai ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm. – Good: Mang hương vị tuyệt hảo cho mọi bữa ăn. – Mì Spaghetti Bistro. 2.3.2 Tô – Ly – Khay – Mì ly ăn liền CayKay. – Mì ly Handy Hảo Hảo: Sản phẩm phù hợp với cuộc sống bận rộn và năng động hiện nay. – Mì ly MEME: Có MEME, ở đâu cũng hiện đại! – Mì ly Modern: Hiện đại tre trung về kiểu dáng, phong phú đa dạng về hương vị. – Ly Enjoy: Tôm thật, thịt thật, nhiều rau xanh cùng sợi mì dai ngon hoà quyện. – Tô Nhớ Mãi Mãi: Thưởng thức món ngon tròn vị ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. 11 – Khay Táo Quân: Thưởng thức trọn vẹn sản phẩm ở mọi lúc mọi nơi. – Mì tô ăn liền mì trộn Today. – Mì ly mini ăn liền Doraemon. – Mì ly mini ăn liền mini Handy Hảo Hảo. – Mì tô ăn liền mì trộn CayKay. 2.3.3 Phở – Hủ tiếu – Bún – Phở Đệ Nhất: An toàn chuẩn Nhật, chất vị phở quen. – Phở trộn Đệ Nhất: Trộn là thích, ăn là ghiền. – Hủ tiếu khô Nhịp Sống hương vị Nam Vang: Trộn liền tay, ăn mê ngay. – Phở Xưa & Nay: Sản phẩm bổ sung canxi, hương vị mới lạ, độc đáo cho cả nhà trải nghiệm thú vị. – Hủ tiếu Nhịp Sống: Hấp dẫn bởi hương thơm đặc trưng và nước súp đậm đà. – Bún Hằng Nga: Kết hợp bí quyết ẩm thực truyền thống và công nghệ sản xuất hiện đại. – Phở Khô Xưa & Nay: Mang hương vị truyền thống xưa & nay, phục vụ bữa ăn ngon. – Phở Xưa & Nay Premium. 2.3.4 Miến – Miến Trộn Phú Hương. – Miến Phú Hương: Miến đậu xanh thanh mát, quyến rũ bởi vị súp đậm đà, hơn cả sự mong đợi. – Miến Phú Hương Yến Tiệc: Miến đậu xanh thanh mát, quyến rũ bởi vị súp đậm đà, hơn cả sự mong đợi. 2.3.5 Các ngành hàng mới – Muối chấm Hảo Hảo: Trải nghiệm vị tôm chua cay từ hũ muối Hảo Hảo theo phong cách hoàn toàn mới lạ. – Snack mì Nà Ní: Có Nà Ní, giọn rụm bao vui. 12 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DÒNG SẢN PHẨM MÌ GÓI HẢO HẢO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM 3.1 Danh mục sản phẩm – Mì Hảo Hảo tôm chua cay: Sự hòa trộn hoàn hảo của sợi mì dai dai cùng nước súp thanh thanh vị chua, cay nồng vị ớt, đậm đà vị tôm. – Mì Hảo Hảo sa tế hành tím: Cay nồng và đậm đà trong nước mì, kích thích khứu giác lẫn vị giác người ăn. – Mì Hảo Hảo gà vàng: Hương vị gà, vị ngọt của nấm. – Mì Hảo Hảo sườn heo tỏi phi: Sợi mì dai, đậm vị sườn heo tỏi. – Mì xào Hảo Hảo tôm xào chua ngọt: Vị mì gói truyền thống thay bằng mì xào vẫn ngon không kém. – Mì xào Hảo Hảo tôm hành: Hương vị gà, bột tôm, hành lá. – Mì Hảo Hảo chay rau nấm: Mì chay mang hương vị mới me. 3.2 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm 3.2.1 Chất lượng sản phẩm Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm ăn liền hiện đang tăng lên đáng kể. Đặc biệt là ở Châu Á, thị trường mì ăn liền phát triển đáng kể. Song, trong đó thị trường mì ăn liền Việt Nam ngày càng gay gắt, có tiềm năng phát triển lớn, đó là động lực nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, Acecook Việt Nam không ngừng lớn mạnh từng ngày. Trong lĩnh vực thực phẩm ăn liền, cần phải tập trung nhiều vào việc cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Bất cứ hoạt động nào cũng nhằm tăng giá trị sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng. Chính vì thế Acecook Việt Nam chú trọng đến việc đầu tư cho công nghệ. Sử dụng công nghệ hiện đại, năng xuất cao, dây chuyền sản xuất tiên tiến mới có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Quá trình sản xuất của Acecook Việt Nam đều được theo dõi chặt chẽ đảm bảo đầy đủ các quy định vệ sinh an toàn sản phẩm. Nguồn nguyên liệu sản xuất an toàn, chất lượng đảm bảo được các giá trị dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm. Chú trọng vào độ tươi, sạch của nguyên liệu, đồng thời, đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm. Trong đó đặc 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan