Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Cây xanh

.DOC
16
22
51

Mô tả:

KẾ HOẠCH TUẦN 24: CÂY XANH Thời gian thực hiện từ ngày 10-14/2/2020 Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ HD trẻ kể lại chuyện đã được nghe TC sáng Cô gợi ý để trẻ nói lên được sở thích và thể hiện khả năng của bản thân. Trẻ thực hiện các động tác: đi bằng gót chân, đi khụy gối, đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Hô hấp: Hít vào, thở ra (4l x 4n) - Tay 1: Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang(4l x 4n) - Bụng 3: Đứng cúi người về phía trước(4l x 4n) - Chân 3: Đứng nhún chân, khuỵu gối (4l x 4n) Tập thể dục buổi sáng trên nền nhạc của bài hát “Em yêu cây xanh”. Thể dục sáng PTTC Hoạt động Tung bóng học lên cao và bắt bóng. TCVĐ Đua thuyền TCVĐ Gieo hạt HĐCĐ Cho trẻ QS cây bàng PTNT PTTM PTNN KPKH Tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giống nhau một số loại cây. Nặn cây xanh (M) Chuyện: Cây khế TCVĐ Đổi chổ TCVĐ Gieo hạt HĐCĐ HĐCĐ Dạy trẻ Ôn tìm cách chăm hiểu về một sóc và bảo số loại cây vệ cây. Hoạt động ngoài trời CTD CTD Chơi với Chơi với bóng, máy bóng, máy bay, đồ chơi bay, búp bê ngoài trời CTD Chơi với bóng, máy bay, chong chóng PTTM Tổng hợp: TT: Lý cây xanh. KH: Sắp đến tết rồi. Bầu và bí, Quả thị. NH: Cây trúc xinh TCVĐ TCVĐ Cây cao cỏ Cho thỏ ăn thấp HĐCĐ HĐCĐ LQ bài hát Trò chuyện «Lý cây với trẻ về các xanh» hành vi như: Vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định, đánh bạn, giúp đỡ bạn… CTD Chơi với đá sỏi, lá cây CTD Chơi với bóng, máy bay, đồ chơi ngoài trời. + Góc xây dựng: Hướng dẫn trẻ tự lựa chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để để tạo ra khuôn viên vườn cây. + Góc phân vai: Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống (chơi nấu ăn). (chơi bác sĩ). (Bán hàng) + Góc nghệ thuật: - HDtrẻ phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên tạo thành sản phẩm. - HD trẻ xé, cắt, tô, vẽ, nặn ...các loại cây. - HD trẻ lựa chọn và sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, tiết tấu Hoạt động và theo nhịp điệu bài hát. góc - Cho trẻ nghe bài hát: Lý cây xanh + Góc học tập: - Phân loại cây theo 1-2 dấu hiệu. - Cho trẻ xem tranh, giáo viên gợi ý để trẻ mô tả sự vật hiện tượng tranh ảnh. - Hướng dẫn trẻ đọc truyện qua tranh vẽ + Góc thiên nhiên: - Hướng dẫn trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây. Vệ sinh Dạy trẻ một số thói quen tốt trong vệ sinh để giữ gìn sức khỏe Dạy trẻ nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, dd, béo phì...) Dạy trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh MT đối Ngủ với sức khỏe con người HDTC mới: Hướng dẫn Dạy trẻ biết Ôn chuyện “ Tập cho TCVĐ trẻ biết cách quan sát, Cây khế” trẻ kể lại “Đổi chỗ” phân loại phán đoán chuyện Hoạt động cây theo 1-2 mối liên hệ “Cây khế” chiều dấu hiệu đơn giản giữa cây với môi trường sống. Ăn Trả trẻ HD trẻ kể lại sự việc có nhiều tình tiết KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 2 ngày 10 tháng 2 năm 2020 Nội dung Mục tiêu PTTC Tung bóng lên cao và bắt bóng + TCVĐ Đua thuyền - Trẻ biết thể hiện sự nhanh, khéo, trong thực hiện bài tập:"Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay”. - Rèn luyện và phát triển các nhóm cơ tay. Rèn kỹ năng hợp tác chơi cùng bạn trò chơi vận động “Đua thuyền”. - Giáo dục trẻ biết lợi ích của việc tập thể dục với sức khỏe con người. Có ý thức trật tự trong giờ học, hứng thú tham gia vào hoạt động. - Kết quả mong đợi 90-93 trẻ đạt. Phương pháp - Hình thức tổ chức I. Chuẩn bị: - Nhạc cho phần khởi động: Nhạc không lời - Nhạc cho phần VĐCB: “Em yêu cây xanh” - Nhạc cho phần hồi tỉnh: Nhạc không lời. - Sân rộng và sạch sẽ. - Bóng cao su đủ cho trẻ. - Một sợi dây thừng 6m. và một vạch thẳng làm ranh giới giưa hai đội. II. Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Xin chào mừng các bạn đến với chương trình “Ngày hội thể thao của bé" được tổ chức tại lớp Nhỡ A Trường MN Thái Thủy ngày hôm nay. - Trong chương trình hôm nay chúng ta rất vui mừng chào đón sự có mặt của 2 đội chơi. Đội 1 đến từ thôn Bắc Thái Đội 2 đến từ thôn Trung Thái - Đến với hội thi 2 đội phải trải qua 3 phần thi: + Phần thứ nhất: Giao lưu đồng diễn + Phần thứ 2: Vượt qua thử thách + Phần thứ 3: Cùng Chung sức. Để phần thi đạt kết quả tốt giờ BTC mời 2 đội cùng khởi động. * Hoạt động 2: Nội dung 1. Khởi động: Trẻ đi trên nền nhạc không lời cô kết hợp khởi động các động tác tay, chân, toàn thân sau đó chuyển đội hình 4 hàng dọc dãn cách đều. 2. Trong động: a. Bài tập phát triển chung: Và không để 2 đội chơi phải chờ đợi lâu nữa, BTC công bố phần “Giao lưu đồng diễn” xin phép được bắt đầu. (Cô mở nhạc bài hát " Em yêu cây xanh" trẻ tập trên nền nhạc kết hợp với nhịp hô). - Động tác tay 1: Đưa lên cao, ra trước, sang ngang TH(6l x 4n) TTCB: Đứng tự nhiên, chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, đầu không cúi. + Nhịp 1: Hai tay giơ thẳng qua đầu. + Nhịp 2: Đưa 2 tay về phía trước + Nhịp 3: Hai tay đưa sang ngang, bằng vai. + Nhịp 4: Hạ 2 tay xuống, tay xuôi theo người. - Động tác bụng 3: Đứng, cúi người về phía trước. TH (4l x 4n) TTCB: Đứng 2 chân giang rộng, 2 tay giơ lên cao + Nhịp 1: Hai tay giơ lên cao, đầu không cúi. + Nhịp 2: Cúi xuống, hai chân đứng thẳng, đầu ngón tay chạm đất. + Nhịp 3: Đứng lên, hai tay giơ cao. + Nhịp 4: Hạ tay xuống xuôi theo người. - Động tác chân 3: Đứng thẳng, hai tay để sau gáy, nhún chân, khuỵu gối. TH (4l x 4n) TTCB: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, 2 tay để sau gáy, đầu không cúi. + Nhịp 1: Nhún chận, khuỵu gối + Nhịp 2: Đứng thẳng + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Như nhịp 2 Qua phần “Giao lưu đồng diễn” 2 đội đã hoàn thành xuất sắc và một tràng pháo tay thật lớn dành tặng cho 2 đội. b. Vận động cơ bản: “Tung bóng lên cao và bắt bóng ” Tiếp theo Mời 2 đội vào vị trí để chuẩn bị cho phần thi “Thử thách”. (trẻ chuyển đội hình 4 hàng dọc thành 2 hàng dọc) Ở phần thi “Thử thách” 2 đội có nhiệm vụ phải thực hiện tốt bài tập “Tung bóng lên cao và bắt bóng ” Và để thực hiện tốt phần thi này, BTC sẽ hướng dẫn trước, 2 đội cùng chú ý. - Làm mẫu: + Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích. + Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích. TTCB: Cô đứng ở vị trí hàng của mình khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô về đứng trước vạch xuất phát cầm bóng bằng hai tay, tung bóng lên cao khoảng 40-50 cm, và đón bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống. (Chú ý tung bóng lên cao không ra phía trước hoặc phía sau). + Làm mẫu lần 3: Cô mời 2 thành viên đại diện của hai đội lên làm thử. - Trẻ thực hiện: + Lần 1: BTC yêu cầu mỗi thành viên “Tung bóng lên cao khoảng 40cm và bắt bóng bằng 2 tay ” 1-2 lần. (Cô bao quát sửa sai kịp thời cho trẻ trong quá trình trẻ thực hiện). + Lần 2: Tăng dần độ khó, BTC yêu cầu mỗi thành viên Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay khoảng 50cm. + Lần 3: Thi đua giữa hai đội ( Qua phần thi này BTC yêu cầu 2 đội nhắc lại nội dung phần thi ? c. Trò chơi vận động: "Đua thuyền" Chương trình sẽ tiếp tục với phần thi vô cùng hấp dẫn, đó là phần thi “chung sức” Trong phần thi này 2 đội chơi sẽ thực hiện TCVĐ “Đua thuyền” - Cách chơi: Mỗi đội có 2 chiếc thuyền có số lượng người bằng nhau ngồi thành 2 hàng dọc 2 chân bạn sau phải đặt lên 2 đùi của bạn trước kết lại thành chiếc thuyền trước vật chuẩn. Khi có hiệu lệnh các thành viên 2 đội dùng sức của mông và cơ bụng để di chuyển người đưa thuyền của đội về phía trước (đích). + Cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, khen gợi động viên trẻ. Phát quà cho 2 đội. - Luật chơi: Đội nào làm vở thuyền (chân bạn sau rời ra khỏi đùi bạn trước) là đội đó thua cuộc . + Trẻ thực hiện: Tổ chức theo sự hứng thú của trẻ - Qua 3 phần thi 2 đội đã hoàn thành xuất sắc và xứng đáng được nhận món quà từ chương trình. Xin mời đại diện của 2 đội lên nhận quà. 3. Hồi tỉnh: Để lấy lại tâm thế thoải mái cho cơ thể sau 3 phần thi. BTC mời 2 đội hãy đi và hít thở nhẹ nhàng nào. (Cô mở nhạc nhẹ nhàng) Chương trình “Ngày hội thể thao” đến đây là kết thúc. Kính chúc các cô giáo, các đội chơi sức khỏe, hạnh phúc. Xin chào và hẹn gặp lại! * Hoạt động 3: Kết thúc - Nhận xét- tuyên dương - cắm hoa bé ngoan. * Đánh giá hằng ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 11 tháng 2 năm 2020 Nội dung KPKH Tìm hiểu về đặc điểm, sự giống nhau của một số loại cây ( cây mít, cây chuối,cây bạch đàn, cây phượng). . Mục tiêu Trẻ biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ....để tìm hiểu đặc điểm của cây, - Trẻ biết nhận xét, về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của cây. - Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh. - KQMĐ: 9395% trẻ đạt. Phương pháp - Hình thức tổ chức I. Chuẩn bị - Máy tính, hình ảnh powerpoint. - Hình ảnh cây mít, cây chuối, cây bạch đàn, cây phượng. - Bài hát “Em yêu cây xanh” II. Tiến hành 1. Hoạt động 1: Ôn định gây hứng thú Cho trẻ hát bài: “Em yêu cây xanh” - Lớp mình vừa hát bài nói về gì? - Vườn nhà các con có trồng những loại cây gì? - Ngoài những loại cây đó ra các con còn biết tên những cây nào nữa? Để biết được những loại cây đó có những đặc điểm và ích lợi gì. Hôm nay cô cùng các con khám phá nhé. 2. Hoạt động 2: Nội dung + Quan sát tranh cây chuối - Đây là cây gì? (cây chuối ) Cho trẻ gọi tên cây. - Cây chuối có những đặc điểm gì? (Có thân, tàu, lá, quả) - Thân cây như thế nào? ( Thẳng, dài) - Lá như thế nào? (Lá to, dài, có màu xanh và mọc trên thân)) - Cây chuối có lợi ích gì nào? (Cho quả, làm thức ăn cho lợn...) Cô chốt lại: Thân cây chuối thẳng, dài; lá to, dài; cây chuối không có cành, cây chuối có rất nhiều ích lợi: Cho chúng ta quả, thân cây làm thức ăn cho lợn, lá dùng để gói bánh. + Quan sát tranh cây mít. - Bức tranh vẽ cây gì? (cây mít) Cho trẻ gọi tên cây. - Các con hãy quan sát và nhận xét bức tranh cây mít? - Cây mít có những gì? ( Thân, cành, lá, quả) - Thân cây như thế nào? (to, tròn, cao, sần sùi, có nhiều cành) - Lá như thế nào? (lá nhỏ, có nhiều lá màu xanh đậm) + Trước khi cây mít có quả thì nó nở búp rồi ra hoa kết quả. - Qủa mít có dạng hình gì? (tròn, to) - Qủa mít có màu gì? (màu nâu, xanh) - Vỏ quả mít như thế nào? (Có nhiều gai nhọn) - Cây mít có ích lợi gì? ( Cho quả, làm bóng mát, lấy gỗ làm bàn ghế,tủ...) Cô chốt lại: Thân cây mít to, cao, sần sùi, lá nhỏ cò nhiều lá, lá có màu xanh đậm, cây mít trồng để ăn quả, lấy gỗ làm bàn, tủ, ghế.... + Quan sát tranh cây bạch đàn. - Bức tranh vẽ cây gì? (cây bạch đàn) Cho trẻ gọi tên cây. - Cây bạch đàn có những đặc điểm gì? (Có thân, cành, nhiều lá) - Thân cây như thế nào? (to, tròn, cao, có nhiều cành) - Lá như thế nào? (lá nhỏ, có nhiều lá màu xanh đậm) - Cây bạch đàn trồng để làm gì? (Lấy gỗ làm giấy, đóng bàn ghế, tủ, giường...) Cô chốt lại: Thân cây bạch đàn to, cao, lá nhỏ có nhiều lá, lá có màu xanh đậm, cây bạch đàn trồng để lấy gỗ làm nhà và đóng bần ghế, làm giấy... + Quan sát tranh cây phượng. - Bức tranh vẽ cây gì? (cây phượng) - Cho trẻ gọi tên cây. - Các con hãy quan sát và nhận xét bức tranh cây phượng? - Cây phượng có những đặc điểm gì? ( Thân, cành, lá, hoa) - Thân cây như thế nào? (to, tròn, cao, có nhiều cành) - Lá như thế nào? (lá nhỏ, có nhiều lá màu xanh đậm) - Hoa phượng như thế nào? (Màu đỏ mọc thành từng chùm) Hoa phượng nở vào mùa nào? (Mùa hè) - Cây phượng dùng để làm gì? (Tạo bóng mát) Cô tóm lại: Thân cây phượng to, cao, lá nhỏ có nhiều lá, hoa phượng màu đỏ, thường nở vào mùa hè để báo hiệu màu hề đã đến, trồng cây phượng để che bóng mát. + Quan sát cây cây phượng + So sánh sự giống nhau và khác nhau cây phượng, cây mít Giống nhau: Đều là cây xanh Khác nhau: Cây phượng lá nhỏ hơn cây mít trồng để che bóng mát, cây mít lá to hơn cây phượng trồng để ăn quả. + Mở rộng: Ngoài những loại cây các con vừa được làm quen ra còn có rất nhiều loại cây khác nữa. Cho trẻ kể tên các loại cây khác (cây ổi, cây cam, cây bàng...) Trẻ kể cô xuất hiện hình ảnh * Trò chơi : Cho trẻ chơi: “Cây nào quả ấy” - Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1cây, để quả ở góc , trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh trẻ cầm cây chạy về chỗ có quả của cây mình cầm. - Luật chơi: Nếu bạn nào tìm nhầm thì phải ra ngoài 1 lần chơi. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. Cho trẻ chơi: “gieo hạt” 3. Hoạt đông 3: Kết thúc - Hôm nay các con vừa học gì? - Giáo dục trẻ: Yêu quý, chăm sóc bảo vệ các loại cây xanh. Nhận xét, tuyên dương, cắm hoa bé ngoan. * Đánh giá hằng ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 12 tháng 2 năm 2020 Nội dung PTTM Nặn cây xanh (M) Mục tiêu - Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng đã học để nặn cây xanh. - Trẻ biết sữ dụng kỷ năng lăn nhồi đất, chia đất, lăn dọc, dổ bẹt, uốn cong....và cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay để tạo ra sản phẩm. - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loại Phương pháp - Hình thức tổ chức I. Chuẩn bị - PP hình ảnh một số loại cây xanh . - Mẫu của cô . - Đất nặn, khăn lau tay. - Bàn trưng bày sản phẩm. - Đĩa nhạc bài hát “Em yêu cây xanh” II. Tiến hành 1. Hoạt động 1: Ổn định Cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Cây xanh cho ta lợi ích gì? - Cây xanh cho ta bóng mát, nở hoa đẹp và kết trái. - Các con có biết cây xanh hay trồng ở đâu không nào? - Đúng rồi cây xanh trồng nhiều ở sân trường, ở công viên, ở hai bên đường.... Các con ạ! Cây xanh cho ta bóng mát, hoa quả, làm cây xanh - KQMĐ: 9093% trẻ đạt. cho không khí trong lành mát mẻ rất có ích cho đời sống của con người. vì thế chúng ta cần trồng nhiều cây xanh và bảo vệ chúng để có một môi trường xanh, sạch, đẹp. Hôm nay cô sẽ cho các con nặn cây xanh thật đẹp nhé! 2. Hoạt động 2: Nội dung * Quan sát mẫu: - Cho trẻ quan sát cây xanh và hỏi trẻ. - Cô có gì đây? - Cây xanh có những đặc điểm gì? - Thân cây to hay nhỏ, có màu gì? - Tán lá như thế nào, có màu gì? - Những bông hoa và quả như thế nào? - Để có được cây xanh này cô phải làm gì? - Để nặn thân cây cô dùng kỹ năng gì? - Để nặn tán cây cô dùng kỹ năng gì ? - Để nặn quả cô dùng kỹ năng gì? - Cô gợi trẻ nhớ lại cách nặn * Cô làm mẫu: - Cô sử dụng đất màu nâu để làm thân cây. - Cô sử dụng kỹ năng nhồi đất, kĩ năng lăn dọc dỗ bẹt, uốn cong... để tạo thành thân cây, cành cây. - Cô sử dụng đất màu xanh ấn dẹt làm tán lá. - Cô dụng kỹ năng bẻ cong để làm tán lá... - Khi đã nặn xong cô sắp xếp các phần của cây vào bảng và lấy tăm gắn từng phần để tạo thành cây. * Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ thực hiện nặn cây xanh - Cô mở nhạc nhẹ các bài hát trong chủ đề. - Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ - Nhắc trẻ cách sắp xếp bố cục hợp lí - Cô chú ý giúp đỡ những trẻ còn lúng túng * Nhận xét sản phẩm: - Trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn - Cô cho trẻ đi quan sát một lượt - Cô cho trẻ tự nhận xét sp mà mình thích và hỏi trẻ vì sao con thích? - Vì sao con lại nặn được cây xanh đẹp như thế? - Cô nhận xét chung, tuyên dương những sp đẹp động viên những trẻ nặn chưa đẹp. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Hôm nay cô cho các con nặn gì? - Giáo dục trẻ: yêu quý các loại cây xanh, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, không bẻ cành, ngắt lá, biết nhặt lá rụng bỏ vào sọt rác đúng nơi quy định. Nhận xét, tuyên dương, cắm hoa bé ngoan. * Đánh giá hằng ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Thứ 5 ngày 13 tháng 2 năm 2020 Nội dung Mục tiêu PTNN Chuyện: -Trẻ nhớ “Cây khế” được tên chuyện và các nhân vật trong chuyện Sự tích cây vú sữa. Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và trả lời được một số câu hỏi đơn giản theo yêu cầu của cô. - Rèn kỹ năng nói trọn câu, trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - Giáo dục trẻ biết yêu thương ông bà, bố mẹ và người thân trong gia đình. - 90-92% trẻ đạt yêu cầu Phương pháp - Hình thức tổ chức I Chuẩn bị - Sân khấu rối, các nhân vật trong câu chuyện (khung sân khấu, cây khế, vợ chồng người anh, gia đình người em...) - Video câu chuyện “Cây khế”, - Bài hát: Quê hương, cả nhà thương nhau - Nhạc không lời...... II. Tiến hành: * Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú. - Cô cùng trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau - Trong bài hát nhắc đến những ai trong gia đình? - Các thành viên trong gia đình có yêu thương nhau không? - Các con ơi, trong gia đình mọi người phải biết yêu thương đùm bọc nhau. Nhưng hai anh em nhà kia lại không yêu thương nhau, người anh tham lam ích kỉ... =>Để biết được chuyện gì xảy ra với người anh các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Cây khế” thì sẽ rõ. * Hoạt động 2: Truyền thụ kiến thức - Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1: (Kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa, lồng nhạc không lời) + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện “Cây khế”, câu chuyện thật là cảm động phải không các con? + Tóm tắt nội dung: Chuyện kể về nhà kia bố mẹ mất sớm để lại cho hai anh em khu vườn và cây khế ngọt, người anh tham lam chiếm hết nhà cửa ruộng vườn, của cải mà cha mẹ để lại chỉ để lại cho người em một túp lều nhỏ, một mãnh vườn có cây khế ngọt. - Cô kể chuyện lần 2: (xem hình ảnh) => Để hiểu rõ hơn về câu chuyện “Cây khế” cô mời các con cùng hướng về màn hình để xem và lắng nghe cô kể lại câu chuyện một lần nữa nhé. + Cô cho xuất hiện hình ảnh powerpoint và tên câu chuyện, cho trẻ đọc tên câu chuyện 2 lần. + Vừa rồi các con đã được nghe và xem về câu chuyện “Cây khế” Giờ cô cháu mình cùng tìm hiểu kỷ hơn về nội dung câu chuyện nhé! * Kể trích dẫn- Đàm thoại : + Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì? + Trong câu chuyện có những ai nào? * Đoạn 1: Mở đầu câu chuyện kể về hai anh em nhà kia bố mẹ mất sớm để lại tài sản nhà cửa, ruộng vườn, và cây khế ngọt... Cô kể “Từ đầu… người em nuôi thân bán khế đông gạo” + Người anh đã phân chia tài sản như thế nào? + Người em được chia những gì? + Nhưng điều gì đã xãy ra vói cây khế của người em? * Đoạn 2: Đoạn tiếp theo của câu chuyện kể về người em nghe lời chim phượng hoàng may túi 3 gang ... Cô kể:“Hôm ấy...túi ba gang mang về”. + Chim phượng hoàng đã nói gì với người em? + Nghe chim nói người em đã may túi mấy gang? + Người em có làm theo lời chim phượng hoàng dặn không? + Điều đó thể hiện người em là người như thế nào? * Đoạn 3: Đoạn cuối của câu chuyện kể về người anh nghe tin em trai giàu có nên nổi lòng tham lam... Cô kể: “người anh nghe tin...xuống biển...đến hết bài. + Nghe tin người em giàu có người anh đã làm gì? + Người anh có làm đúng lời của chim phượng hoàng không? + Vì tham lam nên người anh đã bị trừng phạt như thế nào? + Điều đó thể hiện người anh là người thế nào? => Các con ạ! Giá như người anh nhận ra được lỗi của mình biết yêu thương, chăm sóc và che chở cho em thì tốt phải không nào! + Nếu con là người anh con sẽ làm gì? - Cô giáo dục trẻ: Qua câu chuyện này cô muốn tất cả các con phải biết yêu thương ông bà, bố mẹ, anh em và những người thân trong gia đình, biết chia sẽ giúp đỡ với mọi người xung quanh, hãy làm nhiều việc tốt để mọi người vui lòng và có cuộc sống hạnh phúc các con nhớ chưa nào! - Cô kể chuyện lần 3: (kể kết hợp sân khấu rối) + Câu chuyện “Cây khế” thật là ý nghĩa phải không nào, và câu chuyện được chuyển thể thành một vở kịch rối có nhan đề: “Sự tích cây khế”. Giờ cô mời các con hướng lên sân khấu để xem kịch. (Kết hợp lòng tiếng nhạc không lời) + Cô Thú trong vai người dẫn chuyện, vở kịch xin phép được bắt đầu. - Cô mở nhạc: “Quê hương” cho trẻ nghe. *Hoạt động 3: Kết thúc. - Nhận xét giờ học cho trẻ cắm hoa bé ngoan. * Đánh giá hằng ngày: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................ .................................................................................................................................... Thứ 6 ngày 14 tháng 2 năm 2020 Nội dung PTTM Tổng hợp: TT: Lý cây xanh. KH: Sắp đến tết rồi. Bầu và bí. Quả thị. NH: Cây trúc xinh Mục tiêu - Trẻ vận động nhịp nhàng theo bản nhạc với các hình thức vỗ tay theo tiết tấu bài hát “Lý cây xanh”, - Trẻ biêt chú ý lắng nghe, thích hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài dân ca “Cây trúc xinh” thông qua bài hát trẻ cảm nhận được giai điệu mượt Phương pháp - Hình thức tổ chức I. Chuẩn bị: - Nhạc cụ âm nhạc - Nhạc có lời các bài hát trong chủ đề thực vật. ““Cây trúc xinh, lý cây xanh ” II. Tiến hành * Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện, gây hứng thú. - Chào mừng các bạn đã tham gia chương trình với chủ đề “ Bé với thế giới thực vật” ngày hôm nay. - Đến với chương trình ngày hôm nay, là sự có mặt của tất cả các con. Chúng ta hãy nỗ một tràng pháo tay thật to để nhiệt liệt chào mừng. - Với chủ đề “ Bé với thế giới thực vật” thì các con có ý tưởng gì để trang trí cho chương trình của chúng ta nào. mà, sâu lắng, của làn điệu dân ca - Rèn luyện cho trẻ về kỹ năng nghe, kỷ năng vận động, phát triển năng khiếu âm nhạc, tính mạnh dạn, tự tin. - Giáo dục trẻ biết yêu cây xanh - KQMĐ : 9395% trẻ đạt. - Mời 2-3 trẻ nêu ý tưởng. - Cô thấy lớp mình có rất nhiều ý tưởng hay rồi một lát nữa chúng ta sẽ thể hiện nha. 2. Hoạt động 2: Nội dung * Ôn vận động bài hát: “Lý cây xanh” KH: “Sắp đến tết rồi” “Bầu và bí” - Bây giờ cô mời các con hãy lắng nghe bản nhạc và các con hãy đoán xem bản nhạc đó của bài hát gì nha. ( Cô mở nhạc không lời bài hát Lý cây xanh). - Cô đố các con đó là bản nhạc của bài hát gì? - À đúng rồi, chúng ta vừa nghe xong bản nhạc của bài hát “Lý cây xanh” bây giờ cô mời các con hãy vận động lại bài hát “Lý cây xanh” nào. ( Cho trẻ vận động bài hát “Lý cây xanh”). - Các con ơi ! Các con có biết lớp mình vừa vận động xong bài hát gì không? - À đúng rồi ! Các con vừa vận động bài hát “Lý cây xanh. Bài hát này hôm trước các con đã được thể hiện rồi nhưng hôm nay cô Hằng muốn các con vận động đúng đều và đẹp hơn nữa để tặng cho chương trình của chúng ta hôm nay nha. Nào cô mời các con. Cho trẻ đi về đội hình chữ U và vận động bài hát “Lý cây xanh”. - Trẻ thực hiện: tổ chức cho trẻ luyện tập theo nhiều hình thức. - Cô lần lượt cho nhóm, cá nhân trẻ lên vận động bài hát “Lý cây xanh”. Cô chú ý bao quát động viên khuyến khích trẻ. Cô thấy lớp mình vừa vận động xong bài hát “Lý cây xanh” bạn nào cũng hát và vận động được rồi nhưng cô muốn các con thi đua nhau xem tổ, nhóm nào vận động đúng, đều và đẹp hơn nha. Cô lần lượt mời các tổ, nhóm vận động Qua phần thi của các nhóm, nhóm nam và nhóm nữ cô đã chọn được tài năng nhí đó là bạn.... Cô mời con lên vận động lại cho lớp mình cùng xem. - Cho cả lớp thể hiện lại bài hát “Lý cây xanh” 1 lần nữa.. + Sắp đến tết nên mọi nhà, mọi người ai ai cũng rất vui, đặc biệt là các bạn nhỏ được thêm một tuổi và được mẹ may cho quần áo để đi thăm ông bà. Cô mời các con cùng thể hiện lại bài hát sắp đến tết rồi. - Cho cả lớp hát bài “sắp đến tết rồi” + Tiếp theo chương trình“ Bé với thế giới thực vật” cô mời các con cùng thể hiện lại ca khúc “Bầu và bí” - 3 nhóm hát “Bầu và bí” * Nghe hát: Cây trúc xinh - Các con ơi ! Cô Thú đang khoác trên mình bộ trang phục gì đây các con ? - À đúng rồi đấy ! Cô đang khoác trên mình bộ trang phục dân ca quan họ Bắc Ninh. Với bộ trang phục này cô đã trở thành cô gái quan họ Bắc Ninh rồi. - Các con ạ ! Mỗi miền quê đều có một làn điệu dân ca riêng ở quê hương chúng ta có làn điệu Hò khoan Lệ Thủy, còn các vùng miền khác có làn điệu dân ca Xê Đăng, dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca Nam bộ... Hôm nay cô Liễu sẽ gửi đến các con làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh qua bài hát “ Cây trúc xinh”. Xin mời các con cùng lắng nghe. + Lần 1: Cô hát và làm điệu bộ minh họa. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? - Bài hát “ Cây trúc xinh” thuộc làn điệu dân ca nào? - Cô vừa hát xong bài hát “ Cây trúc xinh” thuộc làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh. Bài hát mượn hình ảnh cây trúc để miêu tả người con gái đẹp, duyên dáng như cây trúc đó là nét đẹp văn hóa truyền thống của người con gái Việt Nam. + Lần 2: Để bài hát hấp dẫn hơn, sinh động hơn giờ cô mời các cô gái quan họ lên biễu diễn cùng cô. + Lần 3: Lúc nãy cô thấy lớp mình có rất nhiều ý tưởng bây giờ cô mời các con hãy nhẹ nhàng về nhóm chơi của mình để thể hiện ý tưởng của mình dành tặng cho chương trình. Nào cô mời các con. Cô cho trẻ vừa nghe hát vừa thể hiện tình cảm của mình (Cho trẻ tô màu giỏ quả, cắm cây trúc, dán hoa) Cô cũng tạo sản phẩm giống trẻ. - Khi trẻ làm xong cô hỏi ý tưởng 2-3 trẻ ( Con làm quà gì để trang trí cho chương trình của chúng ta) + Lần 4: Cô thấy lớp mình ai cũng khéo tay tạo ra những sản phẩm đẹp bây giờ cô mời các con cầm sản phẩm của mình lên và thể hiện tình cảm của mình qua giai điệu bài hát nào. - Các con ạ ! Với những sản phẩm này cô sẽ trang trí lên sân khấu cho chương trình chúng ta ngày hôm nay, cô rất vui khi thấy các con đã tạo ra những ý tưởng rất ý nghĩa. - Các con vừa được chơi trò chơi, được vận động bài hát Bầu và bí rồi. Giờ cô mời các con cùng hưởng ứng với cô qua bài hát “ Cây trúc xinh” thêm lần nữa nha. - Lần 5: Cô hát trẻ hưởng ứng cùng cô. - Qua giờ hoạt động này các con phải biết chăm sóc tưới nước cho cây, không ngắt lá bẻ cành. - Khép lại chương trình “ Bé với thế giới thực vật” ngày hôm nay cô thấy các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi cô khen cả lớp. * Đánh giá hằng ngày: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ..........................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan