Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của lê lựu...

Tài liệu Bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của lê lựu

.PDF
94
218
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THU HÀ BI KỊCH TÌNH YÊU, HÔN NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LÍ LUẬN VĂN HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THU HÀ BI KỊCH TÌNH YÊU, HÔN NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học Mã số: 60220120 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN KHÁNH THÀNH Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớiPGS. TS Trần Khánh Thành, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn học viên để công trình hoàn chỉnh hơn! Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 02 năm 2016 Học viên Lê Thu Hà MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục 1 MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Cấu trúc của luận văn 6 NỘI DUNG Chƣơng 1: Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi 7 mới và hành trình sáng tác của Lê Lựu 1.1. Vài nét về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 7 1.2. Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 15 1.3. Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Lê Lựu 20 Chƣơng 2: Các sắc thái bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết 26 của Lê Lựu 2.1. Bi kịch tình yêu 26 2.1.1. Bi kịch “yêu nhầm” 26 2.1.2. Bi kịch tình yêu không đoạn kết 27 2.1.3. Bi kịch tình yêu và nỗi tuyệt vọng 29 2.1.4. Bi kịch “tình yêu” thực dụng, toan tính 30 2.2. Bi kịch hôn nhân 40 2.2.1. Bi kịch hôn nhân không có tình yêu 40 2.2.2. Bi kịch hôn nhân “cọc cạch” 43 2.2.3. Bi kịch ngoại tình trong hôn nhân 45 Chƣơng 3: Phƣơng thức biểu hiện bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu 1 56 3.1. Tạo tình huống bi kịch 56 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 62 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật 62 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật 67 3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu 74 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật 74 3.3.2. Giọng điệu trần thuật 78 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam hiện đại phát triển qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn để lại những thành tựu riêng. Văn học thời kì đổi mới, hòa trong công cuộc đổi mới đất nước, đã có những đổi mới về tư duy nghệ thuật, đạt được những thành tựu bước đầu. Trên con đường đổi mới văn học ấy, đặc biệt là đổi mới về đề tài, Lê Lựu là một trong những tác giả đặt chân đầu tiên và để lại những dấu ấn trong lòng người đọc. Thời xa vắng (1986) là tác phẩm gây tiếng vang đầu tiên, rồi sau đó là Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000),… Đọc những tiểu thuyết ấy của Lê Lựu, qua giọng kể khi hài hước bông lơn, khi xót xa thương cảm, khi khắc khoải yêu thương, khi chìm sâu trong suy ngẫm, triết lý của nhà văn, người đọc không khỏi băn khoăn trước số phận con người, trước tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc của con người. Văn học dân tộc kể từ khi đất nước hòa bình, độc lập đã có nhiều cách tân, từ những thay đổi tư duy nghệ thuật đến đổi mới quan niệm về hiện thực, về con người, về sáng tạo nghệ thuật. Từ nền văn học mang cảm hứng sử thi, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang vấn đề thời sự và đời tư, sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới mẻ. Thời kì này, văn học đã đi tới một quan niệm toàn vẹn sâu sắc về con người, về những suy nghĩ trăn trở trước cuộc sống. Con người vừa là xuất phát điểm, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của tác phẩm văn học.Con người trong văn học hôm nay khác với con người trong văn học trước đây, vì nó được nhìn ở nhiều vị thế, ở mối quan hệ đa chiều: con người với xã hội, con người với gia đình, và với chính mình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường với bao ngổn ngang, hỗn độn đã đẩy cuộc sống, số phận của con người đến trước những bi kịch không ai giống ai. Đây là những vấn đề cần nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Từ Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng, đất nước bước vào thời kì hội nhập, đổi mới và phát triển trên nhiều phương diện đời sống và xã hội. Điều này đòi hỏi người viết phải có cái nhìn mới, thỏa đáng hơn cho những vấn đề đang tồn tại và 3 nảy sinh trong cuộc sống. Nhiều vấn đề của đời sống đã được các nhà văn lật lại, nhận thức lại. Với khả năng miêu tả hiện thực đời sống cả ở bề rộng lẫn bề sâu, “là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời và con người” một cách hữu hiệu, không phải vô tình mà tiểu thuyết trở thành thể loại nổi bật được các nhà văn lựa chọn để thể hiện quan niệm và khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình. Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời kì đổi mới. Ngay từ những sáng tác đầu tay, Lê Lựu đã được nhận xét là người đang tìm tòi và có nhiều đổi mới sáng tạo. Tác phẩm nào của nhà văn cũng tìm được những tính chất mới, những hướng khai thác vấn đề mới. Một vấn đề được Lê Lựu thể hiện sâu sắc trong nhiều tác phẩm của mình là bi kịch trong tình yêu và hôn nhân... Xuất phát từ ám ảnh về bi kịch tình yêu, hôn nhân của các nhân vật trong một số tiểu thuyết của Lê Lựu nên tôi muốn đi sâu tìm hiểu đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Lê Lựu đã có không ít ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà phê bình văn học. Họ tìm đến với những tác phẩm và nhận thấy ở đấy những chiều kích khác nhau của cuộc sống. Qua những tác phẩm ấy, người đọc không chỉ hình dung được bộ mặt xã hội Việt Nam lúc bấy giờ mà còn cảm nhận một cách sâu sắc những chuyển biến tinh tế nhất của đời sống con người thời đại. Vì vậy, tác phẩm của nhà văn không rơi vào khoảng không im lặng, mà cùng với các cây bút văn xuôi lúc bấy giờ như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,… Lê Lựu đã làm cho đời sống văn học nước ta thêm phần sôi động. Từ một cây bút truyện ngắn, Lê Lựu bước sang địa hạt tiểu thuyết, khẳng định vị trí của mình trên văn đàn tiểu thuyết hiện đại. Lê Lựu được đặc biệt quan tâm với tiểu thuyết Thời xa vắng. Ngay từ khi Thời xa vắng ra đời, các nhà nghiên cứu văn học đã nhận thấy trong tác phẩm này có “cách nhìn hiện thực mới”. Giáo sư Phong Lê cho rằng: “Thời xa vắng là sự đón nhận trước cái yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật và nhận thức lại lịch sử đề ra với Đại hội VI, cuối năm 1986”. Tác giả Nguyễn Hòa nhận thấy Thời xa vắng là sự “đi tìm lại những chân giá trị bị đánh mất, bị lãng quên, viên đại bác khoan thủng các tấm 4 màn vô hình che giấu nhiều điều lâu nay chúng ta không rõ tới, quá khứ đâu chỉ là chiếc bánh ngọt ngào mà có cả vị đắng cay”. Tác giả Kim Hồng trong bài viết in trên Tạp chí Văn học số 5 năm 1988 cũng có nhận xét: “Thời xa vắng của Lê Lựu là một tác phẩm giàu năng lượng thật sự”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận được Thời xa vắng là sự khái quát lịch sử “bằng số phận bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài”. Đánh giá về những sáng tác của nhà văn Lê Lựu, Trần Đăng Khoa cho rằng: “Lê Lựu biết cuốn hút người đọc bằng một thứ văn đọc không nhạt. Ngay ở những chuyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đó [...] nghĩa là đọc anh không bị lỗ trắng. Cũng bởi Lê Lựu là nhà văn không chấp nhận sự nhạt nhẽo, tầm thường. Ở bất kì tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ Lê Lựu cũng có vấn đề gì đấy gửi gắm”. Trần Bảo Hưng cho rằng: “Thô mộc hồn nhiên và đầy ắp chất sống – ngay cả khi nghĩ ngợi triết lí cũng rất hồn nhiên, cũng là triết lí bật lên trực tiếp từ đời sống. Tất cả dường như đã trở thành phong cách, thành cá tính của Lê Lựu”. Tiếp tục khơi sâu vào đề tài gia đình, số phận con người, Lê Lựu viết Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994),Hai nhà (2000), Thời loạn (2010). Những tác phẩm này khi ra đời đã có hàng loạt bài nghiên cứu như: Tiểu thuyết đầu tiên của một cây bút viết truyện ngắncủa Phong Vũ, Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mìnhhay Hỏi chuyện tác giả, tìm hiểu tác phẩm (báo Văn nghệ tháng 12.1986). Chuyện phiếm với anh Sàicủa Hồng Vân, Nghĩ về Thời xa vắngcủa Thiếu Mai, Khuynh hướng triết lí trong tiểu thuyết – những tìm tòi và thể nghiệm của Nguyễn Hữu Sơn, Lê Lựu – Chân dung văn học của Trần Đăng Khoa,Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới của Đỗ Hải Ninh, … Tất cả những bài viết này được chính Lê Lựu tập hợp lại trong cuốn Tạp văn của mình. Nghiên cứu về Lê Lựu và các sáng tác của ông nói chung, tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà, Thời loạn nói riêng có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu hầu như tập trung xoay quanh tác phẩm Thời xa vắng hoặc là viết về từng tác phẩm cụ thể chứ chưa có bài nào hay một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về tiểu thuyết Lê Lựu một cách toàn diện. Bài viết Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới của tác giả Đỗ Hải 5 Ninhcũng đã nêu ra được những nét khái quát nhất về tiểu thuyết của Lê lựu thời kì đổi mới, tuy nhiên tác giả không đi vào phân tích cụ thể. Chưa có công trình nào nghiên cứu về bi kịch tình yêu và hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Dựa vào đặc điểm thể loại tiểu thuyết và các tác phẩm, trong đề tài này, tôi cố gắng tìm hiểu những chuyển biến về quan niệm con người trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới, đi sâu tìm hiểu những bi kịch tình yêu và hôn nhân, nguyên nhân của bi kịch, tìm hiểu cách nhà văn xây dựng bi kịch … trên những trang tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu. Đề tài sẽ không đi vào toàn bộ tác phẩm của ông mà chỉ tập trung vào một số tác phẩm thời kỳ đổi mới, đó là: Thời xa vắng (1986) , Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000), Thời loạn (2010). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp loại hình - Phương pháp tiếp cận thi pháp học - Phương pháp tiểu sử 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm các nội dung chính sau đây: Chương 1: Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới và hành trình sáng tác của Lê Lựu Chương 2: Các sắc thái bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu Chương 3: Phương thức biểu hiện bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu 6 CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LÊ LỰU 1.1. Vài nét về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới Nghị quyết 05 của Bộ chính trịvề phát triển văn nghệ trong thời đổi mới đã mở ra một hướng đi mới cho văn học. Nhà văn hiểu rõ đặc trưng của văn chương và sứ mệnh của mình với cuộc sống. Những sáng tác của họ không chỉ nhằm minh họa các khẩu hiệu hay cổ vũ cho các phong trào, các chủ trương, chính sách của nhà nước mà “tập trung miêu tả số phận con người, mang đến cho con người cái đẹp, tình yêu cuộc sống cũng như sự từng trải, làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân, đồng thời phải nghiên cứu những vấn đề của xã hội đang diễn ra hay đi lùi vào quá khứ, từ đó rút ra bài học, những tư tưởng mang tính khái quát, không chỉ quan trọng về triết học, đạo đức, nhân sinh mà còn có thể mang ý nghĩa chính trị lớn lao”[71, tr. 18]. Nhìn nhận về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực lúc bấy giờ, các nhà nghiên cứu đã đánh giá sâu sắc “yêu cầu văn học trong điều kiện lịch sử mới phải giúp vào sự hoàn thiện bức tranh hiện thực còn trong dạng phác thảo của một thời đã qua, sao cho chân thực hơn, được soi tỏ nhiều góc cạnh hơn.” [26, tr.106]. Giờ đây với yêu cầu mới, nhiệm vụ của văn học thay đổi, nó không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn thể hiện thế giới chủ quan. Nhận định về văn xuôi trong khoảng mười lăm năm (từ 1975 đến 1990), Hoàng Ngọc Hiến trong bài Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo cho rằng:“Trong sáng tác văn học, cái nhìn mâu thuẫn trong hiện thực đời sống hết sức quan trọng. Những biến đổi sâu sắc trong văn xuôi của ta khoảng mười lăm năm nay bắt nguồn từ sự thay đổi trong cách nhìn những mâu thuẫn trong đời sống xã hội.” [26, tr.239]. Vấn đề bản chất văn học cũng được Lê Ngọc Trà đặt ra trong một loạt bài nghiên cứu của mình. Ông nhận định: “Tác phẩm văn học là tiếng nói của những ấn tượng, những suy nghĩ vừa như xác định, vừa như chưa xác định, vừa như trọn vẹn lại vừa như chưa trọn vẹn, vừa như có ý giới hạn lại vừa như miên man vô bờ bến. Đó là những cảm giác mang tính hình tượng... Văn học chính là nỗi buồn về cái 7 đẹp, về lý tưởng, là nỗi đau giằng xé về số phận con người, là sự cắn rứt lương tri không yên, là cuộc đấu tranh nội tâm...” [69, tr. 88, 89]. Nhận thức hiện thực trong trạng thái đời thường, cảm nhận và phản ánh sự thật về hiện thực, đó là biểu hiện của đổi mới văn học. Nguyễn Văn Hạnh đã khẳng định: “Tư tưởng quan trọng bậc nhất mà Đại hội Đảng lần thứ VI đã trang bị cho nhận thức xã hội thời kì đổi mới, cũng là tư tưởng đã tạo nên bước ngoặt thật sự trong tư duy nghệ thuật mấy năm qua, chính là tư tưởng tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật. Bởi sự thật luôn luôn là linh hồn của nghệ thuật chân chính, nghệ thuật tiến bộ.” [15, tr. 62]. “Những nhà văn nhạy cảm với cuộc sống, thiết tha với công cuộc đổi mới do Đảng đề ra đã nhìn thấy phải bắt đầu quá trình đổi mới văn học đúng ngay từ chỗ phải bắt đầu nói sự thật. Mà người đọc từng trải, thông minh chân tình của chúng ta cũng hiểu như vậy. Họ chú ý đến tác phẩm mới, hoan nghênh nhà văn trước hết ở sự trung thực, ở lời nói thật. Cái nhìn mới mẻ, trước hết bắt nguồn từ thái độ trung thực và tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống, từ niềm tin vào chính nghĩa và sức mạnh của cách mạng, do đó mà có đủ ý thức và dũng cảm nói lên sự thật, dù đó là một sự thật không đơn giản, thậm chí phũ phàng.” [69, tr. 88, 89]. Nhận định về tiểu thuyết trong thời đại mới, Cao Tiến Lê đã khái quát “Tiểu thuyết của ta mấy năm gần đây đã khởi sắc, nhất là những năm 1988, 1989, 1990, có đổi mới, tự do hơn, nêu được nhiều vấn đề... Văn học đã đi vào đời thường. Mỗi một con người đều bình đẳng trước cái nhìn của nhà văn.Tất cả mọi người trước nhà văn đều là nhân vật, nhà văn coi trọng ở chỗ số phận của họ đóng góp được gì cho văn học”. Cùng chung mối quan tâm về văn học, năm 1989, trong bài Về vấn đề định hướng của văn học trong tình hình hiện nay, Trần Hữu Tá tinh tế khi chỉ ra những hạn chế, những sai lầm, non yếu trong sáng tác nhưng cũng rất khách quan. Tác giả khẳng định “ít thấy lúc nào tiểu thuyết phát triển mạnh như mấy năm gần đây”, “sự lao động nghệ thuật nghiêm túc theo phương hướng đổi mới sáng tạo ở một số cây bút là không thể phủ nhận”. Tác giả khẳng định những nét đổi mới của tiểu thuyết trong việc bám sát cuộc sống hôm nay, nhất là quan tâm đến những vấn 8 đề tâm lí xã hội của đời thường (quyền sống và số phận con người, những mối quan hệ nghĩa tình nhân bản, bi kịch cá nhân, sự suy thoái của đạo đức truyền thống...). Như vậy, với công cuộc đổi mới trên toàn xã hội, văn học đang chuyển mình một cách mạnh mẽ. Giờ đây nó “không xuôi chiều kiểu êm dầm mát mái nữa” mà mạnh dạn “phanh phui các mặt trái của xã hội, các uẩn khúc hoặc tráo trở của lòng người”. Đến với những tác phẩm văn học giai đoạn này, người đọc tìm thấy mọi cung bậc của tình cảm: từ buồn bã, cô đơn cho đến công phẫn, xót xa. Văn học giai đoạn này đã làm một cuộc cách mạng thực sự. Nó giàu chất thực hơn, miêu tả cuộc sống trần trụi và mạnh dạn phơi bày sự băng hoại đạo đức nếu thấy cần thiết. Giờ đây yêu cầu tái hiện lịch sử phải đi sâu vào số phận mỗi cá nhân, phải đặt lại mọi vấn đề, suy nghĩ lại mọi niềm tin và có thể vượt qua mọi cấm đoán kiêng kị. Điều này được Phan Cự Đệ ghi nhận trong công trình Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lý luận: “Các nhà văn đã đi sâu vào tâm lí bên trong, để cho nhân vật soi bóng vào nhau hoặc tự khám phá mình, như là một sự lắng lại, suy ngẫm về cuộc đời đã qua...Nhân vật nhìn bản thân mình, tự đối diện với mình như một sự tự phán xét về nhân cách nhằm hướng tới một nhân cách hoàn thiện.” [7, tr.152-153]. Cho nên tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ này quả đã ghi nhận những diễn biến tinh vi nhất về cuộc sống mới đa dạng, phức tạp. Văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng nhận thức trở lại chính bản thân nó; nhận thức về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, giữa văn học và chính trị. Yêu cầu mới đòi hỏi văn học phải trả lời được những câu hỏi như: Mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống?, Nghệ sĩ anh là ai? Bản chất của văn học là gì? Văn học nghệ thuật trong thời đại mới trở về với thiên chức vốn có của mình là “món ăn tinh thần” đặc sắc nhất mà không một ngành nghệ thuật nào có thể thay thế được. Văn học mang sứ mệnh to lớn như vậy nên nghệ sĩ cũng xác định sứ mệnh của mình trong nghệ thuật phải sáng tạo, phải thể nghiệm mình. Điều này từng được Nam Cao khẳng định qua lời nhân vật Hộ “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp 9 những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Điều này một lần nữa được Thạch Lam khẳng định trong tác phẩm của mình: “…là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực…làm cho lòng người trong sạch và phong phú”. Sau chiến tranh, khi tư duy nghệ thuật thay đổi, văn học không chỉ nhìn lại quá khứ bằng việc miêu tả hiện thực đời sống chiến tranh hay trở lại những vấn đề lịch sử dưới một cái nhìn mới mà quan trọng hơn là đi sâu vào số phận mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi làng quê. Cuộc sống được phản ánh vào tác phẩm không phải chỉ là cái phần anh hùng cao cả mà còn thấm thía nỗi buồn của con người thời hậu chiến. Đấy là cuộc sống đời thường vừa nhân hậu, ấm áp, vừa bận rộn nhưng cũng không kém phần sôi động quyết liệt. Đặc biệt, “con người” trở thành một đối tượng thực sự trong văn học, một thế giới đầy bí ẩn và là đối tượng khám phá không cùng của văn học. Con người với đầy đủ các “phẩm chất” và “thuộc tính”, “bản năng” và “ý thức”, “thấp hèn” và “cao thượng”, “phần con” và “phần người”,… Từ con người tập thể sang con người đời thường với tất cả tính chất mâu thuẫn phức tạp, con người anh hùng và con người bi kịch… Một quan niệm mới về con người được hình thành, đấy là con người cá nhân, con người chịu trách nhiệm trước mọi quyết định của chính bản thân mình. Con người ấy không còn “nguyên phiến sử thi” – chữ dùng của Trần Đình Sử - mà hiện lên với nhiều mâu thuẫn. Những mặt trái của đời sống được phơi bày cụ thể. Sự tha hóa về nhân cách, những số phận bi kịch, những tâm trạng lo âu, khắc khoải được đặc tả. Giọng điệu mỉa mai, phê phán tự vấn thay thế giọng điệu ngợi ca, ru vỗ ngọt ngào êm ái. Con người được hình dung nhiều mặt, không chỉ có ý chí, tư tưởng, tình cảm mà còn được khắc họa ở các phương diện bản năng vô thức, tâm linh nghịch lí. Ánh sáng lí tưởng với những hào quang giờ đây nhạt dần. Những người chiến sĩ, những anh hùng không còn vị trí trung tâm mà được thay thế bởi những con người đời thường, có khi là tầm thường nữa. Do đó, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn phải nhường chỗ cho cảm hứng thế sự đời tư với những trăn trở tìm tòi. Nhiệt tình ca ngợi, khẳng định được thay thế bằng sự phê phán. Điều này thể hiện hầu như trong các tác phẩm có giá trị 10 lúc bấy giờ: Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường,… Có thể nhận thấy trên các trang tiểu thuyết của văn học giai đoạn này, những mặt trái, những hiện tượng tiêu cực trong đời sống mà trước đây bị lờ đi, bị gác lại thì nay đã được các ngòi bút văn xuôi, với thế mạnh riêng, lật xới lại hầu hết mọi vấn đề. Những nhân vật xấu trước đây chỉ được miêu tả như những thiếu sót, những khuyết điểm có thể sửa chữa được, còn về cơ bản thì vẫn là người tốt thì nay hoàn toàn khác. Những kẻ xấu là những kẻ mang bộ mặt đạo đức giả. Chúng lợi dụng danh nghĩa của Đảng – cách mạng để trục lợi, để thỏa mãn ham muốn quyền lực cá nhân. Chúng trù dập người khác nhằm nâng cao uy tín của bản thân, của gia đình và dòng họ mình. Phong Lê quả là sắc sảo khi cho rằng: “Tiểu thuyết thời kì này không ngần ngại vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ nhưng đem lại hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa.” [20, tr. 92]. Tìm hiểu những trang tiểu thuyết sau 1975, người đọc bắt gặp những số phận riêng với những bi kịch rất đời thường của con người trong xã hội mới. Thực ra đây không phải là điều mới mẻ gì, không phải là lần đầu tiên xuất hiện, bởi xu thế này đã có trên những trang văn xuôi giai đoạn 1930-1945. Tuy nhiên, với thời gian dài của cuộc chiến tranh 30 năm giành độc lập dân tộc buộc văn học phải quan tâm đến cái chung còn những vấn đề cá nhân đời thường, số phận riêng mỗi người phải tạm gác sang một bên; giờ đây, khi chiến tranh kết thúc, cảm hứng đời tư thế sự với những trăn trở tìm tòi được thể hiện đậm nét trên những trang tiểu thuyết như Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Sao đổi ngôi của Chu Văn, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân,… Trong thế giới nghệ thuật Ma Văn Kháng, con người được soi chiếu cả ở phần thể chất lẫn tâm hồn nên vừa nồng nàn trong niềm khát khao được giao cảm lại vừa bận rộn với những tính toán trong cuộc mưu sinh. Ngòi bút nhà văn dường như luồn thật sâu vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn con người để lần tìm những rung động dù rất nhỏ. Cuộc sống thường nhật cũng như đời sống tâm hồn được miêu tả chân thực hơn. Ở đấy không chỉ có hạnh phúc, chiến thắng mà còn có đau đớn, tủi nhục, bất hạnh. Cuộc sống con người hiện lên trên trang viết 11 hôm nay thật phong phú đa dạng. Các nhà văn đã tiếp cận con người từ nhiều chiều và thể hiện những cảm nhận về con người bằng nhiều cách khác nhau. Chiến tranh đã kết thúc nhưng những dư âm của cuộc chiến vẫn còn. Giờ đây, chiến tranh được tái hiện trên nhiều bình diện nhưng đằm lại và sâu lắng hơn. Như vậy, đổi mới tư duy nghệ thuật, văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng giai đoạn này đã thực sự mở rộng đường biên trong việc phản ánh vì nó được viết dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn. Văn học đã thực sự được cởi trói, cho nên chủ đề, đề tài được mở rộng, không bị gò ép, không bị giới hạn. Văn học đã tìm về với “con người đời thường”, “con người cá nhân” nhưng vẫn “mới”, vẫn không dẫm chân lên lối cũ “mà đầy sáng tạo” trong sự vân động không ngừng của cuộc sống mới. Nền văn học nước nhà sau 1975, đặc biệt là từ năm 1986 đã có những bước thay đổi và chuyển mình sâu sắc, nhất là về cảm hứng sáng tác. Mỗi nhà văn khi đặt bút khám phá thể hiện phải đứng trước những thách thức bởi sự phức tạp của cuộc sống, các nhà văn phải suy nghĩ, nghiền ngẫm để lí giải những vấn đề đó theo một tinh thần mới. Thời kỳ này, khuynh hướng dân chủ hóa đã giúp nhà văn nhìn nhận cuộc sống đa chiều và con người bình đẳng trong sự quan sát và phản ánh của nhà văn. Con người với tính cách và số phận cá nhân trở thành đối tượng khám phá đến tận cùng của nhà văn. Con người chính là sự tổng hòa, là sự đan xen của nhiều mối quan hệ và phẩm chất, luôn có sự cao thượng bên cạnh cái thấp hèn, lí tưởng đan xen với dục vọng, cái xấu xen lẫn vào cái đẹp. Đặc biệt hơn là bản chất đích thực của con người nhiều khi không trùng khít với giá trị và sự thể hiện bên ngoài của nhân vật. “Cuộc chiến đã lùi vào dĩ vãng sau một quãng lùi lịch sử, sau một khoảng cách thời gian, chất sử thi nhạt dần. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca, tự hào, khâm phục đến chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư. Thay vì cách nhìn nhận giản đơn, rạch ròi thiện – ác, bạn – thù, cao cả - thấp hèn là cách nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận con người.” [67, tr.23]. Xóa bỏ những nguyên tắc cứng nhắc trong nhận thức về con người, văn xuôi sau đổi mới có được sự phong phú trong miêu tả, thể hiện và đi đến khám phá toàn vẹn về đối tượng này. Với các sáng tác 12 mang hơi thở của thời đại, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu,Nguyễn Huy Thiệp,Nguyễn Khắc Trường, … là những nhà văn tiêu biểu cho quá trình đổi mới nền văn học Việt Nam thời kì này. Trong văn học thời kì đổi mới, hiện thực được nới rộng phạm vi thể hiện. Không chỉ có hiện thực cách mạng, các biến cố trong đời sống cộng đồng mà còn có cả hiện thực của cuộc sống hằng ngày với các quan hệ thế sự phức tạp, đời sống cá nhân riêng tư với hạnh phúc, khát vọng, bi kịch của riêng nó. Nhiều mảng hiện thực mới được bổ sung khiến cho văn học có khả năng đi sâu, thâm nhập vào tất cả các ngóc ngách của đời sống xã hội và trong tâm hồn con ngươi. Dường như thời kì này không còn những vùng đất cấm kị đối với văn xuôi. Những hiện thực trước đây một thời bị cấm kị, bị né tránh thì nay lại có một sức hút mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những tiêu cực, bất cập trong đời sống được phanh phui, được đem ra mổ xẻ với một thái độ nghiêm túc, thẳng thắn nhằm mục đích mang lại những nhận thức sâu sắc hơn về hiện thực và con người. Trong bối cảnh lịch sử xã hội có nhiều biến động, con người đang phải trải qua những thăng trầm của số phận, thể loại tiểu thuyết đã phát huy được ưu thế vốn có. Với khả năng “tiếp xúc với cái hiện tại chưa hoàn thành”, người viết tiểu thuyết “có thể xuất hiện trong trường miêu tả ở bất cứ tư thế tác giả nào, có thể miêu tả những sự việc có thật trong đời mình hoặc ám chỉ đến chúng, có thể can thiệp vào cuộc trò chuyện giữa các nhân vật, có thể bút chiến công khai với các địch thủ văn học của mình” [2, tr.57]. Thời kì này, tiểu thuyết đã được đông đảo giới sáng tác lựa chọn, tìm đến, đặc biệt là tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng và người lính do chính những nhà văn đã từng cầm súng trên chiến trường chắp bút. Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 đã thực sự đổi mới trên nhiều phương diện: tư duy nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, ngôn ngữ, kết cấu… Văn học trong thời kì đổi mới, đặc biệt là tiểu thuyết đã có rất nhiều sự thay đổi trong việc khám phá và tái hiện hiện thực. Chiến tranh đã qua đi, các nhà văn không phải cầm thêm cây súng như trước nên giờ đây họ có điều kiện và thời gian để khám phá, để suy ngẫm kĩ lưỡng về mọi mặt, mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc 13 biệt là về số phận con người. Họ băn khoăn, trăn trở và tìm tòi những điểm mới, và chính điều đó đã tạo sự thúc đẩy lớn cho sự phát triển của văn xuôi nói chung, cho tiểu thuyết nói riêng. Có thể khẳng định đay chính là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình rõ rệt trong tư duy nghệ thuật của người cầm bút. Văn học chuyển từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Các nhà văn đã đổi mới trong cách tiếp cận cuộc sống và con người, họ không chỉ soi ngắm, suy ngẫm tỉ mỉ về hiện thực và số phận cá nhân con người, mà còn thẳng thẵn nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất các hiện tượng xã hội, đứng trong tư thế đối thoại với mọi người và với xã hội. Tư duy nghệ thuật đổi mới đã kéo theo sự ra đời của quan niệm mới về con người. Đi vào những trang viết của các nhà văn lúc này không phải là những con người anh hùng – đại diện cho vẻ đẹp lí tưởng cộng đồng trong giai đoạn 19451975 nữa, mà là con người “với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch” [28, tr. 48]. Đó là Giang Minh Sài (Thời xa vắng), là Kiên (Thân phận tình yêu), là Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng), là Vạn (Bến không chồng), là Tâm (Hai nhà), bà cụ Đất (Chuyện làng Cuội),… Văn xuôi giai đoạn này, cảm hứng bi kịch đã được thể hiện rất rõ và đa dạng trong nhiều tác phẩm, đó chính là minh chứng cho những thay dổi mới mẻ của tiểu thuyết. Chiến tranh đã qua đi nhưng dư âm của nỗi đau đớn, nhức nhối của nó thì vẫn còn dai dẳng, âm ỉ trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là là đối với những người lính thời hậu chiến. Quá khứ đau thương đã để lại cho những người lính những nỗi đau đớn như một bóng ma ám ảnh, đeo bám lấy cuộc sống của họ, khiến cho họ mất đi khả năng hòa nhập với cộng đồng. Chiến tranh đi qua, họ trở về với cuộc sống đời thường nhưng niềm vui thì ngắn ngủi mà những nỗi buồn, nỗi đau thì triền miên. Kiên trong Thân phận tình yêu của Bảo Ninh “đã phải chịu đựng hết hồi ức này sang hồi ức khác, ngày này qua ngày khác, đêm thâu này đến đêm thâu kia. Thử hỏi đã bao đêm ròng? Nhiều hôm đi giữa phố xá đông người, tôi đi lạc vào giữa một giấc mơ khi tỉnh … có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần kêu hóa thành tiếng rú tít rợn gáy của trực thăng vũ trang” [53, tr.99]. Hay Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu cũng đã rất cay đắng khái quát về cuộc đời mình: 14 “Nửa đời người phải đi yêu cái người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không có, đến bây giờ mới biết thì lại…” [43, tr.332]. Rồi số phận Vạn trong Bến không chồng của Dương Hướng cũng không hơn không kém. Ra trận trở thành một người hùng, khi trở về làng thì “những tấm huân chương lấp lánh trên ngực” [20, tr.5] nhưng cuộc sống khi không còn cây súng lại khiến cho ông thêm đau khổ, xấu hổ cho tới tận lúc chết – một cái chết đầy bi kịch, kết thúc cho chuỗi tháng ngày cũng đầy bi kịch của cuộc đời ông. Bi kịch của Tâm trong Hai nhà của Lê Lựu là bi kịch của cuộc đời khi Tâm bị phản bội, Tâm càng chăm sóc, nín nhịn vợ thì cô ta càng lăng loàn. Trong Chuyện làng Cuội là một chuỗi tháng ngày bi kịch của bà cụ Đất vì bà quá giàu yêu thương, hiền lành như đất, câm lặng hi sinh, chịu đủ mọi điều tiếng nhục nhã cho đến lúc chết. Trong hoàn cảnh đất nước thời kì đổi mới, tiểu thuyết đã trở thành thể loại có ưu thế nhất trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội và những bi kịch của con người trước cuộc đời. 1.2. Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 1.2.1. Cảm hứng bi kịch Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Cái bi (Tragique) là phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái phản động… trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết, song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người…” [13, tr. 19]. Như vậy, bi kịch sẽ không còn là bi kịch nữa nếu người xem không bị rung động bởi nhân vật và nếu toàn bộ nỗi xúc động khiếp sợ không dẫn đến một cách giải quyết nào đó về tình cảm theo hướng tích cực. Nhân loại đã tìm thấy ở những 15 tác phẩm bi kịch những gì khủng khiếp nhất mà cái ác có thể gieo rắc, áp đặt cho mình, do đó không thể bàng quan và chịu khuất phục trước sức mạnh tàn bạo của nó được. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người. Trong bi kịch, qua cái chết của nhân vật chính, người ta tìm ra cái thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính và cái bất tử của cộng đồng. Vì thế, nhân vật chính của bi kịch thường là những nhân vật anh hùng với ý nghĩa tích cực cao cả. Về cảm hứng trong văn học, Lê Ngọc Trà từng cho rằng: “Tư tưởng của tác phẩm không thể là những tư tưởng khô khan thuần lý mà phải biến thành khát vọng, thành cảm hứng.” [70, tr. 13]. Như vậy có nghĩa là cùng lấy con người và cuộc sống làm đối tượng khám phá, nhưng văn học khác với các ngành khoa học khác ở chỗ nó gắn liền với cảm hứng mạnh mẽ của người nghệ sĩ. Vậy cảm hứng là gì? Có thể nói, khái niệm cảm hứng đã được đề cập từ lâu trong lí luận nghệ thuật ở Châu Âu. Và Hê-ghen chính là người đưa ra lý luận tương đối hoàn chỉnh về nó. Theo ông thì cội nguồn gốc rễ của nghệ thuật chính là cảm hứng. Ông khẳng định: “Tình cảm tạo nên trung tâm thực sự trên vương quốc chân chính của nghệ thuật; thể hiện tình cảm là cái chủ yếu trong tác phẩm nghệ thuật, cũng như trong cảm thụ của công chúng”. [80, tr. 39]. Như vậy, tác phẩm nghệ thuật chính là kết quả của cảm hứng. Điều này được Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương triển khai một cách cụ thể và đi đến kết luận: “Cảm hứng là sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đó.” [15, tr. 208, 209]. Nhà nghiên cứu văn học N. Pôxpêlôp lại quan tâm đến sự chân thực của cảm hứng. Ông khẳng định: “Ở những tác phẩm không có chiều sâu của hệ vấn đề, sự lí giải và đánh giá các tính chất sẽ không được nâng lên thành cảm hứng. Ở những tác phẩm mang tư tưởng giả tạo, cảm hứng chỉ được tạo nên do ý chí chủ quan của nhà văn và vì vậy cảm hứng sẽ mang tính chất gượng gạo, cố tình.” [79, tr. 152, 153]. Vậy là, dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng ta có thể nhận thấy các nhà mĩ học, các nhà nghiên cứu văn học đều thống nhất khi quan niệm về cảm hứng. Đó 16 chính là một thứ tình cảm mạnh mẽ, đam mê, mang bầu nhiệt huyết nóng hổi của trái tim người nghệ sĩ hướng về đối tượng phản ánh trong tác phẩm của mình. Cảm hứng do vậy cũng không thể là một thứ tình cảm giả tạo, hời hợt mà thực sự là một thứ tình cảm sâu sắc, mãnh liệt. Đó thực sự phải là một tình yêu tha thiết, cũng có thể là một nỗi đau đớn nát tan hay một sự căm ghét tận xương tủy. Cuộc sống con người là thế giới muôn màu, chính vì thế, cảm hứng cũng mang nhiều dạng thức khác nhau. Có cảm hứng bi kịch, cảm hứng hài kịch, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng châm biếm,… Tuy nhiên cảm hứng chủ đạo trong các tiểu thuyết của Lê Lựu là cảm hứng bi kịch. Bản chất của sự xuất hiện cái bi chính là sự xung đột. Và những xung đột để tạo ra cái bi ấy không phải là những xung đột thông thường mà là những xung đột mang ý nghĩa xã hội, lịch sử, nhân sinh. Một biểu hiện cụ thể dễ thấy khi con người rơi vào bi kịch theo N. Pôxpêlôp là “người ta trải nghiệm sự căng thẳng và sự lo âu sâu sắc trong tâm hồn, khiến người ta phải chịu những đau khổ, thường rất nặng nề”. Những bi kịch ấy chủ yếu ở “những mâu thuẫn và đấu tranh bên trong, nảy sinh trong ý thức, trong tâm hồn con người.” [70, tr. 170]. 1.2.2. Cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” của Đại hội Đảng lần VI đã thực sự khơi dòng cho nguồn cảm hứng bi kịch đang bị chặn lại trong chiến tranh. Với cảm hứng bi kịch, các nhà văn đã thăm dò thật sâu vào bên trong đời sống tâm hồn và tình cảm của con người. Họ phản ánh sự thật mà không hề né tránh dù đó là sự thật khốc liệt nhất. Viết về chiến tranh, chúng ta không chỉ thấy những hào quang lấp lánh nữa mà còn thấy cả những tổn thất mất mát. Con người có thể mất đi một phần hoặc mất tất cả: gia đình, bạn bè, người thân, mất cuộc sống bình thường,… khiến cho con người rơi và chuỗi đau đớn đến tuyệt vọng đầy bi kịch. Điều này được thể hiện trong hàng loạt tác phẩm như: Bến không chồng của Dương Hướng, Cỏ lau của 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan