Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bạo lực gia đình...

Tài liệu Bạo lực gia đình

.DOCX
31
561
107

Mô tả:

thiết kế nghiên cứu, khoa xã hội học, đề tài bạo lực gia đình
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng cho sự ổn định và phát triển. Bước vào thế kỉ XXI, gia đình có nhiều sự biến đổi sâu sắc về mặt quy mô, cấu trúc và phương pháp tổ chức hoạt động sống. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, hiện nay không ít những vấn đề khó khăn và phức tạp nảy sinh trong các mô hình gia đình. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự khủng hoảng trong các mối quan hệ gia đình là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực của ly thân, ly hôn, cha mẹ bỏ bê không chăm sóc con cái … Bạo lực gia đình cũng nằm trong vòng xoáy của những tác động tiêu cực đó, dần dần xuất hiện và trở thành một hiện tượng nhức nhối không có lời giải đáp. Bạo lực gia đình ngày càng gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến mỗi nạn nhân, đặc biệt là trẻ em. Bạo hành gia đình/Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực đó có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau như: người lớn với trẻ em (cha mẹ bạo hành con cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị em bạo lực với nhau), bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi hơn (vợ chồng, anh chị em bạo lực với nhau, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu) hay bạo lực ngược (con cái bạo lực với cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà)… Nạn nhân của bạo lực thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng là phụ nữ - vợ, mẹ, con cái, người tình của đối tượng và ở Việt Nam dường như có sự tuyệt đối hóa bạo lực giới một chiều. Nhưng cần cẩn thận thấy rằng cũng tồn tại dạng bạo lực đối với nam giới. Bạo lực gia đình dù ở dưới hình thức nào, nếu không được cứu vãn sẽ trở thành chiếc ổ khóa lạnh lùng, khép chặt cách cửa hạnh phúc hôn nhân. Bạo lực gia đình đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng, nó xảy ra ở mọi quốc gia mọi nền văn hóa, mọi tôn giáo, không phân biệt giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp. Gia đình luôn được coi là mái ấm yên bình chở che của mỗi con 1 người, bởi lẽ đó, sự xuất hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực gia đình đã làm cho rất nhiều thành viên trong các gia đình rơi vào trạng thái bất ổn thật sự. Sự gia tăng của nạn bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, lo lắng của dư luận xã hội. Bạo lực gia đình vi phạm quyền con người, danh dự, nhận phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân; là nguyên nhân làm suy giảm sự bền vững hạnh phúc gia đình… Ngoài những hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững của gia đình; bạo lực gia đình còn tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và gây thiệt hại về kinh tế của gia đình có bạo lực nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Trẻ em lớn lên trong gia đình có bạo lực cũng chịu những tác động tiêu cực do bạo lực gia đình gây ra, ví dụ như buồn bã, rối loạn tâm lý, thiếu động cơ học tập, tách mình ra khỏi bạn bè, ít nói, nếu tình trạng đó kéo dài có thể dẫn đến mắc bệnh trầm cảm. Nhiều trường hợp người mẹ quá mệt mỏi, sức khỏe giảm sút không đủ điều kiện chăm sóc cho con, hay bị đuổi khỏi nhà khiến những đứa trẻ không được chăm sóc đầy đủ cũng làm cho chúng bị suy dinh dưỡng, vệ sinh kém, cơ thể yếu là điều kiện để vi khẩn xâm nhập và mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, khi trẻ em trực tiếp chứng kiến cảnh bảo lực ngay trong gia đình, chúng có thể sao chép những hành vi của bố, mẹ từ đó hình thành nên những thói xấu, thậm trí cha mẹ không thể giáo dục con cái khi chúng trưởng thành. Trẻ em ở thành phố và nông thôn có những ảnh hưởng tâm lí khác nhau do môi trường, cách giáo dục và hoàn cảnh sống của các em. Ở những vùng nông thôn, bạo hành gia đình diễn ra phổ biến hơn so với thành phố, khi mà điều kiện dân trí thấp và các gia đình không chú trọng vào việc giáo dục cho trẻ, chính nhận thức của cha mẹ cũng chưa cao dẫn đến việc bạo hành ngày một trở nên phổ biến. Những hệ quả mà bạo hành mang đến cho trẻ em ở những điều kiện khác nhau cũng sẽ rất khác nhau. 2 Hiện trạng đã và đang xảy ra cho thấy nạn bạo hành vẫn đang hiện hữu rất rõ rệt. Theo Báo cáo tình trạng trẻ em trên thế của UNICEF năm 2009, hiện có khoảng 500 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực, chiếm khoảng ¼ tổng số trẻ em trên thế giới. Đối với nước ta, tình trạng bạo lực gia đình trong những năm gần đây diễn ra phức tạp và tỷ lệ bạo lực gia đình ở mức cao . Trong năm 2005, 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình. Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn. Mặc dù bạo lực gia đình xảy ra phổ biến đối với phụ nữ nhưng trẻ em cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Cứ bốn phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có một người cho biết con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Ví dụ, báo cáo nghiên cứu cho biết trẻ em sống trong những gia đình mà mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác. “Những người chồng bạo hành có nhiều khả năng đã từng chứng kiến mẹ mình bị cha đánh đập, hoặc chính họ đã từng bị đánh đập khi còn nhỏ. Những điều đã trải qua thời thơ ấu chính là một yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến việc bản thân họ sau này trở thành người gây ra bạo lực gia đình”, bà Jansen cho biết thêm. Điều này củng cố cho quan điểm rằng bạo lực là một hành vi do con người học từ người khác. Hơn nữa số phụ nữ bị bạo lực thể xác do chồng gây ra cũng cho biết rằng con cái họ đã từng chứng kiến cảnh bạo hành ít nhất một lần. Hầu hết mọi người nói rằng tốt hơn hết là không để cho trẻ em biết về bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Mục đích là nhằm bảo vệ trẻ em khỏinhững tác động tiêu cực của bạo lực. Tuy nhiên, qua nhiều cuộc điều tra cho thấy việc giấu không cho trẻ biết tình trạng bạo lực không phải là một việc làm hiệu quả. Tất cả những người bị bạo lực nói rằng con của họ biết gia 3 Hình thức biểu hiện (hành vi) đình đang bị bạo lực hoành hành. Chúng phải chứng kiến và chịu tác động của bạo lực. Những vấn đề này thường được giấu kín, e ngại khi đề cập, chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ và nguyên nhân cũng do sự thiếu sự hỗ trợ từ phía các thành viên gia đình và cơ quan chức năng hoặc lo sợ hậu quả đối với chính bản thân họ và con cái họ về việc chấp nhận các hành vi bạo lực gia đình cũng do được củng cố bởi tư tưởng văn hóa. Bên cạnh đó, xét về phương diện gia đình , thì bạo lực gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành tính cách, nhân cách của trẻ sau này. Tuy nhiên hiện nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các thông tin về bạo hành gia đình ảnh hưởng đến trẻ càng được hiểu biết nhiều hơn, đem lại cái nhìn rõ hơn, từ đó trong dư luận xã hội cũng có nhiều ý kiến cũng như thái độ khác nhau đối với trẻ em khi bị ảnh hưởng của bạo hành cũng như những người thực hiện hành vi bạo hành. Đặc biệt đối với trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi là giai đoạn hình thành nhân cách, trẻ còn non nớt trong nhận thức, nếu bị tác động mạnh về tâm lí sẽ dẫn đến sự méo mó trong phát triển trí tuệ và tâm hôn sau này. Tôi cũng là một trong những nạn nhân của bạo lực gia đình đối với trẻ em. Hơn ai hết, tôi mong muốn thực hiện đề tài này vì xuất phát từ chính bản thân và trái tim mình, tôi muốn thuyết phục các bậc cha mẹ, đặc biệt là với những người cha, người mẹ đang đối xử không công bằng với những đứa con. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu “Nhận thức của cha mẹ về bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 tại TP Hà Nội hiện nay” với mục đích tìm hiểu quan điểm thái độ của mọi người trong cộng đồng về nạn bạo hành gia đỉnh ảnh hưởng tới trẻ em. Bởi lẽ họ nhận thức như thế nào thì sẽ có thái độ, hành vi biểu hiện ra như thế. Mặt khác, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này và thay đổi thái độ, hành vi của những người có hành vi bạo hành đề bạo hành gia đình không còn là một 4 vấn đề cần phải che đậy, trẻ em chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình có thể tìm kiếm sự trợ giúp và hỗ trợ của cộng đồng. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Mô tả thực địa Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1976 đến nay, và là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946, là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn. Thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hoá nhanh, tốc độ đô thị hoá nhanh khiến cho nảy sinh nhiều vấn đề xã hội đòi hỏi phải có những sự quan tâm đúng đắn của Đảng và Nhà Nước. Các bậc cha mẹ, phụ huynh dành nhiều thời gian làm kinh tế, nhiều khi dẫn tới bỏ bê con trẻ. Từ đây nảy sinh ra rất nhiều vấn đề bức thiết của tuổi thiếu niên cần được quan tâm, nghiên cứu. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị lớn đóng vai trò quan trọng của cả nước. Quá trình đô thị hóa nhanh, các gia đình hạt nhân dần được hình thành thay thế các gia đình truyền thống. 5 2.2 Thực trạng về nhận thức của cha mẹ về bạo lực gia đình đối với trẻ em ở Hà Nội hiện nay. Trong các tác phẩm viết về bạo lực gia đình bằng tiếng anh có thể kể đến tác phẩm “Freedom from Violence Women’s Strategies from Aroud the World ( Tự do từ bạo lực – Chiến lược toàn cầu của phụ nữ) của nhiều tác giả do Margaret Schuler chủ biên năm 1992. Tác phẩm này đã phản ánh tình trạng bạo lực từ nước Mỹ đến các nước phát triển ở Châu Á đến Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn hóa, nguyên nhân, các hình thức bạo lực diễn ra ở cả nơi làm việc, đường phố gia đình mà các tác giả phản ánh đã nói lên tính phổ biến của các dạnh bạo lực chống lại phụ nữ trong đó có bạo lực gia đình.Bài viết cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề và chiến lược liên quan đến bạo lực giới. Đó là mở rộng tuyên truyền giáo dục, cải cách pháp luật và hành động chống bạo lực đối với phụ nữ. Tác phẩm “Violence, Silence, and Anger – Women’s Writing as Transgression” (Bạo lực, sự im lặng và sự giận giữ - Các bài viết của phụ nữ như một lời tội lỗi) của nhiều tác giả do Deirdre Lashgari chủ biên. Cuốn sách là cơ sở cho nhà nữ quyền trình bày các tư tưởng về sự im lặng, sự tức giận và nhu cầu nói lên tiếng nói chống lại bạo lực. Nhiều hình thức bạo lực như áp bức tình dục, áp bức của chủ nghĩa thực dân, sự đối kháng giữa cha mẹ và con cái, các chủ thể chống chiến tranh và hậu quả của nó đối với phụ nữ và trẻ em, các vấn đề giới, chủng tộc, giai cấp, văn hóa cũng được đề cập tới. Macarenco A.S, Sách dành cho các bậc cha mẹ, M.1939 và Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết có viết Nhiều bậc cha mẹ còn có quan niệm rằng: “Phải đánh mới nênngười”. Vì vậy, một số phụ huynh thậm chí ủng hộ thầy, cô giáo sử dụng roi vọt như một biện pháp trừng phạt giúp trẻ biết lỗi để trẻ không dám tái phạm. Quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” đã hậu thuẫn cho biện pháp giáo dục lạc hậu và hiệu quả hạn chế của nó, mà nhà sư phạm Xô Viết lỗi lạc Macarenco A.S. đã gọi là “sự bất lực của khả năng sư phạm”. 6 Bạo lực gia đình là vấn đề được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu trong vài năm gần đây. Trong nghiên cứu có tính chuyên sâu về bạo lực gia đình ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Quan niệm bạo lực gia đình là “chuyện riêng” nên chủ đề này trước đây chưa được đem ra thảo luận công khai và chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của dư luận, do đó nạn nhân của bạo lực luôn phải chịu thiệt thòi mà lẽ ra họ không phải chịu, họ phải giữ im lặng cho dù luôn phai đối mặt với nỗi sợ hãi bị bạo lực bất cứ lúc nào. Nhận thức được điều trên nên bạo lực gia đình trở thành chủ đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức xã hội. Có thể nói, một trong những nhà nghiên cứu quan tâm sớm nhất đến vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam là Lê Thị Quý. Tác giả Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh cũng đã nêu khá rõ bức tranh bạo lực gia đình: “ Bạo lực gia đình – một sự sai lệch giá trị”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 63,5% hiện tượng cha mẹ đánh đập con cái; 14.5% con cái đánh đập cha mẹ; 81,1% chồng đánh vợ; 13,2 % vợ đánh chồng; 66,1% vợ mắng chửi chồng; 68,7% chồng chửi mắng vợ; 24,7% vợ chồng con cái đánh nhau và 41,1% anh em đánh nhau. Tác gải cũng đưa ra nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột gia đình bao gồm: coi nhẹ nề nếp gia phong (69,7%), nghèo đói thiếu việc (75,7%), không quan tâm lẫn nhau (61,8%), ông bà cha mẹ chưa gương mẫu (60,9%), vợ hay nói nhiều (57,6%), con cái không hiếu thảo (63,5%), tư tưởng trọng nam khinh nữ (53,9%), cơ bạc rược chè (81,9%) , con cái bỏ bê học hành (56,9%), ngoại tình (69,4%), ghen tuông thái quá (62,5%), học vấn không phù hợp (38,2%), thói quen đàn ông (36,5%), sức khỏe không phù hợp (31,3%), tình dục không phù hợp (33,6%). Trong đề tài nghiên cứu : “Nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng đối với các bài viết về bạo lực gia đình trên báo điện tử tuổi trẻ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh, 2011, đã chỉ ra rằng: “Nhận thức của công chúng về các hình thức bạo lực gia đình chưa chính xác còn rất mờ nhạt và nhiều hạn chế: đa số người 7 dân chỉ biết có bạo lực thể xác mà không có bạo lực tinh thần hay tình dục và công chúng có nhận thức không quá khắc khe, thậm chí dễ dàng chấp nhận đối với một số hình thức bạo lực không gây thương tích hoặc gây thương tích nhẹ. Điều này sẽ là một cản trở không nhỏ trong việc nâng cao bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Tác phẩm nghiên cứu đối với công chúng nói chung về bạo lực gia đình cho mọi đối tượng. Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu bạo lực gia đình trên cơ sở giới ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Thị Mai Hoa và Trần Thị Cẩm Nhung năm 2005 đã đi sâu và xem xét thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau đồng thời phân tích các yêu tố tác động đến bạo lực gia đình dựa trên các nghiên cứu đã được triển khai về bạo lực gia đình. Các yếu tố được đề cập là: khung pháp lý và chính sách các chủ thể liên quan, tình trạng nghèo khổ, yếu tố văn hóa: định kiến giới và các yêu tố khác bao gồm: rượu, cờ bạc, ngoại tình… Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn, trở ngại trong quá trình can thiệp của tổ chức chính quyền các cấp. Nghiên cứu đã nêu được hậu quả của bạo lực gia đình, mức độ gia tăng của tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục. Công trình này giúp cho người nghiên cứu biết thêm về nguyên nhân của bạo lực gia đình, mức độ gia tăng của bạo lực, các khuyến nghị để làm giảm bạo lực gia đình. Qua đó người nghiên cứu hiểu rõ được hơn thực trạng vấn đề mà mình đang nghiên cứu để chỉnh sửa cho phù hợp. Đề tài nghiên cứu khoa học của Ủy Ban dân số gia đình về trẻ em 2005; khu vực biến đổi của cấu trúc gia đình nông thôn Đồng bằng sông Hồng dưới tác động của kinh tế thị trường” nghiên cứu về hành vi bạo lực; bạo lực của chồng đối với vợ; bạo lực của vợ đối với chồng; hành xử bạo lực giữa những người anh em họ hàng; bạo lực với hàng xóm, cộng đồng; bạo lực của người lớn với trẻ em. Đề tài cho rằng “nghiện rượu” là nguyên nhân chính gây ra bạo lực trong gia đình, tư tưởng phong kiến cổ hủ lạc hậu , tính cam chịu của vợ. Sau đó là các nguyên nhân như do người 8 vợ khiêu khích chồng, do người chồng bị căng thẳng… Đề tài góp phần cho người nghiên cứu biết thêm về những nguyên nhân hơn với nội dung nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới trẻ em của Liên hợp quốc tiến hành trên phạm vi toàn cầu được công bố vào tháng 8/ 2006 cho hay, trên thế giới hiện có 275 triệu trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, phải chịu sự bóc lột về tinh thần và thể xác và cả tình dục của cha mẹ cũng như người giám hộ (Nguồn http.www.unicef.org/media/media_35151.html). Trong các rủi ro mà trẻ em có thể mắc phải thì có lẽ bạo lực gia đình là khó khắc phục hơn cả tính phụ thuộc đặc điểm của trẻ với người lớn và bởi lẽ nó không chịu ảnh hưởng tới hiện tại mà con ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của trẻ. Trẻ nhỏ có thể là mục tiêu trực tiếp của bạo lực thân thể hoặc có thể bị thương khi cố gắng bảo vệ các thành viên khác trong gia đình (thường là người mẹ) hoặc cố gắng ngăn cản hành vi bạo lực của bố mẹ. Có thể chúng chỉ chứng kiến cảnh người thân có những hành động xô xát, thô bạo. Báo cáo của UNICEF cũng chỉ ra rằng những hình ảnh bạo lực gia đình mà trẻ em phải chứng kiến, cho dù không phải là nạn nhân trực tiếp cũng có thể in sâu vĩnh viễn và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nặng nề trong suốt thời ấu thơ, cũng như cuộc sống sau này của trẻ. Trẻ em càng nhỏ càng có xu hướng bị tác động của nạn bạo lực gia đình nặng nề do bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần và tình cảm trong suốt gia đoạn phát triển hình thành nhân cách và xã hội hóa. Theo cuốn “Sách xanh gia đình Việt Nam” của Văn hóa thể thao và du lịch, NXB Lao động 2012. Theo thống kê của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ 2009 đến năm 2012 cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó bạo lực gia đình đối với phụ nữ là 106.520, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình đối với người cao tuổi là 16.148 vụ. Các đối tượng của bạo lực gia đình gồm trẻ em , phụ nữ và người già. Một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn/ ly thân ở Việt Nam ngày càng tăng cũng do bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức: thể chất, tinh thân, kinh tế, giáo dục. Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng về 9 thể chất và tinh thần của người bị bạo hành, mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ sống trong gia đình có bạo lực, vì trong tương lai, trẻ em có thể trở thành đối tượng bị lạm dụng bạo lực hoặc gây bạo lực. Nhìn chung những nghiên cứu kể trên đã phân tích được thực trạng và nguyên nhân của bạo lực gia đình và những biện pháp khắc phục. Trẻ em cũng là nạn nhân chính và cũng là nguyên nhân của nhiều bạo lực gia đình. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thanh niên đã hướng tới vấn đề này. Kết quả nghiên cứu thăm dò dư luận trẻ em được tiến hành vào năm 1998 do PGS.TS Đặng Cảnh Khanh và CN. Nguyễn Văn Buồm thực hiện phỏng vấn các em về hình thức xử phạt của cha mẹ đối với con cái. Kết quả bất ngờ trong số 1240 em nhỏ được hỏi tới 90,52% thường bị bố mẹ đánh đập khi có lỗi, trong đó vừa đánh vừa mắng là 25,6, đánh đau là 62,92%. Những thương tích trên cơ thể dù có đau có thể xóa nhòa, còn những thương tích về tinh thần đời sống tâm lý trẻ đâu dễ quên đi. Cũng theo tác giả Lê Thị Quý bạo lực gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Một nghiên cứu khác Căn cứ vào Công ước quyền trẻ em, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em Việt Nam ta có thể hiểu rằng, bạo lực trẻ em là hành vi do một hoặc một số người có thể là gia đình, người thân người chăm sóc trẻ… gây ra làm tổn hại đến cả sức khỏe và tinh thần của trẻ. “Nếu chiếu theo khái niệm này thì có lẽ phải có tới 99% số trẻ em ở Việt Nam đã từng bị bạo hành chứ không phải con số như UNICEF công bố (gần 75%) trước đó”, ông Lê Thế Nhân - Chủ tịch Trung tâm phát triển cộng đồng và công tác xã hội (Huế) nói. Chiếu theo công ước về Quyền trẻ em, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em Việt Nam nhiều nghiên cứu, thống kê liên quan bạo lực trẻ em đã được đưa ra. Mới đây, tháng 4.2014 tổng cụ thống kê dưới sự trợ giúp của tổ chức UNICEF đã công bố số liệu khiến dư luận phải giật mình, gần 75% số trẻ em từ 2 - 14 tuổi ở Việt Nam từng bị cha mẹ, người chăm sóc và các thành viên khác trong gia đình bạo hành. 10 Phóng viên Dân Việt từng tham khảo ý kiến của nhiều công bố tại Hà Nội, đa phần trong số họ đều ủng hộ với cách dạy con bằng roi vọt. Anh Nguyễn Huy Tùng (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng: dạy con bằng roi vọt không hoàn toàn là bạo lực với trẻ. “Đánh con để nhằm mục đích dạy bảo cho con tiến bộ là vì mục tiêu tốt nhất của trẻ. Không thể nói đây là bạo lực được” – anh Tùng phân bua. Công bố của UNICEF trong thời gian qua cũng cho thấy gần 24% số phụ nữ đã lập gia đình và có con dưới 15 tuổi ở Việt Nam cũng cho biết, chồng của họ đã từng có hành vi bạo lực đối với con cái. 11% trong số các vụ bạo lực đó là dưới dạng đấm, đá, đánh; 15,7% dưới dạng tát, đẩy ngã hoặc ném đồ vật vào người và 56,6% dưới dạng chửi mắng hoặc đe dọa. Cứ 10 trẻ khi được hỏi thì có 9 trẻ nói rằng, các em đã từng chứng kiến bạo lực trong gia đình mình. Khảo sát ý kiến Nghiên cứu về bạo hành trẻ em nằm trong “Dự án đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em” (18001567) cho thấy bạo hành trẻ em tồn tại ở những dạng hình thức khác nhau. Lạm dụng thân thể là hình thức phạt đánh bằng công cụ (roi, gậy…) khi trẻ mắc lỗi hoặc khi người trừng phạt muốn trẻ học tập tiến bộ hơn trở nên phổ biến. Không chỉ bạo lực về roi vọt, nhiều bố mẹ còn lạm dụng ngôn từ chửi mắng con một cách thô bạo. Theo các chuyên gia tâm lý của Trung tâm phát triển cộng đồng và công tác xã hội (Huế) thì hành vi bạo hành trẻ em có tính chất lặp lại. Đa số bố mẹ hay dùng bạo lực với con cái cho biết họ đã từng bị bố mẹ dùng roi vọt để dạy bảo. Thậm chí có người dù làm cha mẹ, nhưng vẫn không thể quên những trận đánh đập của ba mẹ họ trước đây. Thạc sĩ Tâm lý học Lưu Lịch cho biết: “Vấn đề ở đây là Quyền trẻ em và quan niệm của người lớn về giáo dục trẻ bằng roi. Chính sự thiếu hiểu biết và lạm dụng quyền làm bố mẹ của người lớn đã gây tổn hại đến trẻ. Ngoài ra, cha mẹ không nhận biết được những thay đổi trong tâm sinh lý của con cũng thiếu phương pháp giáo dục, chưa tìm được phương pháp thay thế cách giáo dục bằng roi vọt, nên khi bất lực chỉ nghĩ đến cách lấy roi ra quất”. 11 Công trình nghiên cứu bài báo được xuất bản đề cập đến vấn đề này trong số đó có thể kể đến: công trình Nỗi đau thời đại của tác giả Lê Thị Quý xuất bản năm 1996 cho rằng bạo lực phát triển khá mạnh và khó kiểm soát, bạo lực gia đình không chỉ xảy ra trong mối quan hệ giữa vợ với chồng mà còn giữa cha mẹ với con cái, và con cái với cha mẹ. Tác phẩm cũng chỉ ra được những nguyên nhân của nạn bạo hành trong gia đình bao gồm những nguyên nhân về kinh tế, nhận thức vấn đề xã hội và sức khỏe. Như vậy, qua tổng quan nghiên cứu có thể thấy những nghiên cứu về bạo lực hiện nay khá phong phú, bao phủ được nhiều đối tượng và nhiều vùng miền trên khắp cả nước. Một thực trạng rõ nét là bạo lực gia đình đối với trẻ em trong gia đình Việt Nam chưa được nhìn nhận một cách xác thực. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu  Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha mẹ về nạn bạo hành gia đình (bao gồm bạo hành do cha mẹ ruột hay cha mẹ nuôi, hoặc những người trong gia đình) đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội hiện nay.  Đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ và cộng đồng để trẻ em có điều kiện phát triển tốt nhất về cả vật chất và tinh thần và bảo đảm được các quyền của mình. 3.2Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, phải đặt ra một số nhiệm vụ cấp thiết như:  Xây dựng và hoàn thành đề cương chi tiết. 12  Làm rõ một số lý thuyết được áp dụng vào nghiên cứu.  Thao tác hóa các khái niệm liên quan đến đề tài “ nhận thức, bạo lực gia đình, trẻ em, bạo lực gia đình đối với trẻ em”, xây dựng khung lý thuyết, mô tả các biến số…  Thu thập thông tin và phân tích thông tin từ những tài liệu, báo cáo sẵn có nhằm:  Phân tích thực trạng nạn bạo lực gia đình hiện nay: Mức độ nghiêm trọng, động cơ hành vi bạo lực…  Tìm hiểu những yếu tố, nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực gia đình.  Phân tích những yếu tố tiêu cực của nạn bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.  Mô tả nhận thức của cha mẹ về bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 tại TP Hà Nội hiện nay.  Đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nhằm giúp các cơ quan chức năng có liên quan đưa ra những chính sách, giải pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trẻ em, nâng cao công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các bậc làm cha mẹ. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nhận thức của cha mẹ về bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội hiện nay. 4.2Khách thể nghiên cứu Các bậc cha mẹ ( cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi) ở khu vực Hà Nội. 13 4.3 Phạm vi nghiên cứu  Không gian : Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Hà Nội, tại 2 quận Cầu Giấy, Ba đình và 2 huyện Từ Liêm và Sóc Sơn.  Thời gian nghiên cứu: 1/2014 – 3/2014 5 Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết và các biến số 5.1 Giả thuyết nghiên cứu  Đa số cha mẹ cho rằng việc bạo hành gia đình không có ảnh hưởng đến con cái và có thể chấp nhận được.  Đa số bố mẹ ở nông thôn không để ý đến bạo lực gia đình.  Những người có trình độ học vấn cao thì có nhận thức về bạo lực gia đình tốt hơn.  Những người ở khu vực thành phố có nhận thức tốt hơn những người ở khu vực nông thôn.  Nữ giới có nhận thức bạo lực gia đình cao hơn nam giới.  Phần lớn bạo lực thường là bố. 14 5.2 Khung lý thuyết Nhận thức của cha mẹ về thực trạng bạo hành gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội hiện nay. Đặc điểm nhân khẩu học: giới tính, năm iinh, uuế uunn, ình trạng hôn nhân… Đặc điểm gia đình: mức iôếng, nghếề nghiệp của những người thân trong gia đình, môếi uuan hệ giữa cha mẹ (ly thân, ly dị) Nhận thức của cha mẹ vếề nguyến nhân bạo lực gia đình đôếi với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đếến 10 ở Hà Nội hiện nay. Nhận thức của cha mẹ vếề hậu uuả bạo lực gia đình đôếi với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đếến 10 ở Hà Nội hiện nay. Mức độ tếếp cận truyếền thông đại chúng vếề vâến đếề bạo lực gia đình, mức độ chia iẻ thông tn vếề vâến đếề bạo lực gia đình Chính inch của Đảng và Nhà N ước 15 Môi trường văn hóa – kinh tếế - xã hội 5.3 Mô tả các biến số 5.3.1 Biến độc lập  Biến đặc điểm nhân khẩu học: giới tính, chủng tộc, thu nhập, trình độ học vấn, địa bàn sinh sống của người được điều tra…  Đặc điểm gia đình: mức sống, nghề nghiệp của những người thân trong gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ (ly thân, ly dị).  Mức độ tiếp cận truyền thông đại chúng về vấn đề bạo lực gia đình, mức độ chia sẻ thông tin về vấn đề bạo lực gia đình. 5.3.2 Biến phụ thuộc Nhận thức của cha mẹ về nạn bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội hiện nay:  Nhận thức của cha mẹ về thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội hiện nay.  Nhận thức của cha mẹ về nguyên nhân bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội hiện nay.  Nhận thức của sinh viên về hậu quả bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội hiện nay. 5.3.3 Biến can thiệp  Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội.  Chính sách của Đảng và Nhà Nước 16 6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6.1 Cơ sở lý luận  Sử dụng lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền móng tiếp cận.  Vận dụng quan điểm đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước được ghi trong Luật phòng, chống bạo lực bạo gia đình.  Sử dụng các lý thuyết: lý thuyết mạng xã hội, lý thuyết hành vi và lý thuyết tương tác biểu trưng. 6.2Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng là chính. 6.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng Điều tra bằng bảng hỏi anket với tổng mẫu nghiên cứu là 100 các bậc cha mẹ. Đề tài sử dụng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu những quan điểm, thái độ của các bậc cha mẹ về nạn bạo lực gia đình trong đó có sự so sánh giữa nhóm nông thôn và thành thị và người đã kết hôn và ly thân/ly dị. 6.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 6.2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu dựa trên công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học của tập thể và của các cá nhân, các tài liệu có liên quan đến vấn đề bạo lực trong gia đình nói riêng nhằm làm rõ các khái niệm cơ bản của để tài đó chính là tiền đề cho nghiên cứu 6.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ định để chọn ra 5 người ở 4 địa điểm của địa bàn nghiên cứu để tiến hành thu thập thông tin. Từ đó, số lượng phỏng vấn sâu có được là 20 người. 17 7. Ý nghĩa của đề tài 7.1 Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu góp phần làm phong thú thêm những nghiên cứu về bạo lực gia đình, là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về bạo lực gia đình và nó giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội nói riêng. 7.2Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu mong muốn tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ, thay đổi nhận thức của cha mẹ nói chung và cộng đồng xã hội – các nhà truyền thông để công tác phòng chống bạo lực gia đình ngày một hiệu quả hơn. 18 7.3PHẦN NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1 Thao tác hóa khái niệm 1.1Nhận thức Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy. Nhận thức là kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan. Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin: Nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực trong tư duy của con người, được quy định bởi những quy luật phát triển của xã hội và không thể tách rời thực tiễn. Mục tiêu của nhận thức là đạt đến chân lý khách quan. Quá trình nhận thức là thu thập kiến thức, hình thành khác niệm về hiện thực, giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh. Quá trình nhận thức là để tích lũy tri thức, kinh nghiệm để từ đó cải tạo thế giới. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng: Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Nhận thức không phải sự phản ánh một cách đơn giản, máy móc. Nó là quá trình phát triển một cách biện chứng, quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn. Nhận thức không phải là kết quả của sự tác động một chiều của các sự vật vào trong giác quan của con người mà nó hình thành phát triển trên cơ sở tác động một cách tiêu cực của con người vào sự vật trên cơ sở thực tiễn xã hội. Sự vận động phát triển của nhận thức diễn ra một cách biện chứng, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng tới thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý ( Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long, Giáo trình triết học Mác – lênin, NXB Chính Trị Quốc gia Hà Nội, 2005). Nhận thức nảy sinh, bộc lộ và phát triển trong sự tương tác giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Nhận thức không phải là hoạt động tức thời, đơn giản, máy móc và thụ động mà quá trình 19 biện chứng, tích cực sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận, nhận thức của cha mẹ bao gồm việc cha mẹ hiểu biết và mức độ hiểu biết của cha mẹ về thực trạng, nguyên nhân cũng như hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 ở Hà Nội hiện nay được phân chia theo các hình thức bạo lực như thế nào. 1.2Bạo lực gia đình Bạo lực gia đình là bất kỳ hành động nào xảy ra trong gia đình, do các thành viên của gia đình gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể và cuộc sống tinh thần hoặc xâm hại quyền tự do của các thành viên khác. Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam có khá nhiều định nghĩa về bạo lực gia đình. Nó được coi là một dạng đặc biệt của bạo lực trên cơ sở giới nhưng xảy ra trong khuôn khổ gia đình. Ở Việt Nam, khái niệm bạo lực gia đình được hiểu là tất cả các loại bạo lực mà một hay nhiều thành viên trong gia đình gây ra cho một hay nhiều thành viên khác bất kể giới tính của nạn nhân. Hay có thể hiểu bạo lực gia đình là những hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự xâm hại và ngược đãi thân thể hay tinh thần, tình cảm hay tình dục, kinh tế hay xã hội giữa các thành viên trong gia đình. Nó còn là sự lạm dụng quyền lực hay hành vi sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó.  Tại điều 1, Luật phòng chống Bạo lực gia đình có ghi: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả nằng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”.  Tại khoản 1, điều 2 chỉ rõ hành vi bạo lực gia đình: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan