Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài giảng tổ chức thi công

.PDF
121
199
141

Mô tả:

10/09/14 ĐẠI HỌC NHA TRANG BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG ThS. Trần Quang Huy  Vấn đề 1: Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng  Vấn đề 2: Các mô hình quản lý tiến độ xây dựng  Vấn đề 3: Các phương pháp tổ chức thi công  Vấn đề 4: Lập kế hoạch tiến độ và tổ chức thi công công trình đơn vị  Vấn đề 5: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng 1 10/09/14 Một số vấn đề thảo luận Chủ đầu tư Người ra quyết định đầu tư Tư vấn Thiết kế Tư vấn giám sát bên A Tư vấn giám sát bên B Nhà thầu Giám sát tác giả 2 10/09/14 I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: Muốn hình thành một dự án phải là kết quả của nguyên nhân chủ quan (khả năng đầu tư) và nguyên nhân khách quan (nhu cầu của thị trường).  Chuẩn bị đầu tư (chiếm từ 0,5 – 15% TMĐT) Các công tác gồm: 1. Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và Qui mô đầu tư 2. Thăm dò thị trường  tìm nguồn vật tư, thiết bị, khả năng huy động vốn, hình thức đầu tư 3. Điều tra khảo sát chọn địa điểm 4. Lập dự án đầu tư 5. Gửi hồ sơ dự án đầu tư lên cấp có thẩm quyền để  ra quyết định đầu tư, thẩm định dự án, và vay vốn đầu tư. Giai đoạn này kết thúc khi: - Nhận được Quyết định đầu tư (nếu CĐT là nhà nước); - Nhận được Giấy phép đầu tư (nếu CĐT thuộc các thành phần kinh tế khác) Xem mẫu QĐ đầu tư 3 10/09/14  Thực hiện đầu tư (chiếm từ 85 – 99% TMĐT) Trách nhiệm của Chủ đầu tư: 1. Xin giao đất/thuê đất theo qui định Nhà nước; 2. Xin giấy phép xây dựng (hoặc giấy phép khai thác tài nguyên); 3. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng; 4. Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình  tiến hành giai đoạn thiết kế kỹ thuật 5. Thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán 6. Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị và thi công xây dựng  tiến hành thi công xây dựng công trình --> giám sát thi công xây dựng Giám sát gồm: • Giám sát bên A (giám sát của Chủ đầu tư) • Giám sát bên B (giám sát của Nhà thầu xây dựng) • Giám sát tác giả (giám sát của Nhà tư vấn thiết kế).  Kết thúc xây dựng, khai thác công trình: Các công việc phải thực hiện: 1. Nghiệm thu, bàn giao công trình; 2. Thực hiện việc kết thúc xây dựng (lập hồ sơ hoàn công, thanh toán,…); 3. Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; 4. Bảo hành công trình; 5. Quyết toán vốn đầu tư; 6. Phê duyệt quyết toán. Ghi chú: • • • Công trình được xây lắp hoàn chỉnh  mới được bàn giao người sử dụng Hồ sơ phải được nộp + lưu trữ theo qui định PL về lưu trữ Nhà nước Nghĩa vụ thực hiện HĐXD chấm dứt h. toàn  khi hết thời hạn bảo hành CT 4 10/09/14  Các loại nguồn vốn: I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: Theo quan điểm vi mô của người quản lý xây dựng, dự án chia thành các bước sau: CƠ QUAN TƯ VẤN THỰC HIỆN Thẩm định Lập Báo cáo đầu tư (hoặc DA tiền khả thi) Ý tưởng Khảo sát sơ Báo cáo bộ đầu tư (hoặc báo cáo tiền khả thi) CHỦ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN Thẩm định Dự án Lập Dự án đầu tư (hoặc Báo cáo khả thi) Khảo sát Thiết kế Dự án đầu kỹ thuật cơ sở tư (hoặc báo cáo khả thi) Thiết kế chi tiết (2 hoặc 3 bước) Khảo sát Lập thiết bổ sung kế Kỹ thuật hoặc Thiết kế BVTC Lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật (trường hợp thiết kế 1 bước) CƠ QUAN TƯ VẤN THỰC HIỆN Thẩm tra Đấu thầu Thi công NHÀ THẦU Khai thác CHỦ ĐẦU TƯ HOẶC CHUYỂN GIAO CHO MỘT ĐƠN VỊ KHÁC QUẢN LÝ 5 10/09/14 I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.1. Lập báo cáo đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi)  Là bước tiếp theo của ý tưởng được chủ đầu tư thuê cơ quan tư vấn làm hoặc chủ đầu tư trực tiếp thực hiện.  Trong bước này công tác thăm dò là chủ yếu, dựa trên những số liệu sẵn có thu thập được, người ta làm dự án tiền khả thi.  Mục đích: khẳng định ý tưởng đó có cơ sở không, nếu có triển vọng tiếp tục nghiên cứu tiếp bằng không thì dừng lại. Đối với các dự án nước ngoài:  Tên tiếng Anh: Pre-Feasibility Study  Viết tắt: Pre-FS hoặc PFS Điều kiện lập báo cáo đầu tư: theo điều 5, khoản 1 NĐ 12/2009/NĐ-CP Đối với các dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư. I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.1. Lập báo cáo đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi) Lập dự án tiền khả thi cần làm những việc sau:  Tìm hiểu nhu cầu của xã hội trong khu vực dự án hoạt động.  Tìm hiểu chủ trương đường lối phát triển kinh tế của quốc gia trong thời gian khá dài (10 - 50 năm).  Đánh giá tình hình hiện trạng ngành và chuyên ngành kinh tế của dự án (chú trọng đến trình độ công nghệ, năng suất hiện có và khả năng phát triển của các cơ sở hiện diện trong thời gian tới). Trình độ công nghệ sản xuất của khu vực và thế giới. 6 10/09/14 I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.1. Lập báo cáo đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi) Lập dự án tiền khả thi cần làm những việc sau: (tiếp theo)  Mức sống của xã hội, khả năng tiêu thụ sản phẩm tại địa phương.  Khả năng của chủ đầu tư, nguồn vốn có thể huy động, mô hình đầu tư.  Nguồn cung cấp nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất.  Địa bàn xây dựng công trình sẽ triển khai dự án với số liệu về địa hình, khí hậu, dân cư, môi trường trước và sau khi xây dựng công trình.  Cơ sở hạ tầng sẵn có và triển vọng trong tương lai. I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.2. Lập dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi)  Đây là bước quan trọng trong quá trình hình thành dự án, nó khẳng định tính hiện thực của dự án.  Trong bước này gồm có 03 phần: khảo sát, viết thuyết minh dự án đầu tư, và lập thiết kế cơ sở. Điều kiện lập DAĐT: (điều 6, khoản 1, NĐ 12/2009/NĐ-CP) Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những trường hợp sau đây: a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân Tên tiếng Anh: Feasibility Study Viết tắt: FS 7 10/09/14 I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.2. Lập dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi) Nội dung của một hồ sơ khảo sát:  Làm rõ điều kiện kinh tế khu vực xây dựng và các điều kiện về: nguyên vật liệu, khả năng cung cấp điện, nước, mạng lưới giao thông, lao động cũng như các tài nguyên khác,  Khảo sát những công trình đang hoạt động trong khu vực sẽ xây dựng công trình (xác định công suất, trình độ công nghệ, khả năng liên kết giữa chúng và với công trình sẽ xây). Đây là cơ sở để xác định quy mô và lợi ích của công trình sẽ xây dựng.  Khảo sát toàn diện địa hình, địa vật các quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật… khu vực triển khai dự án để phục vụ thiết kế. I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.2. Lập dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi) Nội dung của một hồ sơ khảo sát (Tiếp theo)  Khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn của mặt bằng xây dựng để xác định tính cơ lý của địa tầng, nước ngầm, mưa gió, hồ ao, sông suối…  Khảo sát điều kiện thời tiết (mưa nắng, nhiệt độ, sấm sét...) khu vực xây dựng công trình.  Khảo sát quang cảnh kiến trúc, quy hoạch khu vực để công trình có giải pháp thiết kế hòa nhập với cảnh quan kiến trúc sẵn có. 8 10/09/14 I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.2. Lập dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi) Nội dung của một thuyết minh dự án đầu tư: 1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; 2. Đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); 3. Hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. 4. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.2. Lập dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi) Nội dung của một thuyết minh dự án đầu tư (tiếp theo) 5. Các giải pháp thực hiện bao gồm: a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc; c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. 6. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. 7. Tổng mức đầu tư của dự án. 9 10/09/14 I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.2. Lập dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi) Nội dung của một hồ sơ Thiết kế cơ sở: Thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.  Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm:  Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, quy mô xây dựng các hạng mục công trình;  Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ (nếu có);  Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;  Phương án kết cấu chính của công trình;  Phương án bảo vệ môi trường, PCCC theo quy định PL;  Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.2. Lập dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi) Nội dung của một hồ sơ Thiết kế cơ sở:  Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:  Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;  Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ (nếu có);  Bản vẽ p. án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;  Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực. 10 10/09/14 I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.3. Lập thiết kế kỹ thuật TKKT là thiết kế được thực hiện trên cơ sở TKCS trong bước DAĐT được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công; Nội dung của một hồ sơ Thiết kế kỹ thuật 1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật: a) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở được phê duyệt; b) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng bước TKKT; c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; d) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.3. Lập thiết kế kỹ thuật Nội dung của một hồ sơ Thiết kế kỹ thuật 2. Hồ sơ TKKT phải phù hợp với TKCS và DAĐT được duyệt: a) Thuyết minh cần làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư; b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế BVTC. c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. 11 10/09/14 I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.4. Lập thiết kế bản vẽ thi công (BVTC) Nội dung của một hồ sơ Thiết kế BTVTC 1. Căn cứ để lập thiết kế BVTC: a) - Nhiệm vụ thiết kế  trường hợp thiết kế một bước; - Hoặc TKCS được phê duyệt  T. hợp thiết kế hai bước; - Hoặc TKKT được phê duyệt  T. hợp thiết kế ba bước; (nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt ) b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng; c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. I.1. Trình tự đầu tư cho một dự án xây dựng: I.2.4. Lập thiết kế bản vẽ thi công (BVTC) Nội dung của một hồ sơ Thiết kế BTVTC 2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế; b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình; c) Dự toán thi công xây dựng công trình. 12 10/09/14 I.2. Thiết kế tổ chức và thi công I.2.1. Nhiệm vụ của TKTCTC: Nhiệm vụ của thiết kế tổ chức và thi công : Tìm kiếm biện pháp tổ chức hợp lý để xây dựng công trình trong thời hạn ngắn nhất có thể, với giá thành nhỏ nhất, chất lượng tốt nhất theo yêu cầu thiết kế. I.2. Thiết kế tổ chức và thi công I.2.2. Nội dung cơ bản của một hồ sơ TKTCTC: Nội dung cơ bản của một Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công: • Tiến độ xây dựng các công trình đơn vị với khối lượng thi công chính xác. • Tổng tiến độ khái quát cho toàn công trường và các giai đoạn xây dựng. • Tổng mặt bằng bố trí chính xác vị trí từng hạng mục, kho, bãi mạng lưới cấp điện, nước, thông tin... • Bản liệt kê khối lượng các công việc trong giai đoạn chuẩn bị và biểu đồ thực hiện. • Biểu đồ cung ứng vật tư chính; biểu đồ nhu cầu nhân lực, máy xây dựng, 13 10/09/14 I.2. Thiết kế tổ chức và thi công I.2.2. Nội dung cơ bản của một hồ sơ TKTCTC: Nội dung cơ bản của một Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công (TT) • Hồ sơ máy móc và phiếu chuyển giao công nghệ cho những công việc thi công đặc biệt, quan trọng (nổ mìn, khoan, kè...). • Bản thuyết minh về các giải pháp công nghệ, vật lực. Tính toán các chi tiêu kinh tế kỹ thuật (thời hạn xây dựng, trình độ cơ giới hoá, chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm...). • Các bản vẽ thiết kế thi công công trình tạm, lán trại. TKTCTC phải thực hiện xong trước ngày khởi công công trình một thời gian để cán bộ kỹ thuật nghiên cứu nắm bắt được ý đồ. I.2. Thiết kế tổ chức và thi công  Trong thiết kế công trình xây dựng luôn luôn phải bao gồm thiết kế tổ chức thi công xây dựng. Nó là bộ phận không thể tách rời khỏi thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công, thông thường được tư vấn thiết kế thực hiện.  Đối với các công trình lớn có yếu tố nước ngoài, thiết kế tổ chức thi công thường thực hiện chi tiết cho từng hạng mục công việc nhất định và được phê duyệt trước khi thi công hạng mục đó. Hồ sơ TKTCTC này có thể được nhà thầu xây dựng lập và ghép chung trong hồ sơ BVTC.  Trong từng hạng mục thi công, nhà thầu cần trình biện pháp thi công chi tiết lên TVGS để phê duyệt trước khi triển khai, hồ sơ này gọi là: Method Statement of … 14 10/09/14 Tóm tắt các bước thiết kế  Thiết kế 3 bước (áp dụng với các công trình tầm cỡ quốc gia, công trình nhóm A, B,C)  Thiết kế cơ sở (thực hiện cùng lúc lập Dự án đầu tư)  Thiết kế kỹ thuật (thực hiện trên cơ sở Thiết kế cơ sở)  Thiết kế bản vẽ thi công (đủ điều kiện để triển khai thi công)  Thiết kế 2 bước (Áp dụng với các công trình nhóm B, C)  Thiết kế cơ sở (thực hiện cùng lúc lập Dự án đầu tư)  Thiết kế bản vẽ thi công (đủ điều kiện để triển khai thi công)  Thiết kế 1 bước (áp dụng đối với công trình <15 tỷ - không bao gồm tiền sử dụng đất)  Thiết kế bản vẽ thi công (thực hiện cùng lúc với lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật)  N. định 12/2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo qui mô và tính chất công trình, phân ra làm 4 nhóm gồm: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C:  Đối với công trình xây dựng dân dụng (trừ xd khu nhà ở):  Nhóm A:  Nhóm B:  Nhóm C: > 500 tỷ đồng từ 30 ÷ 500 tỷ đồng < 30 tỷ đồng  Đối với công trình xây dựng giao thông:  Nhóm A:  Nhóm B:  Nhóm C: > 1000 tỷ đồng từ 50 ÷ 1000 tỷ đồng < 50 tỷ đồng 15 10/09/14 Điều 54 luật xây dựng  Điều 54. Các bước thiết kế xây dựng công trình 1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. 2. Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật; b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn,phức tạp. Điều 54 luật xây dựng 3. Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt.Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình và nội dung các bước thiết kế. 16 10/09/14 Tóm tắt ghi nhớ các bước thiết kế Báo cáo đầu tư Thuyết minh tổng hợp + Bản vẽ Thuyết minh dự án Dự án đầu tư Thuyết minh TKCS Thiết kế cơ sở Bản vẽ TKCS Dự toán T. kế kỹ thuật Thuyết minh TKKT + dự toán Bản vẽ T. kế kỹ thuật T. kế BVTC Thuyết minh BVTC + dự toán Bản vẽ TK BVTC Báo cáo KT – KT Thuyết minh = tóm gọn TM DAĐT Bản vẽ TK BVTC Tóm tắt ghi nhớ qui trình thực hiện lập thiết kế Qui trình khảo sát Lập Đề cương + Nhiệm vụ khảo sát Lập Báo cáo kết quả khảo sát Trình chủ đầu tư Ra quyết định phê duyệt chi phí khảo sát Trình chủ đầu tư Hồ sơ Số lượng hồ sơ tùy theo qui định trong hợp đồng, tối thiểu 06 bộ (theo NĐ 209) Qui trình Thiết kế Lập dự án đầu tư + Thiết kế cơ sở Lập thiết kế KT hoặc BVTC Trình chủ đầu tư Hồ sơ Khảo sát bổ sung Hồ sơ TKKT hoặc BVTC Ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư Trình chủ đầu tư phê duyệt 17 10/09/14 Một số vấn đề mới trong nghị định 15/2014 (thay thế nghị định 209) 1. Công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên trang web của BXD. Các thông tin này sẽ được dùng để làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia một số hoạt động xây dựng (điều 8) Các lĩnh vực sẽ lên trang web của BXD kể từ 09/2013 gồm: a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng; d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng; đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình Một số vấn đề mới trong nghị định 15/2014 (thay thế nghị định 209) 2. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là bắt buộc. • Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện do người quyết định đầu tư chọn lựa và phê duyệt. Vấn đề này tốt hơn NĐ 209 18 10/09/14 Một số vấn đề mới trong nghị định 15/2014 (thay thế nghị định 209) 3. Phân loại công trình Đổi tên loại công trình thủy lợi thành NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 4. Chỉ dẫn kỹ thuật (điều 7) Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập hồ sơ mời thầu, thực hiện giám sát, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật cùng với thiết kế kỹ thuật. ( Công nhận Spec /TS trong hồ sơ thiết kế và hồ sơ mời thầu). Một số vấn đề mới trong nghị định 15/2014 (thay thế nghị định 209) 5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công (điều 29) Nhà thầu lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công. Khác với NĐ 209 là nhà thầu lập và CĐT phê duyệt. 6. Huỷ bỏ công tác tư vấn Chứng nhận sự phù hợp CT: Thay vào đó là các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành xây dựng tham gia công tác nghiệm thu bàn giao hạng mục công trình, công trình trước khi đưa vào sử dụng. 19 10/09/14 Một số vấn đề mới trong nghị định 15/2014 (thay thế nghị định 209) 7. Cơ quan QLNN thẩm tra hồ sơ thiết kế (điều 17, 21) Công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp thực hiện trước khi Chủ đầu tư tổ chức thẩm định phê duyệt. 8. Bảo hành công trình (điều 34) Bảo hành công trình xây dựng tối thiểu 12 tháng: Đây là yêu cầu của Chính phủ đối với các nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình (không được ít hơn 24 tháng đối với công trình đặc biệt cấp I) Trình tự đầu tư dự án theo điều chỉnh Nghị định 15/2014 Thẩm định Lập Báo cáo đầu tư (hoặc DA tiền khả thi) Ý tưởng Khảo sát sơ Báo cáo bộ đầu tư (hoặc báo cáo tiền khả thi) CHỦ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN Thẩm định Dự án Của CQ QLNN Lập Dự án đầu tư (hoặc Báo cáo khả thi) Khảo sát Thiết kế Dự án đầu kỹ thuật cơ sở tư (hoặc báo cáo NC. khả thi) Thiết kế chi tiết (2 hoặc 3 bước) Khảo sát Lập thiết bổ sung kế Kỹ thuật hoặc Thiết kế BVTC Lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật (trường hợp thiết kế 1 bước) CƠ QUAN TƯ VẤN THỰC HIỆN Thẩm định của CĐT Và trình CQ QLNN để Thẩm tra Đấu thầu Thi công NHÀ THẦU Khai thác CHỦ ĐẦU TƯ HOẶC CHUYỂN GIAO CHO MỘT ĐƠN VỊ KHÁC QUẢN LÝ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan