Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm quản lý thiết bị trong nhà máy sản xuất d...

Tài liệu Xây dựng yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm quản lý thiết bị trong nhà máy sản xuất dược phẩm

.PDF
237
12
131

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ Lê Duy Tiến XÂY DỰNG YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO PHẦN MỀM QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ Lê Duy Tiến XÂY DỰNG YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO PHẦN MỀM QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM Ngành: Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc Mã số: 8720202 Luận văn Thạc sĩ Dược học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Huỳnh Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lê Duy Tiến . c. – Niên khóa: 2017-2019 XÂY DỰNG YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO PHẦN MỀM QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM Lê Duy Tiến Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Huỳnh Văn Hóa Mở đầu Thiết bị, máy móc là một trong các thành phần cơ bản cho việc sản xuất thuốc. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dược phẩm. Các hướng dẫn của GMP yêu cầu rằng thiết bị phải được đánh giá thiết kế, lắp đặt, vận hành, hiệu năng và việc quản lý thiết bị phải bằng hồ sơ tài liệu rõ ràng. Việc quản lý thiết bị ở các công ty dược hiện nay chưa hiệu quả vì chỉ quản lý chủ yếu bằng hồ sơ tài liệu giấy. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc quản lý thiết bị bằng phần mềm có nhiều ưu thế hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để xây dựng phần mềm quản lý thiết bị cho nhà máy sản xuất dược phẩm. Các phần mềm quản lý thiết bị trên thị trường thì chưa đặc trưng cho ngành dược. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng các yêu cầu kỹ thuật cho việc lập trình một phần mềm quản lý thiết bị trong nhà máy sản xuất dược phẩm. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu Đối tượng: đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm quản lý thiết bị trong nhà máy sản xuất dược phẩm. Phương pháp: Khảo sát sự quản lý các thiết bị trong nhà máy sản xuất dược phẩm, từ đó, nhận diện những nội dung và yêu cầu thực tế về quản lý thiết bị. Khảo sát các hướng dẫn của GMP và một số tài liệu khác để rút ra những nội dung và yêu cầu chính về quản lý thiết bị trong xí nghiệp dược. Khảo sát một số phần mềm quản lý thiết bị đã có trên thị trường để gợi ý cho việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm của đề tài. Xây dựng cơ sở dữ liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu người dùng. Thiết kế giao diện cho phần mềm. Kết quả và bàn luận Đề tài đã đưa ra các nội dung và yêu cầu khi thực hiện quản lý thiết bị bằng phần mềm giúp cho việc quản lý thiết bị hiệu quả hơn: Các thông tin về lý lịch/ định danh thiết bị; Các thông số kỹ thuật và mô tả thiết; Các hồ sơ đánh giá/ thẩm định thiết bị; Các SOP liên quan đến thiết bị; Các thông tin về nhật ký hoạt động của thiết bị; Phụ tùng, phụ kiện của thiết bị; Bảo trì phòng ngừa; Theo dõi sự cố. Tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu người dùng được xây dựng dựa trên các kết quả khảo sát thực tế và tuân thủ các GxP. Yêu cầu chức năng phần mềm tập trung vào các nội dung liên quan đến quản lý thiết bị. Chức năng phân quyền và quản lý người dùng bằng mật khẩu giúp an toàn và bảo mật thông tin. Các thông tin trên giao diện là thông tin cơ bản, dễ hiểu. Số lượng giao diện được thiết kế khá đầy đủ và tổng quan tạo thuận lợi cho việc quản lý thiết bị. Kết luận Đề tài đã hoàn thành mục tiêu tổng quan: “Xây dựng yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm quản lý thiết bị trong nhà máy sản xuất dược phẩm”. . . macy – Academic year: 2017-2019 FORMULATING TECHNICAL REQUIREMENTS FOR EQUIPMENT MANAGEMENT SOFTWARE IN PHARMACEUTICAL FACTORY Le Duy Tien Supervisor: Assoc. Prof. PhD. Huynh Van Hoa Introduction Equipments are one of the basic components for drug production. It directly affects the quality of pharmaceuticals. GMP guidelines require that equipment be assessed for its design, installation, operation, performance and equipment management by means of clear documentation. The management of equipment in pharmaceutical companies is currently ineffective because it is managed mainly by paper documents. With the development of information technology, software device management has many advantages. However, no studies have been conducted in Vietnam to develop equipment management software for a pharmaceutical factory. Equipment management software on the market is not specific to the pharmaceutical industry. Objectives Formulating the technical requirements for programming a equipment management software in a pharmaceutical factory. Materials and methods Materials: The research subjects of the project are technical requirements for equipment management software in pharmaceutical factories. Method: Surveying the management of equipment in the pharmaceutical factory, thereby identifying the content and practical requirements of the device management. Examining GMP guidelines and some other documents to draw out the main contents and requirements of equipment management in pharmaceutical enterprises. Survey of some device management software already on the market to suggest the development of technical requirements for the software of the topic. Build database, technical standards according to user requirements. Interface design for software. Result and discussion The topic has given the content and requirements when performing device management with software to make device management more efficient: Equipment identification information; The specifications and descriptions set; Equipment qualification/ validation records; relating SOPs; Information about the operation log; Spare parts and accessories; Preventive maintenance; Trace the problem. User requirement specifications are based on actual survey results and comply with GPs. Requires software functionality focused on content related to device management. The function of decentralizing and managing users with password helps to secure and secure information.The information on the interface is basic and easy to understand. The number of interfaces is quite adequate and the overview is designed to facilitate device management. Conclusion The thesis has accomplished the overall objective: "Formulating technical requirements for equipment management software in pharmaceutical factory". . . MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.........................................................................................3 1.2. MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP DƯỢC .............6 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ......................................................................9 1.4. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM .......................................................................20 1.5. XÂY DỰNG YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO PHẦN MỀM QUẢN LÝ THIẾT BỊ ...................................................................................................................................24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................27 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................27 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................31 3.1. KHẢO SÁT THỰC TẾ VIỆC QUẢN LÝ MÁY MÓC, THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM ...........................................................................31 3.2. KHẢO SÁT CÁC HƯỚNG DẪN GMP VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC ......36 3.3. KHẢO SÁT MỘT SỐ PHẦN MỀM LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ THIẾT BỊ ĐÃ CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG ................................................................39 3.4. NHỮNG NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM ...........................................................................51 3.5. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT THEO YÊU CẦU NGƯỜI DÙNG .........................................................................................................52 3.6. THIẾT KẾ GIAO DIỆN CHO PHẦN MỀM ....................................................58 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................116 4.1. BÀN LUẬN .....................................................................................................116 4.2. KẾT LUẬN ......................................................................................................119 4.3. ĐỀ NGHỊ .........................................................................................................121 TÀI LIỆU THAM KHẢO . . i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ tắt Chữ nguyên API CAPA CCA Ý nghĩa Active Pharmaceutical Ingredient Hoạt chất Corrective Action - Preventive Hành động khắc phục - Hành động Action phòng ngừa Component Criticality Assessment Đánh giá tầm quan trọng của thành phần DQ Design Qualification Đánh giá thiết kế EQ Equipment Qualification Đánh giá thiết bị EU European Union Liên minh châu Âu FAT Factory Acceptance Test Thử nghiệm chấp nhận tại nhà máy FDA Food and Drug Administration GMP Good Manufacturing Practices ICH The International Council for Harmonisation Tổ chức quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ Thực hành tốt sản xuất Tổ chức đồng bộ hóa quốc tế IQ Installation Qualification Đánh giá lắp đặt MQ Maintenance Qualification Đánh giá bảo trì OQ Operational Qualification Đánh giá vận hành PQ Performance Qualification Đánh giá hiệu năng PQS Pharmaceutical Quality System Hệ thống chất lượng dược phẩm RQ Re-Qualification Đánh giá lại hay tái đánh giá SAT Site Acceptance Test Thử nghiệm chấp nhận nơi sử dụng máy SIA System Impact Assessment Đánh giá tác động hệ thống SOP Standard Operating Procedures Quy trình thao tác chuẩn . . Safety Qualification Đánh giá an toàn Safety - Quality - Identity - An toàn - Chất lượng - Đúng thuốc - Purity - Potency/ Strenght Tinh khiết - Hoạt lực URS User Requirement Specification Đặc tả yêu cầu của người dùng VQ Verification Qualification Đánh giá xác minh WHO World Heath Organization Tổ chức Y tế thế giới SQ SQuIPP DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kế hoạch bảo trì phòng ngừa ....................................................................17 Bảng 1.2. Phân nhóm phần mềm ..............................................................................20 Bảng 3.1. Tóm tắt kết quả khảo sát việc quản lý thiết bị ở một số công ty dược .....31 Bảng 3.2. Bộ câu hỏi để phân loại thiết bị ................................................................37 Bảng 3.3. Bộ câu hỏi để phân loại phụ tùng/ phụ kiện .............................................38 Bảng 3.4. Các yêu cầu cơ bản chung của phần mềm ................................................54 Bảng 3.5. Cấu trúc phần mềm quản lý thiết bị ..........................................................58 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Lưu đồ của SIA .........................................................................................16 Hình 1.2. Quy trình đánh giá rủi ro ban đầu .............................................................19 Hình 1.3. Mô hình thác nước [5] ...............................................................................21 Hình 1.4. Mô hình chữ V thử nghiệm phần mềm (Hofmann A.) [30] ......................23 Hình 1.5. Mô hình chữ V đánh giá phần mềm (PIC/S) [25] .....................................23 Hình 3.1. Hình minh họa phần mềm quản lý bảo trì thiết bị Quasoft CMMS ..........40 Hình 3.2. Hình minh họa phần mềm quản lý thiết bị bệnh viện của Mekongsoft ....41 Hình 3.3. Hình minh họa phần mềm quản lý thiết bị WINMAIN CMMS 4.0 .........44 Hình 3.4. Hình minh họa phần mềm quản lý tài sản SINNOVA-EAM ...................44 Hình 3.5. Hình minh họa phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS Topmaint .......46 Hình 3.6. Hình minh họa phần mềm quản lý bảo trì thiết bị Ecomaint ....................47 Hình 3.7. Hình minh họa phần mềm quản lý trang thiết bị Ehis ..............................48 . . Hình 3.8. Hình minh họa phần mềm quản lý thiết bị/ tài sản iBom .........................49 Hình 3.9. Giao diện Đăng nhập .................................................................................59 Hình 3.10. Giao diện Cảnh báo đăng nhập ...............................................................60 Hình 3.11. Giao diện Màn hình chính .......................................................................61 Hình 3.12. Giao diện menu Hệ thống ở màn hình chính ..........................................62 Hình 3.13. Giao diện Cài đặt email hệ thống ............................................................62 Hình 3.14. Giao diện Gửi email cảnh báo .................................................................63 Hình 3.15. Giao diện Tiến trình đang thực thi ..........................................................63 Hình 3.16. Giao diện Cài đặt thời gian chạy tự động ...............................................64 Hình 3.17. Giao diện Thông báo thao tác thành công...............................................65 Hình 3.18. Giao diện Hướng dẫn sử dụng phần mềm...............................................65 Hình 3.19. Giao diện Thông báo bật/ tắt cảnh báo thành công .................................66 Hình 3.20. Giao diện Cảnh báo 7 ngày .....................................................................67 Hình 3.21. Giao diện Cảnh báo quá hạn ...................................................................68 Hình 3.22. Giao diện Đổi mật khẩu ..........................................................................69 Hình 3.23. Giao diện Thông báo đổi mật khẩu thành công ......................................70 Hình 3.24. Giao diện Thông báo sai tên đăng nhập hoặc mật khẩu .........................70 Hình 3.25. Giao diện menu “Danh mục” ở màn hình chính .....................................71 Hình 3.26. Giao diện Danh mục phân xưởng ...........................................................72 Hình 3.27. Giao diện Danh mục bộ phận/ tổ ............................................................73 Hình 3.28. Giao diện Danh mục phòng ban ..............................................................74 Hình 3.29. Giao diện Danh sách nhân sự ..................................................................75 Hình 3.30. Giao diện Danh mục tên thiết bị .............................................................76 Hình 3.31. Giao diện Danh sách sản phẩm ...............................................................77 Hình 3.32. Giao diện Danh mục Loại đánh giá, thẩm định ......................................78 Hình 3.33. Giao diện Danh mục Sự cố .....................................................................80 Hình 3.34. Giao diện Danh mục Loại công việc .......................................................81 Hình 3.35. Giao diện Danh sách quốc gia.................................................................82 Hình 3.36. Giao diện Danh mục Hãng ......................................................................83 . i. Hình 3.37. Giao diện Danh sách công ty phân phối, bảo trì .....................................84 Hình 3.38. Giao diện Danh sách nhân viên công ty phân phối, bảo trì ....................85 Hình 3.39. Giao diện menu “Thiết bị” ở màn hình chính .........................................86 Hình 3.40. Giao diện Danh sách Các SOP chung .....................................................87 Hình 3.41. Giao diện Danh sách thiết bị ...................................................................88 Hình 3.42. Giao diện Thông tin thiết bị ....................................................................89 Hình 3.43. Giao diện Thông số kỹ thuật ...................................................................91 Hình 3.44. Giao diện Đánh giá/ thẩm định ...............................................................93 Hình 3.45. Giao diện Danh sách Các SOP liên quan ................................................94 Hình 3.46. Giao diện Nhật ký thiết bị .......................................................................95 Hình 3.47. Giao diện Hình ảnh thiết bị .....................................................................96 Hình 3.48. Giao diện Phụ tùng, phụ kiện ..................................................................97 Hình 3.49. Giao diện Lịch sử theo dõi sự cố ............................................................98 Hình 3.50. Giao diện Báo cáo sự cố........................................................................100 Hình 3.51. Giao diện Theo dõi tác động .................................................................101 Hình 3.52. Giao diện CAPA ...................................................................................102 Hình 3.53. Giao diện menu “Bảo trì” ở màn hình chính.........................................103 Hình 3.54. Giao diện Bảo trì thông thường.............................................................104 Hình 3.55. Giao diện Xây dựng kế hoạch bảo trì phòng ngừa................................105 Hình 3.56. Giao diện Phân loại thiết bị ...................................................................106 Hình 3.57. Giao diện Phân loại phụ tùng, phụ kiện ................................................107 Hình 3.58. Giao diện Gợi ý kế hoạch bảo trì phòng ngừa ......................................108 Hình 3.59. Giao diện Kế hoạch bảo trì phòng ngừa ...............................................109 Hình 3.60. Giao diện Bảo trì phòng ngừa ...............................................................110 Hình 3.61. Giao diện menu “Báo cáo” ở màn hình chính.......................................111 Hình 3.62. Giao diện Lịch sử bảo trì (History card) ...............................................112 Hình 3.63. Giao diện Lịch sử hiệu chuẩn................................................................113 Hình 3.64. Giao diện Thống kê sự cố .....................................................................114 Hình 3.65. Giao diện Thống kê sửa chữa không định kỳ .......................................115 . . MỞ ĐẦU Thiết bị, máy móc thành phần cơ bản của việc sản xuất thuốc. Đây là một yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và chất lượng thuốc. Tuy vậy, một chế độ "Bảo trì sự cố" đơn lẻ không thể đáp ứng các yêu cầu cho chất lượng thuốc [32]. Trong nguyên tắc Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GMPWHO) yêu cầu thiết bị phải được đánh giá thiết kế (DQ), đánh giá lắp đặt (IQ), đánh giá vận hành (OQ), đánh giá hiệu năng (PQ) và việc đánh giá, thẩm định phải được thiết lập và cung cấp bằng chứng trên hồ sơ tài liệu rõ ràng. Đồng thời, không nên coi việc đánh giá và thẩm định là bài tập làm một lần. Cần phải có chương trình lâu dài theo kết quả thẩm định đầu tiên và dựa trên cơ sở của việc rà soát hàng năm [29]. Một doanh nghiệp dược thường có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm thiết bị, mỗi thiết bị đóng một vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất. Một số thiết bị thường được sử dụng, trong khi số khác thì ít hơn. Hiện nay, hầu hết các công ty dược phẩm không thực hiện quản lý theo tình hình thực tế của từng thiết bị, dẫn đến sự quản lý có thể không đủ hoặc quá mức [33]. Một trong các nguyên nhân dẫn đến sự không hợp lý nêu trên là do việc quản lý thiết bị chỉ thông qua các tài liệu giấy và việc ghi chép bằng tay nên khi cần tra cứu hay truy xuất thông tin sẽ rất khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian cũng như nhân lực cho việc tìm kiếm. Ngoài ra, với hình thức này, việc quản lý tốt hồ sơ đang tạo ra áp lực lớn cho các công ty dược khi phải lưu giữ, bảo quản trong nhiều năm một khối lượng lớn giấy tờ, khả năng thất thoát hồ sơ là rất cao. Theo đó, việc cung cấp hồ sơ quản lý thiết bị một cách đầy đủ và có hệ thống cho công tác thẩm định cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc quản lý thiết bị, máy móc bằng phần mềm máy tính cho thấy nhiều ưu thế hơn hẳn. Ngoài tính tự động hóa và khả năng bảo mật cao và thuận tiện trong việc lưu giữ cũng như truy xuất thông tin, việc sử dụng phần mềm để quản lý còn giúp cảnh báo những nhầm lẫn, sai sót trong quá trình thiết kế lắp đặt và vận hành thiết bị; giúp cảnh báo thời điểm bảo hành, bảo trì, thay mới, … đến máy tính cá nhân, email hoặc điện thoại của cá nhân và tổ chức . . có liên quan. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự quản lý một cách hiệu quả trang thiết bị của nhà máy mà còn cho việc thẩm định trong tương lai. Nhiều công ty dược ở Việt Nam hiện nay cũng rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý trang thiết bị nhưng còn hạn chế áp dụng vì đa số phần mềm đều của nước ngoài có giá thành khá cao. Ngoài ra, trong quá trình triển khai áp dụng, nếu có những vấn đề phát sinh trong sử dụng phần mềm thì việc xử lý khó đảm bảo đáp ứng được tính cấp bách trong trường hợp quy trình sản xuất đang được triển khai. Vì những tiềm năng, lợi ích mà việc quản lý trang thiết bị bằng phần mềm máy tính mang lại mà nhu cầu về một phần mềm quản lý thiết bị cho các nhà máy sản xuất dược phẩm trong nước là cần thiết. Đề tài được thực hiện với mục tiêu “Xây dựng yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm quản lý thiết bị trong nhà máy sản xuất dược phẩm” để làm tiền đề cho việc xây dựng một phần mềm phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của ngành dược Việt Nam. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Xây dựng những nội dung, nguyên tắc và yêu cầu quản lý thiết bị trong nhà máy sản xuất dược phẩm dựa trên các khảo sát về sự quản lý các thiết bị trong nhà máy sản xuất dược phẩm; các hướng dẫn của GMP và một số tài liệu khoa học khác và một số phần mềm liên quan đến việc quản lý thiết bị đã có trên thị trường. 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật cho phần mềm theo yêu cầu người dùng, đồng thời, tuân theo các nguyên tắc của GMP về quản lý thiết bị. 3. Thiết kế giao diện cho phần mềm. . . CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Thực hành tốt sản xuất (GMP - Good Manufacturing Practices) là một hệ thống để đảm bảo rằng các sản phẩm luôn được sản xuất và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng. GMP bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất từ nguyên liệu ban đầu, cơ sở và thiết bị, … đến đào tạo và vệ sinh cá nhân của nhân viên. Các nguyên tắc của GMP trước hết hướng tới việc quản lý và giảm thiểu các nguy cơ dễ xảy ra trong sản xuất dược phẩm để đảm bảo thuốc đạt chất lượng, an toàn và hiệu quả. Về mặt thiết bị, các nguyên tắc của GMP yêu cầu cần phải quản lý để đảm bảo cho thuốc sản xuất ra đạt chất lượng. Việc quản lý hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá, thẩm định và quản lý rủi ro về chất lượng của nhà máy [1], [29]. Hệ thống chất lượng dược phẩm (PQS - Pharmaceutical Quality System), hay còn được gọi là ICH-Q10, là một hướng dẫn của Tổ chức đồng bộ hóa quốc tế (ICH - The International Council for Harmonisation). Hướng dẫn này cung cấp một mô hình cho hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả trong công nghiệp dược phẩm [12]. Thẩm định (Validation) là hoạt động nhằm chứng minh rằng một quy trình thao tác, quy trình chế biến, máy móc, nguyên vật liệu, hoạt động hoặc hệ thống nào đó thực sự đem lại các kết quả như mong muốn, theo đúng các nguyên tắc của GMP [1], [29]. Đánh giá (Qualification) là một hoạt động nhằm chứng minh rằng nhà xưởng, hệ thống và trang thiết bị hoạt động chính xác và thực sự đem lại kết quả như mong muốn [1], [29]. Đánh giá thiết bị (EQ - Equipment Qualification) là một yếu tố quan trọng trong PQS. Trong thời gian gần đây, các cơ quan quản lý tập trung nhiều hơn vào đánh giá thiết bị. Trong quá trình điều tra các sai lệch trong quy trình và khiếu nại, thiết bị là yếu tố chính cần xem xét [7]. Thử nghiệm chấp nhận tại nhà máy (FAT - Factory Acceptance Test) là thử nghiệm và tài liệu liên quan của thiết bị tại các xưởng của nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu của quy trình thử nghiệm được phê duyệt [28]. . . Thử nghiệm chấp nhận nơi sử dụng máy (SAT - Site Acceptance Test) là thử nghiệm và tài liệu liên quan của thiết bị tại nơi sử dụng thiết bị đáp ứng các yêu cầu của quy trình thử nghiệm được phê duyệt [28]. Đánh giá thiết kế (DQ - Design Qualification) là một tài liệu chứng minh rằng nhà xưởng, khu vực phụ trợ, trang thiết bị được thiết kế theo đúng yêu cầu của GMP. Hồ sơ DQ là tài liệu chứng minh rằng các cơ sở, hệ thống hỗ trợ, tiện ích, thiết bị và quy trình đã được thiết kế phù hợp với yêu cầu của GMP [7]. Đánh giá lắp đặt (IQ - Installation Qualification) là một tài liệu chứng minh rằng nhà xưởng, khu vực phụ trợ, trang thiết bị đã được xây dựng và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn thiết kế của chúng. Hồ sơ IQ là tài liệu chứng minh rằng hệ thống, thiết bị, khi được lắp đặt, phù hợp với các yêu cầu của bản vẽ thiết kế và với các tiêu chuẩn kỹ thuật. IQ sẽ được thực hiện bằng cách xác minh so với Đánh giá thiết kế [7]. Đánh giá vận hành (OQ - Operational Qualification) là một tài liệu chứng minh rằng nhà xưởng, khu vực phụ trợ, trang thiết bị hoạt động theo đúng tiêu chuẩn và thông số thiết kế của chúng. IQ là kiểm tra sự vận hành của thiết bị phù hợp theo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của người sử dụng (URS) và có tính lặp lại nhằm chứng minh thiết bị vận hành đúng qui cách, đúng theo các thông số, đúng hiệu năng (nêu trong catalogue của nhà cung cấp) trong ngưỡng vận hành như dự kiến [7]. Đánh giá hiệu năng (PQ - Performance Qualification) là một tài liệu chứng minh rằng thiết bị khi gắn với một quy trình cụ thể sẽ sản xuất ra một cách nhất quán các sản phẩm với các tiêu chuẩn và đặc tính chất lượng định trước của nó. DQ nhằm chứng minh rằng hệ thống, khi đã được liên kết trong môi trường sản xuất bình thường (tức trên một quy trình xác định) vận hành như mong đợi. Nói cách khác, khi thử nghiệm với thành phẩm thật, máy vận hành đúng theo các thông số, trong giới hạn cho phép và cho ra kết quả như mong đợi. PQ thực chất cũng là thẩm định quy trình sản xuất với một sản phẩm nhất định vì thẩm định quy trình sản xuất chứng minh rằng khi quy trình sản xuất liên kết với thiết bị cụ thể cho ra những sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và các thuộc tính chất lượng đã được xác định trước [7]. . . Đánh giá bảo trì (MQ - Maintenance Qualification) là một tài liệu xác minh rằng chương trình bảo trì đề xuất của thiết bị và hệ thống phù hợp với mục đích đã định. Sau khi lắp đặt thiết bị, hoàn thành IQ và OQ, thiết bị sẽ được đưa vào sử dụng thường nhật. Điều cần thiết là phải có một chương trình đánh giá bảo trì để đảm bảo hiệu năng ổn định của thiết bị. Đánh giá bảo trì phải bao gồm bảo trì phòng ngừa của thiết bị theo khuyến nghị của nhà sản xuất [7]. Đánh giá an toàn (SQ - Safety Qualification) là một tài liệu xác minh rằng các thiết bị và hệ thống khi được lắp đặt hoặc sửa đổi, tuân thủ các yêu cầu an toàn của quy trình, của cơ sở và nhân viên. An toàn là cần thiết ở mọi nơi, mọi lúc, cho mọi thứ và mọi người. Đối với ngành dược phẩm, an toàn là một phần không thể thiếu và an toàn thiết bị là điều thiết yếu nhất. Thực hành tốt tự động hóa (GAP) được sử dụng bởi hầu hết các công ty dược phẩm hàng đầu như là một phần của chương trình SQ [7]. Đánh giá xác minh (VQ - Verification Qualification) là một tài liệu xác minh rằng các thiết bị và hệ thống, khi được kết nối với nhau, vẫn trong tình trạng kỹ thuật và thực sự dẫn đến kết quả mong đợi và yêu cầu của người dùng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách theo dõi và xem xét các sự cố và xem xét lại chất lượng sản phẩm định kỳ. Vài công ty sử dụng cách tiếp cận qua xem xét lại chất lượng sản phẩm hàng năm. Các công ty này xem xét kết quả chương trình bảo trì phòng ngừa, sự cố và chất lượng sản phẩm như là một phần của xem xét lại chất lượng sản phẩm hàng năm và qua đó sẽ xác minh hiệu năng của thiết bị [7]. Đánh giá lại hay tái đánh giá (RQ - Re-Qualification) là tài liệu xác minh rằng các hệ thống, khi được kết nối với nhau, vẫn đang hoạt động tốt. RQ được yêu cầu khi có sự di chuyển, sửa đổi lớn, bổ sung, sửa đổi thiết bị hoặc tái đánh giá định kỳ. Mặc dù thiết bị được bảo trì định kỳ với chương trình đánh giá bảo trì, nhưng cần phải có tái đánh giá thiết bị để tránh sự cố thiết bị trong quá trình vận hành. Trong tái đánh giá thiết bị, các hoạt động sau sẽ được thực hiện: Lập tài liệu về thiết bị và các phụ kiện khi được lắp đặt; OQ với việc sử dụng các chu kỳ mô phỏng; PQ với sản phẩm [7]. . . 1.2. MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP DƯỢC 1.2.1. Theo GMP của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [29] - Theo các nguyên tắc GMP, mỗi công ty dược phẩm phải xác định những công việc đánh giá, thẩm định cần thực hiện để chứng minh rằng những khía cạnh quan trọng trong các thao tác cụ thể đều được kiểm soát. - Việc đánh giá và thẩm định phải được thiết lập và cung cấp bằng chứng trên hồ sơ tài liệu rằng: (i) Nhà xưởng, khu vực phụ trợ, trang thiết bị và quy trình được thiết kế theo đúng như yêu cầu của GMP (đánh giá thiết kế hay DQ); (ii) Nhà xưởng, khu vực phụ trợ và trang thiết bị đã được xây dựng và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn thiết kế của chúng (đánh giá lắp đặt hay IQ); (iii) Nhà xưởng, khu vực phụ trợ và trang thiết bị hoạt động theo đúng tiêu chuẩn thiết kế của chúng (đánh giá vận hành hay OQ); (iv) Một quy trình cụ thể sẽ sản xuất ra một sản phẩm thống nhất đáp ứng các tiêu chuẩn và đặc tính chất lượng định trước của nó (đánh giá quy trình hay PV, còn được gọi là đánh giá hiệu năng hay PQ). - Máy móc thiết bị phải được bố trí, thiết kế, kết cấu, điều chỉnh và bảo dưỡng phù hợp với các thao tác sẽ thực hiện. Việc bố trí và thiết kế của máy móc phải nhằm mục đích giảm tối đa nguy cơ sai sót và cho phép làm vệ sinh và bảo dưỡng có hiệu quả, nhằm tránh nhiễm chéo, tích tụ bụi và bẩn, và nói chung là tránh những tác động bất lợi đối với chất lượng sản phẩm. - Máy móc thiết bị phải được lắp đặt sao cho hạn chế được tối đa nguy cơ sai sót hoặc các tạp nhiễm. - Phải có cân và những thiết bị đo lường khác có khoảng và độ chính xác phù hợp cho các hoạt động sản xuất và kiểm tra chất lượng. Các thiết bị này phải được hiệu chuẩn theo lịch cụ thể. - Máy móc thiết bị sản xuất phải được làm vệ sinh toàn diện theo kế hoạch cụ thể. . . - Thiết bị và dụng cụ dùng trong phòng kiểm nghiệm phải phù hợp với quy trình thử nghiệm cần thực hiện. - Máy móc thiết bị sản xuất không được gây nguy hiểm cho sản phẩm. Những bộ phận của thiết bị sản xuất có tiếp xúc với sản phẩm không được gây phản ứng, tạo ra thêm chất hay hấp thu chất ở mức độ có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. - Những máy móc thiết bị không chuyên dụng phải được làm vệ sinh theo những quy trình vệ sinh đã được thẩm định sau khi sản xuất các dược phẩm khác nhau để tránh gây tạp nhiễm. - Cần lưu giữ bản vẽ của các máy móc thiết bị và hệ thống thiết bị phụ trợ. 1.2.2. Theo GMP của Liên minh châu Âu (EU) [8] - Thiết bị sản xuất phải được thiết kế, lắp đặt và bảo trì phù hợp với mục đích của nó. - Thiết bị sản xuất phải được thiết kế sao cho có thể dễ dàng và làm sạch hoàn toàn. - Thiết bị sản xuất không được gây nguy hiểm cho sản phẩm. Bộ phận sản xuất thiết bị tiếp xúc với sản phẩm không được phản ứng, phụ gia hoặc hấp thụ đến mức nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và do đó gây ra bất kỳ nguy hiểm nào. - Cân và thiết bị đo có phạm vi và độ chính xác phù hợp nên có sẵn cho các hoạt động sản xuất và kiểm soát. - Thiết bị đo, cân, ghi và điều khiển cần được hiệu chuẩn và kiểm tra theo các khoảng thời gian xác định bằng các phương pháp thích hợp. Hồ sơ đầy đủ của các kiểm tra như vậy nên được duy trì. - Thiết bị bị lỗi, nếu có thể, phải được loại bỏ khỏi khu vực kiểm soát chất lượng và sản xuất, hoặc ít nhất phải được dán nhãn rõ ràng là bị lỗi. 1.2.3. Theo GMP của PIC/S [17] 1.2.3.1. Thiết kế và thi công - Thiết bị được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm trung gian và hoạt chất (API active pharmaceutical ingredient) phải có thiết kế, kích thước và được bố trí phù hợp cho mục đích sử dụng, làm sạch, vệ sinh (khi thích hợp) và bảo trì. . . - Thiết bị phải được chế tạo sao cho các bề mặt tiếp xúc với nguyên liệu thô, chất trung gian hoặc API không làm thay đổi chất lượng của chất trung gian và API ngoài các thông số kỹ thuật chính thức hoặc đã được thiết lập khác. - Thiết bị chính (ví dụ: lò phản ứng, thùng chứa) và dây chuyền xử lý được cài đặt cố định được sử dụng trong quá trình sản xuất một chất trung gian hoặc API phải được xác định một cách thích hợp. - Thiết bị kín nên được sử dụng bất cứ khi nào thích hợp. Khi thiết bị mở được sử dụng hoặc thiết bị được mở, cần có biện pháp phòng ngừa thích hợp để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bẩn. - Một bộ các bản vẽ hiện tại nên được duy trì cho các thiết bị và cài đặt quan trọng (ví dụ: các thiết bị đo lường và hệ thống tiện ích). 1.2.3.2. Bảo trì và vệ sinh thiết bị - Lịch trình và thủ tục (bao gồm cả phân công trách nhiệm) nên được thiết lập để bảo trì phòng ngừa thiết bị. - Cần thiết lập các quy trình bằng văn bản để làm sạch thiết bị và phát hành tiếp theo để sử dụng trong sản xuất các sản phẩm trung gian và API. 1.2.3.3. Hiệu chuẩn - Thiết bị kiểm soát, cân, đo lường, giám sát và kiểm tra rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm trung gian hoặc API nên được hiệu chuẩn theo quy trình bằng văn bản và lịch trình được thiết lập. - Hiệu chuẩn thiết bị nên được thực hiện bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn có thể truy nguyên theo các tiêu chuẩn được chứng nhận, nếu có. - Hồ sơ của các hiệu chuẩn này cần được duy trì. 1.2.3.4. Hệ thống máy tính - Hệ thống máy tính liên quan đến GMP cần được xác nhận. - Trình độ cài đặt phù hợp và trình độ vận hành phải thể hiện sự phù hợp của phần cứng và phần mềm máy tính để thực hiện các nhiệm vụ được giao. . . - Hệ thống máy tính cần có đủ các điều khiển để ngăn chặn truy cập trái phép hoặc thay đổi dữ liệu. Cần có các biện pháp kiểm soát để tránh thiếu sót trong dữ liệu (ví dụ: hệ thống đã tắt và dữ liệu không được ghi lại). Cần có một bản ghi về bất kỳ thay đổi dữ liệu nào được thực hiện, mục trước đó, người đã thực hiện thay đổi và khi thay đổi được thực hiện. 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ Việc quản lý thiết bị được tiến hành trên nhiều nội dung khác nhau như: quản lý các quy trình thao tác chuẩn, các loại hồ sơ tài liệu thẩm định, các hoạt động bảo trì, sửa chữa, các hành động khắc phục/ ngăn ngừa và đánh giá tác động của các sự kiện liên quan đến thiết bị, … 1.3.1. Quy trình thao tác chuẩn [12], [19] Quy trình thao tác chuẩn (SOP - Standard Operating Procedures) là tài liệu chi tiết hướng dẫn bằng văn bản mô tả các bước cụ thể cần tuân theo trong tất cả các hoạt động ở các điều kiện xác định. SOP là cần thiết để đảm bảo tính liên tục của các quy trình để đạt được hiệu suất và chất lượng sản phẩm. SOP có thể được viết cho nhiều loại hoạt động khác nhau. Ví dụ như các SOP hướng dẫn cách thực hiện một phương pháp phân tích cụ thể cần tuân thủ trong phòng thí nghiệm, cách vệ sinh hay vận hành thiết bị hoặc cách tiến hành đánh giá sinh học của một khu vực nước ngọt, … Các SOP về mặt kỹ thuật cũng cần thiết để bao gồm các hoạt động như xử lý và đánh giá dữ liệu, mô hình hóa, đánh giá rủi ro và kiểm soát hoạt động của thiết bị. Nói chung, các SOP sẽ bao gồm (nhưng không giới hạn) những yếu tố như: Trang tiêu đề, Mục lục, Quy trình, Đảm bảo chất lượng/ Kiểm soát chất lượng và Tài liệu tham khảo (PHỤ LỤC 1). . 0. 1.3.2. Một số hồ sơ đánh giá, thẩm định 1.3.2.1. Hồ sơ đánh giá thiết kế DQ sẽ được chuẩn bị bằng cách xem xét tất cả các yêu cầu của người dùng, các yêu cầu chức năng được đưa ra bởi nhóm quản lý dự án hoặc nhóm kỹ thuật về quy trình và các yêu cầu an toàn được đưa ra bởi đội an toàn. Ví dụ về một đề cương DQ được trình bày trong PHỤ LỤC 2. Trong trường hợp thiết bị độc quyền DQ có thể không được yêu cầu vì nhà sản xuất sẽ đáp ứng toàn bộ yêu cầu của người dùng [4], [27]. Thông thường, hồ sơ DQ bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau [13]: - Tiền phê duyệt: gồm các nội dung như người biên soạn, ngày biên soạn, người kiểm tra, ngày kiểm tra, người phê duyệt, ngày phê duyệt, … - Mục đích: cung cấp bằng chứng tài liệu rằng thiết bị được thiết kế, cài đặt, vận hành và thực hiện chức năng như đặc điểm thiết kế. - Phạm vi: xác định trách nhiệm, tiêu chí chấp nhận, cơ sở thiết kế, thông số kỹ thuật (của các thành phần cơ khí, phần cứng điện và phần mềm nếu có), yêu cầu tiện ích, tính năng an toàn và yêu cầu tài liệu, … - Tài liệu tham khảo: là hướng dẫn vận hành, thông số kỹ thuật, … kèm theo máy. - Trách nhiệm: nêu ra trách nhiệm của khách hàng và của nhà sản xuất. - Tài liệu: tất cả các tài liệu hoàn thành sau khi thực hiện thẩm định. - Mô tả máy. - Cơ sở của việc thiết kế và giả định: Thiết kế của thiết bị sẽ dựa trên các thông số kỹ thuật xuất phát từ đặc tả yêu cầu người dùng, yêu cầu của GMP, yêu cầu về hiệu suất, … Nhà cung cấp, dựa trên chuyên môn và công nghệ của mình sẽ tìm ra các thông số kỹ thuật đầy đủ của tất cả các thành phần cần thiết cho việc sản xuất thiết bị - Biến đổi: những thay đổi sau khi nhà sản xuất thiết bị cung cấp cho khách hàng bản vẽ thiết kế và các tài liệu liên quan. - Thông số kỹ thuật (công suất điện, kích thước, trọng lượng, …). - Thông số quy trình. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất