Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng và các yếu tố liên quan...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân 25-60 tuổi ở 4 phường thành phố hà nội

.PDF
112
4220
152

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN 25 – 60 TUỔI Ở 4 PHƢỜNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2011 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76 HÀ NỘI - 2011 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN MINH PHƢƠNG THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN 25 – 60 TUỔI Ở 4 PHƢỜNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2011 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76 Hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. VŨ XUÂN PHÚ HÀ NỘI - 2011 iii LỜI CẢM ƠN Sau gần 2 năm học tập tại Trường Đại học Y tế Công cộng, chuẩn bị hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo của Trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập. TS.BS.Vũ Xuân Phú – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, người thầy với đầy nhiệt huyết đã hướng dẫn cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin để giúp tôi trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, đặc biệt những đồng nghiệp là các cán bộ làm chương trình phòng chống tăng huyết áp – nơi tôi tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào nghiên cứu. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khuyến khích tôi học tập, nghiên cứu và tất cả bạn bè đồng khóa Cao học y tế công cộng 13 đã cùng nhau học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2011. Nguyễn Minh Phương iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BN : Bệnh nhân BTM : Bệnh tim mạch CBVC : Cán bộ viên chức ĐM : Động mạch ĐMC : Động mạch chủ ĐTĐ : Đái tháo đường ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu HA : Huyết áp HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương NMCT : Nhồi máu cơ tim PTCS : Phổ thông cơ sở PTTH : Phổ thông trung học TBMMN : Tai biến mạch máu não THA : Tăng huyết áp WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) v MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................5 1.1. Một số vấn đề cơ bản về huyết áp và tăng huyết áp ........................................ 5 1.2. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam ....................................... 26 1.3. Thực trạng tuân thủ tăng huyết áp và một số nghiên cứu tại Việt Nam ........ 30 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................33 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 33 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................................. 33 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 34 2.6. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................. 35 2.7. Các biến số chính dùng trong nghiên cứu ..................................................... 35 2.8. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành trong nghiên cứu ........................ 39 2.9.Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ...................................................................... 40 2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ................... 41 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................43 3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 43 3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp ......................... 47 3.3. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ............................ 51 3.4. Các mối liên quan với tuân thủ điều trị ......................................................... 60 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................67 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 67 4.2. Một số đặc điểm bệnh tật của đối tượng nghiên cứu ..................................... 70 4.3. Kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị........................................................... 72 4.4. Thực hành tuân thủ điều trị ............................................................................ 76 vi 4.5. Các mối liên quan với tuân thủ điều trị ......................................................... 79 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................83 5.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................... 83 5.2. Kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị tăng huyết áp .................................... 83 5.3. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ...................................................................... 83 5.4. Các mối liên quan với tuân thủ điều trị tăng huyết áp ................................... 84 CHƢƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87 PHỤ LỤC .................................................................................................................91 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các ngưỡng chuẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo ............................6 Bảng 2: Phân độ tăng huyết áp ....................................................................................6 Bảng 3: Phân loại nguy cơ tăng huyết áp ..................................................................22 Bảng 4: Các biến số của nghiên cứu……………………………………………….35 Bảng 5: Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức đạt ...............................................................39 Bảng 6: Tiêu chuẩn đánh giá thực hành đạt .............................................................40 Bảng 7: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...........................................................43 Bảng 8: Đặc điểm bệnh tật của đối tượng nghiên cứu ..............................................44 Bảng 9: Đánh giá kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị .........................................47 Bảng 10: Kiến thức về bệnh và điều trị tăng huyết áp .............................................48 Bảng 11. Kiến thức về tuân thủ điều trị tăng huyết áp..............................................50 Bảng 12: Đánh giá tuân thủ điều trị ..........................................................................52 Bảng 13: Thực hành tuân thủ điều trị........................................................................53 Bảng 14: Thực hành uống thuốc điều trị tăng huyết áp ............................................54 Bảng 15: Thực hành về tuân thủ hạn chế đồ ăn uống ...............................................55 Bảng 16: Thực hành về chế độ sinh hoạt luyện tập ..................................................57 Bảng 17: Thông tin về sự hỗ trợ của nhân viên y tế .................................................59 Bảng 18: Liên quan giữa giới tính với tuân thủ điều trị ............................................60 Bảng 19: Liên quan giữa nhóm tuổi với tuân thủ điều trị .........................................60 Bảng 20: Liên quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ điều trị......................................61 Bảng 21: Liên quan giữa học vấn với tuân thủ điều trị. ............................................61 Bảng 22: Liên quan giữa tình trạng hôn nhân với tuân thủ điều trị ..........................62 Bảng 23: Liên quan giữa bảo hiểm y tế với tuân thủ điều trị...................................62 Bảng 24:Liên quan giữa tiền sử gia đình mắc THA với tuân thủ điều trị.................62 Bảng 25: Liên quan giữa thời gian mắc bệnh với tuân thủ điều trị...........................63 Bảng 26: Liên quan giữa có biến chứng với tuân thủ điều trị...................................63 Bảng 27: Liên quan giữa mức độ THA với tuân thủ điều trị ....................................64 2 Bảng 28: Liên quan giữa kiến thức về THA với tuân thủ điều trị ............................64 Bảng 29: Mô hình hồi quy logistic dự đoán những yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ điều trị THA của bệnh nhân ................................................................65 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu .................45 Biểu đồ 2: Mức độ tăng huyết áp và biến chứng của đối tượng nghiên cứu ............46 Biểu đồ 3: Kiến thức chung về tăng huyết áp ...........................................................48 Biểu đồ 4: Kiến thức về đặc điểm bệnh tăng huyết áp .............................................49 Biều đồ 5: Tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp ........................................................52 Biểu đồ 6: Thực hiện chế độ uống thuốc của ĐTNC ................................................53 Biểu đồ 7: Tình hình uống thuốc và lý do không uống thuốc đầy đủ ...................... 55 Biểu đồ 8: Uống rượu bia, hút thuốc ở bệnh nhân nam và nữ ................................. 56 Biểu đồ 9: Tình hình khám bệnh định kỳ................................................................. 58 Biểu đồ 10: Luyện tập và khám theo dõi huyết áp ở bệnh nhân nam và nữ ............ 58 Biểu đồ 11: Các nguồn thông tin.............................................................................. 59 4 TÓM TẮT Tăng huyết áp (THA) là bệnh mãn tính, phổ biến nhất trên thế giới, là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch và đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu. Biến chứng của THA nguy hiểm và thường gặp nhất là đột quỵ, bệnh lý mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận...dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần cũng như vật chất của người bệnh, gia đình và xã hội. THA cũng là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới. Điều trị THA phải đầy đủ, liên tục, lâu dài. Viêc điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy nhồi máu cơ tim (NMCT). Nhưng thực tế THA vẫn chưa được điều trị một cách đầy đủ, đặc biệt việc điều trị từ sớm ở độ tuổi trẻ, dẫn tới làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ biến chứng và tử vong. Vì vậy, tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA rất cần được quan tâm nhưng ở nước ta hiện nay có ít nghiên cứu về vấn đề này trên đối tượng trẻ tuổi. Để góp phần giúp bệnh nhân (BN) THA điều trị tốt, làm giảm các hậu quả do THA gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở cộng đồng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân 25 – 60 tuổi ở 4 xã phƣờng của Thành phố Hà Nội, năm 2011”. Thời gian nghiên cứu từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011, tại 4 phường của Hà Nội bao gồm: Thụy Khê - Tây Hồ, Cầu Diễn - Từ Liêm, Phố Huế Hai Bà Trưng, Trung Tự - Đống Đa. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, thiết kế nghiên cứu định lượng, cỡ mẫu cho nghiên cứu là 250 bệnh nhân THA đang điều trị tại cộng đồng, lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống và được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đã thiết kế. Nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 5 Kiến thức chung về bệnh và tuân thủ điều trị THA đạt 51,6%. Tuân thủ điều trị chung đạt 44,8%. Cụ thể, chỉ có 31,6% ĐTNC có trang bị máy đo huyết áp cá nhân, 34% là có theo dõi HA thường xuyên. 45,6% có đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn. 67,2% có uống thuốc điều trị THA, trong đó chỉ có 43,6% là uống thuốc đầy đủ. Chỉ có 36% thực hiện chế độ ăn uống đạt yêu cầu. 66,4% thực hiện hạn chế rượu bia. 72% thực hiện không hút thuốc. 64% thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đạt yêu cầu. 62,8% thực hiện chế độ luyện tập thường xuyên. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố giới tính và kiến thức với tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC). Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cụ thể đối với cộng đồng, bệnh nhân THA và nhân viên y tế: THA là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, liên quan đến thay đổi về lối sống và hiểu biết về sức khoẻ của người dân. Người bệnh cần chú trọng tới thay đổi hành vi tuân thủ trong điều trị, cần nâng cao hiểu biết về bệnh và tuân thủ điều trị bệnh. Nhân viên y tế nên tư vấn đầy đủ và cụ thể cho mỗi bệnh nhân đến khám bệnh, không nên chỉ trú trọng đến việc khám và kê đơn, thân thiện với bệnh nhân để họ cảm thấy thoải mái, không ngại khi chia sẻ bệnh tật và khi phải đi khám bệnh. Tăng cường các hoạt động giáo dục sức khỏe giúp bệnh nhân hiểu biết về bệnh và tuân thủ điều trị bệnh, các biện pháp nhằm thay đổi các thói quen không tốt, giúp cho người bệnh tuân thủ điều trị tốt. 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là bệnh mãn tính, phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến phân bố gánh nặng toàn cầu [2]. Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, thường dẫn đến các biến chứng nặng nề như: suy tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não, suy thận, giảm thị lực, mù lòa...dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần cũng như vật chất của người bệnh, gia đình và xã hội. Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở các nước đã và đang phát triển. Năm 2008, trên Thế giới có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA [5]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ mắc tăng huyết áp là 8-18% dân số, thay đổi từ các nước Châu Á như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu - Mỹ như Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24% [18]. Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng trên 74,5 triệu người Mỹ bị THA; cứ 3 người lớn có một người bị THA [5]. Trung Quốc năm 2002 ước tính có khoảng 153 triệu người mắc THA [31]. Vì vậy, THA là vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng đòi hỏi phải có sự can thiệp tích cực và thường xuyên [8]. Nhiều nước trên thế giới đã có chương trình quốc gia phòng chống THA. Tại Việt Nam, tần suất THA ngày càng gia tăng và đáng báo động. Theo nghiên cứu của GS.Đặng Văn Chung năm 1960 tỷ lệ THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1%. Năm 1992 theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh thì tỷ lệ này là 11,7%. Năm 2002, theo điều tra dịch tễ học tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người dân lớn 25 tuổi thì tỷ lệ THA là 16,3% [2]. Một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1%. Theo Tổng 7 cục Thống kê, dân số hiện nay của nước ta hiện nay là khoảng 88 triệu dân [14], thì ước tính sẽ có 11 triệu người bị THA. Tăng huyết áp còn là nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch, nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với người không bị THA. Nguy cơ tử vong cũng tăng gấp đôi khi số HA tăng mỗi 20 mmHg huyết áp tâm thu và 10 mmHg huyết áp tâm trương [5],[2]. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tại 4 tỉnh phía Bắc năm 2003 cho thấy, THA là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn Việt Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch (2005) có liên quan với THA và hơn 1/3 bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (2003) có nguyên nhân là THA. Tăng huyết áp còn gây ra nhiều tai biến nguy hiểm đến tính mạng con người như cơn THA ác tính. Vì vậy, người ta coi “Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng”! [30]. Tăng huyết áp ở người lớn đại đa số 90 - 95% là không có căn nguyên, chỉ một số nhỏ 5-10% là có căn nguyên [36]. Hầu hết các bệnh nhân bị THA (trên 90%) thường không có dấu hiệu nào cảnh báo trước. Do vậy, rất nhiều người bệnh khi đã bị các biến chứng của THA, thậm chí tử vong mới biết mình bị THA hoặc mới hiểu rõ việc khống chế tốt THA là quan trọng thế nào [5],[3]. Tăng huyết áp là bệnh mãn tính, phải điều trị đầy đủ, liên tục, lâu dài. Nếu không được điều trị tốt sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, nguy hiểm tính mạng hoặc không hồi phục, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ NMCT. Nhưng thực tế vấn đề kiểm soát huyết áp cũng rất khó khăn. Tại Hoa kỳ năm 2006, có khoảng 77,6% là được biết bị THA. Trong số BN bị THA chỉ có 67,9% được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt HA [5]. Năm 2002, Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 5.012 người từ 25 tuổi trở lên ở 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam (Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình và Thái Nguyên) kết quả 8 trong 818 người được phát hiện có THA, chỉ có 94 người là dùng thuốc và tỷ lệ HA được khống chế tốt là 19,1% [18]. Cũng theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 2002 cho thấy THA ở người trẻ ít được chú ý hơn ở người có độ tuổi cao hơn cho dù hiệu quả điều trị đạt được là dễ dàng hơn [18]. Với các lý do trên, việc tuân thủ trong điều trị nhằm khống chế được THA là rất quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân 25 – 60 tuổi ở 4 phƣờng của Thành phố Hà Nội, năm 2011”, để tìm hiểu việc tuân thủ trong quá trình điều trị của BN THA tại cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp BN kiểm soát tốt THA, tránh các tai biến nguy hiểm, làm giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. 9 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu cụ thể 1. Mô tả thực trạng tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng của bệnh nhân 25 – 60 tuổi ở 4 phường của Hà Nội, năm 2011 2. Xác định một số yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng của bệnh nhân 25 – 60 tuổi ở 4 phường của Hà Nội, năm 2011 10 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 1.1 Một số vấn đề về tăng huyết áp 1.1.1 Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp 1.1.1.1 Định nghĩa huyết áp (HA): là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên. Huyết áp của chúng ta ở mức cao nhất khi tim co bóp. Trái lại huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo nên (và trong thời kỳ tim giãn – tâm trương). Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ của máu; thể tích máu lưu thông và bản thân thành mạch (sức đàn hồi). Theo tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp bình thường đo ở cánh tay là ≤ 120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm lý và một số yếu tố khác…[5]. 1.1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp: là khi huyết áp của bạn thường xuyên cao hơn mức bình thường (huyết áp tâm thu và/ hoặc huyết áp tâm trương). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg [5],[30]. Tăng huyết áp có thể là tăng cả huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, hoặc chỉ tăng một trong hai dạng đó. Các chỉ số huyết áp 120-139/80-90 mmHg, JNC VII không coi là bình tường nữa mà gọi là “Tiền tăng huyết áp” nghĩa là sau này có nguy cơ bị tăng huyết áp thật sự cao gấp 2 lần so với người có huyết áp bình thường là < 120/80mmHg. 1.1.1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi theo từng cách đo huyết áp [3]. 11 Bảng 1: Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo Huyết áp tâm thu (HATT) Huyết áp tâm trƣơng (HATTr) Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình ≥140 mmHg ≥ 90 mmHg Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ ≥ 130 mmHg ≥ 80 mmHg Tự đo tại nhà (đo nhiều lần) ≥ 135 mmHg ≥ 85 mmHg Nội dung 1.1.1.4 Chuẩn đoán mức độ THA: Dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được Bảng 2: Phân độ tăng huyết áp Phân độ HA HA tâm thu (mmHg) HA tâm trƣơng (mmHg) < 120 < 80 HA bình thường 120 - 129 80 - 84 Tiền THA 130 – 139 85-89 THA độ I ( nhẹ) 140 – 159 90 – 99 THA độ 2 (trung bình) 160 – 179 100 – 109 THA độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 HA tối ưu Phân độ THA dựa vào chỉ số HATT và HATTr hoặc chỉ một trong hai dạng đó. Khi HATT và HATTr không cùng mức phân độ khác nhau thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức biến động của HATT [3]. 12 1.1.1.5 Các phƣơng pháp đo huyết áp a, Các loại máy đo huyết áp Trị số HA có thể khác nhau ở các thời điểm trong ngày và giữa các ngày, do vậy phải đo HA nhiều lần và vào các thời điểm khác nhau. Tất cả người lớn nên đo HA ít nhất 5 năm một lần. Với người có HA bình thường cao hoặc những người có con số HA cao bất kể lúc nào trước đó thì nên đo lại hàng năm. Nếu HA chỉ tăng nhẹ, chúng ta nên đo nhiều lần theo dõi trong nhiều tháng vì có thể chúng sẽ giảm xuống đạt đến ngưỡng bình thường. Nếu các bệnh nhân có HA tăng cao đáng kể, có biểu hiện tổn thương cơ quan đích do THA hoặc có bằng chứng nguy cơ tim mạch cao hoặc rất cao, nên đo HA lại sau thời gian ngắn (ví dụ: sau vài tuần hoặc vài ngày). Đo HA có thể được thực hiện bởi bác sỹ hoặc y tá tại văn phòng hoặc tại cơ sở lâm sàng (HA tại phòng khám hoặc tại bệnh viện), hoặc tự đo bởi bệnh nhân tại nhà hoặc được đo bằng HA lưu động 24 giờ. Huyết áp kế thuỷ ngân Thiết kế của HA kế thủy ngân ít có thay đổi trong suốt 50 năm qua, ngoại trừ máy HA hiện nay không để chảy thủy ngân ra ngoài. HA kế thủy ngân thường chính xác hơn các phương tiện đo khác và không có sự khác biệt về độ chính xác của các hãng sản xuất khác nhau. Huyết áp kế bằng hơi Những thiết bị này, khi áp suất băng quấn tăng sẽ được thể hiện qua hệ thống kim chỉ đồng hồ theo từng mức. Loại thiết bị này thường không duy trì tính ổn định theo thời gian. Vì vậy, loại này thường cần phải chỉnh lại định kỳ, thường là mỗi 6 tháng. Những phát triển gần đây về kỹ thuật của loại máy này là làm giảm sự hư hỏng khi bị đánh rơi. Huyết áp kế phối hợp Thiết bị này được phát triển dựa trên sự gắn kết thiết bị điện tử và phương pháp nghe tạo nên HA kế phối hợp. Cột thuỷ ngân được thay thế bằng thang đo điện tử và HA được đo dựa trên kỹ thuật nghe. Huyết áp kế phối hợp đang dần dần thay thế HA kế thủy ngân [18]. 13 b, Phương pháp đo huyết áp Ảnh hưởng của tư thế Huyết áp thường được đo ở hai tư thế là ngồi và nằm ngửa, nhưng cả hai tư thế này đều cho sự khác biệt. Khi đo ở tư thế nằm ngửa, cánh tay nên được nâng bởi một cái gối. HATTr đo được ở tư thế ngồi cao hơn so với tư thế nằm khoảng 5mmHg. Vị trí của cánh tay được điều chỉnh sao cho băng quấn ở mức của nhĩ phải (khoảng ở gian sườn 2) ở cả hai vị trí, HATT ở tư thế nằm cao hơn 8mmHg so với tư thế ngồi. Nếu không có chỗ dựa lưng, HATTr có thể cao hơn 6mmHg so với khi có dựa lưng. Bắt chéo chân có thể HATT lên 2-8 mmHg. Vị trí của cánh tay rất quan trọng khi đo ở tư thế ngồi, nếu cánh tay dưới mức của nhĩ phải, trị số HA đo được rất cao. Tương tự như vậy, nếu cánh tay đặt trên mức của nhĩ phải, trị số HA đo được rất thấp. Sự khác biệt này có thể do sự tác động của áp lực thuỷ tĩnh và khoảng 2mmHg cho mỗi 2,54cm trên hoặc dưới mức tim. Sự khác biệt giữa hai tay Huyết áp nên được đo cả hai tay trong lần khám đầu tiên. Điều này có thể giúp phát hiện chỗ hẹp của động mạch (ĐM) chủ và ĐM chi trên. Khi sự khác biệt HA giữa hai tay là hằng định, HA ở tay cao hơn sẽ được sử dụng. Đối với người già và bệnh nhân đái tháo đường, nên đo HA sau khi đứng dậy ít nhất 2 phút để phát hiện hạ HA tư thế đứng. Bao cao su của băng quấn HA kế phải ôm vòng ít nhất 80% chu vi cánh tay. Mỗi lần khám đo ít nhất hai lần, cách nhau 1-2 phút. Nếu bệnh nhân bị rung nhĩ nên đo nhiều lần và dùng phương pháp đo ống nghe [18]. c, Các phương thức đo huyết áp Đo HA tại phòng khám huyết áp lâm sàng Huyết áp có thể được đo bằng một HA kế thuỷ ngân với các bộ phận (ống cao su, van, ống định lượng bằng thuỷ ngân...) được cất giữ trong các điều kiện thích hợp. Các máy đo HA không xâm nhập khác (dụng cụ đo dựa vào áp lực khí kèm ống nghe hoặc dụng cụ đo dạng sóng bán tự động) có thể sử dụng và sẽ ngày càng phổ biến do HA kế thuỷ ngân ngày càng bị sử dụng hạn chế do cồng kềnh bất 14 tiện. Tuy nhiên các dụng cụ này phải được chuẩn hoá và độ chính xác phải được kiểm tra thường xuyên bằng cách đối chiếu với giá trị của HA kế thuỷ ngân. Qui trình đo HA chung: + Để bệnh nhân ngồi 5 phút trong một phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo. + Tư thế ngồi đo HA là thường quy. + Đối với người già và bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), khi khám lần đầu thì nên đo cả HA tư thế đứng. + Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo. + Đo ít nhất hai lần cách nhau 1-2 phút, nếu hai lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài lần nữa. + Dùng băng quấn tay đạt tiêu chuẩn. + Băng quấn đặt ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào, mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 3cm. + Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30mmHg nữa và sau đó hạ cột thuỷ ngân từ từ (2mm/giây). + Chọn HATTr thời điểm tiếng đập biến mất. + Đo HA cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên. Khi đó giá trị bên cao hơn được theo dõi sử dụng lâu dài sau này. + Tính HA dựa trên số trung bình hai lần đo; nếu giữa hai lần đo đầu tiên chênh lệch nhiều > 5mm thì đo thêm nhiều lần nữa. + Không bao giờ điều trị THA khi chỉ dựa vào kết quả một lần đo HA. Theo dõi huyết áp tại nhà, tự đo huyết áp Nên dùng máy đo đã chuẩn hoá và đo đúng quy trình, không dùng loại đo ở cổ tay vì không chính xác. Tiện lợi của việc theo dõi HA tại nhà là ghi được các số đo HA khi thức trong nhiều ngày, giảm được hiệu ứng THA áo choàng trắng. Điều quan trọng của đo HA tại nhà là giúp bệnh nhân biết con số HA của mình khi điều trị. Con số HA đo tại nhà thường thấp hơn tại phòng khám, cho nên phải giảm bớt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất