Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình điều chế cao dâm dương hoắc (extractum herba epimedii) và cao...

Tài liệu Xây dựng quy trình điều chế cao dâm dương hoắc (extractum herba epimedii) và cao bách bệnh (extractum radix eurycomae longifoliae) bằng phương pháp sấy phun

.PDF
116
1
59

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN DÂN PHÚC XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ CAO DÂM DƯƠNG HOẮC (Extractum Herba Epimedii) VÀ CAO BÁCH BỆNH (Extractum Radix Eurycomae longifoliae) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY PHUN LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN DÂN PHÚC XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ CAO DÂM DƯƠNG HOẮC (Extractum Herba Epimedii) VÀ CAO BÁCH BỆNH (Extractum Radix Eurycomae longifoliae) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY PHUN NGÀNH: Công nghệ dược phẩm & bào chế thuốc MÃ SỐ: 8720202 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2020 . . MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁCH BỆNH ........................................................................ 2 1.1.1. Mô tả thực vật ..............................................................................................2 1.1.2. Phân bố và sinh thái .....................................................................................3 1.1.3. Thành phần hóa học .....................................................................................3 1.1.4. Tác dụng dược lý .........................................................................................3 1.1.5. Công dụng và cách dùng ..............................................................................5 1.1.6. Tổng quan về eurycomanon .........................................................................5 1.2. TỔNG QUAN VỀ DÂM DƯƠNG HOẮC .......................................................... 6 1.2.1. Phân bố và sinh thái .....................................................................................6 1.2.2. Thành phần hóa học .....................................................................................6 1.2.3. Tác dụng dược lý .........................................................................................7 1.2.4. Công dụng và cách dùng ..............................................................................9 1.2.5. Tổng quan về epimedin C ..........................................................................10 1.2.6. Tổng quan về icariin ..................................................................................10 1.3. CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU.............................................................................. 11 1.3.1. Đại cương về chiết xuất dược liệu .............................................................11 1.3.2. Phương pháp chiết xuất dược liệu .............................................................12 1.3.3. Nghiên cứu mối liên quan nhân quả và tối ưu hóa quy trình chiết xuất dược liệu......... 13 1.3.4. Tổng quan về nghiên cứu chiết xuất dược liệu BB và dược liệu DDH .....14 1.4. ĐIỀU CHẾ CAO KHÔ BẰNG KỸ THUẬT SẤY PHUN ................................ 15 1.4.1. Các giai đoạn của quá trình sấy phun ........................................................15 . i. 1.4.2. Thông số ảnh hưởng quá trình sấy phun ....................................................16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................17 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 17 2.1.1. Nguyên liệu và chất đối chiếu....................................................................17 2.1.2. Dung môi, hóa chất ....................................................................................17 2.1.3. Dụng cụ, trang thiết bị ...............................................................................17 2.1.4. Phần mềm...................................................................................................17 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 18 2.2.1. Kiểm nghiệm dược liệu BB và dược liệu DDH.........................................18 2.2.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng các chất điểm chỉ trong dịch chiết BB và dịch chiết DDH .................................................................................18 2.2.3. Xây dựng quy trình chiết xuất dược liệu BB và dược liệu DDH ..............23 2.2.4. Điều chế cao khô sấy phun BB và cao khô sấy phun DDH ......................28 2.2.5. Xây dựng TCCS cao khô sấy phun BB và cao khô sấy phun DDH ..........29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ............................................................................................31 3.1. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU .......................................................................... 31 3.1.1. Kiểm nghiệm dược liệu Bách bệnh ...........................................................31 3.1.2. Kiểm nghiệm dược liệu Dâm dương hoắc .................................................31 3.2. XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG CÁC CHẤT ĐIỂM CHỈ TRONG DỊCH CHIẾT BB VÀ DỊCH CHIẾT DDH ............................ 32 3.2.1. Xây dựng quy trình định lượng eurycomanon trong dịch chiết BB bằng phương pháp HPLC ..............................................................................................32 3.2.2. Xây dựng quy trình định lượng đồng thời epimedin C và icariin trong dịch chiết DDH bằng phương pháp HPLC ...................................................................40 3.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU BB VÀ DƯỢC LIỆU DDH ........ 49 3.3.1. Sơ bộ khảo sát xây dựng quy trình chiết xuất dược liệu BB .....................49 . . i 3.3.2. Nghiên cứu liên quan nhân quả và tối ưu hóa quy trình chiết xuất dược liệu BB .....50 3.3.3. Sơ bộ khảo sát xây dựng quy trình chiết xuất dược liệu DDH ..................54 3.3.4. Nghiên cứu liên quan nhân quả và tối ưu hóa quy trình chiết xuất dược liệu DDH .........56 3.4. ĐIỀU CHẾ CAO KHÔ SẤY PHUN BB VÀ CAO KHÔ SẤY PHUN DDH ... 62 3.4.1. Điều chế cao khô sấy phun BB ..................................................................62 3.4.2. Điều chế cao khô sấy phun DDH...............................................................65 3.5. QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ CAO KHÔ SẤY PHUN BB VÀ CAO KHÔ SẤY PHUN DDH....67 3.5.1. Quy trình điều chế cao khô sấy phun BB ..................................................67 3.5.2. Quy trình điều chế cao khô sấy phun DDH ...............................................71 3.6. XÂY DỰNG TCCS CAO KHÔ BB VÀ CAO KHÔ SẤY PHUN DDH .......... 74 3.6.1. Xây dựng TCCS cao khô sấy phun BB .....................................................74 3.6.2. Xây dựng TCCS cao khô sấy phun DDH ..................................................78 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................83 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .........................................................................................87 CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ ........................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................88 . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ nguyên 1 ACN Acetonitril 2 As Asymmetrical factor 3 BB Bách bệnh 4 BVTV Bảo vệ thực vật 5 CFU Colony forming unit 6 Dd Dung dịch 7 DDA Detector diod array 8 DDH Dâm dương hoắc 9 DĐVN Dược điển Việt Nam 10 HPLC High Performance Liquid Tiếng Việt Hệ số bất đối xứng Đơn vị hình thành khuẩn lạc Đầu dò quét chồng phổ Sắc kí lỏng hiệu năng cao Chromatography 11 ICH International Conference Hội nghị quốc tế về hài hòa on Harmonization hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho con người 12 kl/kl Khối lượng/khối lượng 13 KC Kiểm chứng 14 LDo 15 LOD Limit of detection Giới hạn phát hiện 16 LOQ Limit of Quantification Giới hạn định lượng 17 Rs Resolution Độ phân giải 18 RSD Relative standard Độ lệch chuẩn tương đối deviation . . 19 SKLM Sắc ký lớp mỏng 20 TB Trung bình 21 TCCS Tiêu chuẩn cơ sở 22 TN Thí nghiệm 23 tR Retention time 24 tt/kl Thể tích/khối lượng 25 UV Ultra violet . Thời gian lưu Tử ngoại i. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố thành phần hóa học trong dược liệu BB .......................................3 Bảng 1.2. Cấu trúc 15 flavonoid trong DDH ..............................................................7 Bảng 2.1. Các chất đối chiếu sử dụng .......................................................................17 Bảng 2.2. Các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng ..........................................................17 Bảng 2.3. Điều kiện HPLC định lượng eurycomanon trong dịch chiết BB .............19 Bảng 2.4. Chương trình pha động khảo sát định lượng eurycomanon trong dịch chiết BB.. 19 Bảng 2.5. Nồng độ eurycomanon chuẩn khảo sát tính tuyến tính ............................20 Bảng 2.6. Yêu cầu độ phục hồi chấp nhận ở các nồng độ khác nhau .......................21 Bảng 2.7. Điều kiện HPLC định lượng đồng thời epimedin C và icariin trong dịch chiết DDH.......22 Bảng 2.8. Chương trình pha động định lượng đồng thời icariin và epimedin C trong dịch chiết DDH .........................................................................................................22 Bảng 2.9. Nồng độ epimedin C chuẩn và icariin khảo sát tính tuyến tính................23 Bảng 2.10. Ý nghĩa và mức của các biến khảo sát điều kiện chiết xuất dược liệu BB .... 25 Bảng 2.11. Ý nghĩa và mức của các biến khảo sát điều kiện chiết xuất dược liệu DDH ...... 27 Bảng 3.1. Kết quả kiểm nghiệm dược liệu BB .........................................................31 Bảng 3.2. Kết quả kiểm nghiệm dược liệu DDH ......................................................32 Bảng 3.3. Chương trình pha động định lượng eurycomanon trong dịch chiết BB ...34 Bảng 3.4. Tính tương thích hệ thống của phương pháp HPLC định lượng eurycomanon trong dịch chiết BB.............................................................................35 Bảng 3.5. Tính tuyến tính phương pháp định lượng eurycomanon trong dịch chiết BB.... 37 Bảng 3.6. Kết quả xử lý thống kê khảo sát tính tuyến tính của phương pháp HPLC định lượng eurycomanon trong dịch chiết BB ..........................................................38 Bảng 3.7. Độ lặp lại của phương pháp định lượng eurycomanon trong dịch chiết BB ...... 39 Bảng 3.8. Độ đúng của phương pháp định lượng eurycomanon trong dịch chiết BB ........ 39 Bảng 3.9. Chương trình pha động định lượng đồng thời epimedin C và icariin trong dịch chiết DDH .........................................................................................................42 Bảng 3.10. Tính tương thích hệ thống của phương pháp HPLC định lượng epimedin C và icariin trong dịch chiết DDH ............................................................................43 . . i Bảng 3.11. Tính tuyến tính của phương pháp định lượng epimedin C và icariin trong dịch chiết DDH .........................................................................................................46 Bảng 3.12. Kết quả xử lý thống kê khảo sát tính tuyến tính của phương pháp HPLC định lượng epimedin C và icariin trong dịch chiết DDH ..........................................46 Bảng 3.13. Độ lặp lại của phương pháp định lượng epimedin C và icariin trong dịch chiết DDH .....47 Bảng 3.14. Độ đúng của phương pháp định lượng epimedin C và icariin trong dịch chiết DDH (số liệu của epimedin C) .........................................................................48 Bảng 3.15. Độ đúng của phương pháp định lượng epimedin C và icariin trong dịch chiết DDH (số liệu của icariin) .................................................................................48 Bảng 3.16. Sơ bộ khảo sát ảnh hưởng của nồng độ ethanol lên hiệu suất chiết cao BB và hiệu suất chiết eurycomanon (to= 95oC, số lần chiết là 3)....................................49 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của số lần chiết lên hiệu suất chiết cao BB và hiệu suất chiết eurycomanon (to= 95oC, dung môi chiết là nước).....................................................49 Bảng 3.18. Kết quả thực nghiệm xác định hiệu suất chiết eurycomanon (biến Y1, n=3) ... 50 Bảng 3.19. Kết quả thực nghiệm xác định hiệu suất chiết cao BB (biến Y2, n=3) ...50 Bảng 3.20. Kết quả 10 thực nghiệm chiết xuất dược liệu BB (n=3).........................51 Bảng 3.21. Tương quan hồi quy phương pháp tối ưu hóa điều kiện chiết xuất dược liệu BB .........51 Bảng 3.22. Điều kiện chiết xuất dược liệu BB tối ưu và giá trị dự đoán các biến Y 54 Bảng 3.23. So sánh kết quả dự đoán và thực nghiệm kiểm chứng điều kiện chiết xuất dược liệu BB (n=3) ...................................................................................................54 Bảng 3.24. Sơ bộ khảo sát ảnh hưởng của dung môi chiết lên hiệu suất chiết cao DDH và hiệu suất chiết epimedin C và icariin (n=3) .........................................................55 Bảng 3.25. Kết quả thực nghiệm xác định hiệu suất chiết epimedin C (biến Y3, n=3)....... 56 Bảng 3.26. Kết quả thực nghiệm xác định hiệu suất chiết icariin (biến Y4, n=3) ....57 Bảng 3.27. Kết quả thực nghiệm xác định hiệu suất chiết cao DDH (biến Y5, n=3)57 Bảng 3.28. Kết quả 10 thực nghiệm chiết xuất dược liệu DDH (n=3) .....................58 Bảng 3.29. Tương quan hồi quy phương pháp tối ưu hóa điều kiện chiết xuất dược liệu DDH .....58 Bảng 3.30. Điều kiện chiết xuất dược liệu DDH tối ưu và giá trị dự đoán các biến Y ....... 62 Bảng 3.31. So sánh kết quả dự đoán và thực nghiệm kiểm chứng (n=3) .................62 . . ii Bảng 3.32. Độ ẩm 3 lô cao khô sấy phun BB ...........................................................74 Bảng 3.33. Độ tro toàn phần 3 lô cao khô sấy phun BB ...........................................75 Bảng 3.34. Tro không tan trong acid 3 lô cao sấy phun BB .....................................75 Bảng 3.35. Giới hạn kim loại nặng 3 lô cao khô sấy phun BB .................................75 Bảng 3.36. Giới hạn nhiễm khuẩn 3 lô cao khô sấy phun BB ..................................76 Bảng 3.37. Dư lượng hóa chất BVTV 3 lô cao khô sấy phun BB ............................76 Bảng 3.38. Hàm lượng eurycomanon trong 3 lô cao khô sấy phun BB ...................77 Bảng 3.39. TCCS cao khô sấy phun BB ...................................................................78 Bảng 3.40. Độ ẩm 3 lô cao khô sấy phun DDH ........................................................79 Bảng 3.41. Độ tro toàn phần 3 lô cao khô sấy phun DDH........................................79 Bảng 3.42. Tro không tan trong acid 3 lô cao khô sấy phun DDH ...........................80 Bảng 3.43. Giới hạn kim loại nặng trong 3 lô cao khô sấy phun DDH ....................80 Bảng 3.44. Dư lượng hóa chất BVTV 3 lô cao khô sấy phun DDH .........................80 Bảng 3.45. Giới hạn nhiễm khuẩn 3 lô cao khô sấy phun DDH ...............................81 Bảng 3.46. Hàm lượng epimedin C và icariin trong 3 lô cao khô sấy phun DDH ...82 Bảng 3.47. TCCS cao khô sấy phun DDH ................................................................82 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bách bệnh ....................................................................................................2 Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của eurycomanon ............................................................5 Hình 1.3. Dâm dương hoắc .........................................................................................6 Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của epimedin C .............................................................10 Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của icariin ......................................................................11 Hình 1.6. Quá trình kỹ thuật của hòa tan chiết xuất..................................................12 Hình 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất .........................................13 Hình 2.1. Qui trình chung chiết xuất dược liệu BB và DDH ....................................23 Hình 2.2. Qui trình chung điều chế cao khô sấy phun BB và cao khô sấy phun DDH ...... 28 Hình 3.1. Phổ UV-Vis của eurycomanon .................................................................33 Hình 3.2. Sắc ký đồ HPLC phân tích mẫu thử dịch chiết BB với các điều kiện sắc ký khảo sát....33 Hình 3.3. Sắc ký đồ HPLC của (a) mẫu trắng, (b) mẫu chuẩn, (c) mẫu thử, (d) mẫu thử thêm chuẩn. Pic eurycomanon có tR là 15,8 phút. ...............................................36 Hình 3.4. Độ tinh khiết pic eurycomanon trong (a) mẫu chuẩn và (b) mẫu thử .......37 Hình 3.5. Tương quan diện tích đỉnh và nồng độ eurycomanon...............................38 Hình 3.6. Phổ UV – Vis của (a) epimedin C và (b) icariin .......................................40 Hình 3.7. Sắc ký đồ HPLC phân tích mẫu thử dịch chiết DDH với các điều kiện sắc ký khảo sát........41 Hình 3.8. Sắc ký đồ HPLC của (a) mẫu trắng, (b) mẫu chuẩn, (c) mẫu thử, (d) mẫu thử thêm chuẩn. Pic epimedin C và icariin có tR lần lượt là 12,5 và 15,2 phút .........44 Hình 3.9. Độ tinh khiết pic (a) epimedin C, (b) icariin trong mẫu chuẩn và pic (c) epimedin C, (d) icariin trong mẫu thử .......................................................................45 Hình 3.10. Tương quan diện tích đỉnh và nồng độ (a) epimedin và (b) icariin ........46 Hình 3.11. Ảnh hưởng của (a) nhiệt độ chiết (X1) số lần chiết (X2), (b) số lần chiết (X2) và tỉ lệ dung môi/dược liệu (X3) lên hiệu suất chiết eurycomanon (Y1) ...........52 Hình 3.12. Ảnh hưởng của (a) nhiệt độ chiết (X1), tỉ lệ dung môi/dược liệu (X3) và (b) số lần chiết (X2), tỉ lệ dung môi/dược liệu (X3) lên hiệu suất chiết cao BB (Y2) 53 Hình 3.13. Ảnh hưởng của (a) tỷ lệ dung môi/dược liệu (X4) và số lần chiết (X5), (b) tỷ lệ dung môi/dược liệu (X4) và nồng độ ethanol (X6) trên hiệu suất chiết epimedin C (Y3).... 59 . . Hình 3.14. Ảnh hưởng của (a) tỷ lệ dung môi/dược liệu (X4), nồng độ ethanol (X6) và (b) số lần chiết (X5), nồng độ ethanol (X6) trên hiệu suất chiết icariin (Y4) .............60 Hình 3.15. Ảnh hưởng của (a) tỷ lệ dung môi/dược liệu (X4) và nồng độ ethanol (X6), (b) số lần chiết (X5) và nồng độ ethanol (X6) trên hiệu suất chiết cao DDH (Y5) ....61 Hình 3.16. Quy trình sản xuất thử cao khô sấy phun BB quy mô 2 kg cao ..............64 Hình 3.17. Quy trình sản xuất thử cao khô sấy phun DDH quy mô 5 kg cao ..........67 Hình 3.18. Cao khô sấy phun BB ..............................................................................74 Hình 3.19. SKLM định tính cao khô sấy phun BB ...................................................77 Hình 3.20. Cao khô sấy phun DDH ..........................................................................79 Hình 3.21. SKLM định tính cao khô sấy phun DDH ................................................81 . . MỞ ĐẦU Dâm dương hoắc (Epimedium sp.) là dược liệu có tác dụng bổ thận tráng dương và kiện gân cốt [41]. Bách bệnh (Eurycomae longifoliae) là dược liệu đã được công bố có tác dụng tăng sinh lực, tăng sức khỏe tình dục, mạnh gân cốt và giảm đau [10]. Hoạt chất mang lại tác dụng đồng thời là chất điểm chỉ là epimedin C, icariin trong Dâm dương hoắc và eurycomanon trong dược liệu Bách bệnh. Việc phối hợp giữa hai dược liệu Dâm dương hoắc (DDH) và Bách bệnh (BB) trong điều trị suy giảm chức năng sinh dục nam đã được các bác sĩ y học cổ truyền sử dụng từ lâu và cho hiệu quả điều trị rất tốt [39]. Tuy nhiên, hiện nay các dược liệu đang được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, gây bất tiện cho việc sử dụng cũng như tuân thủ điều trị của người bệnh. Để dễ dàng sử dụng, đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả điều trị ổn định, việc sản xuất cao khô DDH và cao khô BB làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm phối hợp BB và DDH là một nhu cầu cấp thiết. Dạng cao khô sấy phun từ dược liệu là nguyên liệu ban đầu, thường được sử dụng để sản xuất các dạng thuốc rắn từ dược liệu như: viên nén, viên nang, thuốc bột… Cao khô sấy phun là cao khô từ dịch chiết dược liệu có dạng hạt khô, mịn, ổn định, độ ẩm không quá 5%. So với cao lỏng và cao đặc, tuổi thọ cao khô sấy phun dài hơn. Vì thế, dạng cao khô sấy phun thường được lựa chọn làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ dược liệu [2]. Để điều chế cao khô từ dược liệu, các giai đoạn nghiên cứu cần được triển khai như: kiểm nghiệm dược liệu, xây dựng quy trình bào chế và tiêu chuẩn hóa cao khô…Quy trình điều chế cao khô sấy phun từ dược liệu DDH và cao khô sấy phun từ dược liệu BB được xây dựng thành công sẽ cung cấp cao thành phẩm có chất lượng được kiểm soát, có tác dụng điều trị ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà sản xuất. Vì vậy, đề tài “Xây dựng quy trình điều chế cao Dâm dương hoắc (Extractum Herba Epimedii) và cao Bách bệnh (Extractum Radix Eurycomae longifoliae) bằng phương pháp sấy phun” được thực hiện với những mục tiêu cụ thể sau: 1. Xây dựng quy trình điều chế cao khô sấy phun BB và cao khô sấy phun DDH. 2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao khô sấy phun BB và cao khô sấy phun DDH. . . CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁCH BỆNH Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack. Họ Thanh thất (Simaroubacecae) Tên khác: tongkat ali, pasak bumi, penawar pahit, penawar bias, bedara merah, bedara putih, lempedu pahit, payong ali (Malaysia và Indonesia), bá bệnh, bách bệnh, bá bịnh, mật nhơn (tại Việt Nam), tho nan (Lào), tung saw; lan-don, hae phan chan, phiak, plaa lai phuenk (Thái), long jack (Mỹ và Châu Âu) [39]. 1.1.1. Mô tả thực vật Bách bệnh (BB) là loại cây bụi thân mảnh, sinh trưởng ở tầng rừng thấp, trên đất sỏi, ưa nước và ưa chua. Cây có kích thước trung bình, có thể cao đến 10m, thường không phân nhánh. Lá kép lông chim chẵn có thể dài đến 1m, cuống lá màu nâu đỏ. Mỗi lá kép gồm 30 – 40 lá chét, hình mũi mác hoặc hình trứng ngược. Mỗi lá chét dài khoảng 5–20 cm, rộng 1,5–6 cm, mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới màu trắng. Hoa mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, màu đỏ nâu, có nhiều lông tơ mịn. Hoa lưỡng tính, cánh hoa nhỏ, rất mềm. Quả hạch khi còn non cứng, hình trứng, màu nâu vàng và trở thành nâu đỏ khi chín. Vỏ và rễ của BB thường có màu trắng/vàng ngà [10], [26]. Hình 1.1. Bách bệnh . . 1.1.2. Phân bố và sinh thái BB là loài bản địa của Malaysia và Indonesia. Ngoài ra, còn được tìm thấy ở quốc gia khác như Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Philippin, Nam Trung Quốc hay Thái Lan. Ở nước ta, BB ưa sống ở những vùng núi có độ cao dưới 1000 mét hoặc các khu vực trung du, Tây Nguyên hay những vùng đồi có chiều cao thấp, đặc biệt tập trung ở vùng miền Trung là chủ yếu. Thường dùng quả, vỏ rễ, vỏ thân sấy làm thuốc. 1.1.3. Thành phần hóa học Chất có vị đắng trong vỏ cây: eurycomalacton, 2,6-dimethoxybenzoquinon. Các alkaloid: Bao gồm carbolin và 10-dimethoxycanthin. Hợp chất quassinoid: longilacton, 15-β-dihydroxyklaineanon, eurycomalacton … Hợp chất triterpen: niloticin, piscidinol A và hyspidron. Một số hoạt chất khác: campestrol, β-sitosterol, eurycoinanol, 2-O-β-Dglucopyranosid, 6 – dion… Các thành phần có hoạt tính phần lớn tập trung ở thân, rễ và lá của BB. Các thành phần có hoạt tính và phân bố được trình bày trong Bảng 1.1. Bảng 1.1. Phân bố thành phần hóa học trong dược liệu BB [12], [26], [39] Thành phần Eurycomanon, eurycomanol, 14,15p- Bộ phận phân bố dihydroxyklaineanone, 13α(21)-epoxyeurycomanone, 13β,18-dihydroeurycomanol, eurycomalide A, Rễ eurycomalide B, longilacton, eurycolactone D 12-acetyl-13,21-dihydroeurycomanone, 11- Lá dehydroklaineanone Biphenylneolignans, triperpenes, eurycolactone D Thân 1.1.4. Tác dụng dược lý 1.1.4.1. Tác dụng tăng cường sinh sản ở nam giới BB được dùng để trị bệnh vô sinh ở nam giới do giảm sinh tinh và rối loạn sản xuất tinh trùng. Nghiên cứu trên loài gặm nhấm và người cho thấy eurycomanon và các quassinoid chính trong chiết xuất từ rễ BB có tác dụng tăng cường khả năng sinh sản . . của nam giới bằng cách tăng lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng và khả năng vận động của tinh trùng [39], [42]. Ngoài ra, eurycomanon có khả năng tăng cường sản sinh testosteron của tế bào Leydig ở chuột bằng cách ức chế chuyển đổi aromatase của testosteron thành estrogen [39]. 1.1.4.2. Tác dụng chống sốt rét Theo dược cổ truyền, chiết xuất từ dược liệu BB chứa các chất như 10hydroxycanthin-6-on, eurycomalacton, eurycomanon, eurycomanol có tác dụng chống sốt rét tốt đối với loài P. falciparum [39]. 1.1.4.3. Tác dụng chống tăng sinh và gây độc tế bào BB có tác dụng chống tăng sinh và gây độc tế bào, chống đông máu trên các dòng tế bào ung thư khác nhau của người như các khối u bao gồm ung thư phổi, vú và ung thư cổ tử cung. Eurycomanon có tác dụng gây độc tế bào đối với một nhóm các dòng tế bào như: các loại tế bào ung thư ở người (vú, vòm họng, đại tràng, phổi, khối u ác tính, KB, và KB-V1) và bệnh bạch cầu lymphocytic (P-388). Đặc biệt, eurycomanon và eurycomanol tham gia điều chỉnh các con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự tăng sinh tế bào và tác động gây độc trên các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng một số loại tế bào bình thường [28], [39]. 1.1.4.4. Tác dụng điều trị đái tháo đường Chiết xuất từ rễ BB làm tăng độ nhạy insulin thông qua việc tăng cường hấp thu glucose ở liều 50 µg/ mL và giảm tích lũy lipid ở các mô mỡ, từ đó ức chế sản xuất lipid, giúp điều trị đái tháo đường [29], [39]. 1.1.4.5. Tác dụng phòng ngừa loãng xương Các polypeptid chiết xuất từ rễ BB được gọi là eurypeptid, kích thích dihydroepiandosteron (DHEA). DHEA tác động lên các thụ thể androgen để chuyển đổi androstenedion thành testosteron và androstenediol thành estrogen. Những eurypeptide làm giảm lượng hormon gắn với globulin và tăng mức testosteron tự do. Các đặc tính proandrogen của BB, kích thích sự tăng sinh và biệt hóa xương, dẫn đến tăng tốc độ hình thành xương. Nồng độ testosteron và estrogen cao làm giảm hoạt động hủy xương. Khi nồng độ testosteron giảm theo tuổi, nam giới có thể sử dụng . . BB như một chất bổ sung. BB vừa có tác dụng của proandrogen, vừa tăng lượng hormon testosteron nên duy trì hoạt động hình thành xương và giảm mất xương. Ngoài ra, các hormon thực vật trong BB cũng có thể ngăn ngừa loãng xương thông qua đặc tính chống oxy hóa [35], [39]. 1.1.5. Công dụng và cách dùng Rễ BB sao vàng hạ thổ, đồng thời kết hợp với hạt BB điều trị chứng hiếm muộn nam do lượng tinh trùng loãng (dưới 20 triệu/ml), tinh trùng yếu. Ngâm rượu: 1kg BB ngâm với 10 lít, ngâm trong 20 ngày. Liều dùng mỗi ngày uống 20-50ml rượu BB. Nên thêm 7 lạng nho khô cho 1kg BB để giảm độ đắng [1]. Pha nước: Thái rễ nhỏ pha vào nước sôi để nguội còn khoảng 85oC để uống thay nước. Mỗi ngày pha 15g chia làm 3 lần và tăng dần 3g/ngày đến mức 30g/ngày thì duy trì ở mức này. Dùng 3 lần nước sôi thì thay rễ BB mới [1]. BB tán bột pha vài giọt nước sạch (hoặc mật ong) thành viên hoàn theo liều lượng 6g/ngày và tăng dần 1g/ngày đến mức 10g/ngày thì duy trì ở mức này [10]. 1.1.6. Tổng quan về eurycomanon Eurycomanon là quassinoid có hàm lượng cao nhất trong rễ BB, có hoạt tính sinh học, đồng thời là chất điểm chỉ trong dược liệu BB [31]. Công thức phân tử: C20H24O19. Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của eurycomanon Khối lượng phân tử: 408,40 g/mol. Thể chất: bột màu trắng. Nhiệt độ nóng chảy: 273 – 285 oC. IR (cm-1): 1168 [19]. . . UV (ethanol) λmax (log ε): 239 (4,01) [19]. Tính tan: tan trong methanol, ethanol, nước [40]. Tác dụng dược lý: eurycomanon có tác dụng chống sốt rét, hạ sốt, làm tăng khả năng sinh sản bằng cách tăng hormone testosteron và tăng số lượng tinh trùng [13]. 1.2. TỔNG QUAN VỀ DÂM DƯƠNG HOẮC Tên khoa học: Epimedium sp. Họ: Hoàng liên gai (Berberidaceace) Tên khác: Cương tiền, Tiên linh tỳ, Tam chi cửu diệp thảo, Phỏng trượng thảo, Khí trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Horny Goat Weed hoặc Yin Yang Huo [10]. Hình 1.3. Dâm dương hoắc 1.2.1. Phân bố và sinh thái DDH là cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc lẫn với các loại cây cỏ cây bụi, ở vùng có khí hậu ôn đới, nơi gần nguồn nước. Phân bố chủ yếu ở miền rừng núi gồm 57 loài, chủ yếu ở miền trung, tây nam và đông bắc Trung Quốc, ngoại trừ Epimedium koreanurn Nakai ở Nhật Bản và Bắc Triều Tiên [50]. Ở Việt Nam, DDH phân bố ở các vùng núi cao Tây Bắc, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. DDH thường được thu hái vào mùa hạ, thu [10]. 1.2.2. Thành phần hóa học Trong thân và lá có lượng lớn các loại flavonoid trong đó có icariin (C33H40O15). Trong thân rễ chứa desoxymetylicariin và macnoflorin (C20H24O4N) [10]. . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 7 Trong lá chứa tinh dầu, ancola xerylic, heptriacontan, phytosterla, flavonoid. Cấu trúc thành phần các flavonoid có trong DDH [50]. Bảng 1.2. Cấu trúc 15 flavonoid trong DDH Thành phần R1 Epimedin A -CH2CH=C(CH3) Epimedin B -CH2CH=C(CH3) Epimedin C -CH2CH=C(CH3) Epimedoside C -CH2CH=C(CH3) Baohuoside I -CH2CH=C(CH3) Baohuoside II -CH2CH=C(CH3) Baohuoside VII -CH2CH=C(CH3) Sagittatoside A -CH2CH=C(CH3) Sagittatoside B -CH2CH=C(CH3) Icariin -CH2CH=C(CH3) Caohuoside C -CH2CH=C(CH3) 1.2.3. Tác dụng dược lý R2 -rha(2-1)glc -rha(2-1)xyl -rha(2-1)rha -H -rha -rha -rha(4-1)glc -rha(2-1)glc -rha(2-1)xyl -rha -rha R3 -glc -glc -glc -glc -H -H -H -H -H -glc -H R4 -H -H -H -H -H -H -H -H -H -H -OH R5 -CH3 -CH3 -CH3 -H -CH3 -H -CH3 -CH3 -CH3 -CH3 -CH3 Thành phần chính trong DDH là các flavonoid. Trong đó, epimedin A, B, C và icariin được công nhận là các hoạt chất của DDH. 1.2.3.1. Tác dụng tăng cường sinh dục nam và chức năng thận Từ những năm 202-220 trước công nguyên, DDH đã được sử dụng để cải thiện rối loạn sinh dục nam bằng cách cải thiện tính dương của thận. Nghiên cứu dược lí hiện đại chứng minh ức chế receptor chính phosphodiesterase-5 (PDE-5) là một trong những phương pháp điều trị rối loạn cương dương. Thành phần chính của dược liệu DDH được cho là có tác dụng ức chế tác dụng receptor này qua các nghiên cứu về sự tương tác giữa thụ thể và receptor này [17]. Dịch chiết DDH có tác dụng như hormon sinh dục nam, tăng cường hoạt động tình dục, tăng lượng testosteron trong huyết tương [20]. Dịch chiết nước DDH tăng cường . Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 8 sức sống của hỗn dịch tinh trùng, giảm hàm lượng malondialdehyde trong tinh dịch, cải thiện tổn thương bằng cách bảo vệ màng tinh trùng [16]. Icariin có tác dụng như hormon gonadotropin và hormon sinh dục nam, ở chuột có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng mào tính và túi tinh. Icariin ức chế PDE 5 và PDE 4 theo liều icariin được sử dụng. Ngoài ra, DDH tăng cường quá trình gây dãn cơ trơn, tăng sự lưu thông máu và độ nhạy cảm. Với những phụ nữ gặp vấn đề về sức khỏe tình dục như giảm ham muốn, kinh nguyệt không đều hay các hội chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đau đầu, phù nề, khô âm đạo, không đạt được khoái cảm, việc sử dụng DDH là một giải pháp an toàn và hiệu quả [32]. Như Viagra và Cialis, DDH tăng cường hoạt động tình dục và cải thiện rối loạn cương dương thông qua nhiều cơ chế, tăng cường sức khỏe, tăng sản xuất testosteron và các hormon sinh dục khác [32]. 1.2.3.2. Tác dụng trên xương Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thận được cho là cơ quan trực tiếp ảnh hưởng đến xương, DDH có tác dụng bổ thận nên tăng cường xương và cơ bắp. Ngày nay, hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị loãng xương đã được xác nhận bởi các nghiên cứu lâm sàng. Tác động lên quá trình hoạt động của xương góp phần điều trị hoặc ngăn ngừa loãng xương bao gồm các quá trình sau: thúc đẩy quá trình tăng sinh nguyên bào xương tăng tạo xương, tăng mức độ hấp thụ, ức chế hủy xương và tăng tổng hợp collagen và khoáng chất cho khung xương nền [32], [50]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là do thiếu calci và các khoáng chất như mangan và kẽm. Dịch chiết cồn DDH chứa các flavonoid như icariin, epimedin C và khoáng chất mang lại hiệu quả cao trong điều trị loãng xương [51]. 1.2.3.3. Tác dụng trên hệ tim mạch Dịch chiết cồn DDH được sử dụng để cải thiện chứng thiếu máu cục bộ cơ tim, giảm hay loạn nhịp tim, cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và chữa bệnh tăng huyết áp. Cụ thể, icariin có tác dụng giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu qua .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất