Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định giá trị ngưỡng và tính khả lặp của phép đo mức di lệch mâm chày ra trướ...

Tài liệu Xác định giá trị ngưỡng và tính khả lặp của phép đo mức di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối bình thường người việt nam bằng dụng cụ kt 1000

.PDF
103
1
103

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------o0o-------- HUỲNH PHƯƠNG NGUYỆT ANH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NGƯỠNG VÀ TÍNH KHẢ LẶP CỦA PHÉP ĐO MỨC DI LỆCH MÂM CHÀY RA TRƯỚC TRÊN KHỚP GỐI BÌNH THƯỜNG NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG DỤNG CỤ KT - 1000 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------o0o-------- HUỲNH PHƯƠNG NGUYỆT ANH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NGƯỠNG VÀ TÍNH KHẢ LẶP CỦA PHÉP ĐO MỨC DI LỆCH MÂM CHÀY RA TRƯỚC TRÊN KHỚP GỐI BÌNH THƯỜNG NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG DỤNG CỤ KT - 1000 Ngành: Chấn Thương Chỉnh Hình Mã số: 8720104 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI HỒNG THIÊN KHANH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đ ây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong luận văn, không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu của luận văn nào, chưa được trình bày hay công bố trong bất cứ công trình nào nghiên cứu trước đây. TP Hồ Chí Minh, Ngày 23 tháng 10 năm 2019 HUỲNH PHƯƠNG NGUYỆT ANH . i. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH - VIỆT ..................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Đặc điểm giải phẫu dây chằng chéo trước ở người trưởng thành .......... 4 1.1.1. Phôi thai học..................................................................................... 4 1.1.2. Giải phẫu dây chằng chéo trước ở người trưởng thành ................... 4 1.2. Tổng quan về tổn thương dây chằng chéo trước .................................... 8 1.2.1. Dịch tễ học ....................................................................................... 8 1.2.2. Cơ chế chấn thương ......................................................................... 8 1.2.2. Chẩn đoán ........................................................................................ 8 1.3. Kỹ thuật đo độ di lệch mâm chày ra trước với máy KT - 1000 ........... 13 1.4. Độ di lệch mâm chày ra trước với máy KT – 1000 qua các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ................................................................ 14 1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 14 1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................... 17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18 2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................ 18 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 18 2.2.1. Dân số mục tiêu.............................................................................. 18 . i . 2.2.2. Dân số chọn mẫu ............................................................................ 18 2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 19 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .................................................................... 19 2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................ 19 2.4.2. Cách chọn mẫu ............................................................................... 19 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 20 2.5.1. Công cụ nghiên cứu ....................................................................... 20 2.5.2. Các bước tiến hành nghiên cứu ...................................................... 20 2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 24 2.6. Các biến số nghiên cứu......................................................................... 25 2.7. Phương pháp phân tích kết quả ............................................................ 27 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 28 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 29 3.1. Độ di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khỏe mạnh của người Việt Nam trưởng thành khi sử dụng kỹ thuật đo bằng máy KT-1000 .......... 29 3.1.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu............................................ 29 3.1.2. Độ di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khỏe mạnh sử dụng kỹ thuật đo bằng máy KT-1000 ........................................................... 32 3.2. Đánh giá tính khả lặp độ di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khỏe mạnh sử dụng kỹ thuật đo bằng máy KT-1000 .................................... 34 3.3.1. Đánh giá độ khả lặp theo giao thức 1............................................. 34 3.3.2. Đánh giá độ khả lặp theo giao thức 2............................................. 39 3.3.3. Đánh giá độ khả lặp theo giao thức 3............................................. 44 Chương 4 BÀN LUẬN ................................................................................. 49 4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................... 49 4.1.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu ................................ 49 4.1.2. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu ........................................ 50 . v. 4.1.3. Chân thuận của đối tượng nghiên cứu ........................................... 50 4.1.4 Chỉ số khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu ................................. 50 4.2. Độ di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khỏe mạnh của người Việt Nam trưởng thành khi sử dụng kỹ thuật đo bằng máy KT-1000 .......... 51 4.2.1. Độ di lệch mâm chày ra trước đo bởi máy KT-1000 ..................... 51 4.2.2. Độ chênh bên – bên ........................................................................ 53 4.3. Tính khả lặp độ di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khỏe mạnh sử dụng kỹ thuật đo bằng máy KT-1000 ................................................... 56 4.4. Các ứng dụng có thể rút ra được từ nghiên cứu ................................... 66 4.5. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 KIẾN NGHỊ................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu Phụ lục 2: Bảng đánh giá lâm sàng Phụ lục 3: Bảng thu thập số liệu giao thức 1 Phụ lục 4: Bảng thu thập số liệu giao thức 2 Phụ lục 5: Bảng thu thập số liệu giao thức 3 Phụ lục 6: Bảng tổng hợp số liệu theo giao thức 1 Phụ lục 7: Bảng tổng hợp số liệu theo giao thức 2 Phụ lục 8: Bảng tổng hợp số liệu theo giao thức 3 Phụ lục 9: Bảng tổng hợp số liệu theo đặc điểm của mẫu Phụ lục 10: Danh sách bác sĩ tham gia nghiên cứu sử dụng KT – 1000 Phụ lục 11: Một số hình ảnh nghiên cứu Danh sánh tình nguyện viên tham gia nghiên cứu . . Giấy chấp thuận của hội đồng đạo đức Kết luận của Hội đồng Bản nhận xét của người phản biện 1 và 2 Giấy xác nhận đã bổ sung, sửa chữa luận văn theo ý kiến Hội đồng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ tiếng Anh AM Anteromedial AP Anteroposterior BN PL Trước sau Bệnh nhân DCCT MRI Chữ viết đầy đủ tiếng Việt Dây chằng chéo trước Magnetic resonance imaging Posterolateral . i . DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH - VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt Anteromedial Trước trong Arthrometer Khớp giác kế Collagen fibril Sợi keo Magnetic resonance imaging Hình ảnh cộng hưởng từ Interexaminer reproducibility Tính khả lặp giữa những người đo Intraexaminer reproducibility Tính khả lặp trong cùng một người đo Post hoc test Phân tích hậu kiểm Posterolateral Sau ngoài . i . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu........................................ 29 Bảng 3.2. Tỷ lệ bên chân thuận của đối tượng nghiên cứu ............................. 30 Bảng 3.3. Cân nặng và chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu ........ 31 Bảng 3 4. Phân loại chỉ số khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu .................. 31 Bảng 3.5. Độ di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khỏe mạnh ............... 32 Bảng 3.6. Độ di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khỏe mạnh theo tuổi 33 Bảng 3.7. Tương quan giữa cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể với độ di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khỏe mạnh ............................. 34 Bảng 3.8. Kết quả 3 lần đo độ di lệch mâm chày ra trước theo giao thức 1 ... 35 Bảng 3.9. Độ chênh giữa 2 người đo có kinh nghiệm .................................... 37 Bảng 3.10. Độ khả lặp theo lần đo và ngày đo ở cả 2 người đo có kinh nghiệm trong giao thức 1 ..................................................................................... 39 Bảng 3.11. Kết quả cụ thể của 3 lần đo độ di lệch theo giao thức 2 ............... 40 Bảng 3.12. Kết quả đo độ di lệch mâm chày ra trước theo nhóm người đo ... 43 Bảng 3.13. Độ chênh người đo trong giao thức 2 ........................................... 43 Bảng 3.14. Độ di lệch mâm chày ra trước trung bình 3 lần đo ....................... 45 Bảng 3.15. Kết quả đo độ di lệch mâm chày ra trước bởi 2 người đo ............ 48 Bảng 3.16. Độ chênh bên khi thực hiện máy KT-1000 .................................. 48 Bảng 4.1. Kết quả độ di lệch mâm chày ra trước trên người khỏe mạnh được đo bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm qua một số nghiên cứu ................. 52 Bảng 4.2. So sánh tính khả lặp bởi giao thức 1 với một số nghiên cứu .......... 57 . ii . Bảng 4.3. So sánh kết quả đo độ di lệch bởi người đo có kinh nghiệm trong nghiên cứu này với nghiên cứu của tác giả Collette ............................... 58 Bảng 4.4. So sánh kết quả đo độ di lệch mâm chày ra trước theo giao thức 2 trong nghiên cứu này so với nghiên cứu của Collete .............................. 59 Bảng 4.5. So sánh kết quả đo độ di lệch mâm chày ra trước theo giao thức 3 trong nghiên cứu này so với nghiên cứu của Collette............................. 61 . x. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu ............................ 30 Biểu đ ồ 3.2. Sự phân tán kết quả đo đ ộ di lệch mâm chày bởi người đo E1 theo ngày .................................................................................................. 36 Biểu đ ồ 3.3. Sự phân tán kết quả đo đ ộ di lệch mâm chày bởi người đo E2 theo ngày .................................................................................................. 37 Biểu đồ 3.4. Sự phân tán kết quả đo bởi người đo không có kinh nghiệm ..... 41 Biểu đồ 3.5. Sự phân tán kết quả đo bởi người đo có kinh nghiệm ................ 42 Biểu đồ 3.6. Sự phân tán kết quả đo bởi người đo có kinh nghiệm E2 .......... 46 Biểu đồ 3.7. Sự phân tán kết quả đo bởi người đo không có kinh nghiệm E8 47 . . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. DCCT với cấu trúc hai bó tư thế duỗi gối và gấp gối ...................... 5 Hình 1.2. Dây chằng chéo trước với cấu trúc diện bám lồi cầu đùi của hai bó tư thế duỗi gối và gấp gối........................................................................... 6 Hình 1.3. Hình ảnh mô học tại vị trí bám của dây chằng ................................. 7 Hình 1.4. Động mạch cấp máu cho DCCT ....................................................... 8 Hình 1.5. Nghiệm pháp Lachman ..................................................................... 9 Hình 1.6. Nghiệm pháp Pivot – shift .............................................................. 10 Hình 1.7. Nghiệm pháp ngăn kéo trước .......................................................... 10 Hình 1.8. Hình ảnh hệ thống KT-1000 đo độ di lệch mâm chày ra trước ...... 11 Hình 1.9. Hình ảnh DCCT bình thường và phương nằm ngang trên MRI gối12 Hình 1.10. Hình ảnh qua nội soi khớp gối: DCCT bình thường và đứt.......... 13 Hình 1.11. Kỹ thuật đo độ di lệch mâm chày ra trước với máy KT-1000 ...... 14 Hình 2.1. Máy KT – 1000 ............................................................................... 20 Hình 2.2. Xác định khe khớp gối và đánh dấu ................................................ 21 Hình 2.3. Tư thế 2 chân khi đo ....................................................................... 21 Hình 2.4. Lắp máy KT – 1000 và cố định qua 2 đai dán cẳng chân ............... 22 Hình 2.5. Tiến hành đo độ di lệch mâm chày ra trước với máy KT – 1000 ... 22 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đứt dây chằng chéo trước (DCCT) là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân chấn thương kín khớp gối, phổ biến ở các vận động viên trẻ, người chơi thể thao không chuyên và tai nạn giao thông [28], [46]. Tổn thương DCCT gây mất vững khớp gối, đi lại khó khăn, làm giảm khả năng lao động cũng như các hoạt động thể thao của bệnh nhân (BN). Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, vỡ sụn khớp, gây thoái hoá khớp sớm. Chính vì vậy, đối với những bệnh nhân có chấn thương khớp gối, việc cần loại trừ có hay không tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối là cần thiết [45]. Chẩn đ oán đ ứt DCCT chủ yếu dựa vào khám lâm sàng (nghiệm pháp Lachman, nghiệm pháp ngăn kéo trước, nghiệm pháp Pivot shift), hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) và hình ảnh nội soi trong phẫu thuật. Những nghiệm pháp khám lâm sàng này có độ nhạy và độ đặc hiệu rất khác nhau phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khám, hình thái của bệnh nhân và thời điểm khám sau chấn thương. Chúng không cho phép so sánh đ ịnh lượng giữa các đ ối tượng và người khám vì kết quả là định tính, kể cả khám dưới gây mê hoặc gây tê [58], [56]. Hình ảnh cộng hưởng từ là một tiêu chuẩn gián tiếp giúp chẩn đoán tổn thương DCCT với độ nhạy và đặc hiệu cao, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh, người đ ọc và thời điểm khảo sát sau chấn thương. Phẫu thuật nội soi khớp gối được xem là tiêu chuẩn vàng đ ể chẩn đoán đứt DCCT một cách chính xác nhất [22]. Do tính chất chủ quan của các nghiệm pháp lâm sàng, một số tác giả đã phát triển các thiết bị cơ học được gọi là khớp giác kế (arthrometer) để xác định mức di lệnh mâm chày ra trước một cách nhất quán bằng cách ghi lại chuyển động của xương chày trong mối liên quan với xương bánh chè (nằm . . 2 ổn định trong rãnh lồi cầu đùi) ở tư thế khớp gối gập 25 độ. Trong số này, KT - 1000 (MED- metric, San Diego, CA, US), được phát triển bởi Daniel và cộng sự vào năm 1985 là thiết bị đầu tiên và phổ biến nhất, thường được trích dẫn trong các bài báo quốc tế. Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo mức độ tin cậy và hiệu quả ở các lực lần lượt là 67 N, 89 N và 134 N [23]. Có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu để trả lời câu hỏi “ Liệu KT - 1000 có đáng tin cậy hay không?” [27]. Các kết quả khách quan cho thấy khi sử dụng KT như là một công cụ theo dõi sau phẫu thuật tái tạo, nhưng cũng nhận ra rằng có sự thay đổi đáng kể giữa biến cùng một người đo và biến giữa những người đo trong các phép đo cả độ di lệch tuyệt đối ở một bên gối và độ di lệch bên - bên giữa hai gối. Điều này khiến cho nghi ngờ về độ tin cậy của thiết bị khi được sử dụng để so sánh các kết quả của các kỹ thuật khác nhau trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước [12]. Ngày nay hệ thống này đã trải qua các đánh giá khác nhau trên thế giới và cho thấy độ khả lặp phụ thuộc vào nguời đo. Do đó các thiết bị mới được phát triển và khắc phục các yếu điểm của KT - 1000 như GNRB, KT - 2000 [21]. Tuy nhiên, tại Việt Nam với điều kiện còn nhiều khó khăn thì KT - 1000 vẫn là một thiết bị còn đang được sử dụng. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào cho biết giá trị ngưỡng chẩn đ oán của KT - 1000 trong xác đ ịnh đ ộ di lệch ra trước của mâm chày ở khớp gối khoẻ mạnh và khớp gối chấn thương DCCT mà chỉ có các nghiên cứu so sánh mức đ ộ di lệch ra trước của mâm chày trong giai đoạn trước và sau phẫu thuật tái tạo DCCT ở những kỹ thuật khác nhau [2], [3], [5]. Vậy liệu các nghiên cứu về kỹ thuật tái tạo có giá trị trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam hay không nếu như KT - 1000 còn phụ thuộc vào người đo? . . 3 Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Xác định giá trị ngưỡng và tính khả lặp của phép đ o mức di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối bình thường người Việt Nam bằng dụng cụ KT - 1000” với mục tiêu: 1. Xác định mức di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối khoẻ mạnh của người Việt Nam trưởng thành khi sử dụng kỹ thuật đo bằng náy KT – 1000. 2. Đánh giá tính khả lặp của phép đo mức di lệch mâm chày ra trước khi sử dụng kỹ thuật đo bằng máy KT - 1000 tại Việt Nam. . . 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm giải phẫu dây chằng chéo trước ở người trưởng thành 1.1.1. Phôi thai học Khớp gối xuất phát từ vùng đặc của trung mô vào tuần thứ tư của thai kỳ. Sau 6 tuần, thai nhi xuất hiện hình ảnh khớp gối và DCCT xuất hiện ở 6 tuần rưỡi. DCCT có thể quan sát được khi thai đủ 8 tuần tuổi và tuần thứ 16 thấy rõ dây chằng có hai bó trước trong và sau ngoài. 1.1.2. Giải phẫu dây chằng chéo trước ở người trưởng thành - Đại thể DCCT bám ở phần sau mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi chạy xuống dưới, ra trước và vào trong đến bám vào diện bám trước gai mâm chày. Diện bám lồi cầu đùi ở trị trí 11 giờ (gối phải) hoặc 1 giờ (gối trái), trung tâm điểm bám cách bờ sau lồi cầu ngoài 7 mm. Diện bám mâm chày ngay phía trước giữa 2 gai chày, cách bờ trước của dây chằng chéo sau 7 mm khi gối gập 70 độ, ngay sau sừng trước sụn chêm ngoài. Chiều dài của DCCT rất khác nhau trong các nghiên cứu, dao đ ộng từ 22 đến 41 mm, trung bình là 32 mm, đường kính từ 7 đến 12 mm. Phần hẹp nhất của DCCT là phần gần phía chỗ bám của dây chằng ở xương đùi và tỏa rộng tại các vị trí điểm bám [10], [35], [43]. Girgis và cộng sự đã mô tả DCCT có hai bó: trước trong (AM) và sau ngoài (PL). Bó trước trong bám vùng phía sau và trên của diện bám xương đùi, chạy xuống bám vào vùng trước trong của diện bám mâm chày, căng khi gối gập 90 độ. Bó sau ngoài bám vào phần dưới của diện bám xương đùi, đến bám vào phần sau ngoài của diện bám mâm chày, căng khi gối duỗi 0 độ. Khi gấp gối, bó trước trong căng, bó sau ngoài sẽ chùng. Ngược lại khi duỗi gối, . . 5 bó trước trong chỉ còn căng tương đối và không bằng bó sau ngoài. Với hình ảnh này thì đây là khái niệm căn bản về chức năng của DCCT. Hình 1.1. DCCT với cấu trúc hai bó tư thế duỗi gối và gấp gối (Nguồn: Manual of arthroscopic surgery, 2013, [54]) . . 6 Hình 1.2. Dây chằng chéo trước với cấu trúc diện bám lồi cầu đùi của hai bó tư thế duỗi gối và gấp gối (Nguồn: Journal of anatomy, 1992, [26]) - Vi thể DCCT được tạo thành từ nhiều bó sợi bao bọc bởi màng bao gân. Mỗi bó có đường kính từ 250 µm tới vài mm và bao gồm từ 3 - 20 bó con được bao bọc bởi màng quanh gân. Mỗi bó con có dạng gợn sóng và sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau, đư ợc cấu tạo từ các nhóm thành phần nhỏ hơn có đư ờng kính từ 100 đến 250 µm. Mỗi thành phần này bao gồm nhiều sợi đường kính từ 1-20 µm và được bao bọc bởi tổ chức liên kết lỏng lẻo gọi là màng trong gân. Mỗi sợi được cấu tạo từ các sợi keo (Collagen fibril) có đường kính 25 nm đến 250 nm, các sợi keo này đan xen nhau tạo thành một mạng lưới tổ hợp [52], [55]. Cấu trúc mô học ở vị trí bám của DCCT là vùng chuyển đổi từ tổ chức dây chằng mềm dẻo sang tổ chức xương rắn chắc [13]. Tại chỗ bám của dây chằng có cấu trúc đi ển hình bao gồm bốn lớp. Lớp đ ầu tiên là tổ chức dây chằng. Lớp thứ hai là vùng sụn không khoáng hóa bao gồm các tế bào sụn xơ sắp xếp thẳng hàng với các sợi collagen. Lớp thứ ba là vùng sụn khoáng hóa, các tổ chức sụn xơ được khoáng hóa chạy vào lớp thứ tư là đĩa xương dưới sụn. Cấu trúc này cho phép tổ chức sợi xơ của dây chằng chuyển dần sang tổ chức cứng chắc và tránh stress tập trung tại chỗ bám. . . 7 Hình 1.3. Hình ảnh mô học tại vị trí bám của dây chằng (Nguồn: Manual of arthroscopic surgery, 2013 [54]) L: dây chằng; FC: sụn xơ không khoáng hóa; MC: sụn khoáng hóa; B: xương - Mạch máu và thần kinh DCCT được cấp máu từ động mạch gối giữa là một nhánh của đ ộng mạch khoeo, các nhánh của động mạch này chạy vào màng hoạt dịch ở chỗ tiếp xúc với bao khớp dưới vị trí của đệm mỡ dưới bánh chè. Một số nhánh nhỏ của động mạch gối dưới ngoài cũng cung cấp máu cho màng hoạt dịch. Từ lớp màng hoạt dịch này sẽ có các nhánh xuyên vào trong dây chằng, nối với các mạch máu của lớp màng trong gân bao bọc các bó collagen [13], [25]. Động mạch khoeo Động mạch gối giữa Dây chằng chéo trước Dây chằng chéo sau . . 8 Hình 1.4. Động mạch cấp máu cho DCCT (Nguồn : Surgery of the Knee, 2011 [49]) DCCT nhận những nhánh thần kinh khớp sau đến từ thần kinh chày. Các nhánh này đi cùng các mạch máu đến dây chằng và tận cùng là các thụ thể áp lực dạng thụ thể Golgi. Các thụ thể thần kinh của dây chằng gồm 3 loại chính: những thụ thể nhận cảm sự biến dạng, chiếm khoảng 1% diên tích bề mặt dây chằng, những thụ thể nhạy cảm với những thích nghi nhanh (Ruffini) và những thụ thể nhạy cảm với những thích nghi chậm (Pacini) giúp ý thức được sự vận động, tư thế và góc xoay. Các thụ thể Ruffini và Pacini chiếm nhiều nhất và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm giác bản thể của khớp. Ngoài ra DCCT còn có rất ít các thụ thể cảm giác đau [10], [64]. 1.2. Tổng quan về tổn thương dây chằng chéo trước 1.2.1. Dịch tễ học Tổn thương dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương dây chằng khớp gối hay gặp nhất. Nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương DCCT khớp gối là do tai nạn trong các hoạt đ ộng thể thao và giải trí, tai nạn giao thông. Ở Mỹ hàng năm có 200.000 trường hợp được chuẩn đoán đứt DCCT và tiến hành khoảng 100.000 ca phẫu thuật tái tạo DCCT. 1.2.2. Cơ chế chấn thương Cơ chế gián tiếp chiếm 80% là do sự xoay quá mức của mâm chày so với lồi cầu đùi, làm mất cân bằng 2 nhóm cơ tứ đầu đùi và cơ chân ngỗng gây nên bán trật xoay. 1.2.2. Chẩn đoán - Bệnh cảnh lâm sàng Chấn thương khi thay đổi hướng đột ngột trong lúc chạy với tốc độ cao, thường gặp khi bàn chân bị cố định hoặc dừng đột ngột. Bệnh nhân nghe tiếng “rắc”. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất