Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa sức khỏe và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại ...

Tài liệu Văn hóa sức khỏe và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện quận thủ đức năm 2016 2017

.PDF
94
1
144

Mô tả:

.� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN VÕ MINH HOÀNG VĂN HÓA SỨC KHỎE VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2016 - 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN VÕ MINH HOÀNG VĂN HÓA SỨC KHỎE VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2016 - 2017 Chuyên ngành: Y tế Công cộng Mã số: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN TẬP TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội đồng duyệt đề cương Khoa Y tế công cộng số 4059 kí ngày 19/10/2016 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Học viên ký tên Nguyễn Võ Minh Hoàng Thông tin kết quả nghiên cứu . .� MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 3 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 1.1. Các khái niệm cơ bản và cơ sở khoa học .................................................. 4 1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp ....................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm tuân thủ điều trị..................................................................... 4 1.1.3. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp .............................................................. 5 1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị tăng huyết áp .................................. 7 1.1.5. Khái niệm văn hóa sức khỏe .................................................................. 9 1.1.6. Ý nghĩa văn hóa sức khỏe .................................................................... 11 1.2. Các nghiên cứu văn hóa sức khỏe và tuân thủ điều trị ............................ 12 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 12 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................... 13 1.3. Khung lý thuyết ....................................................................................... 15 1.4. Giới thiệu về bệnh viện Quận Thủ Đức................................................... 17 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 19 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 19 2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 19 2.3. Xử lý dữ kiện ........................................................................................... 21 2.3.1. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 21 2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ điều trị ................................................... 24 2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa sức khỏe ................................................ 25 2.4. Thu thập dữ kiện ...................................................................................... 27 2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện ............................................................. 27 2.4.2. Công cụ thu thập dữ kiện ..................................................................... 28 2.5. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục .................................... 29 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 2.6. Phương pháp phân tích dữ kiện ............................................................... 30 2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu............................................................... 31 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 32 3.1. Đặc điểm người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện quận Thủ Đức .......... 32 3.2. Tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố văn hóa sức khỏe của người bệnh .......................................................................................................... 38 3.3. Mối liên quan giữa văn hóa sức khỏe và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp ....................................................................................................... 43 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 51 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................... 51 4.2. Mức độ văn hóa sức khỏe và tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh ................................................................................................................. 57 4.3. Mối liên quan giữa văn hóa sức khỏe và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp. ...................................................................................................... 60 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 63 ĐỀ XUẤT ................................................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AMA American Medical Association Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HLS-EU Health Literacy Europe Văn hóa sức khỏe Châu Âu IOM Institute of Medicine Viện Y học Hoa Kỳ THA Tăng huyết áp WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học (n = 696) ................................................... 32 Bảng 3. 2. Đặc điểm nhân khẩu học (n = 696) ................................................... 33 Bảng 3. 3. Tiền sử gia đình (n = 696) ............................................................... 33 Bảng 3. 4. Tỷ lệ sử dụng các nguồn thông tin truyền thông về y tế (n = 696)........ 34 Bảng 3. 5. Thoái quen, hành vi (n = 696) .......................................................... 35 Bảng 3. 6. Đặc điểm kinh tế - xã hội (n = 696) .................................................. 36 Bảng 3. 7. Thời gian trung bình khám bệnh và chờ khám bệnh (n = 696) ............. 37 Bảng 3. 8. Khả năng hiểu toa thuốc điều trị (n = 696) ........................................ 37 Bảng 3. 9. Tuân thủ điều trị bằng thuốc (n = 696) .............................................. 38 Bảng 3. 10. Thói quen, hành vi tuân thủ điều trị (n = 696) .................................. 38 Bảng 3. 11. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp (n = 696) ........................................ 38 Bảng 3. 12. Điểm trung bình văn hóa sức khỏe (n = 696) ................................... 39 Bảng 3. 13. Mức độ văn hóa sức khỏe (n = 696) ................................................ 41 Bảng 3. 14. Mối quan hệ giữa văn hóa sức khỏe và tuân thủ điều trị tăng huyết áp 43 Bảng 3. 15. Mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận/thu nhận thông tin và tuân thủ điều trị tăng huyết áp ............................................................................................. 43 Bảng 3. 16. Mối quan hệ giữa khả năng hiểu thông tin và tuân thủ điều trị tăng huyết áp......................................................................................................... 44 Bảng 3. 17. Mối quan hệ giữa khả năng đánh giá thông tin và tuân thủ điều trị tăng huyết áp......................................................................................................... 44 Bảng 3. 18. Mối quan hệ giữa khả năng áp dụng thông tin và tuân thủ điều trị tăng huyết áp......................................................................................................... 44 Bảng 3. 19. Tuân thủ điều trị và nơi ở, giới, nhóm tuổi của người bệnh ............... 45 Bảng 3. 20. Tuân thủ điều trị và tình trạng hôn nhân, tôn giáo của người bệnh ..... 45 Bảng 3. 21. Tuân thủ điều trị và đặc điểm nhân khẩu học ................................... 46 Bảng 3. 22. Tuân thủ điều trị và sử dụng các nguồn thông tin truyền thông về y tế 47 Bảng 3. 23. Tuân thủ điều trị và đặc điểm kinh tế - xã hội .................................. 48 Bảng 3. 24. Tuân thủ điều trị và thời gian khám bệnh, chờ khám bệnh ................ 49 Bảng 3. 25. Phân tích hồi quy Logistic giữa tuân thủ điều trị và các biến độc lập . 50 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC HÌNH/BIỂU ĐỒ Hình 1. 1. Sơ đồ khung lý thuyết ............................................................................. 16 Biểu đồ 3. 1. Điểm trung bình các tiểu mục khả năng tiếp cận/thu nhận thông tin . 39 Biểu đồ 3. 2. Điểm trung bình các tiểu mục khả năng hiểu thông tin ...................... 40 Biểu đồ 3. 3. Điểm trung bình các tiểu mục khả năng đánh giá thông tin ............... 40 Biểu đồ 3. 4. Điểm trung bình các tiểu mục khả năng áp dụng thông tin ................ 41 Biểu đồ 3. 5. Điểm trung bình văn hóa sức khỏe ở các nhóm tuân thủ điều trị ....... 42 Biểu đồ 3. 6. Điểm trung bình văn hóa sức khỏe ở các nhóm tuân thủ thuốc điều trị .................................................................................................................................. 42 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kiến thức đầy đủ để đưa ra quyết định về chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng trong việc điều trị bệnh [57]. Văn hóa sức khỏe đầy đủ sẽ hỗ trợ người dân cải thiện các khía cạnh quan trọng trong chăm sóc sức khỏe một cách tích cực như: quyền tự chủ, động lực và sự tự tin. Nâng cao hiểu biết về sức khỏe thông qua giáo dục sức khỏe có thể dẫn đến sự lựa chọn, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ y tế và phù hợp với quy định hướng dẫn chăm sóc sức khỏe. Trên phương diện rộng hơn thì điều này có thể dẫn đến việc cải thiện kinh tế, xã hội và sức khỏe môi trường [73]. Theo nghiên cứu của tác giả Krisberg năm 2004 tại Mỹ thì có khoảng 90 triệu người khó khăn trong việc sử dụng những thông tin về sức khỏe vì văn hóa sức khỏe thấp [57]. Văn hóa sức khỏe thấp có liên quan đến hạn chế kiến thức về y học, tăng số lần nhập viện, sử dụng nhiều dịch vụ cấp cứu hơn, kiểm soát các bệnh mạn tính kém đi và sử dụng thường xuyên các dịch vụ dự phòng hơn [56]. Mức văn hóa sức khỏe thấp sẽ hạn chế hiểu biết cách phòng bệnh và tiến triển của bệnh [25]. Cá nhân có nguy cơ văn hóa sức khỏe thấp là những người lớn tuổi, người dân tộc thiểu số, những người có giáo dục còn hạn chế, những người nói ít, những người có công trong xã hội hoặc không có bảo hiểm [53]. Ngoài ra, cá nhân có văn hóa sức khỏe thấp thường chậm trễ tìm nơi chăm sóc sức khỏe và không sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế dự phòng do thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của chăm sóc y tế dự phòng [88]. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã khẳng định, văn hóa sức khỏe thấp là rào cản của người bệnh trong việc hợp tác chăm sóc sức khỏe, tuân thủ điều trị và tự quản lý tình trạng bệnh của họ [36]. Tuy nhiên, các bệnh mạn tính như bệnh tăng huyết áp (THA) hiện nay là một vấn đề y tế công cộng quan trọng. Ở Mỹ, nó là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch, đột quỵ, chết sớm và tàn tật do các biến chứng tim mạch [34]. Mặc dù vậy, tỷ lệ THA tại các nước như: Canada, các nước Châu Âu, Trung Quốc vẫn tăng trong thời gian gần đây [51], [92], [48]. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 2 Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều biện pháp can thiệp trong nổ lực giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, thì tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng (11,2% vào năm 1992; 25,1% vào năm 2008) [20], [20]. Ngoài việc can thiệp giảm tỷ lệ mắc bệnh, thì việc quản lý điều trị tăng huyết áp cũng rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, tuân thủ điều trị làm giảm nguy cơ đột quỵ và nguy cơ nhồi máu cơ tim. Do vậy, việc tuân thủ điều trị là điều rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị. Mặc dù có rất nhiều lợi ích do tuân thủ điều trị mang lại, nhưng trên thực tế việc tuân thủ điều trị là một thách thức rất lơn không những với bản thân người bệnh mà với cả hệ thống y tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào tìm hiểu mức độ tuân thủ điều trị, kiến thức, thái độ, thực hành tuân thủ điều trị, mà chưa xem xét mối liên quan giữa văn hóa sức khỏe (năng lực sức khỏe) và tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu “Văn hóa sức khỏe và tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2016 - 2017” sẽ xét mối liên quan giữa văn hóa sức khỏe và tuân thủ điều trị tăng huyết áp của những người bệnh tăng huyết áp đang điều trị tại bệnh viện Quận Thủ Đức. Các kết quả của nghiên cứu này có thể hữu ích cho nhân viên chăm sóc sức khỏe tham gia vào các chương trình phòng chống và kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tại bệnh viện quận Thủ Đức vào năm 2016 -2017, tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp từ 25 tuổi trở lên tuân thủ điều trị tăng huyết áp là bao nhiêu?. Có mối liên quan giữa văn hóa sức khỏe và sự tuân thủ điều trị ở những người bệnh tăng huyết áp đang điều trị tại bệnh viện quận Thủ Đức hay không?. Mục tiêu tổng quát Xác định mối liên quan giữa văn hóa sức khỏe (biến độc lập) và sự tuân thủ điều trị (biến phụ thuộc) của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị tại bệnh viện Quận Thủ Đức. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố văn hóa sức khỏe của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2016 2017. 2. Xác định mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị và văn hóa sức khỏe của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị tại bệnh viện. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm cơ bản và cơ sở khoa học 1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp là một vấn đề y tế công cộng và một thuật ngữ dùng để mô tả huyết áp cao. Nó là kết quả của nhiều lần đo huyết áp vượt quá 140 trên 90 mmHg, theo đó huyết áp lực tâm thu trên 140 với huyết áp tâm trương trên 90. Tuy nhiên, huyết áp bình thường là dưới 120/80; giữa 120/80 và 139/89 được gọi là tiền cao huyết áp. Huyết áp tâm thu (số trên) bằng áp suất trong động mạch khi tim co lại. Áp lực tâm trương (số dưới) là áp suất trong động mạch khi tim nghỉ [37], [96]. Nó đã được gọi là một kẻ giết người thầm lặng vì nó là thường không có triệu chứng. Tăng huyết áp mất một thời gian dài trước khi được chẩn đoán do đó gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ và các bệnh tim mạch khác. Hư hại đến các cơ quan như não, tim, thận và mắt, đó là tác dụng lâu dài của bệnh huyết áp cao [37]. Chẩn đoán cao huyết áp thường được đo bằng một thiết bị gọi là máy đo huyết áp. Điều này bao gồm một vòng găng cao su bơm hơi, máy bơm không khí và một cột thủy ngân hoặc một đồng hồ kỹ thuật số phản ánh áp lực trong một cột không khí cũng như huyết áp điện tử máy. Các đơn vị đo được sử dụng rộng rãi là milimét thủy ngân hoặc mmHg. Chẩn đoán huyết áp cao không dựa trên chỉ một đọc trừ khi nó là rất cao (trên 170-180 / 105-110 mmHg) Như vậy, Tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp tâm thu bằng hoặc trên 140 mm Hg và / hoặc huyết áp tâm trương bằng hoặc trên 90 mm Hg [94]. 1.1.2. Khái niệm tuân thủ điều trị Mặc dù hầu hết các nghiên cứu đã tập trung vào việc tuân thủ sử dụng thuốc, tuy nhiên việc tuân thủ điều trị không chỉ uống thuốc theo quy định mà nó bao gồm nhiều hành vi sức khỏe rộng hơn. Tại cuộc họp WHO về tuân thủ điều trị vào tháng 6 năm 2001 đã kết luận về việc tuân thủ điều trị là “mức độ mà bệnh nhân làm theo hướng dẫn y tế” và đây là một điểm khởi đầu [78]. Tuy nhiên, thuật ngữ “y tế” được sử dụng cảm thấy là không đủ để mô tả một loạt các biện pháp can thiệp điều trị các Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 5 bệnh mạn tính. Hơn nữa, thuật ngữ “hướng dẫn” có hàm ý bệnh nhân là thụ động, việc này trái ngược với việc cộng tác tích cực giữa người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình điều trị. Đặc biệt, khái niệm này đã được công nhận trong cuộc họp và tuân thủ điều trị là tuân thủ chế độ các hành vi. Tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế, kê đơn thuốc, dùng thuốc một cách thích hợp, được chủng ngừa, tham dự các cuộc hẹn tiếp theo và thực hiện các thay đổi hành vi cá nhân, tự quản của bệnh hen suyễn hoặc bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, tránh thai, hành vi tình dục nguy hiểm, chế độ ăn uống không lành mạnh và mức độ hoạt động thể chất không đủ là những ví dụ của hành vi. Trong hội nghị còn lưu ý mối quan hệ giữa người bệnh và nhân viên y tế (có thể là bác sĩ, điều dưỡng, chuyên viên y tế khác) phải có một quan hệ đối tác dựa trên khả năng của mỗi người. Các nghiên cứu đã xác định được chất lượng của mối quan hệ đối xử này như là một yếu tố quyết định sự tuân thủ điều trị. Các mối quan hệ điều trị hiệu quả được đặc trưng bởi bầu không khí giao tiếp trong đó phương tiện điều trị mới được thay thế, phác đồ điều trị được thương lượng, tuân thủ điều trị là thảo luận và theo dõi được theo kế hoạch. Các nghiên cứu về sự tuân thủ điều trị đã áp dụng các định nghĩa sau đây của tuân thủ điều trị bệnh mạn tính, đây là một định nghĩa tổng hợp định nghĩa của Haynes và Rand: Tuân thủ điều trị là mức độ hành vi của một người bệnh ví dụ như uống thuốc, chế độ ăn uống, và / hoặc thực hiện các thay đổi lối sống tương ứng với các khuyến nghị từ một nhân viên chăm sóc sức khỏe. [79] Sự tuân thủ điều trị đòi hỏi cần có sự đồng ý của người bệnh về các khuyến nghị của nhân viên chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân cần được chủ động tích cực với nhân viên chăm sóc sức khỏe trong việc chăm sóc sức khỏe của mình và việc giao tiếp tốt giữa thầy thuốc và người bệnh sẽ đem đến kết quả điều trị tốt. 1.1.3. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp Tuân thủ điều trị tăng huyết áp là bệnh nhân phải tuân thủ thực hiện chế độ Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 6 ăn, luyện tập, sinh hoạt, thực hiện uống thuốc và đi khám, kiểm tra huyết áp theo chỉ dẫn của bác sỹ. 1.1.3.1. Thực hiện chế độ ăn, luyện tập và sinh hoạt Cần thực hiện một cách thích hợp ở tất cả các bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm đuợc số đo huyết áp, giảm số thuốc cần dùng, nhưng do việc tuân thủ này thường kém, nên cần theo dõi sát để khuyến khích nguời bệnh và bắt đầu dùng thuốc khi cần. Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: + Giảm mặn: ít hơn 100mmol natri/ngày (< 6gam NaCl/ ngày) + Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi (= 5 suất tiêu chuẩn/ ngày) + Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no Tích cực giảm cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tuởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 dến 23 kg/m2 Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. Hạn chế uống ruợu bia: số luợng ít hơn 3 cốc/ ngày ở nam và ít hơn 2cốc/ngày ở nữ và tổng cộng ít hơn 14 cốc/tuần (nam), ít hơn 9 cốc/ tuần (nữ): cốc tiêu chuẩn tương đương với 360 ml bia hoặc 150ml ruợu vang hoặc 30 ml ruợu nặng. Bỏ hoàn toàn hút thuốc là biện pháp mạnh mẽ nhất để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác. Bỏ thuốc lá không những đảm bảo sức khỏe, tăng tuổi thọ và còn giúp tiết kiệm tài chính. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, chạy bộ hoặc vận động ở mức độ vừa, đều đặn 30 – 60 phút hàng ngày trong tuần. Tránh căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý 1.1.3.2. Uống thuốc điều trị tăng huyết áp Phải tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sỹ. Không tự ý thay đổi thuốc và liều luợng. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 7 Uống thuốc thường xuyên, lâu dài liên tục kể cả khi huyết áp bình thường. 1.1.3.3. Khám bệnh và kiểm tra huyết áp Ðiều trị dạt kết quả tốt là khi đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa được biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cư quan. Vì vậy ngoài việc theo dõi thuờng xuyên chỉ số huyết áp, khám bệnh định kỳ, theo dõi huyết áp theo chỉ dẫn của bác sỹ, tái khám đúng kỳ hẹn, đi khám ngay nếu uống thuốc không hiệu quả người bệnh cần đuợc định kỳ kiểm tra, làm một số xét nghiệm nhằm phát hiện tổn thương cơ quan đích, đánh giá các yếu tố nguy cư tim mạch khác. 1.1.4. Yếu tố ảnh hƣởng tuân thủ điều trị tăng huyết áp 1.1.4.1. Tuổi Tuổi của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ các loại thuốc tăng huyết áp. Bệnh nhân cao tuổi có xu hướng kém tuân thủ do mất trí nhớ, không thị lực và giảm sức mạnh trong tay có thể ảnh hưởng đến các hoạt động như mở chiến đấu. Hơn nữa bệnh nhân cao tuổi cần hỗ trợ gia đình mà có thể không có sẵn khi được yêu cầu. Tuân thủ thuốc trong giới trẻ có thể kém do bản chất thực sự thiếu kiến thức của tăng huyết áp hoặc từ chối sự tồn tại của bệnh. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa sự tuân thủ điều trị và độ tuổi của những người Mỹ gốc Phi. Ví dụ: trong nghiên cứu của tác giả Schoenberg (1997) đã thấy rằng những người Mỹ gốc Phi không có khả năng truy cập thông tin cần thiết về bệnh tăng huyết áp nên làm giảm khả năng tuân thủ phác đồ điều trị tăng huyết áp [80]. Tác giả Banta và cộng sự (2009) nghiên cứu tại California đã nhận thấy rằng tuổi tác là một yếu tố dự báo quan trọng của không tuân thủ điều trị nhưng điều này lại trái ngược với nghiên cứu từ Schoenberg (1997) tại Hoa Kỳ, họ phát hiện ra rằng tuân thủ thuốc phác đồ điều trị được cải thiện khi độ tuổi của người tham gia nghiên cứu tăng [30], [80]. Tác giả Hekler và cộng sự (2008) cũng tìm thấy một mối quan hệ có ý nghĩa giữa tuổi tác và tuân thủ thuốc phác đồ điều trị, với tuổi càng cao thì tuân thủ điều trị càng cao [49]. Tuy nhiên, Bosworth et al. (2008) nhận thấy rằng người trẻ tuổi có điểm tuân thủ thuốc cao hơn [33]. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 8 1.1.4.2. Tình trạng giáo dục, nghề nghiệp và lạm dụng rƣợu Một nghiên cứu ở Phần Lan bởi tác giả Kyngas (1999) đã báo cáo rằng giới tính nữ kết hợp với một trình độ học vấn cao có liên quan đến mức tuân thủ thuốc cao [61]. Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy những bệnh nhân có nghề nghiệp có tay nghề cao tuân thủ nhiều hơn những người có kỹ năng thấp hơn. Nhà nghiên cứu cho rằng bệnh nhân có nghề nghiệp có tay nghề sẽ có tình trạng kinh tế - xã hội cao hơn mà lần lượt được báo cáo là có liên quan tuân thủ cao các loại thuốc. Theo Tổ chức y tế thế giới, lạm dụng rượu và hút thuốc lá có ảnh hưởng lớn về mức tuân thủ điều trị/ tuân thủ thuốc. Báo cáo của WHO (2003) cho thấy lạm dụng rượu nặng ít tuân thủ thuốc tăng huyết áp hơn so với người lạm dụng rượu mức trung bình. Điều này là do sự lãng quên ở những người nghiện rượu nặng. 1.1.4.3. Tình trạng kinh tế Tình trạng kinh tế xã hội của bệnh nhân là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuốc tăng huyết áp. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2003 nói rằng những bệnh nhân có tình trạng kinh tế xã hội thấp và nghèo không có khả năng chi phí thuốc men và chi phí đi đến các trung tâm y tế. Trong khi bệnh như tăng huyết áp buộc bệnh nhân phải uống thuốc liên tục miễn là họ còn sống. Nhiều bệnh nhân này sẽ không xem xét tuân thủ thuốc hạ huyết áp là quan trọng, bởi vì họ quan tâm nhiều hơn về những nhu cầu thiết yếu của thực phẩm, nơi ở hơn là mua thuốc điều trị [32]. 1.1.4.4. Tình trạng văn hóa sức khỏe (1) Khả năng tiếp cận thông tin sức khỏe: đề cập đến khả năng tìm kiếm, khám phá và tiếp nhận thông tin sức khỏe; (2) Khả năng hiểu thông tin sức khỏe: đề cập đến khả năng thấu hiểu những thông tin sức khỏe được thu nhận; (3) Khả năng đánh giá mô tả, giải thích, phân loại, xem xét và quyết định các thông tin sức khỏe đã được thu thập; và (4) Khả năng áp dụng thông tin sức khỏe: đề cập đến khả năng truyền tải thông tin và sử dụng thông tin để đưa ra quyết định để duy trì và cải thiện sức khỏe. Mỗi khả năng này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa sức khỏe, đòi hỏi Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 9 những tố chất nhận thức cụ thể và phụ thuộc vào chất lượng của các thông tin được cung cấp: tiếp cận và cập nhật thông tin y tế phụ thuộc vào sự hiểu biết, thời gian và tin cậy, hiểu biết về các thông tin phụ thuộc vào sự mong đợi, cảm nhận sự hữu ích, cá nhân hóa kết quả, và giải thích các nhân quả; chế biến và đánh giá các thông tin phụ thuộc vào sự phức tạp, thuật ngữ và hiểu biết một phần của thông tin; và hiệu quả truyền tải thông tin phụ thuộc vào nhận thức. 1.1.5. Khái niệm văn hóa sức khỏe Văn hóa sức khỏe (health literacy), cũng có thể gọi là năng lực sức khỏe, là mức độ năng lực của mỗi cá nhân về đánh giá, phân tích và hiểu các thông tin và dịch vụ y tế cơ bản cần thiết để đưa ra quyết định y tế thích hợp. [64], [38], [70], [83]. Từ lâu, văn hóa sức khỏe đã được sử dụng trong các tài liệu y tế. Tại Hoa Kỳ nói riêng thuật ngữ này được sử dụng để mô tả và giải thích mối quan hệ giữa trình độ của người dân về kiên nhẫn và khả năng để tuân thủ phác đồ điều trị [64]. Cách tiếp cận này có thể hiểu rằng “khả năng văn hóa sức khỏe đầy đủ nghĩa là có thể áp dụng các kỹ năng để đọc các tài liệu y tế liên quan như quy định, phiếu hẹn tái khám, nhãn thuốc và hướng dẫn việc chăm sóc sức khỏe tại nhà [76]. Dựa trên định nghĩa này đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành, ví dụ như là nghiên cứu của tác giả Williams (1998) tại Trung tâm y khoa Harbor-UCLA - Torrance, California về văn hóa sức khỏe kém, đặt ra một rào cản lớn đối với giáo dục bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính [91]. Ngược lại với những định nghĩa của chức năng văn hóa sức khỏe trên, WHO định nghĩa văn hóa sức khỏe rộng hơn, như sau [71]. Văn hóa sức khỏe đại diện cho một trình độ kiến thức, kỹ năng cá nhân và sự tự tinh để hành động cải thiện sức khỏe cá nhân và cộng đồng bằng cách thay đổi lối sống và điều kiện sống của cá nhân. Vì vậy văn hóa sức khỏe có ý nghĩa nhiều hơn việc có thể đọc các cuốn sách và thực hiện thành công các cuộc hẹn. Bằng cách cải thiện tiếp cận thông tin của người dân về sức khỏe và năng lực của họ để sử dụng nó một cách hiệu quả, văn hóa sức khỏe là rất quan trọng trong việc trao quyền cho người dân trong việc chăm sóc sức khỏe của chính họ. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 10 Định nghĩa này phản ánh hai yếu tố của văn hóa sức khỏe là mức tương tác và mức độ quan trọng. Nó cũng mở rộng đáng kể phạm vi nội dung của giáo dục sức khỏe và truyền thông, điều này chỉ ra rằng văn hóa sức khỏe có thể có những lợi ích cá nhân, xã hội và có ý nghĩa sâu sắc đối với các phương pháp giáo dục và truyền thông. Văn hóa sức khỏe nhằm những nỗ lực để nâng cao kiến thức của người dân, sự hiểu biết và khả năng hành động, không nên chỉ nhắm vào việc thay đổi lối sống cá nhân hoặc cách thức mà mọi người sử dụng các dịch vụ y tế. Giáo dục sức khỏe cũng có thể nâng cao nhận thức của các yếu tố quyết định xã hội, kinh tế và môi trường của sức khỏe, và được hướng tới việc thúc đẩy hành động của cá nhân và tập thể trong đó có thể dẫn đến biến đổi của các yếu tố quyết định. Xét về “lợi ích sức khỏe”, định nghĩa này còn hàm ý rằng văn hóa sức khỏe không chỉ là một nguồn tài nguyên dẫn đến lợi ích cá nhân, ví dụ như lựa chọn lối sống lành mạnh và hiệu quả sử dụng các dịch vụ y tế sẵn có. Nó cũng hiểu rằng việc đạt được các cấp độ cao hơn của văn hóa sức khỏe giữa một tỷ lệ lớn dân số sẽ có những lợi ích xã hội, góp phần tạo điều kiện cho hoạt động sức khỏe của cộng đồng có hiệu quả và góp phần vào sự phát triển chi phí xã hội. Văn hóa sức khỏe liên quan đến khả năng đáp ứng về kiến thức, động lực và kỹ năng của mỗi người trong việc tiếp cận, hiểu biết, đánh giá và áp dụng các thông tin y tế để phán đoán và đưa ra quyết định trong cuộc sống hằng ngày liên quan đến chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống trong suốt cuộc đời [86], [60]. Phân biệt giữa văn hóa sức khỏe và khả năng đọc viết: khả năng đọc viết dùng để chỉ các kỹ năng cơ bản cần thiết để giao tiếp trong xã hội, trong khi văn hóa sức khỏe đòi hỏi phải có một số kỹ năng, bao gồm những kỹ năng cần thiết cho việc tìm kiếm, đánh giá và tổng hợp thông tin y tế từ một loạt nguồn khác nhau. Nó yêu cầu một số kiến thức về từ vựng liên quan đến sức khỏe cũng như hiểu biết về hệ thống y tế [52]. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 11 Văn hóa sức khỏe đã được giới thiệu từ năm 1974 trong một bài báo kêu gọi các tiêu chuẩn giáo dục sức khỏe tối thiểu cho tất cả các cấp học tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người ta không chú ý nhiều về khái niệm này cho đến khi Bản đánh giá quốc gia về văn hóa sức khỏe được công bố vào năm 1992. Mặc dù khái niệm này ngày càng được quan tâm, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất với nhau đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này. Nhiều định nghĩa về văn hóa sức khỏe được phát triển, mỗi định nghĩa lại đưa ra quan điểm hơi khác nhau [45], [69], [82]. Một số định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất của văn hóa sức khỏe được phát triển bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) và Viện Y học Hoa Kỳ (IOM). WHO đã đưa ra định nghĩa: “văn hóa sức khỏe là các kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội trong đó xác định các động lực và khả năng của cá nhân để tiếp cận, hiểu và sử dụng thông tin theo cách thúc đẩy và duy trì trạng thái sức khỏe tốt”. AMA lại đưa ra định nghĩa sau đây về văn hóa sức khỏe: “Là một tập hợp các kỹ năng, bao gồm những kỹ năng cơ bản như đọc và tính toán cần thiết để hoạt động trong môi trường chăm sóc sức khỏe” [93]. 1.1.6. Ý nghĩa văn hóa sức khỏe Văn hóa sức khỏe hướng đến việc người dân đạt được một trình độ kiến thức, kỹ năng và thực hành để cải thiện sức khỏe của cá nhân và cộng đồng bằng cách thay đổi lối sống cá nhân và điều kiện sống của họ. Bằng cách cải thiện điều kiện người dân tiếp cận thông tin y tế và khả năng sử dụng thông tin y tế một cách hiệu quả, văn hóa sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong việc người dân chủ động chăm sóc sức khỏe. Mặt khác, văn hóa sức khỏe lại phụ thuộc vào nhiều trình độ văn hóa của người dân. Trình độ văn hóa kém có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trực tiếp bằng cách hạn chế về phát triển văn hóa xã hội cá nhân của họ, cũng như cản trở sự phát triển của văn hóa sức khỏe [72]. Ý nghĩa của văn hóa sức khỏe được mở rộng bao gồm nhiều năng lực phức tạp và có sự liên kết với nhau, phụ thuộc vào cách tiếp cận có hiệu quả với dịch vụ y tế công cộng và nâng cao sức khỏe hay không. Một cách cụ thể, sự liên quan giữa việc thiếu hiểu biết về cơ thể của bản thân và văn hóa sức khỏe thấp có thể dẫn đến giảm tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Thiếu hiểu biết về bệnh, không tuân thủ việc tự Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 12 quản lý chăm sóc dẫn đến kết quả điều trị kém. Mặt khác, những người có văn hóa sức khỏe thấp cũng có ít khả năng thực hiện các hành vi nâng cao sức khỏe và các hoạt động phòng bệnh. Văn hóa sức khỏe đã trở thành một phần quan trọng của nâng cao sức khỏe. Trong những năm gần đây, chính sách y tế và các bằng chứng khoa học đã tăng cường quyền của người bệnh trong việc đưa ra quyết định chăm sóc và quản lý sức khỏe bản thân. Bệnh nhân cần phải nhận được thông tin đầy đủ về tình hình sức khỏe và có quyền lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, những nguồn thông tin y tế mà bệnh nhân nhận được xuất phát từ nhiều nguồn với chất lượng không đồng đều. Do đó, văn hóa sức khỏe còn là một yếu tố quan trọng tác động đến sự trao đổi thông tin giữa cán bộ y tế và bệnh nhân cùng với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại bệnh viện. Nhận thức về văn hoá sức khỏe của người bệnh càng cao sẽ góp phần vào công tác quản lý bệnh hiệu quả hơn [35], [43]. Mặt khác, ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển, khi chính sách y tế và chính sách xã hội đang được xây dựng thì văn hóa sức khỏe đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng hệ thống y tế và quản lý sức khỏe để đảm bảo người dân tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế một cách bình đẳng [74]. 1.2. Các nghiên cứu văn hóa sức khỏe và tuân thủ điều trị 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Bệnh nhân có trình độ văn hóa sức khỏe thấp thường đối mặt với nhiều thách thức trong sử dụng hoạt động trong hệ thống y tế. Họ thường phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến sử dụng các hình thức chăm sóc sức khỏe, kiến thức chăm sóc sức khỏe của họ, tái khám, theo dõi chăm sóc và tự quản lý thuốc của họ [81], [27]. Một nghiên cứu của McNaughton và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng văn hóa sức khỏe thấp góp phần vào tăng tỷ lệ không kiểm soát đường huyết tại Hoa Kỳ và làm tăng tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp không được chẩn đoán [63]. Bệnh nhân có trình độ văn hóa sức khỏe thấp bị thiệt thòi vì họ dễ bị mắc sai lầm gây tử vong hoặc là không nắm được kế hoạch chăm sóc sức khỏe của mình vì khả năng của họ giảm trong việc theo các phác đồ điều trị và phân tích các thông tin y tế cơ bản [27]. Thông tin kết quả nghiên cứu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất