Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của xét nghiệm nt probnp trong chẩn đoán suy tim ở bệnh nhân cao tuổi bệ...

Tài liệu Vai trò của xét nghiệm nt probnp trong chẩn đoán suy tim ở bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn

.PDF
118
1
65

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM NT-PROBNP TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI BỆNH THẬN MẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM NT-PROBNP TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI BỆNH THẬN MẠN Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học Mã số: 8720601 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. HOÀNG VĂN QUANG TS.BS. TRƯƠNG QUANG KHANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Ký tên Nguyễn Thị Mỹ Hiền . i. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................... xi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ xii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4 1.1. Tổng quan về NT-proBNP ................................................................... 4 1.1.1. Đại cương về các Natriuretic Peptide ............................................. 4 1.1.2. Sơ lược lịch sử phát hiện NT-proBNP ............................................ 5 1.1.3. Cấu trúc phân tử và hoạt tính sinh học của NT-proBNP ................. 5 1.1.4. Cơ chế phóng thích NT-proBNP .................................................... 8 1.1.5. Sự thanh thải NT-proBNP .............................................................. 9 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP huyết tương ....... 10 1.1.7. Kỹ thuật định lượng NT-proBNP ................................................. 12 1.2. Tổng quan về bệnh thận mạn .............................................................. 18 1.2.1. Định nghĩa bệnh thận mạn ............................................................ 18 1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn ........................................... 18 1.2.3. Các giai đoạn bệnh thận mạn ........................................................ 19 1.2.4. Nguyên nhân bệnh thận mạn ........................................................ 22 . . i 1.2.5. Biến chứng tim mạch trên bệnh nhân bệnh thận mạn.................... 22 1.3. Tổng quan về suy tim ......................................................................... 24 1.3.1. Định nghĩa suy tim ....................................................................... 24 1.3.2. Phân loại suy tim theo EF ............................................................. 26 1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim ...................................................... 27 1.4. Nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan NT-proBNP ................ 30 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 32 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .......................................................... 32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 32 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 32 2.2.2. Thời gian địa điểm nghiên cứu ..................................................... 32 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................ 33 2.2.4. Cỡ mẫu ......................................................................................... 33 2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu..................................................... 33 2.2.6. Các biến số nghiên cứu ................................................................. 34 2.2.7. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ...................................................... 36 2.2.8. Thực hiện xét nghiệm ................................................................... 39 2.2.9. Phương pháp thu thập và quản lý số liệu ...................................... 43 2.2.10. Phương pháp phân tích số liệu .................................................... 44 2.2.11. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .................................................. 46 2.2.12. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và phương pháp khắc phục sai số ........................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 48 . v. 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................ 48 3.1.1. Đặc điểm về tuổi .......................................................................... 48 3.1.2. Đặc điểm về giới tính ................................................................... 49 3.1.3. Đặc điểm bệnh nhân theo giai đoạn bệnh thận mạn ở 2 nhóm có suy tim và không suy tim ....................................................................... 49 3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu ................................ 50 3.2. Đặc điểm nồng độ NT-proBNP huyết tương của các nhóm BN .......... 50 3.2.1. Đặc điểm của nồng độ NT-proBNP trong mẫu nghiên cứu ........... 50 3.2.2. Nồng độ NT-proBNP huyết tương theo tuổi ................................. 52 3.2.3. Nồng độ NT-proBNP huyết tương theo giới ................................. 53 3.2.4. Nồng độ NT-proBNP trên BN BTM có và không có suy tim ....... 53 3.2.5. Nồng độ NT-proBNP của BN STM tương ứng với từng giai đoạn của bệnh thận mạn ......................................................................... 54 3.2.6. Nồng độ NT-proBNP theo phân suất tống máu thất trái (EF) ....... 55 3.3. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với một số yếu tố cận lâm sàng ................................................................................... 55 3.4. Điểm cắt NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim trên BN cao tuổi BTM ......................................................................................................... 61 3.4.1. Điểm cắt NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim trên BN cao tuổi BTM ...................................................................................................... 61 3.4.2. Điểm cắt NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim theo giai đoạn BTM ...................................................................................................... 63 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 67 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................. 67 4.1.1. Về tuổi.......................................................................................... 67 . . 4.1.2. Về giới ......................................................................................... 68 4.2. Nghiên cứu nồng độ NT-proBNP huyết tương với một số đặc tính của mẫu ..................................................................................................... 68 4.3. Mối tương quan giữa nồng độ NT-pro BNP huyết tương với các yếu tố cận lâm sàng ở BN cao tuổi BTM ......................................................... 72 4.4. Điểm cắt NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim ở BN cao tuổi BTM .. 76 KẾT LUẬN ................................................................................................. 79 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BN: Bệnh nhân BTM: Bệnh thận mạn ĐTL: Độ thanh lọc GĐ: Giai đoạn MLCT: Mức lọc cầu thận NST: Nhiễm sắc thể STM: Suy thận mạn TM: Tĩnh mạch Tiếng Anh ANCA: Antineutrophil cytoplasmic Antibodies (Kháng thể kháng bạch cầu đa nhân trung tính) ANP: Atrial natriuretic peptide (Peptide lợi niệu nhĩ) AUC: Area Under the Curve (Diện tích dưới đường cong) BNP: Brain natriuretic peptide (Peptide lợi niệu não) BMI: Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) . . i CKD: Chronic kidney disease (Bệnh thận mạn) CNP: C-type natriuretic peptide (Peptide lợi niệu loại C) DNP: D-type natriuretic peptide (Peptide lợi niệu loại D) EF: Ejection Fraction (Phân suất tống máu) eGFR: estimated Glomerular filtration rate (Mức lọc cầu thận) HF: Heart failure (Suy tim) HFrEF: Heart failure with reduced ejection fraction (Suy tim EF giảm) HFmrEF: Heart failure with mid-range ejection fraction (Suy tim EF khoảng giữa) HFpEF: Heart failure with preserved ejection fraction (Suy tim EF bảo tồn) KDIGO: Kidney Disease Improving Global Outcomes (Hội thận học quốc tế) LV: Left ventricular (Thất trái) MDRD: Modification of Diet in Renal Disease (Hiệu chỉnh chế độ ăn trong bệnh) . . ii NP: Natriuretic peptide (Peptide lợi niệu) NT-proBNP: N-terminal pro - brain natriuretic peptide NYHA: New York Heart Association classification (Hiệp hội Tim mạch New York) ROC: Receiver Operating Characteristics curve (Đường cong ROC) SHF: Systolic heart failure (Suy tim tâm thu) VNP: V-type natriuretic peptide (Peptide lợi niệu loại V) . x. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nguyên nhân tăng nồng độ NT-proBNP ....................................... 12 Bảng 1.2. Thuốc thử và chất liệu của kỹ thuật ELISA .................................. 13 Bảng 1.3. Các giai đoạn của bệnh thận mạn theo mức eGRF của NKFKDOQI (2002) ............................................................................................. 20 Bảng 1.4. Các giai đoạn của bệnh thận mạn theo eGFR và albumin niệu của KDIGO (2012) ............................................................................................. 21 Bảng 1.5. Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn (theo KDIGO 2012) ......... 22 Bảng 1.6. Định nghĩa suy tim theo EF .......................................................... 25 Bảng 1.7. Phân loại suy tim theo EF ............................................................. 26 Bảng 1.8. Tiêu chuẩn chấn đoán suy tim theo Framingham .......................... 27 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn phân giai đoạn bệnh thận mạn tính ............................. 37 Bảng 2.2. Phân suất tống máu thất trái qua EF trên siêu âm tim theo Hội Tim mạch Thành phố Hồ Chí Minh 2016 ............................................................ 39 Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi trung bình ở 2 nhóm có suy tim và không suy tim ..................................................................................................................... 48 Bảng 3.2. Đặc điểm về giới ở 2 nhóm có suy tim và không suy tim ............. 49 Bảng 3.3: Đặc điểm BN theo giai đoạn BTM ở 2 nhóm có suy tim và không suy tim ......................................................................................................... 49 Bảng 3.4: Đặc điểm cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu ................................ 50 Bảng 3.5: Đặc điểm nồng độ NT-proBNP của mẫu nghiên cứu .................... 50 Bảng 3.6. Nồng độ NT-proBNP huyết tương theo tuổi ................................. 52 Bảng 3.7. Nồng độ NT-proBNP huyết tương theo giới ................................. 53 Bảng 3.8: Nồng độ NT-proBNP trên bệnh nhân cao tuổi BTM có và không có suy tim ......................................................................................................... 53 . . Bảng 3.9. Nồng độ NT-proBNP của BN cao tuổi tương ứng với từng giai đoạn bệnh thận mạn...................................................................................... 54 Bảng 3.10. Nồng độ NT-proBNP theo phân suất tống máu thất trái (EF) ..... 55 Bảng 3.11. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố cận lâm sàng ....................................................................................................... 55 Bảng 3.12. Mối tương quan giữa log nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố cận lâm sàng ................................................................................................. 56 Bảng 3.13: Điểm cắt NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim trên tất cả BN cao tuổi bệnh thận mạn ....................................................................................... 61 Bảng 3.14. Điểm cắt NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim trên BN cao tuổi BTM giai đoạn 2 và giai đoạn 3 ................................................................... 63 Bảng 3.15. Điểm cắt NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim trên BN cao tuổi BTM giai đoạn 4 và giai đoạn 5 ................................................................... 65 Bảng 4.1. So sánh độ tuổi trung bình của BN trong một số nghiên cứu. ....... 67 Bảng 4.2: So sánh tỉ lệ Nam/Nữ trong các nghiên cứu khác ......................... 68 Bảng 4.3. So sánh nồng độ NT-proBNP huyết tương trong nghiên cứu với kết quả của một số tác giả .................................................................................. 69 Bảng 4.4. So sánh hệ số tương quan nồng độ NT-proBNP với MLCT (EGFR) trong nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả khác ............................... 74 Bảng 4.5. So sánh hệ số tương quan nồng độ NT-proBNP với phân suất tống máu (EF) trong nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả khác ................ 75 Bảng 4.6. So sánh điểm cắt nồng độ NT-proBNP (pg/ml) với các nghiên cứu của tác giả khác ............................................................................................ 76 Bảng 4.7. So sánh kết quả nghiên cứu điểm cắt nồng độ NT-proBNP (pg/ml) theo giai đoạn BTM của chúng tôi với một số tác giả khác........................... 78 . . i DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân phối tần suất nồng độ NT-proBNP (pg/ml) huyết tương .. 51 Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất Log NT-proBNP huyết tương ..................... 52 Biểu đồ 3.3. Nồng độ NT-proBNP (pg/ml) giữa 2 nhóm có suy tim và không suy tim. ........................................................................................................ 54 Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa log NT-proBNP với log Ure ......................... 57 Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa log NT-proBNP với log Creatinin ................. 58 Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa log NT-proBNP với EGFR lũy thừa 3 .......... 59 Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa log NT-proBNP với EF lũy thừa 3 ................ 60 Biểu đồ 3.8. Đường cong ROC chẩn đoán suy tim trên BN cao tuổi bệnh thận mạn .............................................................................................................. 62 Biểu đồ 3.9. Đường cong ROC chẩn đoán suy tim trên BN cao tuổi BTM giai đoạn 2 và giai đoạn 3.................................................................................... 64 Biểu đồ 3.10. Đường cong ROC chẩn đoán suy tim trên BN cao tuổi BTM giai đoạn 4 và giai đoạn 5 ............................................................................. 65 . . i DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phiên mã và dịch mã B-type natriuretic peptide .............................. 6 Hình 1.2. Sự tổng hợp proBNP từ gen BNP ................................................... 7 Hình 1.3. Nguyên tắc định lượng NT-proBNP bằng phương pháp ELISA ... 14 Hình 1.4. Nguyên lý sandwich của kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang 17 Hình 1.5. Lưu đồ chẩn đoán suy tim (khởi phát không cấp) ......................... 29 Hình 2.1. Kết quả thực hiện QC của xét nghiệm NT-proBNP ...................... 43 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mạn (BTM) là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm của toàn cầu với tỉ lệ hiện mắc và tỉ lệ mới mắc bệnh ngày càng tăng [45].Tỉ lệ hiện mắc trên thế giới của BTM năm 2016 từ giai đoạn 1 đến 5 trung bình là 13,4% và từ giai đoạn 3 đến 5 là 10,6% [39]. Những người BTM có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, và sự hiện diện của BTM thường làm phức tạp hóa điều trị và tiên lượng bệnh tim mạch [40]. Hầu hết bệnh nhân BTM bị đe dọa tử vong do nguyên nhân tim mạch ở mọi giai đoạn của BTM, trước khi đến giai đoạn cuối [10]. Theo số liệu của NHANES năm 2010, nguyên nhân tử vong hàng đầu của bệnh nhân suy thận mạn là bệnh tim mạch, chiếm đến 38,8%. Theo một nghiên cứu ở Việt Nam năm 2012, sau thời gian chạy thận trung bình 4 năm thì số bệnh nhân suy thận mạn có bệnh tim mạch tăng từ 12,5% lên 58,3% và trong số các bệnh tim mạch ở những bệnh nhân này thì suy tim chiếm vị trí hàng đầu là 34,37% [12]. Do vậy, cần quan tâm tầm soát, điều trị và phòng ngừa mọi biến chứng tim mạch trên bệnh nhân BTM. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong quản lý suy tim là sớm chẩn đoán chính xác và bắt đầu điều trị thích hợp càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, các triệu chứng của suy tim là không đặc hiệu và hình ảnh lâm sàng điển hình có thể được tìm thấy ở dưới 50% bệnh nhân. Việc sử dụng các phương pháp chẩn đoán khác, như siêu âm tim, thường bị hạn chế. Do đó, các xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để chẩn đoán sớm suy tim và theo dõi kết quả điều trị [33]. Hiện nay, xét nghiệm NT-proBNP có giá trị cao trong chẩn đoán suy tim. Tuy nhiên giá trị xét nghiệm này bị ảnh hưởng trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi BTM. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nồng độ các Peptide lợi niệu (natriuretic peptide, NP) có xu hướng cao hơn ở bệnh nhân cao tuổi, sự . . gia tăng NP ở người già có thể giải thích là vì mất thụ thể thanh thải do lão hóa. Bên cạnh đó, nồng độ NT-proBNP cũng có liên quan đến chức năng thận. Giảm mức lọc cầu thận ảnh hưởng rõ rệt đến giá trị ngưỡng cho chẩn đoán suy tim. NT-proBNP chỉ được đào thải bởi thận nên peptid này nhạy cảm với rối loạn chức năng thận [16]. Vì vậy, yếu tố tuổi và chức năng thận làm thay đổi giá trị ngưỡng của NT-proBNP dẫn đến hạn chế của xét nghiệm này trong chẩn đoán suy tim ở những người cao tuổi BTM. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về NT-proBNP trong chẩn đoán các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, lượng nghiên cứu này trên bệnh nhân cao tuổi BTM còn hạn chế. Do vậy nhằm góp phần hỗ trợ chẩn đoán suy tim trên nhóm bệnh nhân này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Vai trò của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim ở bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn”. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát đặc điểm nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn có và không có suy tim. 2. Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số chỉ số cận lâm sàng liên quan chức năng thận và phân suất tống máu thất trái. 3. Xác định ngưỡng của NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim ở bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn. . . CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về NT-proBNP 1.1.1. Đại cương về các Natriuretic Peptide Natriuretic peptide (NPs) là các hormon chủ yếu được tiết ra từ tim và có các tính chất bài tiết natri và kali niệu quan trọng. Peptide thải natri niệu có vai trò cải thiện thể tích cân bằng nội môi, thẩm thấu và điều hòa áp lực tuần hoàn. Có 8 nhóm NP khác nhau được xác định cho đến nay bao gồm ANP, BNP, CNP, DNP, VNP, urodilatin ở thận, guanylin và uroguanylin. Mỗi loại peptide chức năng riêng của nó [47]. Trong đó, ANP tạo ra bởi tâm nhĩ và được xem như là một peptide hormon chịu trách nhiệm bài tiết natri niệu và lợi tiểu. BNP được tạo ra bởi tâm thất, có tác động lên chính tim để ức chế chứng phì đại và xơ hóa tim [37]. CNP hiện diện trong nhiều hệ thống thần kinh trung ương và các mô ngoại biên, có tác dụng giãn mạch mạnh và điều hòa sự phát triển của xương, tế bào thần kinh [38]. DNP lần đầu tiên được phân lập từ nọc độc của rắn Mamba xanh, ở người vẫn chưa rõ ràng [41]. VNP vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loại NP này. Một loại NP được phát hiện tiếp theo là urodilatin, được tổng hợp tại ống lượn xa của thận thông qua quá trình xử lý phân tử ANP, gây bài tiết natri niệu và lợi tiểu rất nhanh, do vậy có chức năng điều hòa bài tiết muối và nước, đồng thời có tác dụng là giãn cơ trơn mạch máu. Các peptide bao gồm guanylin và uroguanylin được sản xuất chủ yếu ở niêm mạc dạ dày – ruột. Chúng có tác dụng điều hòa vận chuyển muối và nước qua niêm mạc ruột và phối hợp sự hấp thu ở ruột với quá trình bài tiết natri ở thận [16]. Hệ thống Natriuretic peptide bao gồm ba thụ thể natriuretic peptide gắn màng: Natriuretic Peptide Receptor-A (NPR-A hoặc guanylyl cyclase-A), . . NPR-B (hoặc guanylyl cyclase-B), và NPR-C (hoặc thụ thể thanh thải). Các Natriuretic peptides khi liên kết với các thụ thể NPR-A và NPR-B, sự kết hợp dẫn đến sự gia tăng cGMP (cyclic guanosine monophosphate), có tác dụng lợi tiểu và bài tiết natri niệu, gây giãn mạch hệ thống – aldosterone, tăng cường thư giãn cơ tim, ức chế xơ hóa và phì đại, thúc đẩy sự sống của tế bào và ức chế phản ứng viêm. Riêng NPR-C thiếu hoạt động guanylyl cyclase và được cho là một thụ thể có tác dụng thanh thải các Natriuretic peptide [50]. 1.1.2. Sơ lược lịch sử phát hiện NT-proBNP Năm 1988, Sudoh và cộng sự lần đầu tiên tinh xuất một peptide từ não lợn, nơi nó được cho là một chất dẫn truyền thần kinh và được đặt tên là peptide bài natri não (brain natriuretic peptide: BNP) [35]. Tuy nhiên, người ta sớm phát hiện ra rằng: nồng độ BNP ở não thấp hơn rất nhiều so với nhiều tổ chức khác. Ngay sau đó, Saito và cộng sự báo cáo rằng BNP của con người được sản xuất và tiết ra từ tim dưới dạng hormone tim, chủ yếu là ở tâm thất [16], [37]. Phần N-terminal của prohormone BNP (NT-proBNP), được tiết ra cùng BNP và đã được ghi nhận là có giá trị chẩn đoán quan trọng trong suy tim [37], [41]. 1.1.3. Cấu trúc phân tử và hoạt tính sinh học của NT-proBNP Các gene BNP, NPPB, nằm trên nhành ngắn của NST số 1 ở người 1p36,22 liền kề với gen NPPA, và bao gồm 3 exon và 2 intron. Exon 1 mã hóa một peptide tín hiệu gồm 26 acid amin và 18 acid amin đầu tiên của proBNP. Exon 2 mã hóa acid amin 45-129. Exon 3 mã hóa 5 acid amin tận cùng (acid amin 130-134) cộng với vùng không mã hóa 3’, chứa các dạng AATAAA không ổn định [20], [48]. . . Hình 1.1. Phiên mã và dịch mã B-type natriuretic peptide “Nguồn: Indian Journal of Endocrinology and Metabolism, 2011” [41] NT-proBNP1-76 là peptide gồm 76 acid amin. Tiền thân của NT-proBNP là pre-pro-peptide gồm 134 acid amin [16]. Pre-pro-peptide tách ra thành proBNP1-108 (108 acid amin – một phân tử tiền thân được lưu trữ trong các hạt bài tiết trong các tế bào cơ) và một đoạn peptide tín hiệu (26 acid amin). Khi được giải phòng vào máu, proBNP1-108 bị thủy phân bởi emzym protease (Furin hoặc Corin), mà chủ yếu là Furin tạo thành NTproBNP1-76 (76 acid amin, không có hoạt tính sinh học) và BNP77-108 (32 acid amin, có hoạt tính sinh học) [18]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất