Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụ...

Tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ

.PDF
105
1
139

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC PHẠM THỊ THÚY HẰNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP CÁC CẶP VỢ CHỒNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TẠI HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Công tác xã hội Phú Thọ, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC PHẠM THỊ THÚY HẰNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP CÁC CẶP VỢ CHỒNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TẠI HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Công tác xã hội Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Hải Linh Phú Thọ, 2018 LỜI CẢM ƠN! Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Bùi Thị Hải Linh, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cùng những lời khuyên quý giá của cô trong quá trình tôi học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng dạy tại trường Đại học Hùng Vương cùng các thầy cô trong khoa Tâm lý giáo dục đã trang bị cho tôi những kiến thức hữu ích trong thời gian tôi học tập tại trường. Đó là tiền đề cơ sở để tôi có thể thực hiện được tốt đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong trường và các bạn đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của ThS. Bùi Thị Hải Linh. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Phú Thọ, ngày 30 tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thúy Hằng ii MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước ........2 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước về việc sử dụng các biện pháp tránh thai ....2 2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về việc sử dụng các biện pháp tránh thai ....4 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................6 4. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................7 6. Đối tượng, khách thể ...............................................................................................7 7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................7 8. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8 9. Kết cấu nội dung .....................................................................................................9 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG...................................................................................10 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP CÁC CẶP VỢ CHỒNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI ...............................................................................................10 1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài .........................................................................10 1.1.1. Khái niệm công tác xã hội ...............................................................................10 1.1.2. Khái niệm công tác xã hội nhóm ....................................................................11 1.1.3. Khái niệm công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai ...................................................................................................12 1.1.4. Khái niệm nhân viên công tác xã hội ..............................................................12 1.1.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội .............................................................13 1.1.6. Khái niệm tránh thai ........................................................................................13 1.1.7. Khái niệm biện pháp tránh thai .......................................................................14 1.1.8. Các biện pháp tránh thai ..................................................................................15 1.1.9. Khái niệm sử dụng các biện pháp tránh thai ...................................................18 1.2. Các khái niệm có liên quan ................................................................................18 1.2.1. Khái niệm dân số ............................................................................................18 1.2.2. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình ....................................................................18 1.2.3. Khái niệm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình .......................................................19 iii 1.2.4. Khái niệm sức khỏe sinh sản ...........................................................................20 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai ......................20 1.3.1. Trình độ dân trí................................................................................................20 1.3.2. Phong tục tập quán ..........................................................................................21 1.3.3. Điều kiện kinh tế .............................................................................................21 1.3.4. Thói quen ........................................................................................................21 1.3.5. Điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương ..........................................................21 1.4. Các lý thuyết có liên quan .................................................................................22 1.4.1. Thuyết nhu cầu ................................................................................................22 1.4.2. Lý thuyết giới ..................................................................................................23 1.4.3. Lý thuyết nhận thức hành vi............................................................................24 1.5. Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về việc sử dụng biện pháp tránh thai ...............27 Tiểu kết chương 1......................................................................................................29 Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG TẠI HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ ...........30 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................................30 2.2. Khái quát thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai tại huyện Thanh Thủy........31 2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy ...............................................................................................................33 2.3.1. Thực trạng nghe và biết đến các BPTT tại huyện Thanh Thủy ......................33 2.3.2. Thực trạng biết đến các nguồn thông tin tại huyện Thanh Thủy ....................34 2.3.3. Tình hình sử dụng BPTT hiện đại của các cặp vợ chồng ở huyện Thanh Thủy…… ...................................................................................................................35 2.3.4. Tỷ lệ sử dụng các BPTT của các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy..........36 2.3.5. Lý do lựa chọn BPTT đang sử dụng của các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy ..........................................................................................................................38 2.4. Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại huyện Thanh Thủy ......................................40 2.4.1. Dịch vụ tránh thai ............................................................................................41 2.4.2. Truyền thông kế hoạch hóa gia đình ...............................................................43 2.4.3. Mức độ hài lòng của các cặp vợ chồng về chương trình, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ......................................................................................................................45 iv 2.4. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai….. .......................................................................................................................47 Tiểu kết chương 2......................................................................................................50 Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP CÁC CẶP VỢ CHỒNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TẠI HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ ....................................................51 3.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai....................................................................................51 3.1.1. Vai trò là người tham vấn, tư vấn ...................................................................51 3.1.2. Vai trò người hướng dẫn .................................................................................54 3.1.3. Vai trò truyền thông, vận động .......................................................................57 3.1.4. Vai trò là người kết nối nguồn lực ..................................................................59 3.2. Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai ...........................................................................................................61 3.2.1. Bước 1: Thành lập nhóm .................................................................................61 3.2.2. Bước 2: Khảo sát nhóm ...................................................................................63 3.2.3. Bước 3: Thực hiện các hoạt động ...................................................................67 3.2.4. Bước 4: Kết thúc .............................................................................................70 3.3. Khó khăn trở ngại khi thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai ......................................70 Tiểu kết chương 3......................................................................................................72 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................73 1. Kết luận .................................................................................................................73 2. Khuyến nghị ..........................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................76 v BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa ANTT An ninh trật tự BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục BPĐK Bệnh viện đa khoa BPTT Biện pháp tránh thai CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CTV Cộng tác viên CTXH Công tác xã hội DS - KHHGĐ Dân số - kế hoạch hóa gia đình DCTC Dụng cụ tử cung KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình NVCTXH Nhân viên công tác xã hội NKLTQĐTD Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục SLTS/SLSS Sàng lọc trước sinh/ sàng lọc sơ sinh SV Sinh viên TV Thành viên TCTK Tổng cục thống kê vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các BPTT hiện đại giai đoạn 2015-2017.....................31 Bảng 2.2: Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai phân theo đơn vị trên địa bàn huyện Thanh Thủy năm 2017 ...................................................................................32 Bảng 2.3: Các BPTT các cặp vợ chồng đã từng nghe và biết ...................................33 Bảng 2.4: Tỷ lệ các cặp vợ chồng biết các BPTT qua các nguồn thông tin .............34 Bảng 2.5: Tỷ lệ sử dụng các BPTT của các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy ...37 Bảng 2.6: Các lý do lựa chọn BPTT đang sử dụng của các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy ...............................................................................................................38 Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các BPTT trên địa bàn huyện Thanh Thủy ...............................................................................................................48 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy ...................................................................................................................................36 Sơ đồ 2.1: Mạng lưới cung cấp dịch vụ tránh thai từ các tuyến trên đến người sử dụng ...........................................................................................................................42 Biều đồ 2.2: Mức độ hài lòng với chương trình, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo đối tượng khảo sát .....................................................................................................45 Biểu đồ 2.3: Nhu cầu cung cấp thông tin về kế hoạch hóa gia đình .........................47 Sơ đồ 3.1: Quyết định lựa chọn biện pháp tránh thai cho cặp vợ chồng không muốn có thêm con ...............................................................................................................56 viii PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện tốt các biện pháp tránh thai là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để giảm tỷ lệ phát triển dân số trong chiến lược dân số kế hoạch hóa gia đình và phát triển đất nước. Sử dụng BPTT là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, tỷ lệ phát triển dân số còn cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, dưới mức nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế. Thực tế cho thấy một quốc gia, nếu chỉ tìm cách giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội mà không chú trọng đến việc thực hiện các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình để giảm tỷ lệ phát triển dân số thì cũng không nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người dân và ngược lại. Nghị quyết Lần IV của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đã chỉ rõ: “sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân sâu xa, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cản trở việc cải thiện đời sống và chất lượng giống nòi”. Do đó song song với việc phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình đặc biệt là phải thực hiện tốt các biện pháp tránh thai và nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Theo Vụ Sức khỏe bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), hàng năm Việt Nam có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Thống kê tổng số ca phá thai theo tuổi thai của năm 2016, có tới 73% ca phá thai là dưới 7 tuần tuổi, 24 ca phá thai từ 7-12 tuần tuổi và có 3% trường hợp phá thai trên 12 tuần tuổi. Những con số về tình trạng nạo phá thai cho thấy vẫn còn nhiều phụ nữ mang thai ngoài ý muốn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do có tới gần 56% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không áp dụng các biện pháp tránh thai dẫn tới tình trạng này [18]. Sở dĩ còn nhiều phụ nữ có thai ngoài ý muốn là do không có kiến thức về các biện pháp tránh thai và không tiếp cận được dịch vụ về phòng tránh thai hoặc không sử dụng đúng cách hay sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống kém hiệu quả. Trong những năm vừa qua, huyện Thanh Thủy được đánh giá là một trong số những huyện có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp tránh thai trong chiến lược kế hoạch hóa gia đình. Người dân ngày càng được tiếp cận nhiều 1 hơn với thông tin và các biện pháp phòng tránh thai. Theo báo cáo của Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Thanh Thủy, đến nay trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉ lệ sinh con thứ ba giảm 1%, số trẻ sinh ra giảm gần 9% so với cùng kỳ năm 2015, tỷ lệ mất cân bằng giới tính trên địa bàn từng bước hạn chế. Những con số trên cho thấy việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình ở huyện Thanh Thủy có sự chuyển biến nhưng với mức độ còn khá chậm, quá trình thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời kiến thức và thực hành các biện pháp tránh thai còn hạn chế nên chưa đạt được hiệu quả cao. Để góp phần vào việc cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện Thanh Thủy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước về việc sử dụng các biện pháp tránh thai Trong cuốn “Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên” do Đỗ Thị Tường Vi chủ biên, được sử dụng trong hệ thống đào tạo Đoàn thanh niên các cấp, nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng và phương pháp cho cán bộ Đoàn, các nhà lãnh đạo cũng như cho các vị thành niên những phương pháp để rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết [31]. Trong cuốn “Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình” của trường Cao đẳng y tế Hà Đông nhằm cung cấp những kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và kế hoạch hóa gia đình, tránh thai bằng dụng cụ tử cung, tránh thai bằng bao cao su, bằng thuốc, phương pháp tự nhiên, triệt sản…[23]. Trong bài “Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình”, nội dung nói về việc vận động; lập kế hoạch một buổi truyền thông - giáo dục sức khỏe; theo dõi giám sát hoạt động, vận động truyền thông thay đổi hành vi [22]. Một nghiên cứu khác của tác giả Bùi Thị Thu Hà có tên “Sức khỏe sinh sản” đã trình bày định nghĩa về sức khỏe sinh sản, quá trình phát triển và nội dung của chương trình sức khỏe sinh sản trên thế giới cũng như nội dung chiến lược sức khỏe sinh sản tại Việt Nam, xác định các vấn đề chính liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên và hiểu được tầm quan trọng của giáo dục giới tính. Xác định các vấn đề sức khỏe tình dục và chiến lược phòng ngừa [9]. 2 Bộ y tế và Ủy ban dân số - kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản. Dự án “dân số, sức khỏe và gia đình” do ủy ban thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu về dân số, sức khỏe, gia đình. Dự án tập trung vào các nội dung: - Hiểu biết về các BPTT và sử dụng các BPTT - Tình trạng hôn nhân, hoạt động tình dục, nạo phá thai - Sức khỏe bà mẹ và trẻ em - HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục [2]. “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp để tăng cường sử dụng BPTT lâm sàng cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại một số tỉnh thành phố” của Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em. Chủ nhiệm đề tài là Đỗ Ngọc Tuấn, đã nghiên cứu về tình hình sử dụng BPTT ở một số tỉnh đồng thời đánh giá dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và đưa ra những giải pháp để tăng cường sử dụng BPTT [19]. Nghiên cứu của Học viện thanh thiếu niên với đề tài “Tuổi vị thành niên với vấn đề tình dục và các biện pháp tránh thai”, được tiến hành vào tháng 7/1998 tại các tỉnh trong cả nước như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Hà Tây (cũ), Tiền Giang đã nhấn mạnh đến nhận thức của học sinh, sinh viên về tình dục và các BPTT đã đến mức báo động, để lại không ít hậu quả [32]. Đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai ở các cặp vợ chồng từ 15- 49 tuổi tại Thừa Thiên - Huế năm 2011” của Hoàng Thị Tâm, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhằm đánh giá thực trạng áp dụng các BPTT của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, xác định nhu cầu áp dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế [14]. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa y học dự phòng Nguyễn Văn Quyển “Nghiên cứu về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và kiến thức, thái độ, thực hành về kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị”, nói về tình hình thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình tại xã Cam Nghĩa và khảo sát tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tại xã Cam Nghĩa [15]. Đề tài “Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại thị trấn Hà Lam, huyện Thanh Bình, tỉnh Quảng Nam” của bác sĩ Phan Văn Thắng chuyên khoa y học cộng đồng trường Đại học Y dược Huế, cũng nêu về tình hình thực hiện KHHGĐ ở thị trấn Hà Lam và đề xuất, khuyến nghị [17]. 3 Đề tài “Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình” của Nguyễn Thế Huệ cũng nêu tổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người Chăm tại Ninh Thuận và An Giang, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất [10]. 2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về việc sử dụng các biện pháp tránh thai Các nghiên cứu về mức sinh đã có một hướng đi mới khi hai tác giả Kingsley Davis và Judith Blake tìm ra được một tập hợp 11 biến số trung gian tác động đến mức sinh. Các biến số được đưa ra dựa trên quá trình tái sinh sản gồm 3 giai đoạn: quan hệ tình dục, thụ thai, thai nghén. Tất cả các yếu tố khác đều là các yếu tố tác động gián tiếp và ảnh hưởng đến mức sinh thông qua một hay nhiều biến số trung gian. Các biến số trung gian đã đóng góp một phần đáng kể trong việc giải thích về xu hướng sinh đẻ ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Giữa hai xã hội chậm phát triển và phát triển có thể dễ dàng nhận thấy các biến số trung gian có giá trị cao thấp khác nhau. Chẳng hạn, ở những xã hội tiền công nghiệp, giá trị cao về mức sinh hướng về các yếu tố tách ra với thời điểm thực của việc sinh đẻ và do đó dẫn đến một hoàn cảnh chung thuận lợi cho việc sinh đẻ như kết hôn sớm và tỷ lệ kết hôn cao, ít sử dụng các biện pháp tránh thai và như vậy yếu tố nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc giảm sinh. Trái lại, trong các xã hội công nghiệp, kết hôn tương đối muộn, sử dụng và sử dụng có hiệu quả các biện pháp tránh thai là hai yếu tố có giá trị quan trọng nhất trong quá trình giảm sinh. Từ những luận điểm đã được đưa ra của Kingsley Davis và Judith Blake, với đặc trưng cơ bản là các yếu tố hành vi sinh vật mà thông qua đó các biến số kinh tế - xã hội, tâm lí, môi trường…ảnh hưởng tới mức sinh, John Bongaarts đã tổng kết thành một tập hợp rút gọn hơn các nhân tố ảnh hưởng tới mức sinh. Lý thuyết của ông đã được đưa ra từ những thập kỉ gần đây hơn, nhằm đánh giá cụ thể về các yếu tố tác động đến mức sinh ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Từ thời điểm hôn nhân, thường được coi là điểm đánh dấu những năm bắt đầu thời kì tái sinh sản, cho tới thời kì hết khả năng sinh đẻ của người phụ nữ (nếu không có sự phá vỡ hôn nhân) đã xác lập nên những yếu tố quyết định gần sát tới mức sinh là: 1. Kết hôn; 2. Hết khả năng sinh sản; 3. Vô sinh sau đẻ; 4. Có khả năng sinh đẻ; 5. Sử dụng và hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai; 6. Chết bào thai tự phát; 7. Phá thai. 4 Trong tất cả các thuận tố được đưa ra, không nhất thiết toàn bộ có giá trị thấp mà mức sinh mới hạ xuống được, mà điều chủ yếu là có một hay vài biến số chủ nhất có giá trị thấp đối với mức sinh. Điều này được thể hiện rõ ở các nước công nghiệp hóa, nơi mà việc sử dụng có hiệu quả các biện pháp tránh thai đóng vai trò quan trọng tạo ra giá trị thấp về mức sinh và sự hỗ trợ của các biến số khác nhau như kết hôn muộn và phá thai là không cần thiết. Năm 1798, Thomas Robert Malthus nêu quan điểm: Sinh sản của con người mang bản chất sinh vật. Động lực của nó là sự đam mê giới tính. Năm 1836 nhà triết học và lịch sử người Anh – Morton cho rằng: Động lực thăng tiến xã hội là nguyên nhân căn bản dẫn đến giảm sinh. Lý thuyết động lực kinh tế: so sánh chi phí và lợi ích. Năm 1957, Liebenstein - nhà khoa học Áo cho rằng, cha mẹ quyết định sinh đẻ trên cơ sở so sánh lợi ích và chi phí sinh con. Ở thế kỷ XX xuất hiện những khung lý thuyết phản ánh chi tiết hơn mối quan hệ giữa mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm: kinh tế, tâm lý, văn hóa, xã hội, môi trường, dân số, kế hoạch hóa gia đình. Chẳng hạn, mô hình của Ronald Freedman và mô hình của John Bongaarts (1983). Nhà dân số học Ronald Freedman đã đưa ra lược đồ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, ông chia ra thành 3 nhóm yếu tố: yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng sinh đẻ (việc chấp nhận hay không chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai, tỷ lệ kết hôn…), yếu tố trung gian (chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình, số con mong muốn của các cặp vợ chồng, quan điểm xã hội về hôn nhân…), yếu tố hạ tầng (mức độ chết, điều kiện kinh tế xã hội…). Theo ông, 3 nhóm yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và thông thường nhóm yếu tố hạ tầng tác động lên nhóm yếu tố trung gian rồi cùng tác động lên nhóm yếu tố trực tiếp và cuối cùng tác động đến mức sinh. J.T. Fawceet (1970) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh đẻ đã chỉ ra các giá trị và phong cách sống của cá nhân, các chức năng của trẻ con đối với con người ở các trình độ khác nhau của xã hội, các động cơ sinh đẻ và nhu cầu về con cái. K. Lungwitz (CHDC Đức) đã liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sinh đẻ bao gồm: sự không thỏa mãn về các điều kiện nhà ở, phạm vi sinh hoạt tăng thêm sự sử dụng một cách có ý thức các biện pháp tránh thai, sự mâu thuẫn giữa các quyền lợi xã hội và cá nhân về dân số những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sinh đẻ không mang tính chất nhân khẩu. 5 Nhà nghiên cứu người Hungari R.Andoocka coi giáo dục và tôn giáo thuộc những hiện tượng tâm lý xã hội ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh đẻ. E.Xabađi (Hungari) chỉ ra tâm thế sinh đẻ, các động cơ điều chỉnh tỷ lệ sinh sản. L.Pakhlơ chỉ ra sự phụ thuộc của các động cơ, của chính sách dân số vào trạng thái của các quá trình dân số. Dựa trên luận điểm của Kingsley Davis và Judith Blake, John Bongaarts đã xác lập những yếu tố quyết định đến mức sinh như: Hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai, tỷ trọng người phụ nữ đã kết hôn, mức độ nạo hút thai tự nguyện, mức độ vô sinh sau đẻ, khả năng sinh đẻ [8]. Như vậy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về việc sử dụng các biện pháp tránh thai cũng như sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình…được thực hiện rất nhiều. Trên đây chỉ là một số công trình tiêu biểu và có liên quan mật thiết đến khóa luận của chúng tôi. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu lí luận, thực tiễn mà chưa đi tìm hiểu về việc áp dụng hiệu quả nó vào trong thực tiễn cũng như tìm hiểu về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai để thấy được hiệu quả. Do vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là vấn đề nghiên cứu của mình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài bước đầu làm sáng tỏ về lý luận nghiên cứu, về vấn đề trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai. Đồng thời, vận dụng lý thuyết công tác xã hội vào việc trợ giúp các đối tượng cụ thể. Đề tài đã tìm hiểu và phân tích, chỉ ra những cách tiếp cận vấn đề, cách tìm kiếm thông tin, bổ sung thêm các vấn đề lý luận và đề xuất cách trợ giúp trong công tác xã hội đặc biệt là trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, nhu cầu cần trợ giúp của các cặp vợ chồng. Đưa ra cách tiếp cận, trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai, bên cạnh đó thay đổi hành vi và nâng cao năng lực nhận thức cho họ. Từ đó xây dựng các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn và tuyên truyền nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề này. 6 Từ kết quả của nghiên cứu có thể giúp những người phụ trách về dân số ở địa phương nắm rõ được tình hình sử dụng biện pháp tránh thai tại địa phương mình từ đó có những hướng để thay đổi công tác kế hoạch hóa gia đình. Từ đó có hướng phát huy vai trò của mình hơn nữa. 4. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng sử dụng các BPTT và vai trò của NVCTXH đối với việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng các BPTT. Từ đó đề xuất các biện pháp tránh thai có hiệu quả cho các cặp vợ chồng hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội với việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai. Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Tìm hiểu vai trò của nhân viên công tác xã hội và ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. 6. Đối tượng, khách thể 6.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò nhân viên CTXH trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai. 6.2. Khách thể nghiên cứu - Nghiên cứu trên 200 cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy - 2 Cán bộ phụ trách DS - KHHGĐ - 2 Cán bộ chuyên trách 7. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Thực trạng và nhu cầu về việc sử dụng các biện pháp tránh thai - Phạm vi thời gian: từ tháng 10/2017- tháng 4/2018 - Phạm vi về địa bàn: xã Tu Vũ và thị trấn Thanh Thủy thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 7 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Áp dụng phương pháp phân tích tài liệu, nghiên cứu các số liệu về dân số kế hoạch hóa gia đình qua các báo cáo thống kê về dân số - kế hoạch hóa gia đình để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại địa phương. Phân tích các tài liệu từ những báo cáo hàng năm về DS - KHHGĐ, những bài nghiên cứu của các tác giả khác nhằm thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn Sử dụng để thu thập những ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn về vấn đề sử dụng các biện pháp tránh thai. Áp dụng phương pháp trò chuyện phỏng vấn sâu để nghiên cứu bổ sung các thông tin định tính. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện 4 phỏng vấn sâu. Trong đó có 3 phụ nữ đang sử dụng BPTT và cán bộ phụ trách DS - KHHGĐ. Các câu hỏi phỏng vấn sâu tập trung vào nội dung liên quan đến các chương trình KHHGĐ, tình hình thực hiện BPTT, từ đó tìm hiểu được vai trò của người trợ giúp được quy chiếu từ vai trò của nhân viên công tác xã hội. Thời gian thực hiện phỏng vấn sâu kéo dài từ 20 - 30 phút. Đối với các đối tượng đang sử dụng BPTT thì thời gian phỏng vấn sâu thực hiện lúc 20h - 20h30, đó là thời gian rảnh, nghỉ ngơi do vậy thông tin cung cấp được nhiều hơn. Còn đối với cán bộ phụ trách dân số thì phỏng vấn vào giờ hành chính tránh làm phiền họ trong những ngày nghỉ. 8.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi Là hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp này có khả năng cung cấp các câu trả lời khách quan, chính xác, trung thực về vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm mục đích thu thập những số liệu về tình hình sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy. 8 Thiết kế bảng hỏi với 200 mẫu, theo phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện trong tổng thể các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy. 8.2.3. Phương pháp đặc thù trong công tác xã hội Sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm làm rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng hiệu quả các biện pháp tránh thai. Đề xuất biện pháp và hướng dẫn các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai. Qua những thông tin về thực trạng nhân viên công tác xã hội đưa ra cách thức trợ giúp cho các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai một cách hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức của các cặp vợ chồng về vấn đề này. 9. Kết cấu nội dung Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị khóa luận của chúng tôi gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội với việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai Chương 2: Thực trạng việc sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Chương 3: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng hiệu quả các biện pháp tránh thai tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 9 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP CÁC CẶP VỢ CHỒNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI 1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Khái niệm công tác xã hội Hiện có rất nhiều khái niệm về công tác xã hội được đưa ra từ các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế. Mỗi nhà nghiên cứu hay mỗi tổ chức tìm hiểu về vấn đề này họ đưa ra các cách hiểu khác nhau. Có thể kể đến các khái niệm như: Năm 1970, Hiệp hội các nhân viên xã hội Mỹ (NASW) đã đưa ra khái niệm: “Công tác xã hội là một hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn để họ tự phục hồi chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được mục đích cá nhân” [34]. Đến năm 2000, Hiệp hội Nhân viên xã hội quốc tế (IFSW) định nghĩa: “Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề công tác xã hội”. (Thường được sử dụng ở các nước công tác xã hội đã phát triển cao) [34]. Năm 2010, trong công trình nghiên cứu của một nhóm tác giả Việt Nam đã định nghĩa: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [1; 19]. Từ các cách hiểu trên chúng tôi đưa ra cách hiểu chung nhất, chúng tôi cho rằng công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp, một lĩnh vực khoa học chuyên thực hiện nhiệm vụ chức năng xã hội giao phó và được xã hội thừa nhận. Các chính sách, chương trình và dịch vụ công tác xã hội được triển khai bởi 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng