Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Sự phân hóa khí hậu ở việt nam...

Tài liệu Sự phân hóa khí hậu ở việt nam

.PDF
20
4073
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC ***&&&*** Chuyên đề SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU VIỆT NAM MÃ: D09 Tổ bộ môn: Xã hội .........., tháng0 6 năm 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. Các nhân tố tác động đến sự phân hóa của khí hậu Việt Nam 1. Vị trí và hình dạng lãnh thổ 2. Hoàn lưu gió và các khối không khí 3. Ảnh hưởng của địa hình II. Đặc điểm của sự phân hóa khí hậu Việt Nam 1. Phân hóa theo không gian 1.1. Phân hóa theo chiều Bắc – Nam 1.1.1. Sự phân hóa của các yếu tố khí hậu a. Sự phân hóa của chế độ nhiệt b. Sự phân hóa của chế độ mưa c. Sự phân hóa của chế độ gió 1.1.2. Sự phân hóa đặc điểm chung của khí hậu theo chiều Bắc – Nam a. Đới khí hậu chí tuyến gió mùa b. Đới khí hậu á xích đạo gió mùa 1.2. Phân hóa theo chiều Đông – Tây 1.2.1. Sự khác biệt giữa đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc 1.2.2. Sự khác biệt giữa đặc điểm khí hậu của Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên 1.3. Phân hóa theo độ cao 1.3.1. Sự phân hóa theo độ cao ở chế độ nhiệt 1.3.2. Sự phân hóa đặc điểm khí hậu theo các đai núi cao 2. Phân hóa theo thời gian 2.1. Sự phân mùa theo chế độ nhiệt 2.2. Sự phân mùa theo chế độ mưa 2.3. Sự phân mùa theo chế độ gió 2.4. Sự phân mùa trong đặc điểm khí hậu KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trang 1 1 1 1 2 3 3 3 3 4 5 7 7 8 8 9 9 10 11 11 11 13 13 14 15 17 18 18 MỞ ĐẦU Khí hậu Việt Nam rất đặc sắc, có sự khác biệt rất rõ nét so với các quốc gia có cùng vĩ độ, không khô hạn như Tây Á, Bắc Phi; cũng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo Đông Nam Á mà lại có một mùa đông lạnh ở phía Bắc, một mùa khô kéo dài ở phía nam. Sự phân hóa của khí hậu Việt Nam tạo ra sự phức tạp trong các yếu tố khí hậu gây rất nhiều khó khăn trong việc học tập và nghiên cứu thành phần tự nhiên này. Ở một góc độ nào đó, chuyên đề này cố gắng bóc tách các lớp kiến thức sao cho đơn giản nhất tạo thuận lợi cho cả người dạy và người học đạt hiệu quả cao. NỘI DUNG I.CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng bị phân hóa đa dạng, phức tạp theo không gian và thời gian là kết quả tác động của nhiều nhân tố. 1. Vị trí và hình dạng lãnh thổ: Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới nửa cầu Bắc từ 8034’B đến 23023B nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, mọi địa điểm trong cả nước trong năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Do lãnh thổ kéo dài khoảng 1650km theo chiều Bắc – Nam nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam. 2. Hoàn lưu gió và các khối không khí: Lãnh thổ nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, là nơi giao nhau của các khối không khí theo mùa. Sự luân phiên các khối không khí hoạt động theo mùa cả về hướng và tính chất đã tạo nên sự phân mùa trong chế độ khí hậu Việt Nam. 2 Bảng 1. Các khối khí hoạt động ở Việt Nam Tên khối khí Gió mùa mùa đông Cực đới biến tính qua đất qua biển Chí tuyến Bán cầu Bắc Gió mùa mùa hạ Kí hiệu Nơi bắt nguồn Xibia NPc (Hồ đất Bai can) Xibia, biển NPc đông biển Trung Hoa Tm Tây Thái Bình Dương Chí tuyến Bắc vịnh TBg Ấn Độ Bengan Dương Xích đạo Em Nam Thái Bình Dương Nơi đi qua Hoa Trung; Hoa Nam Thời gian tác động Khu vực hoạt động Thời tiết đặc trưng chủ yếu 9 – 6; mạnh Bắc vĩ Lạnh khô, quang nhất 10, độ 160B mây 11,12 Biển Nhật 12 – 6; Lạnh ẩm, nhiều Bắc vĩ Bản, biển mạnh mây, có mưa nhỏ 0 độ 16 B Hoàng nhất 1,2,3 và mưa phùn. Hải Mùa đông: mưa nhỏ ở Bắc Bộ, mưa Philippin địa hình ở Trung Biển Cả năm Cả nước Bộ, nắng ở Nam Đông Bộ. Mùa hạ: mưa dào, dông. Nam Bộ và Tây Nguyên: Nhiều Vịnh mưa, mưa rào và 4,5,6,7,8 Cả nước Bengan dông. Bắc Bộ và Trung Bộ nóng khô (gió Lào) Inđônêxia 6,7,8,9,ở Mát, nhiều mây, Malayxia Nam Bộ Cả nước mưa dai dẳng có Vịnh sang dông. Thái Lan th.10 Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa chủ yếu gây ra sự phân hóa theo mùa và phân hóa không gian theo chiều Bắc - Nam. 3. Ảnh hưởng của địa hình: - Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, trong đó 70% có độ cao dưới 500m;15% có độ cao từ 500 – 1000m; 15% có độ cao trên 1000m. - Địa hình tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa khí hậu ở các khía cạnh: + Độ cao địa hình: Theo quy luật đai cao, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0,60C. Sự giảm nhiệt theo độ cao đã tạo nên các vành đai khí hậu theo đai cao: • Từ 0 – 600m: Vành đai khí hậu nhiệt đới 3 • Trên 600 – 7000m: Vành đai khí hậu cận nhiệt trên núi. • Trên 2400 – 2600m: Vành đai ôn đới núi cao. + Hướng núi: Có ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa theo không gian trong chế độ nhiệt và chế độ mưa: • Hướng tây bắc – đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác động ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu vực Tây Bắc, làm cho vùng này có một mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn ở Đông Bắc. • Hướng tây bắc – đông nam của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió tây nam khiến sườn đong chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt cao, mưa ít. Mùa đông thì lạnh và đón gió nên mưa nhiều. • Hướng đông – tây của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã có tác động ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam, góp phần làm cho nền nhiệt ở phía nam cao hơn phía bắc. + Hướng sườn: Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thì có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió thì cho mưa ít. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU VIỆT NAM: Trên nền tảng chung mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa song diễn biến của khí hậu Việt Nam rất phong phú với sự phân hóa rất đa dạng về thời gian và không gian. Sự phân hóa về thời gian đã thể hiện rất rõ qua cơ chế hoạt động của chế độ gió mùa. Sự phân hóa về không gian được thấy rõ qua sự phân hóa từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao. 1. Phân hóa theo không gian 1.1. Phân hóa theo chiều Bắc – Nam: Biểu hiện rõ nét nhất qua sự thay đổi của các yếu tố khí hậu và đặc điểm chung của khí hậu. 1.1.1. Sự phân hóa của các yếu tố khí hậu: 4 a. Sự phân hóa của chế độ nhiệt: Sự phân hóa Bắc – Nam trong chế độ nhiệt thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm, biên độ dao động nhiệt năm và nhiệt độ trung bình tháng I. - Nhiệt độ trung bình năm có sự tăng dần theo vĩ độ từ Bắc vào Nam (trung bình 0,350C/10 vĩ tuyến, nhiều hơn so với các nước khác ở trong khu vực nhiệt đới như Ấn Độ chỉ 0,040C, Lào 0,20C/10 vĩ tuyến). - Biên độ dao động nhiệt năm có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam, tại trạm Lạng Sơn, biên độ nhiệt năm là 13,70C; đến trạm Quảng Ngãi là 7,80C vào đến Tp Hồ Chí Minh, biên độ nhiệt thấp, chỉ đạt 1,30C. Bảng 2. Nhiệt độ trung bình năm và biên độ dao động nhiệt năm tại một số địa điểm. Địa điểm Vĩ độ Nhiệt độ trung bình Biên độ dao động năm nhiệt năm Lạng Sơn 21050'B 21,60C 13,70C Hà Nội 21001'B 23,50C 12,50C Huế 16024'B 25,20C 9,70C Quảng Ngãi 15008'B 25,80C 7,80C Quy Nhơn 13046'B 26,80C 6,70C TP. Hồ Chí Minh 10049'B 27,10C 1,30C Nguyên nhân là do càng vào Nam càng gần xích đạo, xa chí tuyến nên góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm càng tăng dần; mặt khác, tác động của gió mùa Đông Bắc khi vào Nam bị suy yếu và biến tính đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hóa Bắc – Nam trong chế độ nhiệt ở nước ta. Vào mùa đông sự khác biệt về nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam rất rõ rệt. Nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng lạnh nhất trên toàn lãnh thổ, ở Hà Nội thấp hơn ở TP. Hồ Chí Minh tới 9,40C. 5 Bảng 3. Nhiệt độ trung bình tháng 1 tại một số địa điểm. Địa điểm Nhiệt độ trung Địa điểm bình tháng 1 Nhiệt độ trung bình tháng 1 Hà Nội 16,40C Quảng Ngãi 21,70C Vinh 17,60C Quy Nhơn 23,00C Đồng Hới 19,00C Nha Trang 23,80C Huế 20,00C Phan Thiết 24,70C Đà Nẵng 21,30C Tp. Hồ Chí Minh 25,80C Còn vào mùa hạ, nhiệt độ gần như đồng đều trên khắp lãnh thổ. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ở Hà Nội là 28,90C (tháng 7), ở Huế là 29,40C (tháng 7) và ở TP. Hồ Chí Minh là 28,90C (tháng 4). Do vào tháng 1, miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ ở miền này hạ thấp hơn so với miền Nam. b. Sự phân hóa của chế độ mưa: Do chịu tác động của rất nhiều các nhân tố tự nhiên không mang tính địa đới nên sự phân hóa lượng mưa theo chiều Bắc – Nam ở nước ta không rõ rệt. Tuy nhiên, dựa vào thông tin ở các trạm khí hậu để khai thác sự phân hóa đó ở khía cạnh thời gian diễn ra mùa mưa. Các trạm khí hậu ở Bắc Bộ có chế độ mưa vào thời kì hạ - thu rất rõ rệt (từ tháng V đến tháng X) với các tháng mưa cực đại là tháng VIII. Vào đến khu vực duyên hải miền Trung, mùa mưa có xu hướng ngắn lại và chậm dần xuống thu – đông, cùng với đó là sự xuất hiện của cực trị thứ hai tuy lượng mưa không cao (quan sát ở trạm khí hậu Đồng Hới) do các trận mưa dông đầu hạ gây nên. Tây Nguyên và Nam Bộ lại có thời gian mưa giống với Bắc Bộ (mưa vào hạ - thu), tuy nhiên tháng mưa cực đại lại có xu hướng muộn hơn so với Bắc Bộ, thường là tháng IX. 6 Nguyên nhân của sự lệch pha này là do tác động của gió Tây khô nóng khi vượt Trường Sơn vào đầu mùa hạ và tác động của đông lạnh vào đầu mùa đông. - Tháng có lượng mưa lớn nhất ở Bắc Bộ là tháng XIII, ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ là tháng IX, còn ở Trung Trung Bộ là tháng X, tháng XI. Như vậy, nguyên nhân mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam là do sự lùi dần về phía nam của dải hội tụ nhiệt đới. Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có thêm mưa địa hình và mưa dông. Ngoài ra, sự phân hóa theo không gian trong chế độ mưa còn phải kể đến các trung tâm mưa nhiều và ít mưa trên lãnh thổ nước ta. Việt Nam có lượng mưa trung bình hằng năm khá lớn. Lượng mưa trung bình năm ở đồng bằng là trên 1500mm, ở các khu vực núi cao tới 2000 - 3000mm. Tuy nhiên ở những nơi có địa hình khuất gió, lượng mưa chỉ trên dưới 700mm. Những nơi mưa nhiều nhất là những vùng núi cao có địa hình chắn gió. Ở miền Bắc là vùng núi thượng nguồn sông Chảy (Bắc Quang 4802mm), vùng núi Hoàng Liên Sơn (Sa Pa 2833mm) hoặc vùng núi thấp ven biển như Móng Cái (2749mm). ở Trung Bộ, trên các đỉnh núi cao của dãy Trường Sơn, lượng mưa còn lớn hơn (Hòn Ba 3751mm). Ngoài ra, các vùng núi Bắc Tây Nguyên (Ngọc Linh), vùng núi Nam Trung Bộ (Vọng Phu) cũng có lượng mưa lớn từ 2500 - 3000mm. Không chỉ trên dãy Trường Sơn mưa nhiều mà các đồng bằng ven biển cũng có lượng mưa trên 2500mm (Hà Tĩnh 2642mm, Huế 2867mm). Những nơi có lượng mưa trung bình là đồng bằng Bắc Bộ và dải đồng bằng miền Trung từ Quảng Ngãi đến Phú Yên (Hà Nội 1676mm, Quy Nhơn 1692mm). Những nơi mưa ít nhất là đồng bằng cực Nam Trung Bộ (Phan Rang 653mm, Mũi Dinh 757mm) và các thung lũng ở miền núi như Mường Xén (Nghệ An) lượng mưa hằng năm chỉ có 643mm. Việt Nam là nước có số ngày mưa trung bình năm khá lớn, trên 100 ngày; nơi mưa nhiều có thể trên 150 ngày. 7 Ngoài ra, đôi khi còn có tuyết rơi vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh ở một số khu vực núi cao trên 1500m như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn). c. Sự phân hóa của chế độ gió: Chế độ gió trong khí hậu Việt Nam rất phức tạp, vừa có sự tham gia của tín phong thổi từ dải áp cao cận chí tuyến vào hoàn lưu khí quyển, vừa có sự xuất hiện của các luồng gió mùa. Sự phân hóa của chế độ gió theo chiều Bắc – Nam thể hiện rõ nét nhất vào mùa đông, ranh giới của sự phân hóa này là vĩ tuyến 160B. - Từ 160B trở ra phía Bắc: Đây là vùng hoạt động của gió mùa Đông Bắc có nguồn gốc từ áp cao Xibia thổi về phía nam với hướng thịnh hành là hướng đông bắc, mang theo khối không khí cực đới rất lạnh và khô, tràn về thành từng đợt, ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc nước ta, gây ra kiểu thời tiết lạnh khô vào đầu mùa hạ, giữa và cuối mùa đông thì lạnh và ẩm. - Từ 160B trở vào phía Nam: Gió Tín phong xuất phát từ trung tâm áp cao trên biển Thái Bình Dương (Tm), thổi về xích đạo hoạt động ở phía Nam nước ta, gây ra cho vùng này một mùa khô sâu sắc, kéo dài. Nguyên nhân: - Do dãy Bạch Mã ngăn cản làm cho gió mùa Đông Bắc không tràn sâu xuống phía Nam, nên gió tác động mạnh ở lãnh thổ phía Bắc nước ta. - Tín phong là loại gió thổi đều đặn, quanh năm, trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên ở lãnh thổ phía Bắc nó hoạt động xen kẽ với khối không khí cực đới biến tính nên biểu hiện không rõ rệt, còn đối với lãnh thổ phía Nam thì nó chiếm ưu thế tuyệt đối ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên “gió mùa mùa đông” cho khu vực “không có mùa đông” này. 1.1.2. Sự phân hóa đặc điểm chung của khí hậu theo chiều Bắc – Nam: Nằm trong vòng nội chí tuyến, sự phân hóa theo vĩ độ không lớn, đặc biệt là trong mùa hạ. Sở dĩ có sự giảm nhiệt mạnh từ Bắc vào Nam là do tác động 8 của gió mùa đông bắc được tiếp sức của địa hình, tạo điều kiện cho không khí lạnh tiến xa xuống phía nam, trong khi ở ngoài biển frong lạnh thường dừng lại ở các vĩ độ cao hơn. Như vậy, nguyên nhân làm xuất hiện hai đới khí hậu mà ranh giới là vĩ độ 160B là do gió mùa Đông Bắc với thời tiết lạnh mà nó gây ra kết hợp với tác động của bức chắn địa hình. a. Đới khí hậu chí tuyến gió mùa: - Tổng nhiệt độ trong khoảng 7500 – 93000C. - Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C, nhiệt độ trung bình tháng có thể xuống dưới 200C, cực tiểu xuống dưới 100C (Huế 8,80C) - Mùa đông dài đến 3 – 5 tháng với nhiệt độ trung bình xuống dưới 18 – 150C. - Biên độ dao động nhiệt năm trên 100C. - Biến trình nhiệt có một cực đại và một cực tiểu. Đới khí hậu này có sự phân hóa theo vĩ độ tiếp theo mà ranh giới tồn tại ở 180B (Hoành Sơn) để phân biệt ra hai á đới: + Á đới khí hậu chí tuyến gió mùa đông lạnh khô: Từ Đèo Ngang trở ra Bắc là khu vực có mùa đông dài trên 3 tháng với nhiệt độ trung bình tháng dưới 180C, thậm chí có nơi dưới 150C. Thời kì khô xảy ra vào mùa đông và kéo dài trên 3 tháng, nhưng có nơi kéo dài trên 5 tháng (Lục Ngạn). + Á đới khí hậu chí tuyến gió mùa không có mùa lạnh và mùa khô rõ rệt: Từ Đèo Ngang trở vào đến đèo Hải Vân chỉ có thời kì lạnh và thời tiết lạnh khi gió mùa Đông Bắc tràn tới. Ở đây mùa đông ngắn, thường không quá 3 tháng. Tại các khu vực đồng bằng ven biển tính chất nhiệt đới đã rõ rệt, không còn tháng nào nhiệt độ xuống dưới 180C nữa. Đây cũng là vùng mưa nhiều vào đầu mùa đông, cuối mùa đông lại có mưa phùn nên số tháng khô chỉ còn 1 – 2 tháng, nhiều nơi không có tháng khô. b. Đới khí hậu á xích đạo gió mùa: - Tổng nhiệt độ trên 93000C xuống phía nam tới 100000C. - Nhiệt độ trung bình năm trên 250C không tháng nào dưới 200C. 9 - Không có mùa đông, chỉ có một số tháng nhiệt dưới 250C, nhưng vào phía nam quanh năm trên 250C. - Biên độ dao động nhiệt năm dưới 100C, vào phía nam khoảng 30C. - Biến trình nhiệt trong năm càng xuống phía nam càng có dạng xích đạo với hai tối đa và hai tối thiểu. Từ khu vực phía nam đèo Hải Vân, không còn thời tiết lạnh và nhiệt độ trung bình tháng thường trên 200C nên sự phân hóa theo vĩ độ tiếp theo chủ yếu căn cứ theo chế độ ẩm. Ranh giới để phân biệt ra hai á đới của đới khí hậu á xích đạo gió mùa ở khoảng 140B. + Á đới khí hậu á xích đạo gió mùa không có mùa khô rõ rệt: Thuộc khu vực bắc vĩ tuyến 140B, do ảnh hưởng của khối núi Kon Tum nên khí hậu á đới này tương đối ẩm, mùa khô ngắn không sâu sắc. + Á đới khí hậu á xích đạo gió mùa có mùa khô rõ rệt kéo dài: Khu vực phía nam vĩ độ 140B, địa hình thấp hơn, mùa khô trở nên sâu sắc, có thể kéo dài tới 5 – 6 tháng, đồng thời số tháng hạn nhiều khi chiếm đa số. Từ Quy Nhơn trở vào Nam, tổng lượng nhiệt cả năm đạt tiêu chuẩn của khí hậu xích đạo. 1.2.Phân hóa theo chiều Đông – Tây: Sự phân hóa Đông – Tây biểu hiện rõ nét nhất qua đặc điểm khí hậu, thời tiết ở hai sườn Đông và Tây của dãy Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn. Nguyên nhân là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. 1.2.1. Sự khác biệt giữa đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu nổi bật là khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, trong khi đó miền Tây Bắc lại có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa: Lạng Sơn (Đông Bắc) có 6 tháng nhiệt độ dưới 200C (từ tháng XI đến tháng IV) và có nhiệt độ thấp nhất 130C rơi vào tháng I, mùa đông kéo dài. 10 Điện Biên Phủ (Tây Bắc) có 4 tháng nhiệt độ dưới 200C, nhiệt độ tháng thấp nhất cũng đạt 170C, cao hơn Lạng Sơn, mùa đông ở đây ngắn hơn Lạng Sơn. Nguyên nhân: - Do miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có các dãy núi hình cánh cung mở rộng về phía bắc, quay bề lồi ra biển và quy tụ ở khối núi Tam Đảo. Do đặc điểm hướng núi như vậy nên vùng chịu tác động mạnh mẽ và kéo dài của gió mùa Đông Bắc (các đợt gió yếu đầu và cuối mùa cũng dễ lọt qua các thung lũng để tác động đến miền) chính vì vậy mà miền này có nhiệt độ xuống thấp và có mùa đông kéo dài hơn. - Ở Tây Bắc, do có dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam có tác dụng chắn gió mùa Đông Bắc, nên chỉ những cơn gió mạnh giữa mùa mới đủ sức vượt qua Hoàng Liên Sơn để tác động đến Tây Bắc và khi đó tính chất lạnh cũng giảm đi. Vì vậy Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm. 1.2.2. Sự khác biệt giữa đặc điểm khí hậu của Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên: - Duyên hải miền Trung có chế độ mưa thu đông, mùa hạ nóng khô. Hai trạm Đà Nẵng và Nha Trang đều có mưa từ tháng IX đến tháng XII; mùa khô từ tháng I đến tháng VIII. - Tây Nguyên có mưa mùa hạ, khô sâu sắc vào mùa đông. Trạm Đà Lạt có mưa từ tháng IV đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng III với lượng mưa thấp. Nguyên nhân: - Duyên hải miền Trung do nằm ở sườn khuất gió mùa Tây Nam nên mùa hạ mưa rất ít, nhiệt độ cao do chịu hiệu ứng phơn khi gió Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn ra biển. Còn vào mùa đông, do vị trí đón gió Đông Bắc thổi từ biển đến nên Duyên hải miền Trung mưa nhiều, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ do hướng núi gần như vuông góc với gió Đông Bắc. 11 - Tây Nguyên nằm ở vị trí đón gió Tây Nam nên mưa nhiều vào mùa hạ, còn mùa đông chịu hiệu ứng phơn của gió mùa Đông Bắc nên mưa ít. 1.3. Phân hóa theo độ cao: Sự phân hóa theo độ cao địa hình biểu hiện rõ nét nhất ở chế độ nhiệt và đặc điểm khí hậu các đai núi cao. 1.3.1. Sự phân hóa theo độ cao ở chế độ nhiệt: Những nơi có độ cao lớn hơn sẽ có nhiệt độ trung bình thấp hơn. Nguyên nhân là do càng lên cao, càng xa bề mặt đất nên càng nhận được ít bức xạ mặt đất, hơi nước ít, các phần tử vật chất cũng ít đi làm cho nhiệt độ không khí giảm theo quy luật cứ lên cao 100m giảm 0,60C. Bảng 4. Nhiệt độ trung bình năm ở một số địa điểm Địa điểm Độ cao Nhiệt độ trung bình năm Sơn La 676m 21,00C Tam Đảo 897m 18,00C Sa Pa 1570m 15,20C Plây Ku 800m 21,80C Đà Lạt 1513m 18,30C Vì thế, mặc dù là xứ sở nhiệt đới nhưng ở những vùng núi cao Việt Nam có khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh đẹp, địa hình thuận lợi đã được xây dựng thành các điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Bà Nà, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn... 1.3.2. Sự phân hóa đặc điểm khí hậu theo các đai núi cao: Lãnh thổ Việt Nam với ¾ diện tích là đồi núi nên có điều kiện dễ dàng nhận ra quy luật phân hóa đai cao. Khí hậu nước ta tồn tại một hệ thống gồm ba đai cao và các á đai sau: - Đai nhiệt đới khô đến ẩm ướt chân núi có độ cao từ 0 – 600 /700m ở miền Bắc, 900 – 1000m ở miền Nam. 12 Đặc trưng của đai này có một mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng > 250C từ tháng 4 – 10; ở những nơi có độ cao > 300m từ phía Bắc đèo ngang trở ra các tháng mùa hè > 250C chỉ còn 3 tháng. Ở khu vực phía Nam, gần như quanh năm nhiệt > 250C. Trong đai nhiệt đới khô đến ẩm ướt được chia thành 3 á đai: + Á đai từ 10 – 100m: • Miền Bắc không có mùa đông rét • Miền Nam nóng quanh năm + Á đai có độ cao 100 – 300m: • Miền Bắc có nơi đã có mùa đông rét • Miền Nam mùa nóng đã giảm xuống. + Á đai có độ cao từ 300 – 600m: • Miền Bắc nhiều nơi có mùa đông rét • Miền Nam mùa nóng giảm đi một nửa. - Đai á nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi có độ cao từ 600m đến 2600m: Đặc trưng của đai này là có mùa hạ mát, nhiệt độ trung bình tháng dưới 250C và có tổng nhiệt hoạt động >45000C, mưa nhiều, độ ẩm tăng. Đai này có thể chia thành 3 á đai: • Á đai từ độ cao 600m – 1000m: Chế độ nhiệt còn mang tính chất chuyển tiếp, như ở khu vực phía Bắc nhiệt độ những tháng mùa đông đã cao hơn. Phía Nam, số tháng có nhiệt độ trung bình trên 200C vẫn chiếm đa số. • Á đai từ độ cao 1000 – 1600m : khí hậu mang sắc thái á nhiệt đới rõ • Á đai từ độ cao 1600 – 2600m: Á đai này mang tính chất chuyển rệt. tiếp lên đai ôn đới. Ở đây không còn tháng nào nhiệt độ trên 200C, tháng nóng nhất cũng chỉ xấp xỉ nhiệt độ mùa hạ ôn đới. Tuy vậy, mùa đông vẫn còn ẩm hơn mùa đông ở miền ôn đới. 13 - Đai ôn đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi từ độ cao trên 2600m. Đai này chiếm diện tích nhỏ, chỉ phát triển ở khu vực núi cao ở miền Bắc nước ta như Hoàng Liên Sơn; Pusilung. Ở miền Nam, đỉnh cao nhất là Ngọc Linh (2598m) cũng chưa đạt độ cao của đai. Trong đai này nhiệt độ quanh năm dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C. Đai này hẹp nên không chia á đới. 2. Phân hóa theo thời gian: 2.1. Sự phân mùa theo chế độ nhiệt: Nước ta có nền nhiệt độ cao, với tổng nhiệt năm từ 7500 – 10.0000C. Đại bộ phận lãnh thỏ miền Bắc có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, đại bộ phận lãnh thổ phía Nam nhiệt độ trên 240C. Tuy nhiên, nhiệt độ có sự phân hóa theo thời gian rất rõ rệt thể hiện qua việc so sánh giữa nền nhiệt tháng 1 và nhiệt độ tháng 7. Bảng 5. Nhiệt độ tháng 1 và tháng 7 ở một số địa điểm. Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C) tháng 7(0C) Lạng Sơn 13,3 27,0 Hà Nội 16,4 28,9 Huế 19,7 29,4 Đà Nẵng 21,3 29,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 Vào tháng 1, hầu hết diện tích lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 240C, còn vào tháng 7 hầu hết lãnh thổ nước ta lại có nhiệt độ đạt trên 240C. Trạm Lạng Sơn trong năm có 5 tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 200C từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có tới 7 tháng nhiệt độ cao trên 200C. Nguyên nhân chủ yếu là do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông nhiều bộ phận chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; mặt khác 14 do sự chuyển dịch biểu kiến của Mặt Trời nên có sự chênh lệch về góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng. 2.2. Sự phân mùa theo chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm nước ta lớn, trên toàn lãnh thổ lượng mưa phổ biến là từ 1600 – 2000mm/năm. Nét nổi bật trong chế độ mưa là mưa theo mùa, mùa khô ít mưa, có tháng không có mưa. Còn mùa mưa thì lượng mưa chiếm tới 80-85% lượng mưa cả năm và tháng mưa ít nhất cũng phải từ 100mm trở lên, tháng mưa nhiều nhất có thể từ 300 đến 600mm. - Từ tháng XI đến tháng IV được coi là mùa khô của cả nước, lượng mưa phổ biến ở mức từ 200 – 400mm ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, trừ một phần Duyên hải miền Trung có lượng mưa khá lớn từ 800 – 1200mm. Mùa khô ở miền Nam sâu sắc hơn ở miền Bắc và miền Trung. Mùa khô kéo dài từ 5-7 tháng. Các tháng khô nhất ở Bắc Bộ là tháng 12, tháng 1. ở Nam Bộ từ tháng 1 đến tháng 3 và Trung Bộ từ tháng 2 đến tháng 4. Do đây là thời kì hoạt động của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh khô đối với phía Bắc và tín phong nửa cầu Bắc có tính chất khô nóng ở phía Nam. Duyên hải miền Trung có mưa do tác động của frong, địa hình đón gió Đông Bắc, sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới, bão... - Từ tháng V đến tháng X được coi là mùa mưa của cả nước, lượng mưa phổ biến từ 1200 – 1600mm, nhiều nơi mưa trên 2000mm như các vùng núi cao ở Bắc Bộ, Tây Nguyên.. Mùa mưa ở Việt Nam trung bình kéo dài 6 tháng, nơi mưa nhiều nhất có thể tới 7-8 tháng, nơi mưa ít chỉ còn 4 tháng như Quy Nhơn, Nha Trang, thậm chí 3 tháng như Mũi Dinh. Do đây là thời kì hoạt động của gió mùa mùa hạ với tính chất nóng ẩm đem theo lượng mưa lớn. 15 2.3. Sự phân mùa theo chế độ gió: Chế độ gió chịu ản hưởng chủ yếu của gió mùa trong các tháng giữa mùa và của tín phong trong các tháng trung gian chuyển tiếp. Như vậy, sự phân mùa trong chế độ gió thể hiện rõ nhất chế độ gió mùa. Gió mùa là nhân tố hình thành khí hậu có tác động sâu sắc nhất đến sự phân hóa và biến động thất thường, đồng thời cũng mang đến tính ẩm của khí hậu và của thiên thiên Việt Nam. Chế độ gió mùa của khí hậu Việt Nam được quy định bởi sự hoạt động luân phiên của 2 mùa gió: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. - Gió mùa mùa đông: + Nguồn gốc: bắt nguồn từ vùng áp cao Xibia (Nga) rất rộng lớn và có trị số khí áp cao nhất trên bề mặt Trái Đất thổi về phía nam với hướng thịnh hành là hướng đông dắc nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc. + Đặc điểm: mang theo khối không khí cực đới rất lạnh và khô, tràn về thành từng đợt và có ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ nhất ở miền Bắc Việt Nam. + Thời kỳ hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4. + Diễn biến: Tháng 11 - 12: gió mùa Đông Bắc tràn qua lãnh thổ Trung Quốc mang theo khối không khí lạnh, khô. Loại hình thời tiết đặc trưng là lạnh, hanh khô, có mưa (gió bấc heo may). Tháng 1 - 2 - 3: Trung tâm áp cao chuyển dịch về phía Đông, gió mùa Đông Bắc tràn đến nước ta chủ yếu qua đường biển mang theo khối không khí lạnh, ẩm. Loại hình thời tiết đặc trưng là rất lạnh, trời đầy mây, u ám, có mưa nhỏ và mưa phùn (mưa dầm, gió bấc), có nhiều ngày rét đậm (nhiệt độ không khí xuống dưới 150C) hoặc rét hại (nhiệt độ không khí xuống dưới 130C). Tháng 4: gió mùa Đông Bắc hoạt động giảm dần và suy yếu hắn. Ảnh hưởng tác động của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ bắc xuống nam trên đường di chuyển của nó. Sự biến đổi về độ ẩm và lượng mưa mỗi khi frông 16 cực tràn về có phần phức tạp hơn, tùy thuộc vào địa hình và quãng đường di chuyển. Đối với lãnh thổ phía bắc từ biên giới Việt Trung đến đèo Hải Văn thì có mùa đông lạnh và ít mưa, còn phần lãnh thổ phía nam từ đèo Hải Vân trở vào thì mùa đông vẫn nóng và có mùa khô rất điển hình. - Gió mùa mùa hạ + Nguồn gốc: bắt nguồn từ vùng áp cao Nam ấn Độ Dương và Bắc ấn Độ Dương (vịnh Ben Gan) thổi về vùng áp thấp lục địa Nam á và Đông Nam á với hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam nên thường gọi là gió mùa Tây Nam. + Đặc điểm: mang theo khối không khí xích đạo và nhiệt đới hải dương nóng và rất ẩm. Gió mùa Tây Nam thổi khá đều và mạnh gây nên lượng mưa lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam. + Thời kỳ hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10. + Diễn biến: Tháng 5 - 6: gió từ vùng áp cao Ben Gan thổi vào lãnh thổ nước ta theo hướng Tây Nam gây nên những cơn mưa đầu mùa hạ có lượng mưa đáng kể ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với thời tiết đặc trưng là nóng, ẩm. Trong khi đó ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và ở đồng bằng Bắc Bộ gió Tây Nam vượt núi chuyển thành hướng tây với thời tiết đặc trưng trong nhiều ngày là nóng và rất khô (gió tây khô nóng), nhiệt độ có thể lên tới 370C và độ ẩm tương đối xuống thấp dưới 45%. Tháng 7 - 8 - 9: gió mùa Tây Nam kết hợp với gió mậu dịch từ bán cầu Nam thổi vượt qua xích đạo chuyển hướng thành hướng gió Tây Nam cùng thổi vào lãnh thổ nước ta mang theo khối không khí xích đạo và nhiệt đới biển rất nóng (từ 26 - 300C) và ẩm (độ ẩm tương đối 85 - 90%) với tầng không khí rất dầy (tới 4000 - 5000m) do tác động của hội tụ và dòng thăng gây nên lượng mưa rất lớn trên toàn lãnh thổ, đặc biệt ở những nơi có địa hình chắn gió thuận lợi và có độ cao lớn. 17 Khối khí xích đạo hoạt động ở miền Nam nhiều hơn ở miền Bắc do thời gian tồn tại của dảI hội tụ nhiệt đới ở phía Nam dài hơn (từ tháng 6 đến tháng 10) còn ở đồng bằng Bắc Bộ chỉ mạnh nhất vào tháng 8, gây ra kiểu thời tiết mưa Ngâu ở đây. Tháng 10: gió mùa Tây Nam hoạt động giảm dần và suy yếu để nhường lại địa bàn cho gió mùa Đông Bắc hoạt động. Như vậy có thể nhận thấy hệ thống gió mùa hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã in dấu ấn lên khí hậu nhiệt đới nước ta thông qua đặc tính và cơ chế hoạt động của các khối khí, các frông, dải hội tụ nhiệt đới, có liên quan chặt chẽ với vị trí địa lý, hình thể và địa hình. 2.4. Sự phân hóa theo mùa trong đặc điểm khí hậu: Kết hợp các yếu tố nhiệt, ẩm có thể rút ra được đặc điểm khí hậu nước ta cũng chia thành 2 mùa rất rõ rệt. - Đối với lãnh thổ phía Bắc: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khô và mùa hè thì nóng ẩm, mưa nhiều. - Đối với lãnh thổ phía Nam: khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc, kéo dài. 18 KẾT LUẬN Sự phân hóa của khí hậu Việt Nam rất phức tạp, trên thực tế nó không tác động riêng rẽ, độc lập mà chúng tác động đồng thời, tương hỗ. Tùy theo từng lúc, từng nơi mà sự phân hóa này hay sự phân hóa kia giữ vai trò chính hay phụ làm cho khí hậu Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Chuyên đề còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cô, đồng nghiệp để cùng xây dựng các chuyên đề chuyên sâu phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy. Trân trọng cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Địa lý tự nhiên Việt Nam, Vũ Tự Lập (1999) 2. Địa lý 12, SGK, NXB Giáo dục 3. Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lý Việt Nam, GS.TS Lê Thông (Chủ biên) 4. Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT Chuyên môn Địa lý năm 2011 và 2012. 5. Tài liệu bòi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III (2004 - 2007) môn Địa lý. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng