Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thực trạng nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0 45 ngày tuổi) tại trại lợn g...

Tài liệu Thực trạng nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0 45 ngày tuổi) tại trại lợn giống bố mẹ công ty mavin, hòa bình và hiệu quả điều trị

.PDF
64
1
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC H NG VƯ NG KHOA NÔNG – LÂM - NGƢ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: THỰC TRẠNG NHIỄM HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON (0 - 45 NGÀY TUỔI) TẠI TRẠI LỢN GIỐNG BỐ MẸ CÔNG TY MAVIN, HÕA BÌNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ngành: Thú y Người hướng dẫn : PGS.TS Cao Văn Th.S Phan Thị Yến Sinh viên thực hiện : Lã Thị Hồng Nhung Phú Thọ, 2021 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và học tập cho tôi được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo Trường Đại Học Hùng Vương và đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Thú y đã truyền đạt những kiến thức môn trong suốt quá trình học tập tại trường, để tạo nền tảng tốt cho tôi phát huy trong sự nghiệp của mình. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất về sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Cao Văn và ThS. Phan Thị Yến , người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Qua đây cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới anh Nguyễn Minh Đức quản lý trại Cuối Hạ công ty chăn nuôi Mavin cùng tất cả các cô, chú, anh, chị công nhân đang làm việc tại trại lợn Cuối hạ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại trang trại của công ty. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Phú thọ, ngày 21 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Lã Thị Hồng Nhung ii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết .................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu.......................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 2.1. Tổng quan về đơn vị và trại thực tập ............................................................. 4 2.1.1. Cơ cấu đàn ................................................................................................... 4 2.1.2. Tình hình sử dụng thức ăn của trại.............................................................. 4 2.1.3. Quy trình phòng bệnh tại trại ...................................................................... 4 2.2. Một số nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con ......................................... 8 2.2.1. Một số nghiên cứu trong nước .................................................................... 9 2.2.2. Một số nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 10 2.3. Đặc điểm sinh lý lợn con.............................................................................. 11 2.3.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con .................................................................. 11 2.3.3. Hệ miễn dịch của lợn con .......................................................................... 12 2.3.4. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con.......................................................... 13 2.3.5. Hiện tượng thiếu máu ở lợn con................................................................ 14 2.4. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................. 14 2.4.1. Nguyên nhân do môi trường, ngoại cảnh .................................................. 14 2.4.2. Nguyên nhân do chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng .................................... 15 2.4.3. Nguyên nhân do virus ............................................................................... 16 2.4.4. Nguyên nhân do vi khuẩn ......................................................................... 18 2.4.5. Nguyên nhân do ký sinh trùng .................................................................. 21 2.4.6. Nguyên nhân do nấm ................................................................................ 21 2.4.7. Nguyên nhân do stress .............................................................................. 22 2.5. Cơ chế gây bệnh ........................................................................................... 23 iii 2.6. Triệu chứng .................................................................................................. 23 2.7. Bệnh tích ...................................................................................................... 24 2.8. Chẩn đoán ..................................................................................................... 25 2.9. Phòng bệnh ................................................................................................... 25 2.9.1. Vệ sinh phòng bệnh ................................................................................... 25 2.9.2. Phòng bệnh bằng vaccine .......................................................................... 26 2.9.3. Phòng bệnh bằng bổ sung sắt .................................................................... 26 2.9.4 Phòng bệnh bằng các chế phẩm sinh học ................................................... 26 2.9.5. Phòng bệnh bằng cách trộn kháng sinh. .................................................... 27 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 30 3.1. Đối tượng...................................................................................................... 30 3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 30 3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30 3.4.1. Phương pháp theo dõi và thu thập số liệu ................................................. 30 3.4.2. Phương pháp thử nghiệm điều trị .............................................................. 31 3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi ............................................. 32 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 32 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 33 4.1. Thực trạng nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0 - 45 ngày tuổi ) .......... 33 4.1.1 Tình hình nhiễm bệnh chung ở lợn con (0- 45 ngày tuổi ) ........................ 33 4.1.2. Tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0-45 ngày tuổi) theo các tháng .................................................................................................................... 35 4.1.3. Tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0-45 ngày tuổi) qua giai đoạn tuổi .............................................................................................................. 39 4.1.4. Tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0-45 ngày tuổi) theo tính biệt ....................................................................................................................... 43 4.1.5. Những biểu hiện lâm sàng của lợn con khi nhiễm hội chứng tiêu chảy (045 ngày tuổi)........................................................................................................ 44 iv 4.2. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy lợn ở con (0-45 ngày tuổi) ..................................................................................................................... 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 50 5.1. Kết Luận ....................................................................................................... 50 5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 52 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AD Aujeszky ( bệnh giả dại ) CFU Colony Forming Unit Cl.perfringens Clostrdium perfringens CSF Classis Swine Fever ( bệnh dịch tả) E.coli Escherichia coli PGS.TS PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SỸ FMD Foot and mouth disease ( bệnh lở mồm long móng) HCL Hydrochloric Acid KST Kí sinh trùng PRRS Porcine reproductive and respiratory syndrome ( hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản) PED Porcine Epidemic Diarrhea ( bệnh tiêu chảy cấp ở lợn) TGEV Transmissible gastro enteritis virus (bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm) Th.S THẠC SỸ vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Cơ cấu đàn ............................................................................................. 4 Bảng 2.2. Lịch vệ sinh áp dụng tại trang trại Cuối Hạ.......................................... 5 Bảng 2.3. Lịch tiêm vaccin cho lợn nuôi tại trang trại......................................... 6 Bảng 3.1. Phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy (0-45 ngày tuổi ) ...................... 31 Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh chung ở lợn giai đoạn (0- 45 ngày tuổi) ............... 33 Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0-45 ngày tuổi) theo các tháng .................................................................................................................... 36 Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con ( 0-45 ngày tuổi ) theo giai đoạn tuổi .............................................................................................................. 39 Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0-45 ngày tuổi) theo tính biệt ....................................................................................................................... 43 Bảng 4.5. Kết quả theo dõi các triệu chứng lâm sàng ở lợn con ( 0-45 ngày tuổi) nhiễm hội chứng tiêu chảy .................................................................................. 44 Bảng 4.6. So sánh hiệu quả điều trị hội chứng ................................................... 47 tiêu chảy qua 2 phác đồ ....................................................................................... 47 vii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Tỷ lệ nhiễm, tỷ lệ chết hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0-45 ngày tuổi) theo các tháng ...................................................................................................... 38 Hình 4.2. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con ( 0-45 ngày tuổi) theo giai đoạn tuổi .............................................................................................................. 40 Hình 4.3. Phân của lợn con bị tiêu chảy màu vàng trắng, loãng......................... 46 Hình 4.4. Tỷ lệ khỏi bệnh và tỷ lệ tái phát khi thử nghiệm phác đồ................... 48 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Trong quá trình nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển. Mức sống của con người được nâng cao. Nhu cầu thực phẩm để đáp ứng cho con người rất được quan tâm và chú trọng. Chăn nuôi lợn là một ngành hết sức quan trọng cung cấp một số lượng rất lớn thịt cho con người và là một loại thực phẩm thiết yếu. Theo báo cáo của cục thống kê về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2020, tổng số lợn của cả nước tháng 6 năm 2020 đạt 23,05 triệu con. Chính vì vậy ngành chăn nuôi lợn đã và đang là trọng tâm của nền kinh tế nước ta. Trong thời gian vừa qua ngành chăn nuôi lợn cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Năm 2020 dịch tả Châu Phi ở Việt nam bùng phát và đã lây lan đến 38 tỉnh thành, riêng Hà Nội số lượng bị tiêu hủy lên đến 1,5 triệu con. Từ những trang trại vừa và nhỏ cho đến những trang trại có quy mô lớn đều bị thiệt hại nặng nề do phải tiêu hủy vì dịch bệnh. Sau khi dịch bệnh qua đi nhiều trang trại muốn nhập giống để tái đàn tiếp tục phát triển kinh tế làm thiếu hụt nguồn cung lợn giống. Vấn đề hiện tại là chăn nuôi lợn nái sinh sản để đáp ứng cho nhu cầu đó. Quá trình chăn nuôi lợn con là quá trình vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của vật nuôi sau này. Việc hạn chế dịch bệnh xảy ra trên lợn con đặc biệt là hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn (0 - 45 ngày tuổi) đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn (0 - 45 ngày tuổi) là bệnh phổ biến đã và đang gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Tỷ lệ mắc cao từ 60-70 %. Theo Nguyễn lương (1963), Trịnh Văn Thịnh (1995) nghiên cứu lợn bị tiêu chảy thường mất nước mất chất điện giải và kiệt sức. Những con khỏi bệnh thường chịu hậu quả còi cọc, thiếu máu chậm lớn dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao. Nguyên nhân gây ra hội trứng tiêu chảy này được xác định là do sự xâm nhập của một số vi khuẩn đường ruột là E.coli, Salmonella, kết hợp với điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng cho lợn con không đảm bảo. Nước ta, hội chứng tiêu chảy rất hay gặp và xảy ra hầu như quanh năm, đặc biệt khi thời tiết thay 2 đổi đột kết hợp ảnh hưởng bởi các yếu tố stress. Bệnh xảy ra làm lợn con còi cọc chậm lớn da nhăn nheo, lông dựng đứng, mắt trũng bỏ bú. Lợn bệnh sốt ở nhiều mức độ khác nhau, hay nằm, lười vận động, tiêu chảy phân loãng lẫn bọt khí có màu trắng, vàng, thối. Khi mắc hội chứng tiêu chảy làm cho con vật giảm sức tăng trọng, gầy yếu, sức đề kháng kém, giảm năng xuất chất lượng của đàn con. Nếu không chữa trị kịp thời con vật có thể chết. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy để giảm tổn thất nặng nề đến ngành chăn nuôi cần chú trọng vào khâu phòng, chuẩn đoán điều trị kịp thời trên đàn vật nuôi chúng ta nên đưa ra phương pháp phòng trị. Công ty cổ phần chăn nuôi Mavin có rất nhiều trại, trong đó trại lợn Cuối Hạ (Hòa bình) có quy mô 1800 con nái. Từ thực tế chăn nuôi cho thấy việc điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh và đưa ra biện pháp điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0-45 ngày tuổi) là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, để nâng cao hiểu biết về bệnh này và thử nghiệm một số phác đồ điều trị góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi hạn chế thiệt hại do hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn (0 -45 ngày tuổi). Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Thực trạng nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0 - 45 ngày tuổi) tại trại lợn giống bố mẹ công ty Mavin, Hòa Bình và hiệu quả điều trị” 1.2. Mục tiêu Đánh giá được thực trạng nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0 - 45 ngày tuổi) tại trại lợn giống bố mẹ công ty Mavin, Hòa Bình Đánh giá được hiệu quả điều trị bằng phác đồ điều trị 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu tại trại của công ty Mavin sẽ thu thập những thông tin cần thiết nhằm bổ sung và cung cấp hoàn thiện phong phú thêm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Cơ sở khoa học để giúp cho người dân biết cách nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con một cách tốt nhất. 3 Từ kết quả nghiên cứu có các biện pháp nhận biết bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn (0 – 45 ngày) tuổi tại trại lợn giống bố mẹ công ty Mavin và biết cách phòng bệnh. Từ việc thử nghiệm sẽ đưa ra được phác đồ tốt nhất để điều trị. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về đơn vị và trại thực tập 2.1.1. Cơ cấu đàn Là một trang trại chăn nuôi quy mô lớn với 1800 nái. Bảng 2.1 Cơ cấu đàn Loại lợn Số con Lợn đực 36 Lợn nái 1800 Lợn con 7600 Tổng số 9436 2.1.2. Tình hình sử dụng thức ăn của trại Các loại cám được sử dụng trong trại là cám do công ty sản xuất, gồm: Cám silo và cám bao. - Cám silo là cám thường. - Cám bao là cám có pha thêm thuốc. + Cám 1111 (cám silo) sử dụng cho lợn mang thai. + Cám 1112 (cám silo) sử dụng cho lợn nái đẻ sau 1 tuần và trước khi đẻ 1 tuần, lợn đực giống, lợn ở chuồng cách ly 14 ngày. + Cám 1112T (cám bao) sử dụng cho lợn nái đang đẻ trong 1 tuần. + Cám 1113 (cám bao) sử dụng cho lợn con đang tập ăn, lợn con ở chuồng cai dưới 10kg. + Cám 1114T (cám bao )sử dụng cho lợn con trên 10 kg. + Cám 1114 (cám silo) sử dụng cho lợn con chuẩn bị xuất chuồng. 2.1.3. Quy trình phòng bệnh tại trại a, Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh tại trại Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Vệ sinh phòng bệnh nhằm hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường, đồng thời nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn gia súc. Việc 5 chăm sóc nuôi dưỡng tốt và vệ sinh phòng bệnh là những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra êu cầu với người làm việc: phải mặc quần áo lao động, đi ủng (ủng đi ngoài chuồng riêng, ủng đi trong chuồng riêng) của trại, ăn ở tại trại, nếu ra ngoài khi vào trại phải được tắm sát trùng trước khi xuống khu chăn nuôi. Đối với chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ: các dụng cụ lao động, dụng cụ thú y sau khi sử dụng xong đều được rửa sạch sẽ và sát trùng được để vào đúng nơi quy định. Với chuồng lợn nái bầu hàng ngày được dọn phân, tắm cho lợn, xịt rửa nền chuồng, chuồng lợn đẻ thì không tắm cho lợn nhưng thường xuyên dọn phân, quét nền, rắc vôi bột ở nền và lối đi lại (ngày 2-3 lần). Hệ thống máng ăn được cọ rửa sau khi lợn ăn xong, tiến hành xịt rửa gầm 1 lần ngày. Ngoài ra ở chuồng nái đẻ sau khi cai sữa lợn con được xuất đi, lợn nái được chuyển sang chuồng bầu chờ phối thì các tấm đan bê tông được xịt sạch bằng máy áp lực sau đó được phun vôi lên trên, các tấm đan nhựa đều được tháo dỡ ngâm trong dung dịch NaOH trong vòng 24 – 48h, sau đó được xịt sạch, còn chuồng được xịt sạch bằng nước, phun vôi lên các khung chuồng và để trống chuồng ít nhất là một tuần trước khi đón lợn mới lên. Trại có lịch phun sát trùng định k , một tuần phun từ 3-4 lần, khu vực đường đi xung quanh trại thường xuyên được rắc vôi. Bảng 2.2. Lịch vệ sinh áp dụng tại trang trại Cuối Hạ Thứ Hai Khu vực trong chuồng Khu vực Chuồng bầu Chuồng đẻ ngoài chuồng Tắm lợn, phun sát Quét và rắc vôi đường đi, Phun sát trùng phun sát trùng trùng toàn bộ khu vực Ba Xịt gầm, đổ vôi Quét và rắc vôi đường đi, Phun sát trùng Xịt gầm, đổ vôi 6 Tư Năm Sáu Bảy Tắm lợn, phun sát Quét và rắc vôi đường đi, trùng phun sát trùng Dọn vệ sinh, quét Quét và rắc vôi đường đi, mạng nhện phun sát trùng Tắm lợn, phun sát Quét và rắc vôi đường đi, trùng phun sát trùng Xịt gầm, đổ vôi Quét và rắc vôi đường đi, Rắc vôi bột phun sát trùng Chủ Vệ sinh tổng nhật chuồng trại Vệ sinh tổng khu Vệ sinh tổng khu b, Phòng bệnh bằng vaccine Phòng bệnh bằng vaccine luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do trại sản xuất lợn giống thương phẩm nên việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vaccine chính xác là rất quan trọng. Tiêm phòng bằng vaccine là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vaccine phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, thời gian tiêm, liều lượng tiêm. Trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vaccine cho lợn khỏe mạnh, đúng liều, đúng thời gian để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Bảng 2.3. Lịch tiêm vaccin cho lợn nuôi tại trang trại + Lịch vaccine nái và đực STT Tuần Phòng bệnh Tên vắc xin Liều tiêm 1 4 tháng lần PRRS Fostera 2ml/con 2 4 tháng lần CSF CSF DHN- TW1 1ml/con 3 4 tháng lần AD Auphyl plus 2ml/con 4 4 tháng lần PCV2 Ingelvac Circoflex 1ml/con 5 4 tháng lần FMD Aftopor type O, A 2ml/con 6 6 tháng lần Giun sán, KST Antiparavet 1ml/30kgTT 7 + Lịch hậu bị STT 1 Tuần tuổi 2224 2 25 3 26 4 27 5 28 Tên Phòng bệnh Tẩy giun sán PRRS vacxin Liều tiêm Antiparavet 1ml/30kgTT Fostera 2ml/con PRRS AD Auphyl Plus 2ml/con KHÔ THAI Farrowsure B 5ml/con CSF DHN- 1ml/con CSF MH, PCV2 TW1 Ingelvac 1ml/con Mycoflex 1ml/con Ingelvac Circoflex 6 29 AD, KHÔ THAI 7 30 FMD 8 31 PCV2 9 32 Tẩy giun sán, ADE Auphyl Plus 2ml/con Farrowsure B 5ml/con Aftopor type 2ml/con O, A Ingelvac 1ml/con Circoflex Antiparavet 1ml/30KgTT 1ml/10kgTT 8 + Lịch vaccine heo con STT Tuần tuổi Phòng bệnh Tên vacxin Porcine 1 2 tuần PRRS Liều tiêm 2ml/con reproductive and respiratory syndrome MH Ingelvac Mycoflex PCV2 Circovac 5 tuần CSF mũi 1 CSF DHN-TW1 1ml/con 4 7 tuần FMD mũi 1 Aftopor type O 2ml/con 5 8 tuần AD Auphyl Plus 2ml/con 6 9 tuần CSF mũi 2 CSF DHN-TW1 1ml/con 7 10 tuần PRRS PRRS JXA1 2ml/con 7 11 tuần FMD mũi 2 Aftopor type O 2ml/con 2 3 tuần 3 1ml/con 0,5ml/con 2.2. Một số nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con Hội chứng tiêu chảy ở lợn là một trong các bệnh phổ biến đã và đang gây những thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay xảy ra khi thời tiết thay đổi. Hội chứng tiêu chảy gây chết với tỷ lệ chết thấp nhưng thiệt hại lớn của nó là làm tổn thương hệ thống nhung mao ruột non, giảm khả năng hấp thu thức ăn, làm cho lợn con còi cọc chậm lớn. Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch (2006), tiêu chảy là tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa, con vật có hiện tượng ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa (ruột tăng cường co bóp và tăng tiết dịch). Hiện tượng lâm sàng tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi mắc bệnh, loài gia súc, tùy theo yếu tố nào được gọi là nguyên nhân chính mà nó được gọi theo nhiều tên khác nhau như: bệnh xảy ra với gia súc non theo mẹ, lợn con phân trắng, chứng 9 khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa… Hội chứng tiêu chảy đã được nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới đi sâu nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. 2.2.1. Một số nghiên cứu trong nước Hội chứng tiêu chảy trên lợn con ở nước ta đã được nghiên cứu từ lâu tại các cơ sở chăn nuôi tập trung (trại chăn nuôi và các nông trường quốc doanh). Ở nước ta bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa đông xuân, nhất là sau những trận mưa lớn, những ngày có độ ẩm cao và khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ở các trang trại chăn nuôi tập trung, bệnh xảy ra rất nhiều mặc dù đã thực hiện tốt các khâu về chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn con, lợn mẹ nhưng bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế. Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) cho biết số lượng vi khuẩn trung bình của E.coli và Samonella trong 1gam phân ở trạng thái bình thường là 91.450 .000 vi khuẩn gam và 26.531.000 vi khuẩn/gam. Trong khi đó số lượng vi khuẩn trung bình của E.coli và Samonella trong phân của lợn mắc tiêu chảy là: 173.837.000 vi khuẩn gam và 51.050.000 vi khuẩn gam. Như vậy số lượng vi khuẩn E.coli và Samonella trong trạng thái bệnh lý tăng gấp hai lần so với lợn khoẻ. Theo Lê Văn Tạo và cộng sự (1993), đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli gây bệnh, chọn chủng E.coli để chế tạo vaccin chết dưới dạng cho uống vacxin dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/ con, liên tục trong 3 – 5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy lợn con từ 30– 35% so với đối chứng. Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001), hội chứng tiêu chảy trên lợn con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus. Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thường phát mạnh từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5), 10 đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm sang rét), tỉ lệ chết tới 30 – 45%. Năm 2002, Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình công bố rằng, ở lợn con theo mẹ đều phân lập được E.coli và Cl.perfingens ở hầu hết các cơ quan phủ tạng, trong đó sự có mặt của E.coli luôn chiếm một tỉ lệ cao và rất phổ biến, vi khuẩn yếm khí Cl.perfingens chỉ được phát hiện ở gan và ruột non với một tỷ lệ khá cao. Khi sử dụng các sinh phẩm E.coli - sữa và Cl.perfringens – toxoit trong quy trình phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con, kết quả thu được bước đầu cho thấy tác dụng và hiệu quả khá rõ rệt, đã giảm số lợn con bị mắc bệnh (28,12% so với 55,5%), số ngày điều trị cho mỗi lợn con bệnh cũng rút ngắn từ 3 ngày xuống còn 1,8 ngày và khống chế được tỉ lệ lợn con chết do bị tiêu chảy (7,4% so với đối chứng). Ngoài ra các sinh phẩm còn cho thấy hiệu quả kinh tế khi khối lượng bình quân lúc cai sữa của lợn con được nâng cao lên 0,46 kg con và 1,37kg/con so với đối chứng. 2.2.2. Một số nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới hội chứng tiêu chảy cũng là vấn đề nổi cộm được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên lợn con. Khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thực bào, giảm khả năng diệt trùng của máu do đó gia súc dễ bị vi khuẩn tấn công. Theo Purivà cộng sự (1985), phương thức cho ăn không phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn. Laval (1997), báo cáo rằng thức ăn thiếu các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy. Fairbrother và cộng sự (1992), cho biết độc tố ruột (entertoxin) do E.coli (Enterotoxinogenic Escherichia coli-ETEC) sản sinh ra gây ỉa chảy trầm trọng cho lợn con sinh ra từ 1-4 ngày tuổi. Trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập được rotavirus, 11,2% có TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus (bergenland, 1992). Radostits và cộng sự (1994), cho rằng E.coli gây bệnh cho 11 lợn là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò quan trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy 2.3. Đặc điểm sinh lý lợn con Ở lợn con theo mẹ do cấu tạo chức năng sinh lý của các cơ quan chưa ổn định, hệ tiêu hóa, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh chưa được hoàn thiện vì vậy khả năng thích nghi của chúng với điều kiện ngoại cảnh còn nhiều hạn chế. 2.3.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con - Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con nhất là cơ quan tiêu hóa chưa thành thục. Hàm lượng HCl và các men tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa đảm nhiệm đầy đủ chức năng tiêu hóa nên dễ gây rối loạn trao đổi chất để lại hậu quả là rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, còi cọc, thiếu máu và chậm lợn. - Lợn con trước một tháng tuổi có hàm lượng HCL tự do trong dạ dày rất ít vì lúc này lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với niêm dịch. Giai đoạn này là giai đoạn thích ứng cần thiết giúp tự nhiên cơ thể thẩm thấu được các kháng thể miễn dịch trong sữa đầu của lợn mẹ. - Nhờ đặc điểm này cơ thể mới có khả năng thẩm thấu được kháng thể đưa vào cùng với sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn đó dịch vị không có hoạt tính phân giải protein mà chỉ có thể làm đông vón sữa, huyết thanh chứa albumin và globulin được chuyển xuống ruột, thẩm thấu vào máu. Tuy nhiên, khi lợn con trên 14 – 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu HCl tự do trong dạ dày không còn cần thiết cho sinh lý bình thường nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt cai sữa sớm rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl tự do, hoạt hóa hoạt động tiết dịch, tạo khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Sau 20 ngày, lượng sữa mẹ giảm dần trong khi nhu cầu của lợn con tăng lên. Vì vậy, lợn con rất dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Để khắc phục tình trạng này cần cho lợn con tập ăn sớm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, có tác dụng kích thích tăng tiết dịch, tăng hàm lượng HCl và men tiêu hóa; sự phát triển của dạ dày và ruột để đáp ứng kịp thời với chế độ sau cai sữa. 12 2.3.2. Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con - Lợn con sơ sinh có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống. Khi còn trong cơ thể mẹ thân nhiệt bào thai được giữ ổn định, khi ra bên ngoài cơ thể bị mất một lượng nhiệt lớn do tác động của môi trường làm con vật sơ sinh bị giảm thân nhiệt trong những giờ đầu tiên. Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do:  Lông lợn con thưa, lớp mỡ dưới da mỏng nên khả năng giữ nhiệt hạn chế.  Diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể cao nên mức độ mất nhiệt cao hơn.  Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng chống lạnh bị hạn chế.  Hệ thần kinh điều khiển cân bằng thân nhiệt chưa hoàn chỉnh do trung khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não mà vỏ não là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong thai và ngoài thai.  Nói chung khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con trong những ngày đầu rất kém và chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ không khí 180C thì thân nhiệt lợn con giảm 20C, song nếu nhiệt độ không khí 00C thì thân nhiệt lợn con giảm đi tới 40C. - Khi lợn con bị lạnh ta thấy lợn nằm sát nhau, thậm chí nằm chồng lên nhau để tận dụng nhiệt từ những con khác và cũng giảm được sự mất nhiệt do giảm diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường ngoài. 2.3.3. Hệ miễn dịch của lợn con - Khả năng miễn dịch của cơ thể là khả năng phản ứng của cơ thể đối với các chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ có thể là mầm bệnh, các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc non tương đối dễ do các cơ quan bảo vệ cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Trong hệ thống tiêu hoá của lợn con lượng enzym tiêu hoá và lượng HCl tiết ra chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng kém. Do vậy, các mầm bệnh như E.coli, Salmonella… dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá và gây bệnh. - Ở lợn con, các yếu tố miễn dịch như bổ thể, profecdin và lysozim được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng