Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm So sánh sự khác nhau giữa triết học phương đông và triết học phương tây thời cổ ...

Tài liệu So sánh sự khác nhau giữa triết học phương đông và triết học phương tây thời cổ đại (2)

.DOC
21
4566
130

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện tiểu luận này, tôi rất vui mừng vì đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo TS. Vi Thái Lang, các đoàn thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới Thư viện, phòng sau đại học, tập thể K16 TGT, các đơn vị liên quan của trường ĐHSP Hà Nội 2 và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vi Thái Lang người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có được một kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu này. Xuân Hoà, tháng 01 năm 2013 TÁC GIẢ TRẦN THU HẰNG 0 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN:……..………………………………………………………………1 MỞ ĐẦU:………………………………………………………...…………………2 NỘI DUNG:...............................................................................................................5 Chương 1: Khái quát chung về triết học phương Đông và phương Tây……….5 Chương 2: Những điểm khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Đông và phương Tây thời cổ đại………………………………………...9 2.1 Mối quan hệ giữa con người và vũ trụ……………………..………………..9 2.2.Mặt xã hội và mặt sinh học của con người……………………..................11 2.3 Tư tưởng nhận thức luận…………………………………………………. …12 2.4 Cuộc đấu tranh giữa duy tâm và duy vật……………………………….…..13 2.5 Sự đấu tranh giữa biện chứng và siêu hình…………………….……….…14 2.6 Các bước phát riển nhảy vọt về chất…………………………………….... 14 2.7 Việc được nhìn nhận như một khoa học độc lập…………...……………...15 2.8 Việc sử dụng hệ thống thuật ngữ …..…………………….…………………16 KẾT LUẬN:.............................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO:……………………………………………………….20 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Triết học là một hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới về bản than con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học có một vai trò hết sức to lớn trong xã hội. Trước hết, triết học đặt ra và giải quyết những vấn đề thế giới quan, đó là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung qunnh, về bản than con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giưói đó. Bên cạnh đó, triết học còn có chức năng phương phps luận, là hệ thống các quan diểm, các nguyên tác chỉ đạo con người, tìm tòi xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn. Sau cùng, triế thọc không những có vai trò to lớn đối với khoa học mà còn đối với việc rèn luyện năng lực tư duy của con người. Như Ăng ghen đã từng nói: “Một dân tộc muốn đứng trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lí luận”, và để hoàn thiện năng lực tư duy lí luận thì không có một cách nào khác hơn là nghiêm cứu toàn bộ triết hcọ thời trước. Bước đi đầu tiên của lịch sử triết học thế giới là triết học cổ đại. Những học thuyết triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào thế kỉ thứ XIII – VI trước công nguyên. Ở phương Đông thể hiện rõ nét ở Ấn Độ, Trung Quốc. Ở phương Tây, thể hiện rõ nét ở Hy Lạp và La Mã cổ đại. Nghiên cứu và so sánh sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại sẽ cho ta một cái nhìn khái quát và biện chứng về nhữngđóng góp có giá trị đối với tri thức nhân loại trong buổi đầu hình thành ý thức xã hội. Đồng thời giúo ta thâu tóm tri thức, trí tuệ của mỗi thời đại lịch sử được kết tinh trong triết học. 2 Thông qua những sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại sẽ cho ta một cái nhìn toàn diện, đúng đắn về ý nghĩa, ảnh hưởng, nắm được sợi dây lien hệ giữa quá khứ và hiện tại. Bên cạnh đó, giúp tránh tư tưởng đề cao triết học phương Đông, hạ thấp triết hoc phương Tây thời cổ đại và ngược lại. Xuất phát từ những lí do nêu trên nên em đã chọn đề tài: “So sánh sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Làm rõ những đặc điểm của hai nến triết học phương Đông và phương Tây thời cổ đại, từ đó thấy được những nét đặc sắc riêng của mỗi nền triết học, chúng bổ sung cho nhau và đều đóng góp vào sự phát triển của lịch sử nhân loại. - So sánh sự khác nhau giữa hai nền triết học, từ đó có cái nhìn khái quát và biện chứng về những đóng góp có giá trị đối với tri thức nhân loại trong những buổi đầu hình thành ý thức xã hội, giúp chống tư tưởng đề cao nền triết học này, hạ thấp nền triết học kia. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu, phân tích các đặc điểm của triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại. - Tìm ra và so sánh những điểm khác nhau căn bản giữa hai nền triết học ấy. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đặc điểm của triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh dựa trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin. 6. Giả thuyết khoa học: Nếu so sánh được sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại, ta sẽ thấy được mặt tích cực, hạn chế, mối quan hệ giữa triết học phương Đông và phương Tây, đánh giá thoả đáng vị trí của chúng trong lịch sử triết học. Qua đó, hình thành cho ta phương pháp luận và nhận thức đúng đắn khi nghiên cứu về lịch sử triết học. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG I: Khái quát chung về triết học phương Đông và phương Tây. Thời xa xưa, con người đã muốn khám phá về thế giới và bản thân mình. Khi khoa học còn chưa phát triển và trí tuệ con người còn hạn chế, công cụ để nhận thức thế giới của họ lúc đầu là huyền thoại và thần thoại, tức là giải tích các hiện tượng tự nhiên bằng các yếu tố thần thoại. Nhưng từ khi xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế xã hội nguyên thủy, sự giải thích thế giới bằng huyền thoại, thần thoại không còn đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao của con người. Một công cụ nhận thức mới của loài người xuất hiện, đó là triết học. Triết học ra đời vào khoảng thế kỉ VIII – VI trước Công nguyên gắn liền với sự ra đời của các nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Đó là kết quả của sự tách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, cùng với sự phát triển ở trình độ cao (trình độ hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá) của tư duy nhân loại. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về triết học. “Triết” theo nghĩa chữ Hán là trí - sự hiểu biết của con người, là truy tìm bản chất của đối tượng trong quá trình nhận thức thế giới. “Triết” theo nghĩa tiếng Ấn Độ là “Darshna”, là sự suy ngẫm con đường đến chân lí, là sự hiểu biết nói chung “Triết học” theo tiếng Hy Lạp là “Philosophya” - sự ham mê hiểu biết cộng với sự thông thái. Như vậy, dù là Trung Quốc, Ấn Độ hay Hy Lạp, dù ở phương Đông hay phương Tây, triết học thời cổ đại đều có nghĩa là sự hiểu biết chung, sự nhận thức chung của con người về thế giới. Do nghiên cứu những qui luật chung nhất của thế giới nên triết học với tư cách là một khoa học đề cập tới nhiều vấn đề. Trong những vấn đề ấy, nổi 5 lên vấn đề cơ bản là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi giữa tư duy với tồn tại, giữa ý thức với vật chất, giữa tinh thần và tự nhiên thì cái nào có trước cái nào có sau; và cái nào có vai trò quyết định đối với cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Trong lịch sử triết học, có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm trí đối lập nhau khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Đây chính là tiêu chuẩn để phân biệt lập trường tư tưởng của các nhà triết học, hình thành nên các trường phái triết học khác nhau. Đi sâu giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, các nhà triết học phương Đông và phương Tây thời cổ đại có nhiều quan điểm không giống nhau. Điều này đã một phần tạo nên sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây nói chung và thời cổ đại nói riêng. Dù lịch sử triết học là quá trình hình thành, biến đổi, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các trào lưu, tư tưởng triết học nhưng nó có tính quy luật. Sự hình thành và phát triển triết học có những đặc điểm chung như sau: Thứ nhất, tư tưởng triết học là một hình thái ý thức xã hội được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - xã hội trong một giai đoạn lịch sử xã hội nhất định là sự phản ánh của tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Như vậy, sự phát triển của lịch sử triết học gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, gắn với sự biến đổi, thay thế nhau giữa các chế độ xã hội… Điều này hình thành nên tính giai cấp trong triết học. Từ đó, tạo nên sự khác nhau giữa các trào lưu, tư tưởng triết học, giữa triết học phương Đông và phương Tây. Thứ hai, lịch sử triết học là quá trình thống nhất và đấu tranh của hai trường phái triết học duy vật và duy tâm, hai phương pháp biện chứng và siêu hình. 6 Thứ ba, lịch sử triết học luôn gắn bó chặt chẽ không thể tách rời với các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng với các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng sự thâm nhập tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các trào lưu, tư tưởng triết học cùng sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác như: Tôn giáo, chính trị, nghệ thuật, văn hoá,… Thứ tư, chiến tranh là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự biến đổi của tư tưởng triết học. * Tóm lại: Triết học là một khoa học bao gồm hệ thống tri thức lí luận chung nhất về thế giới của con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự qui định của tồn tại xã hội. Đồng thời, triết học là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng, là sự phản ánh cơ sở hạ tầng, chịu sự qui định của cơ sở hạ tầng. Đây cũng là nét chung của triết học mọi thời đại cũng như triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá, bối cảnh lịch sử, khác nhau nên triết học phương Đông và phương Tây cổ đại có những nét đặc thù, riêng biệt, tạo nên thiên hướng riêng của nó. Dựa vào phần khái quát chung làm cơ sở nền tảng, sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại được phân tích cụ thể ở mục tiếp theo. 7 8 CHƯƠNG II: Những điểm khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại 2.1. Mối quan hệ giữa con người và vũ trụ Nếu như triết học phương Tây cổ đại tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể còn thế giới quan là khách thể mà con người cần nghiên cứu, chinh phục thì triết học phương Đông thời cổ đại lại nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan hệ giưũa con người và vũ trụ. Chúng ta có thể lí giải cho sự khác biệt này bởi con người phương Đông sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, được thiên nhiên ưu đãi, nguồn sống nông nghiệp dồi dào, đã hoà quyện con người với thiên nhiên và với vụ trụ. Chính điều này đã được khái quát thành tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, trong đó con người được xem như là một “tiểu vũ trụ”. Hơn thế các nền vă minh của phương Đông chủ yếu được hình thành ở lưu vực các con song. Nền văn minh Ấn Độ được hình thành trên lưu vực song Ấn và song Hằng, nền văn minh Trung Hoa được xây dựng trên sự hợp lưu của hai song Hoàng Hà và Trường Giang. Do vậy nền văn minh phương Đông chủ yếu dựa trên sự phát triển nông nghiệp của một chế đọ nhà nước quân chủ lập quyền. “Thiên nhiên hợp nhất” là tư tưởng xuyên suốt nhiều trường phái, học thuyết ở Trung Quốc. Đạo gia cho rằng; con người và vũ trụ không ở ngoài nhau mà cùng hoà hợp, lien thong thành một khối. Lão tử nói: “Người phỏng theo đất, đất phỏng theo trời, trời phỏng theo đạo, đạo phỏng theo tự nhiên”. Trời, đất, người liên thong với nhau băng một đạo. 9 Những điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của từng con người và văn hoá Trung Quốc. Có lẽ vì thế mà khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật trong triết học Trung Quốc phát triển không mạnh. “Thiên nhiên hợp nhất” lại được thể hiện theo cách khác ở Ấn Độ. Trong kinh thánh Vêđa, để cắt nghĩa các hiện tượng tự nhiên mà con người kông thể lí giải, người Ấn Độ đã xây dựng hệ thống các vị thần. Thần linh và con người có nhiều mối quan hệ với nhau, có tính cách như nhau, các vị thần cũng mang tính người. Triết học Ấn Độ khẳng định tính hợp nhất của con người và vũ trụ. Vạn vật trong thế giới đồng nhất thể, con người và vũ trụ có chung bản chất. Như vậy, triết học phương Đông lấy con người mà đặc biệt là phương diện tâm linh làm đối tượng chủ yếu để nghiên cứu. Những triết học lớn thời đó đều xoay quanh những vấn đề lien qian tới số phận, đạo đức của con người. Trái lại, triết học phương Tây thời cổ đại lại tách con ngưòi ra khoie vũ trụ, coi con người là chủ thể còn thế giới khách quan là khách thể mà con người cần nghiên cứu, chinh phục. Với tư tưởng quan tâm tới bản nguyên thế giới thì các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã giải thích sự xuất hiện của thế giới khách quan theo nhiều cách khác nhau. Các nhà duy vật giải thích bằng sự xuất hiện của một dạng vật chất cụ thể như: nước, lửa, không khí… Đại diện đầu tiên là Talet, ông cho rằng nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của mọi vật trong thế giới. Mọi vật đều sinh ra từ nước và khi phá huỷy, nó cũng trỏ thành nước. Đại diện thứ hai là Amximen, ông cho rằng: không khí và bản chất, là nguồn gốc của mọi sự việc, vì nó giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống. 10 Đại diện thứ ba tiếp tục đứng trên quan điểm duy vật là Heraclit, ông đã dựa trên quan điểm của duy vật đẻ giải quyết vấn đề “cơ sở đầu tiên” của thế giới từ một dạng vật chất cụ thể. Nhưng ông cho rằng mọi vật sinh ra từ lửa, là bản nguyên của thế giới. Cũng có quan điểm cho rằng: bản nguyên đầu tiên của thế giới là những phần nhỏ bé, siêu cảm giác, không thấy được qua đất, nước, không khí, lửa; chúng gọi là mầm sống,hạt giống của muôn vật. Tuy rằng, trong triết họcphương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc cũng chứa những tue tưởng triết học duy vật sơ khai, chất phác về bản nghuyên của htế giới, nhưng các nhà triết học phương Đông vẫn luôn xem xét sự phát sinh, phát triển của vũ trụ, của thế giới khách quan trong sự gắn kết với con người. Ngược lại, triết học phương Tây lại đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới, vấn đề con người được bàn tới chỉ nhằm mục đích giải thích thế giới. Do vậy, vấn đề bản thể luận của triết học phương Tây được thể hiện rất đậm nét, trong khi vấn đề bản thể luận của triết học phương Đông lại thể hiện một cách mờ nhạt hơn. 2.2. Mặt xã hội và mặt sinh vật của con người. Trong khi triết học phương Đông chú trọng vào việc giải thích mối quan hệ giữa người với người và đời sống tâm linh của con người, hầu như rất ít quan tâm tới mặt sinh vật. Traid lại, triết học phương Tây cổ đại lại chủ yếu quan tâm tới khía cạnh sinh vật, về nguồn gốc xuất hiện của sinh vật, hầu như ít quan tâm tới mặt xã hội của con người. Những mặt hạn chế của hai nền triết học cổ đại này sau đã được khắc phục bởi triết học Mac-Lênin. `Triết học Trung Quốc cổ đại khi nghiên cứu đã lấy con người làm gốc, lấy triết lí nhân sinh làm nội dung. Theo Khổng Tử, cái mà con người nên biết và 11 có thể biết là bản than con người. Yêu mến con người,thờ phụng con người là bổn phận của con người. Còn theo Mạnh Tử, bản tính con người ta là thiện, nó được thể hiện ở bốn đức: Nhân, nghĩa, lế, trí. Chúng ta có thể nói rằng: triết học ở đây đề cao long nhân ái, đạo đức, và sức mạnh của đạo đức. Cũng đề cao đạo đức nhung triết học Ấn Độ cổ đại lại thông qua những tư tưởng giải thoát con người. Trong khi đó, triết học phương Tây cổ đại lại ít quan tâm đến sức mạnh đạo đức, mà chủ yếu quan tâm nghiên cứu khía cạnh sinh vật, nguồn gốc xuất hiện của con người. Như vậy, các nhà triết học phương Đông cổ đại nghiêng về nghiên cứu nội tâm, hướng nội thì các nhà triết học phương Tây cổ đại lại đi sâu vào phương diện lí trí. Do vậy phải thường xuyên trau dồi lí trí, tiép thu những quy luật của tự nhiên và quy luật của con người. 2.3. Về tư tưởng nhận thức luận Trong khi các nhà triết học phương Đông cổ đại có những phương thức tư duy triết học là nhận thức trực quan, trực giác, thì các nhà triết học phương Tây cổ đại lại đề cao vai trò của nhận thức lí tính, phát triển các tư tưởng thành lí thuyết với các chứng minh rõ rang, mạch lạc. Ở Ấn Độ cổ đại, các trường phái triết học đề cao nhận thức trực giác, thuẹc nghiệm tâm linh khi nghiên cứu thế giới, nhhư phái Vaisesika, Lokayata, kinh Uparishop.. Ở Trung Quốc cổ đại, Lão Tử và Trang tử đề cao tư duy trừu tượng và coi khinh nghiên cứu sự vật hhiện tượng cụ thể. Cho dù các nhà triết học phương Đông cổ đại đã có sự sang tạo phương thức tư duy trực quan, nhưng do thiếu luận chứng và phân tích, lại dùng phương 12 pháp tư duy giácc ngộ bằng trực giác nên đã làm cho các khái niệm thiếu logic, khoa học. Trái lại, các nhà triết học phương Tây cổ đại lại không đặt mình vào giữa đối tượng để suy nghiệm, mà tách con người ra khỏi đối tượng nhận thức để đảm bảo được tính khách quan. Mặc dù vẫn có quan điểm như Epiquga nhưng ông đã thừa nhận tác động của vật chất vào các giác quan của con người. Hầu hết các triết gia Hy Lạp đã đưa ra quan điểm về nhận thức luận đúng đắn, đó là nhận thức một quá trình kinh nghiệm đến nhận thức lí tính. Vì thế, logic học đã được phát triển ở phương Tây cổ đại. 2.4. Cuộc đấu tranh giữa duy tâm và duy vật: Ở triết học phương Đông cổ đại, các trào lưư, học thuyết thường đan xen yếu tố duy vật và duy tâm. Chính vì thế mà cuộc đấu tranh giữa duy vật và duy tâm không gay gắt như ở phương Tây. Ở Trung Quốc cổ đại với trường phái nho giáo mà đại diện là Khổng Tử. Trong quan niệm của ông, bên cạnh các yếu tố duy tâm là các yếu tố duy vật. Ông đưa ra thuyết “Thiên mệnh”, và coi việc hiểu biết mệnh trời là một hiểu biết tất yếu cần có để trở thành một con người hoàn thiện. Song ông lại phê phán sung bái, mê tín. Trong phật giáo, sự đan xen giữa yếu tố duy vật và duy tâm cũng thể hiện rất rõ nét. Còn ở Triết học Ấn Độ cổ đại, các quan niệm tự nhiên về các vị thần dần mờ nhạt, thay vào đó là những nguyên lí trừu tượng, duy nhất, tối cao được coi là nguồn gốc của vũ trụ, đó là thần sang tạo tối cao. Tuy nhiên trong thời kì này cũng xuất hiện một làn song đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm. Không như ở phương Đông, triết học phương Tây cổ đại lại có những cuộc đấy tranh gay gắt. Ở đây, mỗi nhà triết học, mỗi trường phái lại có một ý 13 kiến riêng biệt về bản nguyên của thế giới, về mầm mống ban đầu của thế giới. 2.5. Sự đấu tranh giữa biện chứng và siêu hình: Trong triết học phương Đông cổ đại, yếu tố bịên chứng và siêu hình cùng tồn tại với nhsu, đan xen nhau, không có sự đấu tranh gay gắt. Điều này trái ngược với triết học phương Tây cổ đại. Với triết học Trung Hoa cổ đại, ta xem xét đại diện là Lão Tử. Ông cho rằng trời không phải căn cứ của đạo mà trái lại, đạo có trước thần linh, hiện tượng trong vũ trụ ông gọi là đạo thường. Ở đây, tư tưởng biện chứng được thể hiện rõ nét. Ông cũng chỉ ra rằng, bất cứ sự vật nào cũng là thể thống nhất của hai mặt đối lập, vừa xung khắc lại vừa dựa vào nhau, và lien hệ, rang buộc bao hàm lẫn nhau. Ở phương Tây, Hêraclit là người có đóng góp to lớn trong lịch sử phát triển biện chứng. Đối lập với ông là phép biện chứng phủ định của trường phái Êlê với chủ nghĩa vạn vật bất biến, không sinh thành, không diệt vong. Có nhiều quan điểm đối lập nhau khau và khác nhau rất nhiều về thế giới. Quan điểm biện chứng về thế giới của các nhà triết học phương Tây cổ đại có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử triết học. tuy nhiên, nó mới chỉ là quan điểm mang tính tự phát. 2.6. Các bước phát triển nhảy vọt về chất: Ở triết học phương Tây, mỗi giai đoạn lịch sử bên cạnh những tư tưởng triết học cũ, luôn xuất hiện những trường phái triết học mới với quan điểm có tính phát triển nhảy vọt, tính cách mạng. Trong khi đó, triết học phương Đông cổ đại ít có những bước nhảy mang tính cách mạng. 14 Triết học phương Đông có phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, đi sâu vào từng chi tiết, từng tư tưởng trên cơ sở cái cũ, có cải tiến về phương diện nào đó. Điều đó thể hiện ở chỗ, những nhà tư tương ở giai đạon lịch sử sau thường cho mình là học trò, là người kế tục sự nghiệp của những nhà sáng lập ở giai đoạn trước. Những tư tươnngr mới mà họ đưa rachỉ là để giải thích sâu hơn hoặc nhằm bảo vệ những ý tưởng của nhũng vị tiền bối. Vì vậy ở giai đoạn sau ít thấy những trường phái triết học mới xuất hiện, điều đó cho chúng ta thấy tính bảo thủ, trì trệ, kiệm tiến của triết học phương Đông cổ đại. Ngược lại, ở phương Tây lại có những trường phái triết học mới, thể hiện sự đột phá về tư tưởng. Ở Hy Lạp, triết học đã đi sâu và bàn đến vấn đề con người, đặc biệt về thuyết nguyên tử của Đemocrit đã tạo ra bbước nhảy vọt về chất trong lịch sử triết học cổ đại. Đặc điểm này còn được thể hiện qua quan điểm mới của Hêraclit và nhận thức luận của Empedoclo. Chính những điều đó đã tạo ra những bước phát triển nhảy vọt về chất của triết học phương Tây cổ đại. 2.7. Việc được nhìn nhận như một khoa học độc lập: Những tư tưởng triết học phương Đông cổ đại ít khi tồn tại dưới dạng triết học thuần tuý mà thường được trình bày xen kẽ hoặc ẩn dấu đằng sau những vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật Ngược lại, triết học phương Tây cổ đại là một hệ thống các tư tưởng được trình bày trực tiếp, rõ rang, triết học được coi là một khoa học độc lập. 15 Với triết học Trung Hoa thời cổ đại, khổng Tử thể hiện tư tưởng triết học về con người, về xã hội thong qua một số chính sách, bài học vè trị quốc. Ở Ấn Độ, triết học mang đậm máu sắc tôn giáo, triết học và tôn giáo luôn hoà nhập với nhau, rất khó phân biệt rõ rang. Triết học phương Tây cổ đại là một hệ thống triết học thuần tuý, ngay từ khi ra đời đã chứa đựng các khoa học khác. Xen lẫn trong các học thuyết Hy Lạp cổ đại là những định luật toán học, vệt lí, hay thiên văn học. Với các nhà triết học điển hình như Talet, Pitago, Democrit..đều là nhũng nhà khoa học tự nhiên. 2.8. Việc sử dụng hệ thống thuật ngữ của triết học : Trong triết học phương Đông cổ đại, thường dung châm ngôn, ngụ ngôn, ẩn ngữ có tính hình tượng để diễn đạt quan điểm, càng đi sâu vào suy nghĩ thì càng thấy sự sâu sắc của triết học phương Đông cổ đại. Còn triết học phương Tây cổ đại thì các tư tưởng triết học được diễn đạt, lập luận với ngôn ngữ và phong cách tư duy mạch lạc, khoa học, có tính hệ. Về bản thể luận: Phương Tây dùng thuật ngữ: “giới tự nhiên”, “bản thể”, “vật chất”; còn phương Đông lại cùng “thái cực”, “đạo sắc, hình, vạn pháp,… Để nói về bản chất của vũ trụ, đặc biệt mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, phương Đông dùng phạm trù khách thể - chủ thể, con người - tự nhiên, vật chất – ý thức, tồn tại – tư duy, còn phương Đông lại dùng Tâm vật, năng – sơ, lí – khí, hình - thần”. Nói về tính chất, sự biến đổi của thế giới: Phương Tây dùng thuật ngữ biện chứng, siêu hình, vận động, dứng im,…, thì phương Đông dùng bằng thuật ngữ động - tỉnh, biến dịch, bô thường, vô ngã… 16 Khi diễn đạt về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trên thế giới thì phương Tây dùng thuật ngữ “liên hệ”, “quan hệ”, “quy luật”, còn phương Đông dùng thuật ngữ “đạo”, “lý”, “mệnh”, “thần”… Có nhịp điệu là hài hoá âm dương, còn vũ trụ là tập hợp khổng lồ các xoắn ốc. 17 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu và trình bày như ở trên , ta thấy rằng giữa hai nền triết học có những đặc điểm khác xa nhau, mỗi nền triết học lại có những néy đặc sắc riêng, nhưng chúng lại bổ sung cho nhau và đều có những đóng góp to lớn và lịch sử phát triển triết học của nhân loại. Ở phương Đông, ta tìm thấy sự sâu sắc, ý vị, tinh thần, đạo đức, tính nhân đạo, màu sắc đời sống. Trong khi đó, tinh thần khoa học của triết học phương Tây cổ đại lại làm cho triết học có tính logic và trở thành khoa học của các ngành khoa học. Sự khác biệt này do nhiều nguyên nhân chi phối song nguyên nhân chủ yếu chính là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bởi lẽ triết học là một hình thái ý thức xã hội va chịu sự qui định của tồn tại xã hội. Việc nghiên cứu triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại có ý nghĩa hết sức to lớn. Bởi lẽ, thông qua hoạt động nghiên cứu triết học, chúng ta đã thấy được sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học của nhận loại thời cổ đại, nắm bắt được quá trình hình thành và phát triển của những phương pháp nhận thức khoa học. Từ đó, cho ta biện pháp hữu hiệu để nghiên cứu, đánh giá một học thuyết triết học trong triết học cổ đại nói riêng và trong lịch sử triết học nói chung, đồng thời, góp phần hình thành và phát triển phương thức tư duy khoa học. Việc chỉ ra sự khác nhau giữa triết học phương Đông và phương Tây cổ đại đã giúp ta có cách đánh giá thoả đáng vị trí hai nền triết học này trong lịch sử. Triết học phương Đông cổ đại ra đời từ rất sớm và là cái nôi của triết học nhân loại. Triết học phương Tây cổ đại ra đời muộn hơn nhưng “đã có mồng mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này” 18 (Ph.Ăngghen). Tuy nhiên, cả hai đều tồn tại những hạn chế nhất định. Điều này được khắc phục dần trong những học thuyết triết học sau này. Và phái khi triết học Mác-lênin ra đời thì triết học mới thực sự là một công cụ nhận thức và cải tạo thế giới. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng