Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Ứng dụng bài tập phát triển tố chất khéo léo mềm dẻo cho nam học sinh khối 10 tr...

Tài liệu Ứng dụng bài tập phát triển tố chất khéo léo mềm dẻo cho nam học sinh khối 10 trường thpt hùng vương thị xã phú thọ phú thọ

.PDF
60
1
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN MẠNH DŨNG ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT KHÉO LÉO – MỀM DẺO CHO NAM HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG THỊ XÃ PHÚ THỌ PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học giáo dục thể chất Phú Thọ, 2017 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN MẠNH DŨNG ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT KHÉO LÉO – MỀM DẺO CHO NAM HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG THỊ XÃ PHÚ THỌ PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học giáo dục thể chất NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Bích Thủy Phú Thọ, 2017 2 Phần I : MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp là một mặt giáo dục đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước, để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 có qui định : “ Chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học”.[3] Giáo dục thể chất ( GDTC ) là một mặt giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong nhà trường GDTC là một phương tiện có hiệu quả để phát triển hài hòa cân đối hình thể, nhằm nâng cao năng lực thể chất và tố chất thể lực (TCTL) của người học sinh. Giáo dục thể chất trong các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, là phương tiện quan trọng và có hiệu quả để phát triển hài hoà, cân đối cơ thể và các tố chất thể lực của học sinh, sinh viên. Thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Mặt khác rèn luyện và phát triển thể lực, lại là một trong hai điểm cơ bản của quá trình giáo dục thể chất. Các tố chất thể lực có thể phát triển trong quá trình tiếp thu kỹ thuật. Xong nếu chỉ bằng con đường này thì các tố chất thể lực phát triển rất chậm. Vì vậy để hình thành và hoàn thiện các kỹ thuật động tác thì học sinh thường xuyên phải nâng cao trình độ thể lực của mình. Chuẩn bị các tố chất thể lực, có mục đích trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả học tập, tạo ra năng lực làm việc cao trong quá trình học tập và công tác sau này của họ Nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chuẩn bị thể lực toàn diện cho học sinh là chuẩn bị thể lực chung rộng rãi, bởi vì giáo dục toàn diện các năng lực thể chất và thường xuyên sẽ làm phong phú vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động, sẽ đảm bảo những điều kiện chung, cần thiết đem lại hiệu quả của mọi hoạt động. 1 Một trong những nhiệm vụ chính của chuẩn bị thể lực chung cho học sinh là: Phát triển toàn diện các tố chất thể lực bao gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, mềm dẻo. Đây là năng lực thể chất quan trọng nhất của những người tập luyện thể dục thể thao và là tiền đề quan trọng nhất để họ thực hiện được những nhu cầu ngày càng cao và phức tạp trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên trong 4 tố chất trên thì mỗi tố chất có một ý nghĩa và quan trọng khác nhau, nhưng tố chất Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. Nếu tố chất mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao, còn tố chất khéo léo có tác dụng tốt trong việc học tập các kỹ thuật thể thao, nó làm cho học sinh lĩnh hội nhanh kỹ thuật mới và thực hiện tốt hơn những yêu cầu vận động đã đặt ra.Họ có thể học tập nhanh không những một kỹ thuật mà cả những kỹ thuật phức tạp khác. Đem lại khả năng chịu đựng lượng vận động cho học sinh điều này có ý nghĩa trong huấn luyện cũng như thi đấu, khả năng này được áp dụng như phương tiện để khởi động và nghỉ ngơi tích cực cho học sinh. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy đối với học sinh trường THPT Hùng Vương thì tố chất khéo léo, mềm dẻo còn yếu và qua tìm hiểu các tài liệu, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu ứng dụng hệ thống các bài tập nhằm nâng cao tố chất mềm dẻo và khéo léo cho học sinh các trường THPT . Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của nhà trường, nâng cao chất lượng trong giờ giảng dạy GDTC với mục đích là phát triển tố chất tố chất mềm dẻo và khéo léo học sinh THPT chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng bài tập phát triển tố chất khéo léo-mềm dẻo cho nam học sinh khối 10 trường THPT Hùng Vương-Thị Xã Phú Thọ-Phú Thọ” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Ứng dụng được bài tập nhằm phát triển tố chất khéo léo-mềm dẻo cho nam học sinh trường THPT Hùng Vương-Thị Xã Phú Thọ-Phú Thọ. 2 1.3.Nhiệm vụ nghiên cứu: Căn cứ vào mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng tố chất khéo léo-mềm dẻo của nam học sinh trường THPT Hùng Vương - Thị Xã Phú Thọ - Phú Thọ. - Nhiệm vụ 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triển tố chất khéo léo - mềm dẻo cho nam học sinh khối 10 trường THPT Hùng Vương - Thị Xã Phú Thọ - Phú Thọ. 3 Phần II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Những quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về công tác giáo dục thể chất Tư tưởng bao trùm của Hồ Chủ Tịch trong việc đặt nền tảng xây dựng sự nghiệp thể dục thể thao của nước ta là: Khẳng định rõ thể dục thể thao là một công tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của thể dục thể thao là bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt Nam, làm cho dân cường, nước thịnh. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, trong đó trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới, Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IV giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đã khẳng định: "Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế và thể dục thể thao" [7] Cụ thể hoá đánh giá công tác thể dục thể thao trong những năm qua, chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã nhận định: "Những năm gần đây công tác thể dục thể thao đã có tiến bộ, phong trào thể dục thể thao ở một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới.Tuy nhiên, thể dục thể thao của nước ta còn ở trình độ rất thấp, số người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao còn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện, hiệu quả giáo dục 4 thể chất trong trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp.Đội ngũ cán bộ thể dục thể thao còn thiếu và yếu về nhiều mặt" [1] Trong các văn bản nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Phải xây dựng nền thể dục thể thao có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao và tăng cường công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp với khẩu hiệu: "Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Cũng như khẳng định phát triển thể dục thể thao là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội. Chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu: "Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên" [1] Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp thể dục thể thao nước nhà, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về xây dựng quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao. Trong đó đã nêu: "Ngành thể dục thể thao phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng: Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ giáo dục đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường. Cải tiến nội dung giảng dạy thể dục thể thao nội khoá, ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, quy chế bắt buộc ở các trường, nhất là các trường Đại học phải có sân bãi, phòng tập thể dục thể thao, và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu ở tất cả cấp học" Giáo dục thể chất và thể thao học đường phải thực sự có vị trí quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất có đủ sức khoẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, 5 hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào thể dục thể thao quần chúng của học sinh, sinh viên. Quán triệt sâu sắc nội dung của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, và các văn bản pháp lệnh của Chính phủ về công tác thể dục thể thao trong tình hình mới, đồng thời để khắc phục thực trạng giảm sút sức khoẻ thể lực của học sinh, sinh viên hiện nay, hai ngành giáo dục đào tạo và thể dục thể thao đã thống nhất những nội dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất của học sinh, sinh viên: "Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, sức khoẻ, bồi dưỡng năng khiếu thể thao học sinh, sinh viên. Kiến nghị với Nhà nước phê duyệt thành chương trình quốc gia và được đầu tư kinh phí thích đáng" Để đưa công tác giáo dục thể chất trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cũng như xác định nhận thức đúng về vị trí giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp, thì cần phải được triển khai thực hiện đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ cho đến Đại học. Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Quyết định ban hành quy chế về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp trong đó đã khẳng định: "Giáo dục thể chất được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến Đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện. Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Thể chất sức khoẻ tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [3] Trong các trường phổ thông giáo dục thể chất có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho nghiệp vụ và hoàn thiện thể chất của học sinh . Việc tiến hành giáo dục thể chất nhằm giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể lực, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, còn có tác dụng chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ 6 tương lai. Đồng thời giúp họ hiểu biết phương pháp khoa học, để tiếp tục rèn luyện thân thể, củng cố sức khoẻ, góp phần tổ chức xây dựng phong trào thể dục thể thao trong nhà trường. 2.2. Công tác Giáo dục thể chất trong các trƣờng học ở Việt Nam 2.2.1. Giáo dục thể chất. [6] Khái niệm về giáo dục thể chất nằm trong khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng. Điều đó, có nghĩa rằng cũng như giáo dục nói chung, GDTC là một quá trình sư phạm với đầy đủ những đặc điểm của nó, vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà giáo dục và học sinh phù hợp với nguyên tắc sư phạm. đặc điểm nổi bật của GDTC là ở chỗ, đó là quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực. Tổng hợp những quá trình đó, xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt chuyên biệt, dạy học động tác và giáo dục tố chất vận động. Dạy học động tác: Chính là quá trình tiếp thu có hệ thống, các phương pháp điều khiển hoạt động trong quá trình giảng dạy chuyên môn của con người, là tiếp thu một số vốn các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và những tri thức chuyên môn. Bản chất của thành phần thứ hai trong GDTC là: Tác động hợp lý tới sự phát triển tố chất vận động, đảm bảo sự phát triển năng lực vận động (đó chính là tố chất vận động của con người: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mèm dẻo và năng lực phối hợp vận động). Để phát triển tốt các tố chất vạn động ,công tác GDTC trong các trường học phải giải quyết đồng thời bốn nhiệm vụ cơ bản sau: [6] 1. Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thề, chuẩn bị sẵng sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ tổ quốc. 2. Cung cấp cho học sinh, những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện thể dục thể thao, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các 7 phương tiện nói trên để rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cơ sở. 3. Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của học sinh, phát triển cơ thể một cách hài hoà, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục các thói quen xấu trong cuộc sống, nhằm sử dụng thời gian vào công việc có ích đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập và đạt được những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở rèn luyện thân thể theo lứa tuổi. 4. Giáo dục óc thẩm mỹ cho sinh viên và tạo điều kiện để nâng cao trình độ thể thao của vận động viên, học sinh, sinh viên. Hoạt động thể dục thể thao trong các trường học, là một thành phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh ,sinh viên. để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục của hoạt động thể dục thể thao, cần quán triệt sự thống nhất của hai mặt: Thứ nhất: Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, là phương tiện quan trọng và có hiệu quả để phát triển hài hoà, cân đối cơ thể và các tố chất thể lực của sinh viên. Thứ hai: Giáo dục thể chất trong các trường học là một quá trình sư phạm, nó có tác dụng tích cực đến phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong và thẩm mỹ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho người cán bộ khoa học tương lai. 2.2.2. Phát triển các tố chất thể lực một trong những mục tiêu của GDTC. Thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Mặt khác rèn luyện và phát triển thể lực, lại là một trong hai điểm cơ bản của quá trình giáo dục thể chất. Các tố chất thể lực có thể phát triển trong quá trình tiếp thu kỹ thuật. Song nếu chỉ bằng con đường này thì các tố chất thể lực phát triển rất chậm. Vì vậy để hình thành và hoàn thiện các kỹ thuật động tác thì sinh viên thường xuyên phải nâng cao trình độ thể lực của mình. 8 Chuẩn bị các tố chất thể lực, có mục đích trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả học tập, tạo ra năng lực làm việc cao trong quá trình học tập và công tác sau này của sinh viên. Nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chuẩn bị thể lực toàn diện cho học sinh là chuẩn bị thể lực chung rộng rãi, bởi vì giáo dục toàn diện các năng lực thể chất và thường xuyên sẽ làm phong phú vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động, sẽ đảm bảo những điều kiện chung, cần thiết đem lại hiệu quả của mọi hoạt động. Một trong những nhiệm vụ chính của chuẩn bị thể lực chung cho học sinh là: Phát triển toàn diện các tố chất thể lực bao gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, độ dẻo. Đây là năng lực thể chất quan trọng nhất của những người tập luyện thể dục thể thao và là tiền đề quan trọng nhất để họ thực hiện được những nhu cầu ngày càng cao và phức tạp trong học tập và cuộc sống. Về phương diện sinh học, chuẩn bị thể lực toàn diện dựa trên cơ sở học thuyết sinh lý của Paplop, xem cơ thể con người như một thể hoàn chỉnh, trong đó các tố chất thể lực của con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phát triểm một tố chất thể lực nào đó, đều ảnh hưởng đến sự phát triển của các tố chất thể lực khác. Nguyên tắc phát triển toàn diện trong giáo dục thể chất cho đối tượng là sinh viên có ý nghĩa đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh cơ thể còn đang phát triển, quá trình lớn chưa kết thúc. Cần tác động có mục đích tới quá trình giảng dạy thể dục thể thao đối với họ. Hiệu quả tác động của các bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực, phần lớn phụ thuộc vào phương pháp tập luyện. Các tố chất thể lực chung bao gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và sự khéo léo. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu về sự phát triển của 2 tố chất mềm dẻo và khéo léo. 2.3.Cơ sở sinh lý của tố chất khéo léo ( năng lực phối hợp vận động) [4] 2.3.1.Khái niệm : Khéo léo là khả năng của con người thực hiện những động tác phối hợp phức tạp và khảr năng hình thành những động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động và hoàn cảnh thay đổi. 9 Theo quan điểm sinh học, sự khéo léo thể hiện bới khả năng hình thành những đường liên hệ tạm thời, hoàn thành những động tác phối hợp phức tạp , cần thiêt trong tình huống phức tạp và luôn thay đổi . Thực chất sự khéo léo là một năng lực hỗn hợp của cơ thể, vì thế nó liên quan đến sự hoàn thiện kỹ năng vận động. [4] 2.3.2. Đặc điểm của năng lực phối hợp vận động (tố chất khéo léo ) Nếu như các năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền dựa trên cơ sở của hệ thống thích ứng về mặt năng lượng thì năng lực phối vận động (NLPHVĐ) lại phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình điều khiển hành động vận động. Việc xác định năng lực phối hợp vận động về cơ bản dựa trên cơ sở lý luận của tâm lý học hiện đại về khái niệm năng lực và dựa trên cơ sở học thuyết vận động. Theo quan điểm này NLPHVĐ là một phức hợp các tiền đề của người tập (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động TT nhất định. Năng lực này được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển (các quá trình thông tin) và được người tập hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như SN,SM,SB. Năng lực phối hợp của người tập được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật TT. Tuy nhiên, giữa NLPHVĐ và kỹ xảo về kỹ thuật TT có điểm khác nhau cơ bản. Trong khi kỹ xảo về kỹ thuật TT chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ vận động cụ thể thì NLPHVĐ là tiền đề cho rất nhiều hành động vận động khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm các loại hoạt động TT và yêu cầu riêng của chúng về PHVĐ, người ta phân thành bảy loại NLPHVĐ: Năng lực liên kết vận động. Đó là năng lực nhằm liên kết các hoạt động vận động của từng bộ phận cơ thể, các phần động tác trong mối quan hệ với hoạt động chung của cơ thể theo mục đích hành động nhất định. Nó thể hiện sự kết hợp các yếu tố về không gian, thời gian và dùng sức trong quá trình vận động. Năng lực 40 liên kết vận động có ý nghĩa đối với tất cả các môn TT, đặc biệt các môn TT mang tính chất kỹ thuật như thể dục dụng cụ, các môn bóng và các môn TT đối kháng hai người. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở 10 cho năng lực này là: phân tích thị giác và phân tích cảm giác cơ bắp. Năng lực định hướng: đó là năng lực xác định, thay đổi tư thế và hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian. Ví dụ như trên sân bóng, trên võ đài hoặc trên dụng cụ thể dục. Năng lực định hướng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT mang tính chất kỹ thuật, các môn bóng và các môn TT đối kháng hai người, vì trong các môn này người tập luôn phải thay đổi tư thế và vị trí của mình trong không gian. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là phân tích thị giác. Năng lực thăng bằng: đó là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng của của cơ thể (thăng bằng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện động tác (thăng bằng động). Năng lực thăng bằng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT như: Thể dục nghệ thuật, thể dục dụng cụ, trượt băng nghệ thuật,trượt băng tốc độ, bơi thuyền, Judo, vật,… Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là: cơ quan phân tích thị giác, phân tích tiền đình, phân tích cảm giác cơ bắp. Năng lực nhịp điệu: đó là năng lực nhận biết được sự luân chuyển các đặc tính chuyển động trong quá trình một động tác hoặc thể hiện nó trong khi thực hiện động tác. Năng lực này chủ yếu thể hiện ở sự tiếp thu một nhịp điệu từ bên ngoài như âm nhạc, những âm thanh đơn giản, hay sự tri giác bằng mắt và sau đó có thể tái hiện chính xác nhịp điệu đó trong quá trình thực hiện động tác. Năng lực nhịp điệu có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT như: thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, aerobic, khiêu vũ, trượt băng nghệ thuật và là cơ sở quan trọng để tiếp thu kỹ thuật trong các môn TT khác. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là: phân tích tiền đình,phân tích xúc giác và phân tích cảm giác cơ bắp. Năng lực phản ứng: đó là khả năng dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh chóng đối với một tín hiệu (đơn giản hoặc phức tạp). Năng lực phản ứng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn bóng, các môn TT đối kháng hai người, các môn chạy tốc độ (100m), bơi… Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là: phân tích thị giác và phân tích thính giác. Năng lực phân biệt vận động: đó là năng lực thực hiện động tác một cách chính xác cao và tinh tế từng hoạt động riêng lẻ, 11 từng giai đoạn của quá trình đó. Năng lực này thể hiện qua sự phân biệt có ý thức và chính xác các thông số về thời gian, không gian và dùng sức trong biểu tượng vận động của người tập. Năng lực phân biệt vận động có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT mang tính chất kỹ thuật, các môn TT đối kháng hai người, bơi lội… Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là phân tích cảm giác cơ bắp. Năng lực thích ứng: đó là năng lực chuyển chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc tiếp tục thực hiện hành động đó theo phương thức khác dựa trên các cơ sở tri giác những thay đổi của hoàn cảnh hoặc dự đoán các thay đổi đó. Sự thay đổi quá trình thực hiện động tác do tình huống thay đổi có thể được 41 người tập đoán trước, có thể bất ngờ hoặc hoàn toàn không đoán được. Trong trường hợp tình huống thay đổi không lớn lắm thì năng lực này thể hiện ở việc thay đổi các thông số vận động riêng lẻ trên cơ sở giữ nguyên nhiệm vụ vận động. Còn khi có những thay đổi lớn thì năng lực đó biểu hiện ở sự chuyển đổi chương trình hành động một cách nhanh chóng và hợp lý. Năng lực thích ứng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT mang tính chất đối kháng hai người và đối với các môn bóng. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin làm cơ sở cho năng lực này là: phân tích thị giác, phân tích xúc giác và phân tích cảm giác cơ bắp. Việc phân chia năng lực phối hợp vận động thành bảy năng lực riêng có tính đặc thù khác nhau không có nghĩa là chúng tách rời nhau mà ngược lại các năng lực này luôn có mối quan hệ khăng khít, thống nhất, là một tập hợp các tiền đề cho các hoạt động TT khác nhau. Từng năng lực thể hiện rõ yêu cầu nổi trội của nó trong các hoạt động cụ thể. 2.3.3. Ý nghĩa của năng lực phối hợp vận động : Như đã trình bày ở trên, năng lực phối hợp vận động là cơ sở cho việc tiếp thu nhanh chóng và thực hiện một cách hiệu quả các hành động vận động phức tạp. Do vậy, phát triển tốt các năng lực này sẽ giúp cho con người (đặc biệt là trẻ em) sau này có thể thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, hợp lý và đẹp các hoạt động vận động trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, trong lĩnh vực quốc phòng và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong hoạt động TT nâng cao. Ý nghĩa đó được thể hiện ở những điểm sau: Phát triển ở một trình độ 12 cao tất cả các năng lực phối hợp vận động và phát triển có mục đích các năng lực đó mà từng hoạt động TT chuyên sâu đòi hỏi làm cơ sở quan trọng để người tập nâng cao chất lượng các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản tiếp thu được ở môn TT chuyên sâu. Có trình độ cao về khả năng phối hợp vận động (bên cạnh một vốn kỹ xảo vận động phong phú) sẽ học được nhanh và hoàn thiện các bài tập phức tạp trong các giai đoạn huấn luyện tiếp theo. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Có khả năng phối hợp vận động cao và rộng, người tập sẽ tiếp thu nhanh các phương pháp nhằm phát triển thể lực chung, nhằm khởi động trước các buổi tập và thi đấu có lượng vận động cao hoặc nhằm nghỉ ngơi tích cực. Đánh giá được khách quan mức độ phát triển cá biệt của người tập về khả năng phối hợp vận động sẽ góp phần tích cực vào việc tuyển chọn các VĐV có năng khiếu. Đặc biệt là các VĐV thuộc các môn TT mang tính chất kỹ thuật phức tạp. 2.3.4.. Phƣơng pháp phát triển khả năng phối hợp vận động Việc lựa chọn các phương tiện tập luyện nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau: Phương pháp chính là tập luyện, phương tiện chính là các bài tâp thể lực. Năng lực chỉ phát triển thông qua hoạt động. Do vậy, muốn phát triển NLPHVĐ phải thông qua sự tập luyện một cách tích cực, thông qua việc học và hoàn thiện các bài tập được lựa chọn làm phương tiện để phát triển năng lực này. Việc học tập các kỹ xảo vận động cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển các NLPHVĐ. Ngoài ra có thể sử dụng các bài tập tâm lý (mentales training) để phát triển năng lực xử lý thông tin và nhanh chóng hình thành các biểu tượng vận động theo nhiệm vụ vận động đặt ra. 2.3.5. Các bài tập đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện phát triển khả năng phối hợp vận động Cần yêu cầu người tập thực hiện chính xác và thường xuyên phải kiểm tra tính chính xác của bài tập một cách có ý thức. Năng lực tri giác và điều khiển cách hành động vận động được phản ánh và giữ lại trong ý thức của người tập, lặp lại nhiều lần sai lầm về kỹ thuật sẽ dẫn đến việc củng cố các biểu tượng sai về kỹ thuật động tác và hạn chế sự phát triển kỹ xảo. Cần sử dụng các phương 13 tiện tập luyện nhằm phát triển chức năng của các cơ quan phân tích. Các cơ quan phân tích là một phần của hệ thống thần kinh–cơ, được coi là một bộ phận của “thực thể sinh lý” của khả năng phối hợp vận động. Phương thức hoạt động của nó ảnh hưởng đến trình độ của khả năng phối hợp vận động. Do vậy cần sử dụng các phương tiện phụ nhằm phát triển chúng. Việc phát triển có mục đích một cơ quan phân tích cũng có tác dụng phát triển nhiều NLPHVĐ riêng lẻ. Ví dụ, sử dụng ghế quay để phát triển chức năng tiền đình góp phần nâng cao năng lực thăng bằng và đồng thời nâng cao năng lực định hướng. Cần sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao yêu cầu về phối hợp vận động của các bài tập thể lực. Sau đây là một số biện pháp chính: Đa dạng hóa việc thực hiện động tác. Ví dụ, có thể thay đổi các giai đoạn của động tác hoặc thay đổi vận động của các bộ phận cơ thể như: đi, chạy, nhảy với các động tác tay khác nhau, thực hiện động tác với các nhịp điệu khác nhau… Thay đổi điều kiện bên ngoài. Thực hiện động tác trong điều kiện nâng cao độ khó của môi trường như: thực hiện động tác với các dụng cụ có độ cao khác nhau, các trọng lượng khác nhau, với các đối thủ khác nhau hoặc trong các phạm vi hoạt động khác nhau như thi đấu trên sân hẹp… Phối hợp các kỹ xảo kỹ thuật với nhau. Ví dụ: liên kết các động tác trong thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật hoặc trong các môn bóng ( ném, bắt, chạy – chuyền bóng, chạy- ném bóng…) Thực hiện động tác với yêu cầu thời gian. Ví dụ, phải thực hiện động tác trong một thời gian ngắn nhất ( tuy nhiên phải đảm bảo độ chính xác). Phương pháp này có tác dụng phát triển năng lực phản ứng, năng lực định hướng và năng lực liên kết vận động. Thay đổi việc thu nhận thông tin. Việc thu nhận và xử lý các thông tin về thị giác, thính giác, xúc giác, thăng bằng và cảm giác cơ bắp có ý nghĩa đặc biệt nhằm điều khiển vận động. Do vậy, cần phải yêu cầu người tập kiểm tra một cách có ý thức việc điều khiển các động tác trong quá trình vận động. Có thể sử dụng thêm các thông tin phụ nhằm đạt mục đích như trên: Sử dụng gương nhằm nâng cao khả năng kiểm tra về thị giác khi thực hiện các động tác phức tạp đối với người tập TT hoặc sử dụng thêm các điểm đích trong các bài tập phản ứng. Để nâng cao độ khó trong khi thực hiện bài tập, có thể hạn chế thông tin, thông thường là các thông tin về 14 thị giác, ví dụ như làm động tác thăng bằng mà mắt nhìn lên trên, nhìn sang bên hoặc nhắm mắt… Thực hiện các bài tập có yêu cầu cao về phối hợp vận động khi đã xuất hiện mệt mỏi. Sau một lượng vận động phù hợp, yêu cầu người tập phải thực hiện các bài tập đòi hỏi sự phối hợp vận động phức tạp (trong trường hợp này, người tập phải nắmvững kỹ thuật, nếu không sẽ có hậu quả xấu do thực hiện sai kỹ thuật). Phải ngừng tập, nếu xuất hiện sai lầm kỹ thuật do mệt mỏi gây nên. Sau các buổi tập thể lực với các bài tập phát triển chung, có thể thực hiện các bài tập nhằm phát triển năng lực định hướng, năng lực phân biệt, năng lực thích ứng…Thí dụ, thực hiện các bài tập phức tạp vào phần cuối buổi tập, thực hiện các bài tập thăng bằng sau khi đã lộn hoặc quay nhiều lần. Các phương pháp nhằm phát triển NLPHVĐ rất phong phú, có thể phối hợp chúng với nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phương pháp. Việc lựa chọn và sử dụng từng phương pháp cần căn cứ vào đặc điểm của từng năng lực cần phát triển. Cần thường xuyên nâng cao mức độ khó khăn về phối hợp vận động của các bài tập, vì chỉ nâng cao kích thích đối với cơ thể mới tạo được một trình độ thích ứng cao hơn. 2.4 Cơ sở sinh lý của tố chất mềm dẻo [4] 2.4.1. Khái niệm : Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn. 2.4.2. Đặc điểm của tố chất mềm dẻo: Năng lực mềm dẻo là một trong những tiền đề để người tập có thể giành được thành tích cao trong môn TT chuyên sâu. Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo. Trước đây, người ta xếp năng lực mềm dẻo cùng nhóm với các tố chất thể lực như SM, SN, SB. Hiện nay có nhiều quan điểm xếp năng lực mềm dẻo vào nhóm các năng lực phối hợp vận động. Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động. Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. Mềm dẻo thụ động là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ tác động của ngoại lực như: trọng lượng của cơ thể, lực ấn, ép của giảng viên hoặc bạn tập… Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và dây chằng. Tính chất đàn hồi cao của bộ máy vận 15 động và sự phát triển chưa ổn định của hệ thống xương, khớp trong lứa tuổi thiếu niên là điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lực mềm dẻo. 2.4.3. Ý nghĩa của năng lực mềm dẻo: Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực TT như: - Thời gian học và hoàn thiện các kỹ xảo vận động bị kéo dài hoặc thậm chí không thể hoàn thiện được kỹ thuật động tác. - Sự phát triển của các năng lực (SN,SM,SB và NLPHVĐ) bị hạn chế hoặc không đầy đủ. - Biên độ động tác bị hạn chế. Do vậy ảnh hưởng đến sức nhanh của động tác (quãng đường tăng gia tốc ngắn). Ví dụ trong môn ném đẩy, VĐV phải thực hiện động tác với sự nỗ lực rất lớn và do vậy chóng dẫn đến mệt mỏi. - Chất lượng thực hiện động tác bị hạn chế, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thi đấu của VĐV. Ví dụ như các môn thể thao có tính chất kỹ thuật (thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, khiêu vũ, nhảy cầu…) ở các môn TT này chất lượng động tác là tiêu chuẩn để đánh giá thành tích của VĐV. 2.4.4. Phƣơng pháp phát triển năng lực mềm dẻo Phương pháp chính để phát triển năng lực mềm dẻo là kéo giãn cơ bắp và dây chằng. Người ta thường sử dụng phương pháp này dưới các hình thức sau: - Kéo giãn trong thời gian dài: duy trì sự kéo giãn các nhóm cơ và dây chằng trong nhiều giây tới khi có cảm giác đau gần tới giới hạn chịu đựng. Thông thường mỗi bài tập kéo giãn khoảng 10 – 20 giây và lặp lại bài tập đó từ 3 – 4 lần. - Tăng sự đàn hồi khi kéo giãn tới khi đạt được mức tối đa bằng các động tác lăng đơn giản ( như lăng chân phía trước, phía bên hoặc phía sau) hoặc đè ép theo dạng đàn hồi ( do GV hoặc bạn tập) cho tới khi các nhóm cơ bị kéo giãn đạt được biên độ lớn nhất. 16 - Kết hợp các động tác kéo giãn bằng đá lăng với việc dừng lại ở vị trí cao nhất của đá lăng (vị trí kết thúc). Ví dụ, lăng chân sang bên độ 6 đến 8 lần, sau đó dừng lại ở vị trí cao nhất từ 3 đến 5 giây. Lặp lại bài tập đó từ 5 – 6 lần. 2.4.5. Ngu ên tắc phát triển năng lực mềm dẻo Việc lựa chọn các bài tập phát triển năng lực mềm dẻo cần xuất phát từ yêu cầu của môn TT chuyên môn, từ các bài tập chuyên môn khác và từ trình độ phát triển của người tập. Cần rèn luyện mềm dẻo một cách liên tục và hệ thống. Tốt nhất là tập luyện hàng ngày. Bởi sau khi đạt được trình độ cao nếu ngừng tập hoặc để cách quãng nhiều buổi tập thì năng lực mềm dẻo sẽ giảm sút nhanh chóng. Đàn tính của cơ bắp và dây chằng cũng như khả năng làm việc của cơ bắp, phụ thuộc vào sự tuần hoàn máu. Do vậy, trước các bài tập mềm dẻo cần khởi động kỹ. Giữa các bài tập mềm dẻo cần bố trí xen kẽ các bài tập thả lỏng hoặc xoa bóp nhẹ. Cần kết hợp các bài tập phát triển năng lực mềm dẻo thụ động với các bài tập phát triển năng lực mềm dẻo tích cực. Không nên sắp xếp các bài tập mềm dẻo vào phần cuối buổi tập hoặc sau phần tập sức mạnh vì mệt mỏi làm giảm khả năng đàn tính của cơ bắp, làm giảm hiệu quả tập luyện mềm dẻo và có thể gây ra chấn thương. Sức mạnh có liên quan đến năng lực mềm dẻo tích cực. Do vậy cần đưa các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn vào chương trình huấn luyện năng lực mềm dẻo. 2.5. Đặc điểm tâm sinh lý tuổi 16 – 17 ( khối 10 THPT) [4] 2.5.1. Đặc điểm tâm lý tuổi 16 – 17 Ở thời kỳ này, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. - Cảm giác, tri giác: có chủ định đã đạt tới mức độ rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự kiểm soát của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Tuy vậy quan sát của thanh niên học sinh cũng gặp khó khăn nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên.Cảm giác, tri giác đã phát triển mạnh và đạt tới ngưỡng của người lớn. Nhờ vậy các em có khả năng quan sát, khả năng phối hợp vận động tốt hơn lauws tuổi trước rất nhiều. 17 - Tư duy và tưởng tượng: hoạt động tư duy có sự thay đổi lớn. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học hoặc đã bắt gặp. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Khi tư duy các em biết dựa vào nhận thức bản chất sự vật hiện tượng.Khả năng tưởng tượng phong phú, đa dạng, tưởng tượng tái tạo chính xác đối với khách quan. Tưởng tượng sáng tạo đã phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên các em vẫn thích triết lý, suy luận và kết luận hay vội vàng, bồng bột. - Trí nhớ và chú ý: đã có nhiều tiến bộ về trí nhớ và chú ý, trí nhớ và chú ý có mục đích, có ý thức ngày càng phát triển và giữ vai trò chủ đạo. Cường độ, khối lượng chú ý và trí nhớ đã ổn định, do vậy cùng lúc các em có thể tập trung nhiều đối tượng để nhận thức. Ở tuổi này ghi nhớ có chủ định, giữ vai trò chủ đạo tropng hoạt động trí tuệ đồng thời đóng vai trò của ghi nhớ lohic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng lên rõ rệt. - Xúc cảm, tình cảm, ý chí: tuổi thanh niên là lứa tuổi mang tính chất tập thể. Điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, luôn cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí cao nhất trong nhóm. Ở lứa tuổi này quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn. Đời sống tình cảm rất đa dạng phong phú đặc biệt là tình cảm bạn bè, tình cảm nghề nghiệp và xã hội đã thể hiện rõ rệt và bền vững. Tình cảm giữa nam và nữ cũng được tích cực háo rõ rệt. - Về thế giới quan, tuổi thanh niên học sinh là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan – hệ thống quan điểm về xã hội để hình thành một hệ thống quan điểm nhân sinh quan riêng để hình thành quan điểm nhân sinh quan. Tuy nhiên một số em còn chưa quan tâm đến sự hình thành thế giới quan hoặc còn thụ động nên chịu ảnh hưởng của tàn dư tiêu cực của quá khứ.[4] 2.5.2.Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 16 – 17: [4] Ở độ tuổi 12 – 20 là độ tuổi đang trong thời kỳ phát triển cả về mặt tâm lý cũng như sinh lý. Bởi các em ở độ tuổi này đang là thời kỳ của tuổi dậy thì, cơ 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng