Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trườn...

Tài liệu Ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trường thpt hùng vương thị xã phú thọ phú thọ

.PDF
54
1
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA THỂ DỤC THỂ THAO HOÀNG ANH DŨNG ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI TUYỂN NAM CHẠY 400M TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG THỊ XÃ PHÚ THỌ - PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học giáo dục thể chất Phú Thọ, 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA THỂ DỤC THỂ THAO HOÀNG ANH DŨNG ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI TUYỂN NAM CHẠY 400M TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG THỊ XÃ PHÚ THỌ - PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học giáo dục thể chất NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Bích Thủy Phú Thọ, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, các giảng viên , quý thầy cô khoa Thể dục Thể thao đã tận tình giảng dạy, truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Bích Thủy đã tận tình hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi những kiến thức quý giá cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng THPT Hùng Vƣơng Phú Thọ, các thầy cô tổ thể dục cùng các em học sinh đội tuyển nam chạy 400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng đã hết lòng giúp đỡ và hợp tác tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Tuy nhiên trong thời gian ngắn cũng nhƣ kiến thức còn nhiều hạn chế, nên chắc rằng khóa luận không thể không có sai sót. Kính mong đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo của quý thầy cô. Tôi xin nghiêm túc ghi nhận và chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày 05 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Hoàng Anh Dũng MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài: ............................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu:....................................................................................... 2 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................................................... 2 PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 4 2.1 Các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo dục thể chất trong trƣờng học: ............................................................................................................ 4 2.2 Khái quát một số vấn đề về công tác thể dục thể thao trƣờng học ở Việt Nam: ..... 7 2.3Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trƣờng học: ............................. 7 2.4 Những quan điểm huấn luyện VĐV chạy 400m qua nhiều năm: ................... 8 2.4.1 Xu hƣớng huấn luyện sức bềnchuyên môn: ................................................. 8 2.4.2 Xu hƣớng huấn luyện sức bền chuyên môn trong chạy 400m: ................... 9 2.5 Khái niệm và phân loại về sức bền chuyên môn: ......................................... 12 2.5.1. Khái niệm .................................................................................................. 12 2.5.2. Phân loại sức bền: ..................................................................................... 12 2.6 Cơ sở sinh lý, lý luận của tố chất sức bền chuyên môn: ............................... 13 2.6.1 Cơ sở sinh lý:.............................................................................................. 13 2.6.2 Lý luận của tố chất sức bền chuyên môn: .................................................. 14 2.7 Cơ sở khoa học và đặc điểm cơ bắp trong huấn luyện sức bền chuyên môn: .. 14 2.8. Đặc điểm tâm - sinh lý tuổi học sinh THPT ................................................ 15 2.8.1 Đặc điểm tâm lý ......................................................................................... 15 2.8.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi ........................................................................... 17 PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 20 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu:.............................................................................. 20 3.1.1 Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan.................... 20 3.1.2 Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm ................................................................. 20 3.1.3 Phƣơng pháp phỏng vấn bằng phiếu ......................................................... 20 3.1.4 Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm.................................................................. 20 3.1.5 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. .......................................................... 21 3.1.6 Phƣơng pháp toán học thống kê. ................................................................ 22 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu: .................................................................................. 23 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƢỢC ......................................... 24 4.1 Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng ...................................................... 24 4.1.1 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá sứcchuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng ....................................................................... 24 4.1.3 Kiểm tra độ tin cậy của test đã lựa chọn. ................................................... 26 4.2 Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc chuyên môn cho đội tuyển nam chạy400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng ............................................................... 27 4.2.1 Tổng hợp và phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng ....................... 27 4.2.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập phát triển sức chuyên môn cho đội tuyển nam chạy400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng sau 2 tháng tập luyện. ........ 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 42 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT HLV : Huấn luyện viên VĐV : Vận động viên TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung Học Phổ Thông GDTC : Giáo dục thể chất ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm XPC : Xuất phát cao DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m Trƣờng THPT Hùng Vƣơng – Phú Thọ ................... 25 Bảng 4.2. Hệ số tƣơng quan giữa các test đánh giá phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng ....................... 26 Bảng 4.3Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng – Phú Thọ.............. 27 Bảng 4.4Kết quả lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trƣờng PTTH Hùng Vƣơng ............................................ 29 Bảng 4.5 Tiến trình huấn luyện sức bền tốc chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m Trƣờng THPT Hùng Vƣơng...................................................................... 31 Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra thực trạng năng lực sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng ............................................ 32 Bảng 4.7Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn ban đầu của học sinh nam ....... 33 Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng trƣớc và sau thực nghiệm................................................................................................... 34 Bảng 4.9.Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm................................................................................................... 35 Bảng 4.10 Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của học sinh nam nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ................................................... 37 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của nhóm ĐC trƣớc và sau thực nghiệm .........................................................................................................35 Biểu đồ 4.2. Kết quả kiểm tra sức chuyên môn của nhóm thực nghiệm ............ 36 Biểu đồ4.3.So sánh kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm ..................................................... 37 Biểu đồ 4.4 . So sánh nhịp tăng trƣởng các test của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm ..................................................................................... 39 PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta từ năm 2000 đến năm 2015 và những năm tiếp theo, thể dục thể thao (TDTT) đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đó là góp phần vào đào tạo con ngƣời mới, phát triển toàn diện, với đầy đủ: đức, trí, thể, mỹ, vừa giỏi về chuyên môn, vừa khoẻ về thể chất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, đƣợc ƣa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, Điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chƣơng trình thi đấu của các Đại hội thể thao Ôlympic Quốc tế và trong đời sống thể thao của nhân loại. Điền Kinh là một môn thể thao quần chúng gần gũi với hoạt động tự nhiên của con ngƣời. Nó ra đời cùng với sự phát triển của lịch sử loài ngƣời. Vì vậy Điền Kinh đƣợc coi là một trong những môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, có nội dung phong phú với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: chạy, nhảy, ném, đẩy…Thu hút đƣợc nhiều ngƣời tham gia tập luyện ở mọi lứa tuổi đặc biệt là thanh thiếu niên. Trong lĩnh vực thể thao thành tích cao khoảng hơn một thập niên gần đây, Điền kinh đƣợc xem nhƣ một môn thể thao mũi nhọn ở nƣớc ta,đã gặt hái không ít những tấm huy chƣơng danh giá cho thể thao nƣớc nhà Những tấm huy chƣơng danh giá ấy đã khẳng định vị thế của Điền kinh Việt Nam và đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của thể thao nƣớc ta trên đấu trƣờng khu vực và thế giới. Thể thao Việt Nam đƣợc những thành tích cao nhƣ vậy là nhờ một phần không nhỏ ở sự phát hiện, đào tạo và huấn luyện thể thao trong nhà trƣờng. Thể thao trong nhà trƣờng là bộ phận quan trọng, góp phần to lớn cho sự phát triển phong trào thể thao cũng nhƣ thể thao thành tích cao cho đất nƣớc.Chính vì thế mà công tác TDTT trƣờng học có ý nghĩa chiến lƣợc to lớn.Trong thời gian qua ngành giáo dục và đào tạo đã đƣa ra nhiều chính sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất. Nhƣng nhìn 1 chung, giờ học chính khoá môn GDTC hiện nay còn ít, chƣa đủ để phát triển toàn diện về thể lực cho học sinh. Trƣờng THPT Hùng Vƣơng là một trong những trƣờng trọng điểm của tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, trƣờng luôn đi đầu trong các hoạt động văn hóa, phong trào TDTT của tỉnh, đã gặt hái đƣợc rất nhiều huy chƣơng ở các giải nhƣ Hội Khoẻ Phù Đổng, các giải dành riêng cho học sinh... Tuy nhiên nội dung chạy 400m của nhà trƣờng nhiều năm nay chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.Trong các nội dung chạy ngắn, chạy 400m là một môn đòi hỏi ngƣời tập phải tập luyện có khoa học, có hệ thống thì mới đạt đƣợc thành tích thể thao cao. Trong đó không chỉ đòi hỏi vận động viên (VĐV) sử dụng tốc độ tối đa trên toàn bộ cự ly chạy mà còn có sức bền tốc độ. Bởi vậy việc phát triển thể lực chuyên môn nói chung, sức bền tốc độ nói riêng giúp cho cơ thể VĐV chịu đựng đƣợc toàn bộ lƣợng vận động lớn trong khoảng thời gian ngắn. Nếu các VĐV không có thể lực chuyên môn cũng nhƣ sức bền chuyên môn trong chạy cự ly 400m thì không thể đạt thành tích thể thao cao.Vì vậy phát triển thể lực chuyên môn cũng nhƣ sức bền tốc độ là không thể thiếu đối với VĐV chạy cự ly 400m. Xuất phát từ vấn đề trên, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc huấn luyện sức bền chuyên môn đối với VĐV chạy cự ly ngắn (400m) để góp phần nâng cao thành tích cho các VĐV. Bằng kiến thức đã học, bằng sự nổ lực của bản thân cùng với sự quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô, tôi đã nghiên cứu đề tài: " Ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng Thị Xã Phú Thọ - Phú Thọ.” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Ứng dụng đƣợc bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng Thị xã Phú Thọ -Phú Thọ 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu: Căn cứ vào mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 2 - Nhiệm vụ 1: Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thực trạngsức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400m trƣờng THPT Hùng Vƣơng Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ - Nhiệm vụ 2:Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nam chạy 400 truờng THPT Hùng Vƣơng Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ 3 PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo dục thể chất trong trƣờng học: Trong suốt quá trình lãnh đạo của Cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng công tác giáo dục thể chất trong trƣờng học, nhằm đào tạo những lớp ngƣời: “Phát triển cao về trí tụê, cƣờng tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức...” “Trích Nghị quyết TW9 – Khoá XI” [8]. Đó là mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc, là ƣớc mơ của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ Việt Nam- những ngƣời sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam Xã hội chủ nghĩa. Rèn luyện thể dục thể thao là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe và thể chất cƣờng tráng cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.Vì vậy việc chăm lo cho công tác giáo dục thể chất trong trƣờng học là một việc làm có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhằm chuẩn bị con ngƣời cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VIII năm 1996 đã khẳng định: “….giáo dục và đào tạo cùng khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu… chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ 21” và nhấn mạnh “…Muốn xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, văn minh không những chỉ có con ngƣời phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn phải có con ngƣời cƣờng tráng về thể chất. Chăm lo cho con ngƣời về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể” “Đảng cộng sản Việt Nam (1996)“Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IV giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”[7]. Ngày 09/10/2000 Chủ tịch Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố lệnh về việc ban hành Pháp lệnh TDTT đã đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội Khóa X thông qua ngày 25/09/2000. Pháp lệnh có 9 chƣơng, 59 điều. Trong đó có 1 chƣơng, 6 điều quy định về TDTT trƣờng học: Điều 14 của Pháp lệnh ghi rõ: “Thể dục, thể thao trƣờng học bao gồm giáo dục thể chất và hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá cho ngƣời học. Giáo 4 dục thể chất trong trƣờng học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cƣờng sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho ngƣời học. Nhà nƣớc khuyến khích hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá trong nhà trƣờng” [9]. Điều 15 của Pháp lệnh ghi rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao trong việc thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện chƣơng trình giáo dục thể chất. Quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đánh giá kết quả rèn luyện thân thể của ngƣời học.Đào tạo, bồi dƣỡng và bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao.Quy định hệ thống thi đấu thể dục thể thao trƣờng học.”[9] Đánh giá công tác TDTT trong những năm qua, Chỉ thị 17 CT/TW ngày 23/10 năm 2002 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về Phát triển thể dục thể thao đến năm 2010 chỉ rõ: “Sau 8 năm thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khoá VII) và 4 năm thực hiện Thông tri 03-TT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), sự nghiệp thể dục thể thao nƣớc ta đã có bƣớc phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Thể dục thể thao quần chúng đƣợc mở rộng trong các đối tƣợng và địa bàn với nhiều hình thức phong phú, đã có 13% dân số thƣờng xuyên luyện tập thể dục thể thao. Thể dục thể thao trƣờng học đƣợc chú trọng hơn…. Tuy nhiên, Thể dục thể thao quần chúng phát triển còn chậm, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới; chất lƣợng và hiệu quả Thể dục thể thao trong trƣờng học còn hạn chế, thiếu những điều kiện để phát triển. Trong hoạt động thể thao còn nhiều biểu hiện tiêu cực. Công tác quản lý chƣa theo kịp nhu cầu phát triển của thể dục thể thao.”[1] Về nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp Uỷ, Đảng Chính quyền chƣa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tƣ thích đáng cho công tác thể dục thể thao. Công tác quản lý, chỉ đạo của ngành thể dục chậm đƣợc đổi mới, chƣa thực hiện tốt chủ trƣơng xã hội hoá hoạt động thể dục thể thao nhằm phát huy tiềm năng to lớn của nhân dân.Ngành Giáo dục – Đào tạo chƣa có 5 những giải pháp tích cực và hiệu quả để phát triển thể dục thể thao trong trƣờng học. Đội ngũ cán bộ thể dục thể thao, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên, còn thiếu và yếu. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu.[1] Trong giai đoạn mới, sự nghiệp thể dục thể thao cần đƣợc tiếp tục phát triển theo những quan điểm đã nói trong CT 36-CT/TW và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ đã đƣợc Đại hội IX của Đảng xác định: “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của ngƣời Việt Nam. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng với mạng lƣới cơ sở rộng khắp… Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hoá thể thao”… “Phấn đấu đến năm 2010 toàn quốc đạt tỷ lệ 18 – 20% dân số tập luyện thể dục thể thao thƣờng xuyên; 80 – 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định” [1] Ngày 03 tháng 12 năm 2010 Thủ tƣớng chính phủ ban hành Chiến lƣợc phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020, chiến lƣợc ghi rõ: “Phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhằm bồi dƣỡng và phát huy nhân tố con ngƣời, tăng cƣờng thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ ngƣời Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân; ngành thể dục, thể thao giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển thể dục, thể thao của Đảng và Nhà nƣớc”…. “Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học, bảo đảm yêu cầu phát triển con ngƣời toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh – thiếu niên…” [3] Tóm lại, qua những Chỉ thị và Nghị quyết trên cho thấy: Đảng và Nhà nƣớc rất coi trọng việc tăng cƣờng sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với tầng lớp sinh viên và học sinh. 6 Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc hiện nay thì việc giáo dục và phát triển thể chất là một trong những biện pháp tích cực nhất, nhằm tăng cƣờng và bảo vệ sức khỏe, cải tạo nòi giống… Qua đó, góp phần thực hiện đƣợc mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng nhƣ thực hiện đƣợc hai nhiệm vụ chiến lƣợc quan trọng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.2 Khái quát một số vấn đề về công tác thể dục thể thao trƣờng học ở Việt Nam: Hệ thống GDTC ở Việt Nam từ bậc tiểu học đến trung học, học sinh học thể dục chƣơng trình chính khóa là 2 tiết/tuần.Từ lớp 6 đến lớp 9, nội dung chƣơng trình chủ yếu là môn thể dục cơ bản, điền kinh và một số môn thể thao tự chọn tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của giáo viên của từng trƣờng, trừng địa phƣơng. Cuối học kỳ có tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả sau một thời gian học tập và rèn luyện.Cấu trúc chƣơng trình GDTC hiện nay trong trƣờng Trung học gồm 2 phần học, phần bắt buộc và phần tự chọn.Đây là cấu trúc có tính khoa học cao phù hợp với đặc điểm và tính chất của môn thể dục đã và đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng.Chƣơng trình thể dục của nƣớc ta kế thừa cấu trúc này. Phần bắt buộc chiếm 60% tổng thời gian, bao gồm các môn thể dục cơ bản, điền kinh… Phần tự chọn chiếm 40% tổng thời gian thì tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của từng trƣờng, trình độ chuyên môn của giáo viên, sự yêu thích thể thao tự chọn… 2.3Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trƣờng học: Đảng và nhà nƣớc luôn luôn nhất quán về mục tiêu công tác GDTC và thể thao trƣờng học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hoá xã hội, phát triển hài hoà, có thể chất cƣờng tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào mục tiêu nêu trên, GDTC và thể thao trƣờng học phải giải quyết 3 nhiệm vụ: 7 + Góp phần giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác rèn luyện thân thể, sẵn sàng phục vụ lao động sản xuất và bảo vệ nƣớc nhà. + Cung cấp cho học sinh ,sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phƣơng pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dƣỡng khả năng sử dụng các phƣơng tiện để rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT của nhà trƣờng và xã hội. + Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ, nâng cao trình độ thể lực cho học sinh, sinh viên, phát triển cơ thể hài hoà, cân đối, rèn luyện thân thể, đạt những tiêu chuẩn thể lực quy định [5]. Chƣơng trình hiện nay của Bộ GD & ĐT quy định chặt chẽ về thời gian, nội dung học tập, đồng thời cho phép “ mềm hoá ” một phần (không quá 1/3 chƣơng trình) nhằm phù hợp với đặc điểm sân bãi, đội ngũ cán bộ giảng dạy từng trƣờng và phù hợp điều kiện thời tiết ở từng khu vực. Có thể nhận thấy: Nội dung học tập chính khoá phong phú, song thời gian học 2 tiết thể dục/ một tuần lại quá ít, do đó, muốn đạt hiệu quả cao, cần phải phối hợp tốt các hình thức GDTC với nhau, đặc biệt cần có nhiều biện pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ chuẩn bị thể lực cho học sinh. 2.4 Những quan điểm huấn luyện VĐV chạy 400m qua nhiều năm: 2.4.1 Xu hướng huấn luyện sức bềnchuyên môn: Phƣơng pháp huấn luyện sức bền tốc độ có hai đặc trƣng chung: - Nếu sức bền chung đƣợc phát triển chủ yếu là dùng các bài tập có chu kỳ, trong quá trình phát triển sức bền chuyên môn ngƣời ta sử dụng các bài tập chuyên môn là chính. - Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn phải có cƣờng độ gần tƣơng đƣơng với lúc thi đấu nếu thấp hơn sẽ không hiệu quả. Nếu trong huấn luyện nâng cao sức bền chung mà thời gian kéo dài và khối lƣợng bài tập có ý nghĩa 8 quyết định thì điều quan trọng đối với sức bền chuyên môn là xác định tƣơng quan tối ƣu giữa cƣờng độ và khối lƣợng bài tập căn cứ vào cự ly chuyên môn hóa, trình độ của VĐV thời kỳ tập luyện. Tuy nhiên, khi đi sâu vào cự ly chuyên môn hóa của VĐV muốn phát triển sức bền tốc độ thì trƣớc hết xây dựng nền tảng vững chắc là sức bền chung sau đó mới phát triển sức bền chuyên môn. 2.4.2 Xu hướng huấn luyện sức bền chuyên môn trong chạy 400m: Ở các môn thể thao có chu kỳ mà thời gian hoạt động dƣới một phút thì các quá trình yếm khí sẽ chiếm ƣu thế. Vì vậy, nâng cao khả năng yếm khí là nhiệm vụ hàng đầu. Có các phƣơng pháp chủ yếu sau: - Phƣơng pháp giãn cách tuyệt đối: sử dụng phƣơng pháp này cho VĐV chạy 100m, mục đích là tạo cơ hội cho cơ thể hoạt động trong điều kiện thiếu dƣỡng khí hỗ trợ cho việc phát triển sức bền chuyên môn ở những giai đoạn chuyên môn hóa. Khi vận dụng ở phƣơng pháp này chỉ cần sử dụng tối đa 7585% cƣờng độ tối đa. Khối lƣợng sử dụng ở phƣơng pháp này có cự ly chạy từ 600 - 800m khối lƣợng tối đa cho VĐV chạy 400m và khối lƣợng tối đa trên một giáo án tổng là 0.6 - 1km và quãng nghĩ dài phù hợp từ 3 – 8 phút sau mỗi lần thực hiện. Thời điểm sử dụng tập trung cao ở thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và thời kỳ thi đấu. - Phƣơng pháp lặp lại: sử dụng phƣơng pháp này cho VĐV chạy 400m nhằm mục đích tăng cao khả năng hoạt động của cơ thể trong điều kiện thiếu dƣỡng khí cao và giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi khi hoạt động. Cƣờng độ vận động từ 90 – 100% cƣờng độ tối đa, khối lƣợng nhỏ( tổng khối lƣợng trên một giáo án 0,4 – 0,6km). Khi sử dụng cự ly chạy từ 300 – 600m, quảng nghĩ dài hợp lý đến đầy đủ phụ thuộc vào sử dụng cƣờng độ và cự ly chạy. Nếu cƣờng độ cao, cự ly hạy dài thì quãng nghĩ dài đảm bảo cho việc duy trì tốc độ ở những lần chạy tiếp theo từ 5 – 10 phút . Bởi vì khi chạy ở cƣờng độ cao và thời gian dài sẽ sản sinh và tích tụ axit lactic nên cần phải có quãng nghĩ phù hợp để có đủ 9 thời gian cho cơ bắp hồi phục , ngƣời ta sử dụng hình thức nghĩ tích cực hoặc kết hợp với xoa bóp, thả lỏng cơ bắp. - Phƣơng pháp kiểm tra thi đấu: Mục đích nhằm đánh giá chất lƣợng huấn luyện, tìm hiều xem quá trình vận dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực dặc trƣng cũng nhƣ hoàn thiện kỹ chiến thuật phù hợp cho đối tƣợng tập luyện đạt thành tích cao. Ngoài ra còn giúp cho VĐV tạo và điều chỉnh trạng thái thi đấu tốt. Khi sử dụng phƣơng pháp này yêu cầu cƣờng độ cao 100% cƣờng đọ tối đa, số lần chạy phụ thuộc vào tính chất và quy mô của giải. Nếu nhƣ trong một buổi thi đấu mà có đấu loại và đấu chung kết thì số lần chạy là hai lần 400m quãng nghĩ từ 20 – 30 phút, trong thi đấu chính thức thì quãng nghĩ tối thiểu phải đảm bảo cho cơ thể phục hồi giữa thời gian đấu loại và đấu chung kết là 45 phút. Vận dụng phƣơng pháp kiểm tra thi đấu và mỗi chu kỳ huấn luyện trung bình và trong các cuộc thi đấu chính thức. Trong quá trình huấn luyện VĐV điền kinh nói chung và chạy 400m nói riêng đều có bốn giai đoạn: - Giai đoạn huấn luyện ban đầu. - Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. - Giai đoạn chuyên môn hóa sâu. - Giai đoạn hoàn thiện thể thao. Mỗi giai đoạn đảm bảo chức năng và nhiệm vụ riêng biệt đáp ứng với nhu cầu và mục đích huấn luyện VĐV. - Giai đoạn huấn luyện ban đầu: là huấn luyện chuẩn bị thể lực toàn diện và có các bài tập nhằm đáp tăng tổng hợp các tố chất thể lực của VĐV. - Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu: là huấn luyện thể lực toàn diện nâng cao mức độ chung của cơ thể tạo đƣợc vốn kỹ năng vận động tăng tri thức để hình thành nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. Giai đoạn này sử dụng rộng rãi phƣơng tiện huấn luyện có tính toán đến các dặc thù của chạy ngắn. - Giai đoạn chuyên môn hóa sâu: giai đoạn này là tính chuyên môn hóa đƣợc thể hiện rõ hơn tỉ lệ huấn luyện chuyên môn về thể lực kỹ thuật, tâm lý 10 tăng lên đáng kể nhằm phát triển thể thao thành tích cao và làm cơ sở cho việc phát triển đỉnh cao ở giai đoạn tiếp theo. - Giai đoạn hoàn thiện thành tích thể thao: là trình độ chuyên môn của VĐV chạy ngắn đạt đến trình độ đỉnh cao. Lƣợng vận động trong huấn luyện tƣơng ứng với thi đấu càng lớn và việc tuân thủ theo nguyên tắc thích hợp càng nghiêm ngặt cho nên huấn luyện viên (HLV) phải đặc biệt thận trọng điều hòa mối quan hệ giữa khối lƣợng và cƣờng độ của lƣợng vận động trong huấn luyện. Qua nghiên cứu các nhà lý luận điền kinh khẳng định rằng: Giai đoạn huấn luyện ban đầu là giai đoạn làm cơ sở nền tảng và giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là giai đoạn huấn luyện cơ bản trong quá trình huấn luyện. Bởi vì giai đoạn huấn luyện ban đầu là phát triển kỹ năng khéo léo phối hợp động tác, phát triển sức nhanh, nắm đƣợc kỹ thuật sơ bộ còn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là giảng dạy giai đoạn phát triển sức mạnh của động tác và tăng sức mạnh tốc độ củng cố sức khỏe và rèn luyện sự bền bỉ dẻo dai của cơ thể. Giai đoạn chuyên môn hóa sâu: đây là giai đoạn VĐV tập luyện thể thao tích cực nhất, đồng thời bộc lộ khả năng thể thao và trình độ điêu luyện về thể thao. Trong quá trình tập luyện thể hiện rõ các đặc điểm của chuyên môn hóa sâu nhƣ: thể lực, kỹ chiến thuật, tâm lý… cũng đƣợc nâng lên đáng kể nhờ tăng khối lƣợng đào tạo chung và khối lƣợng các bài tập chuyên môn cũng nhƣ các bài tập thi đấu, tổng khối lƣợng và cƣờng độ tăng nhiều hơn so với giai đoạn trƣớc, số lƣợng các cuộc kiểm tra thi đấu cũng tăng lên rõ rệt và trở thành nội dung không thể thiếu trong kế hoạch huấn luyện. Hệ thống tập luyện và thi đấu ngày càng trở nên cá biệt hóa, đào tạo gắn liền với thành tích thể thao, do đó dồi hỏi VĐV phải dành nhiều thời gian và công sức, dồn nhiều tâm trí để tập luyện và thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp có kế hoạch để đạt thành tích cao nhất. Giai đoạn hoàn thiện thành tích thể thao là đạt đƣợc kỷ lục đối với bản thân phối hợp hài hòa tất cả các mặt huấn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật cũng nhƣ trên cơ sở lý luận của VĐV chạy 400m. 11 Trong chạy 400m bao gồm các tố chất sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ. Các tố chất này có quan hệ hữu cơ với nhau, tố chất này góp phần củng cố cho tố chất kia phát triển nếu nhƣ mộtthiếu ba tố chất trên thì ảnh hƣởng không tốt cho việc nâng cao thành tích trong chạy 400m: + Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con ngƣời, nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng nhƣ thời gian phản ứng vận động. + Sức mạnh tốc độ là khả năng của con ngƣời phát huy một lúc co cơ lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. + Tố chất sức bền tốc độ giúp cho VĐV luôn duy trì đƣợc tốc độ trên toàn cự ly chạy 400m. Qua đúc kết thực tiễn huấn luyện cho thấy: huấn luyện ở giai đoạn đầu là cơ sở nền tảng cho giai đoạn tiếp theo. Song muốn nâng cao thành tích các môn điền kinh nói chung và chạy 400m nói riêng thì phải sử dụng các bài tập thể lực chuyên môn tốt, trên cơ sở phát triển thể lực chung đầy đủ. Thể lực là nền tảng để thực hiện kỹ chiến thuật thể thao và nâng cao thành tích thể thao của VĐV, thể lực có ý nghĩa cao trong suốt quá trình huấn luyện, đƣợc sử dụng phù họp với mục đích ở mỗi giai đoạn huấn luyện khác nhau và có ý nghĩa cao ở các giai đoạn của quá trình huấn luyện. 2.5 Khái niệm và phân loại về sức bền chuyên môn: 2.5.1. Khái niệm: [11] Theo tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn trong “ Lý luận và phƣơng pháp TDTT” (2000) sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cƣờng độ cho trƣớc, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian ngắn nhất mà cơ thể có thể chịu đựng đƣợc. 2.5.2. Phân loại sức bền: Sức bền chung: Sức bền chung là một thành phần của trình độ huấn luyện thể lực của VĐV, nó đƣợc phát triển thông qua các bài tập thể lực đƣợc đƣa vào huấn luyện phƣơng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng