Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Ứng dụng bài tập nhằm phát triển thể lực cho nam học sinh khối 11 trường thpt hi...

Tài liệu Ứng dụng bài tập nhằm phát triển thể lực cho nam học sinh khối 11 trường thpt hiền đa – cẩm khê – phú thọ

.PDF
53
1
135

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA THỂ DỤC THỂ THAO CÙ TIẾN ĐÔNG ỨNG DỤNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO NAM HỌC SINH KHỐI 11 TRƯỜNG THPT HIỀN ĐA – CẨM KHÊ – PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học giáo dục thể chất Phú Thọ, 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA THỂ DỤC THỂ THAO CÙ TIẾN ĐÔNG ỨNG DỤNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO NAM HỌC SINH KHỐI 11 TRƯỜNG THPT HIỀN ĐA – CẨM KHÊ – PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học giáo dục thể chất NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. TRẦN PHÚC BA Phú Thọ, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương, các giảng viên , quý thầy cô khoa Thể dục Thể thao đã tận tình giảng dạy, truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Trần Phúc Ba đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi những kiến thức quý giá cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê - Phú Thọ, các thầy cô tổ thể dục cùng các em nam học sinh khối 11 rường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê - Phú Thọ đã hết lòng giúp đỡ và hợp tác, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Tuy nhiên trong thời gian ngắn cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế, nên chắc rằng khóa luận không thể không có sai sót. Kính mong được sự hướng dẫn, chỉ bảo của quý thầy cô. Tôi xin nghiêm túc ghi nhận và chân thành cảm ơn! MỤC LỤC NỘI DUNG PHẦN MỞ ĐẦU TRANG 1 1.1. Lý do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 5 1.3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 6 2.1. Quan điểm về giáo dục thể chất ở trƣờng học 6 2.1.1. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, của đảng của 6 nhà nước. 2.1.2. Các quan điểm tiến bộ của thế giới đối với GDTC 7 trường học 2.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh khối 11 9 THPT 2.2.1. Đặc điểm tâm lý 9 2.2.2. Đặc điểm sinh lý 9 2.3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của học sinh. 10 2.3.1. Đặc điểm tố chất thể lực của học sinh. 10 2.3.2. Cơ sở sinh lý của GDTC học sinh. 10 2.3.3. Giáo dục thể chất đối với học sinh. 11 2.4. Các khái niệm liên quan đến phát triển thể chất. 12 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 18 NGHIÊN CỨU 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. 18 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 18 2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu. 18 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 18 19 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 19 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 19 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê. 20 2.3. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu. 21 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƢỢC 23 3.1. Thực trạng thể lực của nam học sinh khối 11 23 trƣờng THPT Hiền Đa 3.1.1. Đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên thể dục. 23 3.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và 24 ngoại khóa môn thể dục trường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê – Phú Thọ. 3.1.3. Thực trạng chương trình giảng dạy môn thể dục trường 24 THPT Hiền Đa. 3.1.4. Đánh giá thực trạng thể lực của nam học sinh khối 11 trường THPT Hiền Đa 3.2.Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho nam học 25 27 sinh khối 11 trường THPT Hiền Đa. 3.3. Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn và đánh giá kết 29 quả lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Hiền Đa. 3.3.1. Ứng dụng bài tập phát triển thể lực cho nam học 29 sinh khối 11 trường THPT Hiền Đa 3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triển thể lực 33 cho nam học sinh khối 11 trường THPT Hiền Đa. KẾT LU N VÀ KIẾN NGH 38 I.KẾT LU N: 38 II. KIẾN NGH : 39 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TDTT: GDTC: THPT: TW: GD-ĐT: %: S: TN: ĐC: Thể dục thể thao Giáo dục thể chất Trung học phổ thông Trung ương Giáo dục đào tạo Phần Trăm Giây Thực nghiệm Đối chứng DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Thể loại Nội dung Bảng 3.1: Thực trạng về đội ngũ giáo viên thể dục Trang 23 trường THPT Hiền Đa Bảng 3.2: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho 24 hoạt động GDTC tại trường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê – Phú Thọ. Bảng 3.3: Thực trạng về chương trình thể dục khối 25 11 trường THPT Hiền Đa Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đại diện 26 đánh giá các tố chất thể lực B Ả N G Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra thể lực nam học sinh khối 11 trường THPT Hiền Đa Bảng 3.6: Kết quả phỏng vấn lựa chọncác bài tập 27 28 nhằm phát triển thể lực cho nam học sinh khối 11 trường THPT Hiền Đa Bảng 3.7: tiến trình thực nghiệm của nhóm thực 31 nghiệm Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra thể lực của hai nhóm trước thực nghiệm Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra thể lực của hai nhóm 33 33 sau thực nghiệm Bảng 3.10: Bảng đối chiếu kết quả kiểm tra thể lực 34 trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng Bảng 3.11: Bảng đối chiếu kết quả kiểm tra thể lực 35 trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả kiểm tra chạy 30m BIỂU ĐỒ 35 xuất phát cao của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả kiểm tra bật xa tại 36 chỗ của hai nhóm thực nghiệm, đối chứng trước và sau thực nghiệm Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả kiểm tra chạy tùy sức 5 phút của hai nhóm thực nghiệm, đối chứng trước và sau thực nghiệm 36 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, con người vừa là mục tiêu giáo dục vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, vì giáo dục đã trở thành động lực của sự phát triển. Giáo dục đào tạo đóng vai trò trung tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược ấy được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước, trong đó tiêu biểu nhất là chỉ thị số 36-CT/TW ngày 23/4/1994, của ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới. Chỉ thị khẳng định “ Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước nhằm bồi dưỡng phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao sức lao động và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Chỉ thị còn nêu rõ “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là khu vực đông nam Á”. Chính vì thế trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng cải tiến nội dung, đổi mới chương trình phương pháp giảng dạy thể dục thể thao trong các cấp học, trong đó điền kinh là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu của hầu hết các chương trình giảng dạy của các trường phổ thông cũng như bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Chuyên nghiệp. Chỉ thị 22/TĐQS 07/01/1996 nói rõ; “trong bất kể tình huống phải lo sức khỏe cho học sinh, trong điều kiện nào cũng phải rèn luyện thân thể” do vậy hoạt động TDTT là không thể thiếu trong xã hội. Ngay từ khi mới ra đời thể dục thể thao (TDTT) đã là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội và là một phương tiện giáo dục. TDTT còn mang đầy đủ tính lịch sử giai cấp và tính bản sắc 1 dân tộc. Vì vậy thông qua TDTT mà ta có thể đánh giá được sự phát triển của văn hóa thể chất ở một địa phương, dân tộc, quốc gia. Ngoài ra, TDTT còn mang một nhiệm vụ quan trọng là đem lại hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc với nhau, tạo nên mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa các tập thể, giữa các quốc gia khác nhau. Mở rộng mối quan hệ không những về văn hóa mà còn về kinh tế, chính trị với các nước trên thế giới. Hiện nay nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Do đó TDTT ngày càng giữ vai trò to lớn trong đời sống xã hội, đặc biệt nó đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của hàng triệu người. Tham gia tập luyện TDTT có tác dụng củng cổ và hoàn thiện thể chất tăng cường sức khỏe, đồng thời TDTT là phương tiện giải trí lành mạnh làm cho đời sống văn hóa của con người phong phú, đa dạng hơn. Trong thời đại ngày nay, đặc biệt là những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, thời đại của công nghệ cao - khoa học phát triển. Để phát triển nhanh mạnh và có thể theo kịp trình độ phát triển của khuvực và thế giới thìvấn đề đặt ra chính là nguồn nhân lực để xây dựng đất nước, là con người Việt Nam. Muốn vậy mỗi người dân Việt Nam phải trở thành những người "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Trong đó sức khỏe của người dân là vấn đề quan trọng và cần được quan tâm hàng đầu. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta cần có những đường lối, chính sách mang tính định hướng cho sự phát triển của nền TDTT nước nhà để nhằm tăng cường thể chất cho nhân dân. Việc tham gia tập luyện TDTT đối với mỗi người khác nhau thì sẽ có sở thích, hình thức tham gia tập luyện khác nhau vì vậy mà nền TDTT nước ta cũng cần đổi mới đa dạng để đáp ứng được nhu cầu rèn luyện sức khỏe và hoàn thiện thể chất của người dân. Hệ thống giáo dục thể chất trong các trường THPT là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam. Mục đích của giáo dục thể chất là 2 củng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển năng lực thể chất của con người, hình thành và hoàn thiện các kỹ năng vận động để chuẩn bị sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sức khỏe con người là vốn quý. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác giáo dục thể chất nhằm bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe đối với thế hệ trẻ và xem đó là động lực quan trọng cần phải có chính sách chăm sóc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Công tác GDTC va hoạt động TDTT trong các trường THPT là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, để góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển sự nghiệp kinh tế của đất nước. Thể dục có một vị trí hết sức quan trọng đối với sự hoàn thiện về mặt thể chất, chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống học tập, lao động với hiệu quả cao. Thể dục là sự tổng hợp những phương pháp và biện pháp chuyên môn về giáo dục thể chất trong quá trình phát triển loài người, vừa áp dụng các phương pháp, biện pháp, vừa kết hợp với nhân tố vệ sinh góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, rèn luyện cơ thể, hình thành kĩ năng kĩ xảo cần thiết cho cuộc sống. Việc chuẩn bị thể lực cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và hình thành kĩ thuật động tác, cũng như kĩ năng thực hành trong các môn thể thao. GDTC trong trường học là thực hiện mục tiêu phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên, nhằm góp phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện, nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh. Thế hệ học sinh, sinh viên là những người chủ tương lai của đất nước, nên sứ mệnh lịch sử tương lai của dân tộc đều trông mong vào thế hệ này. 3 Về thực trạng của công tác GDTC hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận định: “ Chất lượng GDTC còn thấp, giờ dạy còn đơn điệu, thiếu sinh động”. Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC còn nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục và cơ sở trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTC đối với học sinh THPT hiện nay, qua quá trình thực tập lần một tại trường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê – Phú Thọ tôi điều tra được đa phần học sinh của trường là con em nông thôn, có nhiều học sinh điều kiện kinh tế gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn, ngoài giờ học trên lớp các em phải giúp gia đình làm việc vì vậy thời gian giành cho các hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực là không có, bên cạnh đó điều kiện dinh dưỡng không tôt dẫn đến học sinh có thể lực cũng như thể hình kém hơn học sinh ở các trường THPT khác có điều kiện tốt hơn. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy nhà trường thực hiện rất nghiêm túc các giờ học thể dục chính khóa tuy nhiên với thời lượng mỗi tuần 2 tiết mỗi tiết 45 phút lại học dàn đều tất cả các môn thể thao không có nhiều các bài tập phát triển thể lực cho học sinh như chương trình của Bộ GD-ĐT hiện nay thì việc tăng cường và nâng cao thể lực cho học sinh là rất hạn chế, đặc biệt là nam học sinh khối 11 các em đang ở độ tuổi đòi hỏi được vận động với khối lượng lớn để hoàn thiện cơ thể thì lại càng không đáp ứng. Từ thực tiễn quan sát và dựa vào các tiêu trí đánh giá về thể lực của học sinh theo quyết định 53/2008/QĐ - BGDĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành ngày 18 tháng 8 năm 2008. Tôi nhận thấy thể lực của các em nam học sinh khối 11 trường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê – Phú Thọ còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu là các bài tập thể dục trên lớp theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chưa đáp ứng được phát triển thể lực cho học sinh khối 11 do chưa có các bài tập phát triển thể lực đưa vào cuối buổi học được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học và có hệ thống. Xuất phát từ những lý do kể trên. Là sinh viên chuyên ngành GDTC đang học tập tại trường Đại Học Hùng Vương bằng những kiến thức đã được trang bị tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Ứng 4 dụng bài tập nhằm phát triển thể lực cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Hiền Đa – Cẩm Khê – Phú Thọ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở thực tiễn và giảng dạy, lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho nam học sinh khối 11 trường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê – Phú Thọ. 1.3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: các bài tập nhằm phát triển thể lực cho nam học sinh khối 11 trường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê – Phú Thọ. 1.3.2. Khách thể nghiên cứu : Gồm có hai nhóm: Nhóm thực nghiệm: 29 nam học sinh lớp 11A1 trường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê – Phú Thọ. Nhóm đối chứng: 29 nam học sinh lớp 11A2 trường THPT Hiền Đa – Cẩm Khê – Phú Thọ. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Quan điểm về giáo dục thể chất ở trƣờng học 2.1.1. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, của đảng của nhà nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đặt nền tảng xây dựng sự nghiệp TDTT cả nước ta là: TDTT là một cách mạng vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của TDTT là bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt Nam làm cho dân cường nước thịnh. Tiêu biểu cho điều tư tưởng của Bác là: “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”; “Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà. Gây dựng đời sống mới. Việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe. Vậy, rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh – sinh viên – người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Cụ thể hóa đánh giá công tác TDTT trong những năm qua, chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới: ”Những năm gần đây công tác TDTT đã có tiến bộ, phong trào TDTT ở một địa phương và ngành đã dược chú ý đầu tư nâng cấp xây dựng mới...Tuy nhiên, TDTT của nước ta còn ở trình độ thấp số người thường xuyên tập TDTT còn rất ít đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện, hiệu quả GDTC trong giáo dục trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp...Đội ngũ cán bộ TDTT còn yếu về nhiều mặt”. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp Đảng ủy chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và xem nhẹ vai trò của TDTT trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, chưa thực sự coi TDTT là một bộ 6 phận trong chiến lược kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển của TDTT, đầu tư cho lĩnh vực TDTT. Quản lí của ngành TDTT còn kém hiệu quả, chưa phát huy vai trò chủ động sáng tạo của toàn xã hội để phát triển TDTT. Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về phát triển sự nghiệp TDTT: “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người công tác TDTT góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao đông xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang”. Chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu: “Mục tiêu lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân... Thực hiện nền GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh – sinh viên”. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và nhân dân ta đã từng ví “Sức khỏe là vàng”, không một ngành nào, nghề nào, một công việc nào lại không đòi hỏi con người phải có sức khỏe. Để bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho mỗi người dân là một việc rất quan trọng và cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta hiện nay, là nhiệm vụ cao quý của Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm trực tiếp cho ngành Thể Dục Thể Thao, ngành Giáo Dục và Đào Tạo cùng phối hợp với ngành Y Tế. Sự quan tâm của Đảng và nhà nước được thể hiện trong các cấp học, bậc học. TDTT đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa từ bậc mầm non tơi cao đẳng và đại học. 2.1.2. Các quan điểm tiến bộ của thế giới đối với GDTC trường học Trên thế giới hệ thống GDTC đã có sự phát triển từ xa xưa. Tại Nga trước Cách mạng tháng Mười xuất hiện những quan điểm tiến bộ của các nhà khoa học về GDTC tiêu biểu là: 7 + C.Unxinxki (1824 - 1870): Ông là một nhà sư phạm kiệt xuất, ông đã đề xuất cho trẻ em rèn luyện thân thể 5 phút trong thời gian học lý thuyết. + Lestônxtôi (1826-1910): Ông là nhà đại văn hào Nga, ông đã tiến hành giờ học thể dục trong trường học do ông mở cho con em nông dân. Đặc biệt là nhà sư phạm, nhà giải phẫu và là thầy thuốc nổi tiếng Lesghapht (1837 - 1909). Ông đã có công lớn trong sự phát triển của khoa học và thực tiễn GDTC. Các quan điểm của ông là: - Giáo dục trí tuệ phẩm chất phải góp phần chuẩn bị cho lao động có năng xuất cao về hạnh phúc của người học. - Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC là trau dồi kĩ năng lĩnh hội tự giác những kết quả thu được. - Chỉ có phát triển hài hoà, cơ thể "bình thường" phải "lý tưởng" thì mới có năng suất và hiệu quả lao động cao. - Phát triển hài hoà về thể chất chỉ có thể có được với sự hỗ trợ của hệ thống GDTC có luận cứ khoa học. Những quan điểm tiến bộ đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống GDTC trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Tóm lại: Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên: Thời gian qua lãnh đạo bộ và một số địa phương chưa coi trọng đúng mức đến công tác giáo dục rèn luyện thể chất cho học sinh phổ thông. Giáo viên chưa được bồi dưỡng đồng bộ về chuyên môn, sân bãi, phương tiện dạy học còn nghèo nàn, sách và chương trình giáo dục còn nhiều điểm về nội dung, phương pháp chưa hợp lí, thống nhất. 8 2.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh khối 11 THPT 2.2.1. Đặc điểm tâm lý Nghề giáo là một nghề đặc biệt. Hàng ngày chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh – những người không cùng lứa tuổi, thế hệ...với chúng ta. Những quan sát hàng ngày cho thấy các em - ở lứa tuổi THPT có những rung cảm và suy nghĩ không giống với người lớn. Những học sinh ở lứa tuổi 16-17 là những học sinh vui tươi nghịch ngợm nhất, đôi lúc làm cho giáo viên gặp nhiều phiền toái hơn những nhóm tuổi khác. Ở độ tuổi này các em bước vào giai đoạn có tình cảm riêng tư, luôn tỏ ra mình lớn hơn, có hiểu biết cao, muốn chứng tỏ cho người lớn biết mình là người có hiểu biết. Nhưng khi học động tác thì cũng dốc sức ngay từ ban đầu và khi hoạt động thì ít chú ý tới hoạt động, dễ tốn sức và xảy ra chấn thương. Cho nên người giáo viên, huấn luyện viên đặc biệt chú ý đến điều này để khắc phục. Các em thích nắm bắt những cái mới mẻ, đồng thời quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế nên các em tiếp thu cái mới nhanh nhưng chóng quên. Các em dễ bị môi trường tác động tạo nên sự đánh giá thấp về mình khi thành công thì tỏ rõ tự kiêu, trái lại khi thất bại thì rụt rè dẫn đến thiếu ý trí, quyết tâm. Vì vậy điều quan trọng là giáo viên phai biết tạo động lực bên trong lòng các em đó, luôn khích lệ tinh thần, chỉ ra các điều tốt cho các em tham gia và hình thành phẩm chất ý trí đạo đức từ đó giúp các em có tinh thần vượt khó không ngại gian nan, dũng cảm và có trí cầu tiến. 2.2.2. Đặc điểm sinh lý * Hệ thần kinh TW Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, hiện tượng lan tỏa hưng phấn vẫn chiếm ưu thế so với ức chế. Chức năng của hệ thần kinh chịu ảnh hưởng hoạt động của tuyến nội tiết trong tuổi dậy thì. Ngoài ra, ở lứa tuổi này do sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến giáp trạng, tuyến yên, tuyến sinh dục làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng, làm ảnh hưởng đến hoạt động TDTT, khiến cho các em không thể khống chế được bản thân, tính nhịp điệu bị 9 giảm sút, khả năng chịu đựng bị ảnh hưởng. vì vậy cần bố trí các bài tập thích hợp chú ý quan sát phản ứng của cơ thể học sinh để có biện pháp giải quyết kịp thời. * Hệ tuần hoàn Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang phát triển và hoàn thiện, trọng lượng của tim tương đối hoàn chỉnh. Nhịp tim của các em không ổn định có thể thay đổi dưới các ảnh hưởng của các kích thích khác nhau. Mỗi phút cung cấp số lượng máu gần tương đương với tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi này phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt, nhưng sau vận động mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh. * Hệ hô hấp Xác định khả năng tối đa của độ sâu hô hấp vì vậy nó là các chỉ số quan trọng về khả năng hoạt động của bộ máy hô hấp. Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích chung của phổi và sức mạnh của các cơ hô hấp, vào lưc cản của lồng ngực và phổi khi chúng co giãn.Dung tích sống của phổi bao gồm thể tích hô hấp, thể tích hít vào bổ sung và thể tích dự trữ thở ra. Dung tích sống của phổi của mỗi người rất khác nhau và phụ thuộc vào kích thước cơ thể, giới tính và lứa tuổi. 2.3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của học sinh. 2.3.1. Đặc điểm tố chất thể lực của học sinh. Sự thay đổi các tố chất cơ thể trên cơ sở của sự phát triển hình thái, cơ năng. Nó thay đổi theo lứa tuổi có tính làn sóng, tính giai đoạn. Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành diễn ra không đồng đều và không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo nhịp độ riêng vào những thời kì khác nhau. Tố chất thể lực bao gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo. 2.3.2. Cơ sở sinh lý của GDTC học sinh. Đặc điểm quan trọng của việc GDTC cho học sinh là quá trình diễn ra trên cơ thể đang phát triển và trưởng thành. Điều đó làm cho công tác GDTC thêm phức tạp và phải nắm vững các đặc điểm lứa tuổi cũng như áp dụng chúng phù hợp với mục tiêu. nội dung giáo dục. Trong GDTC học sinh cần phải đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp với lượng vận động, tập luyện với mức độ tâm sinh lý 10 của các học sinh. Lượng vận động cực đại có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ của cơ thể, dẫn đến những hiện tượng rối loạn bệnh lý. Đối với cơ thể học sinh tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu. Khả năng vận động cơ thể học sinh tuân theo những đặc điểm lứa tuổi. Giai đoạn thích nghi, trạng thái ổn định... 2.3.3. Giáo dục thể chất đối với học sinh. GDTC là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng kỹ sảo vận động trong đời sống, trong lao động, GDTC là một bộ phận của TDTT, là một trong những hình thái hoạt động cơ bản của định hướng rõ của TDTT trong xã hội. Hay cụ thể nói cách khác GDTC là loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển chủ định các tố chất thể lực của con người. GDTC và thể thao trường học luôn duy trì và củng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực cho học sinh, rèn luyện thân thể đạt tiêu chuẩn thể lực theo quy định. Trang bị cho học sinh kiến thức lý luận cơ bản về nội dung, phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động, kỹ thuật động tác cơ bản một số môn thể thao. Rèn luyện cho học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, xây dựng lối sống lành mạnh, tinh thần tự giác rèn luyện thân thể. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để các trường xây dựng và rèn luyện phong trào thể thao mạnh mẽ và sâu rộng “ Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh...” GDTC trong các trường phổ thông góp phần quan trọng trong việc: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài... xây dựng những lớp nguoif chủ nhân tương lai của đất nước. Trên cơ sở tư tưởng đó, GDTC đối với học sinh là việc không thể thiếu được trong công tác giáo dục và đào tạo. Sức khỏe được coi như là vốn quý nhất của con người, là tài sản vô giá của quốc gia. 11 2.4. Các khái niệm liên quan đến phát triển thể chất. Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển qua bẩm sinh di truyền và điều kiện sống ( bao gồm cả giáo dục và rèn luyện ). Năng lực thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng. Thể hình: Đó là hình thái, cấu trúc cơ thể, bao gồm trình độ phát triển, những chỉ số tuyệt đối về hình thái. Còn năng lực thể chất lại chủ yếu liên quan đến những khả năng chức năng của hệ thống, cơ quan trong cơ thể thể hiện chính qua vận hành cơ bắp... Nó bao gồm các tố chất vận động và những năng lực cơ bản của con người. Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên ngoài, bao gồm cả sức đề kháng đối với bệnh tật. Còn trạng thái thể chất chủ yếu nói về tình trạng cơ thể thông qua một số dấu hiệu về thể trạng, được xác định bằng cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, dung tích sống... trong một thời điểm nào đấy. Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân tạo thành (điều kiện bên trong và bên ngoài) và sự biến đổi của nó theo một số quy luật về tính di truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và giới tính, sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường, giữa hình thức – cấu tạo và chức năng cơ thể. Để phát triển thể chất người ta sử dụng các bài tập. Bài tập TDTT: là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích phù hợp với các quy luật GDTC. Người ta dùng chúng để giải quyết các nhiệm vụ GDTC, đáp ứng những yêu cầu giáo dục thể chất và tinh thần của con người. Thể lực chung: theo các nhà khoa học TDTT nước ngoài như Nôvicốp (Nga), Viên Vĩ Dân ( Trung Quốc) thì thể lực chung được hiểu là: “ năng lực của các chức năng và năng lực vận động của cơ thể được biểu hiện ra dưới sự 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng