Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến đ ếc nghề nghiệp ở ngườ lao động tại các nhà m...

Tài liệu Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến đ ếc nghề nghiệp ở ngườ lao động tại các nhà máy đóng tàu quân sự khu vực phía nam

.PDF
109
1
104

Mô tả:

.� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠ C DƢ C T ÀN BỘ Y TẾ P Ố ỒC MN -------------------------- HOÀNG VIỆT P ƢƠNG TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN Đ ẾC NGHỀ NGHIỆP Ở NGƢỜ LAO ĐỘNG TẠI CÁC NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU QUÂN SỰ KHU VỰC PHÍA NAM LUẬN VĂN T ẠC SĨ TẾ CÔNG CỘNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠ C DƢ C T ÀN BỘ Y TẾ P Ố ỒC MN -------------------------- HOÀNG VIỆT P ƢƠNG TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN Đ ẾC NGHỀ NGHIỆP Ở NGƢỜ LAO ĐỘNG TẠI CÁC N À MÁ ĐÓNG TÀU QUÂN SỰ KHU VỰC PHÍA NAM Ngành: Y tế Công cộng Mã số: 8720701 LUẬN VĂN T ẠC SĨ TẾ CÔNG CỘNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BS Trịnh Hồng Lân Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội đồng duyệt đề cương Khoa Y tế công cộng số 258/ĐHYD-HĐĐĐ kí ngày 07/06/2018” H C VIÊN HOÀNG VIỆT P ƢƠNG Thông tin kết quả nghiên cứu . .� MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... C DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... D DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................F DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. G ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3 DÀN Ý NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ....................................................................... 5 1.1 Khái niệm ....................................................................................................... 5 1.2 Tác động của các yếu tố môi trường lao động đến khả năng mắc bệnh điếc nghề nghiệp mạn tính. ................................................................................................. 8 1.3 Các biến đổi của tai trong bệnh điếc nghề nghiệp mạn tính: ....................... 13 1.4 Chẩn đoán điếc nghề nghiệp: ....................................................................... 14 1.5 Quy trình khám bệnh nghề nghiệp của Trung tâm y học dự phòng Quân đội phía Nam: ............................................................................................................ 14 1.6 Các biện pháp dự phòng điếc nghề nghiệp mạn tính: .................................. 16 1.7 Đặc điểm về 2 nhà máy đóng tàu Bason và X55 ......................................... 18 1.8 Những nghiên cứu về điếc nghề nghiệp: ...................................................... 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 28 2.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 28 2.2 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 28 2.3 Liệt kê và định nghĩa biến số: ...................................................................... 31 2.4 Thu thập dữ kiện ........................................................................................... 39 2.5 Kiểm soát sai lệch thông tin: ........................................................................ 42 2.6 Xử lý và phân tích dữ kiện: .......................................................................... 42 2.7 Y đức trong nghiên cứu: ............................................................................... 43 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 44 3.1 Tỷ lệ điếc nghề nghiệp: ................................................................................ 44 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� b 3.2 Đặc điểm môi trường lao động tại các xưởng đóng tàu quân sự khu vực phía Nam: ...................................................................................................................... 3.3 Đặc điểm của dân số mẫu ............................................................................. 48 3.4 Đặc điểm về Kiến thức thái độ thực hành về phòng chống tiếng ồn ........... 49 3.5 Đặc điểm về thời gian sử dụng trang thiết bị chống ồn: .............................. 51 3.6 Mối liên quan giữa điếc nghề nghiệp với các yếu tố: .................................. 51 3.7 Kiểm soát nhiễu và tương tác: ...................................................................... 57 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 59 4.1 Đặc điểm điếc nghề nghiệp ở người lao động tại 2 nhà máy đóng tàu: ....... 59 4.2 Đặc điểm các yếu tố môi trường lao động ................................................... 60 4.3 Đặc điểm dân số nghiên cứu: ....................................................................... 65 4.4 Đặc điểm về kiến thức thái độ thực hành phòng chống tiếng ồn trong lao động và tình trạng sử dụng trang thiết bị chống ồn: ................................................. 66 4.5 Mối liên quan giữa điếc nghề nghiệp và các yếu tố ..................................... 68 4.6 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài: ................................................................ 72 4.7 Điểm mới và tính ứng dụng của đề tài: ........................................................ 73 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 74 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ I PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP TRONG LAO ĐỘNG ...................... V PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHÁM ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP: .......................................IX PHỤ LỤC 3. BẢNG FOWLER SABINE .............................................................XI PHỤ LỤC 4: BẢNG FELMANN LESSING ...................................................... XII PHỤ LỤC 5. DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................ XIII Thông tin kết quả nghiên cứu . 45 .� c DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Nguyên văn BHLĐ Bảo hộ lao động BLĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội BQP Bộ quốc phòng BYT Bộ Y tế ĐNN Điếc nghề nghiệp KTC Khoảng tin cậy KTV Kỹ thuật viên NCV Nghiên cứu viên TCCP Tiêu chuẩn cho phép TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TT-LB Thông tư liên bộ TT-BYT Thông tư Bộ Y tế TTYHDPQĐ Trung tâm y học dự phòng quân đội Tiếng Anh Nguyên văn Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt KAP Knowledge, Attitudes and Practice Kiến thức, thái độ và thực hành NIHL Noise – Induced Hearing loss Giảm thính lực do tiếng ồn OR Odds raito Tỷ số số chênh PR Prevelance raito Tỷ số tỷ lệ hiện mắc WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới WBGT The wet-bulb globe temperature Nhiệt độ tam cầu kế Thông tin kết quả nghiên cứu . .� d DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tần số trung tâm của octa ..................................................................... 11 Bảng 2.1: Phương pháp lấy mẫu và số mẫu các yếu tố môi trường lao động [5]. . 30 Bảng 2.2: Các câu hỏi về kiến thức phòng chống Điếc nghề nghiệp .................... 38 Bảng 2.3: Các câu hỏi về thái độ phòng chống Điếc nghề nghiệp ........................ 38 Bảng 2.4: Các câu hỏi về thực hành phòng chống Điếc nghề nghiệp ................... 39 Bảng 3.1: Tỷ lệ điếc nghề nghiệp ở 2 nhà máy đóng tàu ...................................... 44 Bảng 3.2: Tỷ lệ điếc nghề nghiệp phân loại theo tỷ lệ mất sức lao động: ............. 44 Bảng 3.3: Đặc điểm các yếu tố vi khí hậu tại 2 nhà máy đóng tàu........................ 45 Bảng 3.4: So sánh về chênh lệch với nhiệt độ môi trường tại 2 nhà máy ............. 45 Bảng 3.5: Tiếng ồn chung tại 2 nhà máy ............................................................... 46 Bảng 3.6: Tiếng ồn dải tần tại 2 nhà máy .............................................................. 46 Bảng 3.7: Nồng độ các yếu tố hoá học tại 2 nhà máy ........................................... 47 Bảng 3.8: Nồng độ bụi trung bình tại 2 nhà máy Bason và X55 (nồng độ SiO2 lần lượt là 25,2% và 29,4%) ........................................................................................ 48 Bảng 3.9: Đặc điểm dân số của người lao động tại 2 nhà máy đóng tàu............... 48 Bảng 3.10: Đặc điểm về Kiến thức, thái độ thực hành về phòng chống Điếc nghề nghiệp ..................................................................................................................... 49 Bảng 3.11: Thời gian sử dụng trang thiết bị chống ồn .......................................... 51 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa các đặc điểm xã hội và tình trạng mắc bệnh Điếc nghề nghiệp ............................................................................................................ 51 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tình trạng điếc nghề nghiệp và thời gian sử dụng trang thiết bị chống ồn ........................................................................................... 52 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa điếc nghề nghiệp và điểm số kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống điếc nghề nghiệp: ............................................................ 53 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và điểm số thực hành .............. 53 Bảng 3.16: So sánh cường độ tiếng ồn trong lao động: ......................................... 54 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa Điếc nghề nghiệp với tiếp xúc tiếng ồn vượt quá Tiêu chuẩn cho phép: ............................................................................................. 54 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa điếc nghề nghiệp với cường độ tiếng ồn theo các dải tần số: ............................................................................................................... 54 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� e Bảng 3.19: Mối liên quan giữa điếc nghề nghiệp với các yếu tố vi khí hậu: ........ 55 Bảng 3.20: Mối liên quan giữa điếc nghề nghiệp với tình trạng tiếp xúc bụi: ...... 55 Bảng 3.21: Mối liên quan giữa điếc nghề nghiệp với tiếp xúc hơi khí độc: .......... 55 Bảng 3.22: Mối liên quan giữa điếc nghề nghiệp với tiếp xúc hoá chất: .............. 56 Bảng 3.23: Mối tương quan giữa thực hành tốt phòng chống điếc nghề nghiệp và các yếu tố môi trường ............................................................................................ 56 Bảng 3.24: Mối liên quan giữa điếc nghề nghiệp, kiểm soát bởi các yếu tố tuổi đời, tuổi nghề, học vấn, phân xưởng và nhà máy. ................................................. 57 Bảng 3.25: Mối liên quan giữa Điếc nghề nghiệp với các yếu tố, kiểm soát theo tuổi nghề, điểm số thực hành và cường độ tiếng ồn tiếp xúc: ............................... 58 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� f DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Phổ âm thanh của tiếng sáo ................................................................... 10 Hình 1.2: Phổ âm thanh của trống ......................................................................... 10 Hình 1.3: Các vùng nghe của thính lực bình thường và khuyết thính lực trong điếc nghề nghiệp ............................................................................................................ 10 Hình 1.4: Chụp tai chống ồn .................................................................................. 18 Hình 1.5: Nút tai chống ồn..................................................................................... 18 Hình 2.1: Mẫu phiếu kết quả khảo sát tiếng ồn tại các vị trí lao động .................. 35 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� g DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tiếng ồn trung bình theo dải tần số tại 2 nhà máy ........................... 47 Biểu đồ 3.2: Tuổi đời, tuổi nghề trung bình của đối tượng nghiên cứu ................ 49 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ trả lời đúng cho các câu hỏi về kiến thức. ............................... 50 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ trả lời đúng cho các câu hỏi về thái độ. ................................... 50 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ trả lời đúng cho các câu hỏi về thực hành. .............................. 50 Biểu đồ 3.6: Mối tương quan giữa điểm số thực hành và tốc độ gió..................... 57 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Điếc nghề nghiệp là bệnh có tỷ lệ mắc rất lớn trong các bệnh nghề nghiệp. Theo WHO, hơn 5% dân số thế giới (360 triệu người) bị mất thính lực do mọi nguyên nhân (328 triệu người trưởng thành và 32 triệu trẻ em). Trong đó, tỷ lệ mất thính lực do tiếng ồn công nghiệp chiếm 16%. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến nam giới lớn hơn nữ giới, ở các nước đang phát triển lớn hơn so với các vùng khác. Phần lớn những người mất thính lực sống ở những nước thu nhập trung bình và kém[63]. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ điếc nghề nghiệp tăng dần theo tuổi đời, tuổi nghề và cường độ tiếng ồn tiếp xúc[54]. Các ngành nghề có nguy cơ bị điếc nghề nghiệp cao là quân đội, công nhân xây dựng, cơ khí, nông nghiệp …[47]. Tại Việt Nam, điếc nghề nghiệp là bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 2 trong các bệnh được bảo hiểm. Hàng năm, có khoảng 250 đến 500 người được các viện giám định y khoa kết luận là bị bệnh điếc nghề nghiệp[2]. Đối với ngành đóng tàu, tỷ lệ điếc nghề nghiệp luôn ở mức cao. Tại nhà máy đóng tàu Hạ Long năm 2013, tỷ lệ điếc nghề nghiệp của công nhân là 3,8% [17]. Tại một số nhà máy đóng tàu quân sự khu vực phía Bắc, tỷ lệ điếc nghề nghiệp của công nhân là 18%[31]. Nhà máy Bason và nhà máy X55 là 2 nhà máy đóng tàu quân sự trong khu vực phía Nam, có nhiệm vụ đóng mới sửa chữa các tàu quân sự phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, và đóng mới, sửa chữa các tàu đánh cá dân sự, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Kết quả quan trắc môi trường lao động và khám bệnh nghề nghiệp định kỳ hàng năm tại 2 nhà máy cho thấy: Môi trường lao động có nhiều yếu tố độc hại như điều kiện lao động nắng nóng, tiếng ồn cao, không gian làm việc hạn chế, ô nhiễm bụi các loại, trong đó có bụi Silic, các hơi khí độc trong không khí, các hoá chất trong công nghệ tẩy rửa, mạ, sơn. Mặt khác, nguồn nhân lực trong quân đội không được tuyển đại trà, do đó, việc chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là bệnh nghề nghiệp của người lao động càng được coi trọng. Việc nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nghề nghiệp nói chung và Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 2 điếc nghề nghiệp nói riêng là nhiệm vụ cấp thiết của ngành y học dự phòng Quân đội. Đề tài này làm rõ thực trạng mắc bệnh điếc nghề nghiệp tại các nhà máy đóng tàu Quân sự khu vực phía Nam, đánh giá tỷ lệ mắc bệnh trong mối liên quan giữa tiếng ồn, các yếu tố môi trường lao động khác, các đặc điểm của bản thân người lao động và kiến thức, thái độ, thực hành việc sử dụng trang thiết bị chống ồn ở người lao động. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin quan trọng, kịp thời đưa ra các biện pháp dự phòng phù hợp góp phần trong công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe người lao động. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tỷ lệ điếc nghề nghiệp ở các nhà máy đóng tàu quân đội khu vực phía Nam năm 2017 là bao nhiêu? Những yếu tố liên quan nào liên quan đến điếc nghề nghiệp của người lao động? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Xác định tỷ lệ điếc nghề nghiệp ở người lao động và các yếu tố liên quan đến điếc nghề nghiệp tại 02 nhà máy đóng tàu quân sự khu vực phía Nam năm 2017. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỷ lệ điếc nghề nghiệp ở người lao động tại 02 nhà máy đóng tàu Quân đội khu vực phía Nam. 2. Xác định điều kiện lao động, các đặc điểm về dân số của người lao động tại 02 nhà máy đóng tàu Quân đội khu vực phía Nam. 3. Xác định các đặc điểm về kiến thức, thái độ, thực hành của người lao động về phòng ngừa điếc nghề nghiệp. 4. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ điếc nghề nghiệp với các đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu (tuổi đời, tuổi nghề, trình độ học vấn, vị trí lao động), với điều kiện môi trường lao động (tiếng ồn, vi khí hậu, nồng độ bụi và hoá chất) và với các đặc điểm về kiến thức, thái độ, thực hành của người lao động về phòng ngừa điếc nghề nghiệp. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 4 DÀN Ý NGHIÊN CỨU Tiếng ồn trong lao động Đặc điểm đối tượng: - Tuổi đời - Tuổi nghề - Học vấn - Vị trí lao động Các điều kiện lao động khác: - Vi khí hâu - Nồng độ bụi trong không khí - Hơi khí độc (Toluene, Acetone, NOx, SO2, CO, CO2) Thời gian sử dụng các trang thiết bị chống ồn -KAP về phòng chống Điếc nghề nghiệp Điếc nghề nghiệp Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 5 C ƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 VĂN Khái niệm 1.1.1 Định nghĩa bệnh nghề nghiệp: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động, sản xuất có hại của nghề nghiệp tác động đối với sức khỏe người lao động. Bệnh nghề nghiệp có thể cấp hoặc mạn tính. Đối với bệnh nghề nghiệp mạn tính nguyên nhân là do tác hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. Đối với bệnh nghề nghiệp cấp tính nguyên nhân là do tiếp xúc với các hóa chất hoặc các yếu tố tác hại nghề nghiệp có độc tính cao với nồng độ cao trong thời gian ngắn và trước kia nhóm bệnh nghề nghiệp này được liệt vào nhóm tai nạn lao động[9]. Cho đến nay, Việt Nam có 29.928 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đã được cấp sổ bảo hiểm và được đền bù, trong đó hơn 75% là nhóm các bệnh bụi phổi (bụi phổi – silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiang, talc…), khoảng 12% là bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý (điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nhiễm xạ tia X), khoảng 5 – 7% là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (nicotine, TNT, chì, benzen, hóa chất trừ sâu…). Các bệnh nghề nghiệp trong nhóm nghề có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật (viêm gan nghề nghiệp, lao nghề nghiệp…) được phát hiện và đền bù còn rất ít. Thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp cao hơn rất nhiều, do đa phần các cơ sở sản xuất không khám bệnh nghề nghiệp và hơn nữa lực lượng bác sĩ chuyên ngành sức khỏe nghề nghiệp còn quá mỏng so với nhu cầu thực tế của nước ta hiện nay[9]. Theo thông tư 15-2016/TT-BYT của Bộ Y tế, hiện nay có 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội[7], và được chia làm 5 nhóm: 1. Các bệnh bụi phổi và phế quản 2. Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp 3. Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý 4. Các bệnh da nghề nghiệp 5. Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp Điếc nghề nghiệp nằm trong nhóm bệnh do yếu tố vật lý. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 6 1.1.2 Định nghĩa điếc nghề nghiệp: Theo thông tư 15-2016/TT-BYT[7] thì bệnh Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bệnh nghe kém không hồi phục do tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong quá trình lao động. Điếc nghề nghiệp cũng gồm có điếc nghề nghiệp cấp tính và điếc nghề nghiệp mạn tính. Điếc nghề nghiệp cấp tính là tình trạng tổn thương ở màng nhĩ, tai giữa, ốc tai nguyên nhân do tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ rất lớn (> 140 dB). Biểu đồ sức nghe thể hiện 1 điếc tiếp nhận hoặc điếc hỗn hợp. Điếc nghề nghiệp mạn tính là tình trạng tổn thương không phục hồi cơ quan Corti ở tai trong do tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép (>85dBA) trong thời gian dài (tiếp xúc liên tục trong thời gian từ 6 tháng trở lên). Được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng như: Ù tai, nghe kém, khó khăn khi trao đổi công việc. Nếu ngừng tiếp xúc với tiếng ồn, sức nghe cũng không hồi phục nhưng cũng không tiến triển xấu hơn. Tiêu chuẩn vàng là đo thính lực đồ: biểu đồ sức nghe thể hiện một điếc tiếp âm, khuyết sức nghe ở tần số 3000Hz đến 6000Hz có đỉnh ở tần số 4000Hz, đối xứng 2 tai (đối xứng hoàn toàn hay không hoàn toàn), tùy theo mức độ bệnh mà có tổn thương thể loa đạo đáy hay toàn loa đạo[7]. 1.1.3 Các yếu tố trong môi trường lao động: 1.1.3.1 Vi khí hậu: Bao gồm các chỉ tiêu: Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, vận tốc chuyển động không khí, cường độ bức xạ nhiệt. Nhiệt độ không khí: là nhiệt độ không khí đo được tại các vị trí lao động, được đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân hoặc các máy điện tử. Đo tại vị trí kín gió, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, đơn vị oC. Độ ẩm không khí là độ ẩm tương đối của không khí, đo bằng ẩm kế Asman hoặc các máy điện tử, đơn vị %. Vận tốc chuyển động không khí là tốc độ lưu chuyển không khí, đo bằng phong tốc kế hoặc các máy điện tử, đơn vị m/s. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 7 Cường độ bức xạ nhiệt: Là lượng nhiệt lượng nhận thêm thông qua quá trình bức xạ nhiệt. Nếu trong khu vực đo môi trường có những nguồn phát ra bức xạ nhiệt lớn (các lò đốt, các bóng đèn dây tóc công suất lớn, ngoài trời (mặt trời)) thì phải đo bức xạ nhiệt. Đo bằng Tam cầu kế, đơn vị W/m2 hoặc oC. 1.1.3.2 Bụi các loại: Là những hạt lơ lửng trong không khí, có kích thước nhỏ (≤ 100µm), tuỳ vào tính chất các hạt đó mà người ta phân ra làm các loại như bụi bông, bụi Amiang, bụi Silic …, bụi hô hấp (kích thước ≤ 5µm). 1.1.3.3 Tiếng ồn: Tiếng ồn (Noise) là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Về phương diện vật lý, tiếng ồn là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi. Đơn vị đo cường độ tiếng ồn là dB, đọc là Đề-xi ben, đơn vị đo tần số tiếng ồn là Hz, là số chu kỳ dao động trong 1 giây [27]. Tuỳ vào tính chất tiếng ồn mà người ta phân ra làm các loại tiếng ồn như sau[42, 56]: Tiếng ồn ổn định: là tiếng ồn có mức áp suất âm thanh thay đổi không quá 5 dB trong toàn bộ thời gian phát ra tiếng ồn. VD: Tiếng ồn tại các máy dệt vải. Tiếng ồn không ổn định: là tiếng ồn có mức áp suất âm thanh thay đổi lớn hơn 5 dB trong toàn bộ thời gian phát ra tiếng ồn. Gồm 3 dạng: - Tiếng ồn dao động: là tiếng ồn có mức dao động áp suất âm thanh thay đổi theo thời gian. VD: tiếng ồn của các động cơ sử dụng xăng dầu, điện. - Tiếng ồn ngắt quãng: là tiếng ồn có âm thanh ngắt quãng, không liên tục. VD: Tiếng ồn tại các khu vực gần sân bay, đường ray tàu hoả. - Tiếng ồn xung: là những âm thanh va đập kế tiếp nhau, thường có cường độ và tần số cao. VD: tiếng ồn tại các máy dập, cắt… Tiếng ồn xung gây ảnh hưởng đến thính lực nhiều nhất, bởi vì tính chất đột ngột của nó và cường độ tiếng ồn khá lớn. [47] Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 8 1.1.3.4 Hơi khí độc và hơi hoá chất trong không khí: Trong quá trình lao động, tuỳ tính chất công việc mà trong không khí có 1 số chất gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hơi khí độc là nồng độ các khí thải ra do hoạt động của con người hoặc do các công đoạn của quá trình lao động sản xuất (CO, CO2, SO2, NOx …). Hơi hoá chất là nồng độ ở dạng hơi của các hoá chất trong không khí, trong ngành đóng tàu, các hoá chất này bao gồm các dung môi hoà tan (Styrene, Benzene, Toluene …) hoặc các hoá chất trong công nghệ mạ (HCl, NaOH, H2SO4…) 1.2 Tác động của các yếu tố môi trƣờng lao động đến khả năng mắc bệnh điếc nghề nghiệp mạn tính. 1.2.1 Tiếng ồn Nguồn gốc tiếng ồn đến từ các máy móc, động cơ, các va đập khác trong quá trình lao động. Trong các ngành nghề liên quan đến luyện cán thép, khai thác mỏ, dệt, xây dựng, cơ khí … tiếng ồn thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép (> 85dB)[6]. Và tiếng ồn khó có thể giảm thiểu và loại trừ, liên quan đến quy trình làm việc hoặc các máy móc đặc thù. Ở một số ngành nghề, ví dụ như sửa chữa động cơ máy bay, đôi khi trong quá trình lao động, người lao động bắt buộc phải dùng tai trần để nghe tiếng máy móc động cơ để phát hiện những bất thường trong quá trình sửa chữa. Trong hoạt động quân sự, ảnh hưởng của tiếng ồn càng nặng nề hơn, do hoạt động quân sự là những hoạt đông đặc thù, tính chất công việc căng thẳng, và thực hiện theo mô hình ra lệnh – phục tùng, đôi khi việc thực hiện nhiệm vụ tiến hành trong không gian khép kín, thời gian gấp rút nên càng gây nhiều stress cho người lao động. 1.2.1.1 Tính chất tiếng ồn: Tiếng ồn là âm thanh, nên nó cũng đặc trưng bởi các đại lượng sau: áp suất, cường độ tiếng ồn và tần số. Áp suất là áp lực của âm thanh trên 1 đơn vị diện tích. Các đơn vị dùng để đo áp suất đều có thể dùng để đo áp suất âm thanh. Người ta thường dùng đơn vị là bar (1 bar = 105 N/m2). Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 9 Cƣờng độ tiếng ồn được đo bằng W/m2, là mức năng lượng sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích. Áp suất âm thanh và cường độ âm thanh là 2 đại lượng đặc trưng cho độ to nhỏ của âm thanh. Trên thực tế người ta ít dùng 2 đại lượng này để đánh giá sự to nhỏ của âm thanh nghe được mà người ta dùng mức áp suất âm thanh. Mức áp suất âm thanh là đại lượng đánh giá độ tăng của cảm giác nghe ở người. được tính bằng công thức: L = log (Ben) Trong đó L: Mức áp suất âm thanh I: cường độ âm thanh nghe được I0: Ngưỡng nghe, cường độ âm thanh mà tai người bắt đầu nghe thấy. Đơn vị của mức áp suất âm thanh là Ben, nhưng nó quá lớn nên người ta thường dùng đơn vị Decibel (dB). Như vậy mức áp suất âm thanh tăng 1 dB thì cường độ âm thanh sẽ tăng 26%. Tần số âm thanh: là đại lượng đặc trưng cho tính cao – thấp của âm thanh, là số lần dao động của sóng âm trên 1 đơn vị thời gian. Đơn vị đo là Hz, là số dao động của sóng âm trong 1 giây. Âm đơn âm là âm chỉ có 1 tần số duy nhất, nhưng âm này ít gặp trong điều kiện lao động. Âm thanh thường gặp là âm thanh gồm nhiều đơn âm kết hợp lại với nhau. Mỗi một dạng kết hợp của các đơn âm sẽ tạo ra 1 dạng âm thanh đặc thù (ví dụ tiếng trống, tiếng đàn, tiếng máy mài, máy cưa …). Tai người nghe được âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Âm thanh chỉ có 1 tần số được gọi là âm đơn âm. Tuy nhiên, tiếng ồn cũng như tất cả các nguồn âm thanh khác trong thực tế đều là hỗn hợp của nhiều âm với nhiều tần số khác nhau, và mỗi loại âm thanh đều có 1 dạng kết hợp các tần số riêng, gọi là phổ của âm. Tai người có thể phân biệt được các phổ âm thanh này, từ đó có nhận biết được nguồn phát ra âm thanh là gì. Đối với tiếng ồn trong công nghiệp cơ khí, phổ của âm thanh đặc trưng là thấp ở các tần số Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 10 thấp và cao ở các tần số cao. Do đó, tiếng ồn trong công nghiệp cơ khí là nguyên nhân quan trọng gây ra điếc nghề nghiệp. Hình 1.1: Phổ âm thanh của tiếng sáo Hình 1.2: Phổ âm thanh của trống Hình 1.3: Các vùng nghe của thính lực bình thường và khuyết thính lực trong điếc nghề nghiệp Thông tin kết quả nghiên cứu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất