Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại bệnh ...

Tài liệu Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại bệnh viện hùng vương năm 2018

.PDF
83
1
88

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ KHÁM HIẾM MUỘN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2018 Mã số: Chủ nhiệm đề tài: TS.BS. Phạm Thị Lan Anh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – năm 2019 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ KHÁM HIẾM MUỘN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2018 Mã số: Chủ nhiệm đề tài TS. BS Phạm Thị Lan Anh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – năm 2019 . . DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Phạm Thị Lan Anh – Chủ nhiệm đề tài 2. Bùi Thị Ngọc Hà – Thành viên 3. Võ Văn Tâm – Thành viên 4. Bùi Thị Hoàng Lan – Thành viên . . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ........................................................................... 5 1.1.Khái quát sơ lược về thừa cân béo phì ................................................................ 5 1.1.1.Định nghĩa ................................................................................................... 5 1.1.2.Phương pháp đánh giá thừa cân béo phì ..................................................... 5 1.1.3.Nguyên nhân thừa cân béo phì .................................................................... 7 1.1.4.Hậu quả của thừa cân béo phì...................................................................... 8 1.2.Vô sinh ................................................................................................................ 9 1.2.1.Khái niệm .................................................................................................... 9 1.2.2.Phân loại vô sinh ......................................................................................... 9 1.2.3.Nguyên nhân gây vô sinh ............................................................................ 9 1.2.4. Phương pháp giảm vô sinh ở phụ nữ TCBP ............................................. 11 1.3.Hội chứng buồng trứng đa nang ....................................................................... 11 1.3.1.Khái niệm .................................................................................................. 11 1.3.2. Nguyên nhân của hội chứng BTĐN ......................................................... 12 1.3.3. Dấu hiệu, ảnh hưởng của hội chứng BTĐN ............................................. 12 1.4.Một số nghiên cứu về TCBP ............................................................................. 13 1.4.1.Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 13 1.4.2.Nghiên cứu Việt Nam................................................................................ 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 20 2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 20 . . 2.2. Thời gian – địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 20 2.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 20 2.3.1. Dân số mục tiêu ........................................................................................ 20 2.3.2. Dân số chọn mẫu ...................................................................................... 20 2.3.3. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 20 2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu ................................................................................... 20 2.3.5. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................... 21 2.3.6. Kiểm soát sai lệch..................................................................................... 21 2.4. Thu thập dữ kiện .............................................................................................. 21 2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện .................................................................. 21 2.4.2. Công cụ thu thập số liệu ........................................................................... 21 2.5. Xử lý dữ kiện ................................................................................................... 22 2.5.1. Định nghĩa biến số .................................................................................... 22 2.5.2 Phương pháp xử lý dữ kiện ....................................................................... 28 2.6. Phân tích dữ kiện.............................................................................................. 29 2.6.1. Số thống kê mô tả ..................................................................................... 29 2.6.2. Số thống kê phân tích ............................................................................... 29 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 31 3.1.Phân bố đặc điểm dân số - xã hội và tiền sử bệnh ............................................ 31 3.2.Đặc điểm về chỉ số nhân trắc ............................................................................ 34 3.3. Đặc điểm về thói quen ăn uống và vận động thể lực ....................................... 35 3.4. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với đặc điểm dân số-xã hội, tiền sử bệnh ....................................................................................................................................... 37 . . 3.5. Mối liên quan giữa tình trạng TC/BP với các yếu tố hành vi .......................... 39 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 41 4.1. Đặc điểm dân số - xã hội và tiền sử bệnh ........................................................ 41 4.2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở đối tượng nghiên cứu .............................................. 43 4.3. Đặc điểm về thói quen ăn uống và vận động thể lực của đối tượng ................ 45 4.4. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với đặc điểm dân số - xã hội và tiền sử bệnh ............................................................................................................................... 47 4.5. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì và yếu tố hành vi ................................... 48 4.6. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài .................................................................... 51 4.6.1. Điểm mạnh ............................................................................................... 51 4.6.2. Điểm hạn chế ............................................................................................ 51 4.7. Tính mới và tính ứng dụng .............................................................................. 52 4.7.1. Tính mới ................................................................................................... 52 4.7.2. Khả năng ứng dụng .................................................................................. 52 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 53 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI PHỤ LỤC 2: THÁP DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh BMI Chỉ số khối cơ thể BP Béo phì BTĐN Buồng trứng đa nang BVHV Bệnh viện Hùng Vương ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC Đối tượng nghiên cứu Kg Kilogram mmHg Miligram thủy ngân TC Thừa cân TCBP Thừa cân béo phì TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTDD Tình trạng dinh dưỡng WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization WHR Tỷ số vòng eo/vòng mông Waist – Hip Ratio . Body mass index . DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Bảng phân loại thừa cân và béo phì cho người châu Á ................................. 6 Bảng 1. 2. Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành ............ 6 Bảng 3. 1. Đặc điểm dân số - xã hội và tiền sử bệnh ................................................... 31 Bảng 3. 2. Phân bố chỉ số nhân trắc ............................................................................. 34 Bảng 3. 3. Đặc điểm về thói quen ăn uống ................................................................... 35 Bảng 3. 4. Đặc điểm về vận động thể lực ..................................................................... 36 Bảng 3. 5. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với đặc điểm dân số - xã hội và tiền sử bệnh .............................................................................................................................. 37 Bảng 3. 6. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với thói quen ăn uống ...................... 39 Bảng 3. 7. Mối liên quan giữa tình trạng TC/BP với vận động thể lực ....................... 40 . . THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: TỶ LỆ THỪA CÂN – BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ KHÁM HIẾM MUỘN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2018 - Mã số: - Chủ nhiệm đề tài: TS.BS Phạm Thị Lan Anh. - Điện thoại: 0988542251 Email: [email protected] - Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): Khoa Y tế công cộng. - Thời gian thực hiện: tháng 03/2018 – 03/2019. 2. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018. 3. Nội dung chính: Đặt vấn đề: Thừa cân béo phì đang có xu hướng ngày càng gia tăng và là nguy cơ đứng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Theo điều tra của Trung tâm dinh dưỡng TPHCM năm 2015 có 37,9% phụ nữ tuổi sinh sản bị TCBP. TCBP là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Một số nghiên cứu trên Thế giới cho kết quả cao 58-59% phụ nữ hiếm muộn bị TCBP, giảm 5-10% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện khả năng sinh sản. Do đó, việc đánh giá tình trạng TCBP ở phụ nữ hiếm muộn là cần thiết để có thể đưa ra can thiệp dinh dưỡng phù hợp và kịp thời giúp cải thiện khả năng sinh sản. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 190 phụ nữ đến khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương vào tháng 5 năm 2018. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, qua phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt và tra cứu hồ sơ. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân béo phì là 21,6%, tỷ lệ béo trung tâm là 42,1%, tỷ lệ hội chứng buồng trứng đa nang là 21,6%. Có mối liên quan giữa TCBP với hội chứng BTĐN. . . Kết luận: Đánh giá tình trạng TCBP ở phụ nữ hiếm muộn nên được thực hiện để can thiệp dinh dưỡng kịp thời, thích hợp và hiệu quả hơn. 4. Kết quả chính đạt được (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...):  Về đào tạo (số lượng, chuyên ngành: trình độ BS/DS/CN, ThS, NCS…): 01 Cử nhân Y tế công cộng.  Công bố trên tạp chí trong nước và quốc tế (tên bài báo, tên tạp chí, năm xuất bản): Sắp xuất bản trên Tạp chí Y học Tp.HCM tháng 03 năm 2019  Sách/chương sách (Tên quyển sách/chương sách, năm xuất bản): Không  Patent, Giải pháp hữu ích (tên; trình trạng nộp đơn đối với giải pháp chưa đăng ký sở hữu trí tuệ; mã số, ngày cấp, thời gian bảo hộ đối với patent và giải pháp đã đăng ký sở hữu trí tuệ): 5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:  Kết quả nghiên cứu được chuyển giao (Tên sản phẩm, tên đơn vị nhận chuyển giao, giá trị chuyển giao).  Phạm vi và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu (tên đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu/tên bài giảng được trích dẫn kết quả NC sử dụng trong giảng dạy đại học và sau đại học): Bộ môn Dinh dưỡng – Thực phẩm, Khoa Y tế công cộng, Bệnh viện Hùng Vương. . . ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa cân béo phì (TCBP) là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức của cơ thể làm suy giảm sức khỏe [36]. Vấn đề này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành một trong những thách thức lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia [22, 64]. TCBP là nguy cơ đứng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu: ít nhất 3,4 triệu người tử vong mỗi năm do hậu quả của TCBP [25]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1975 đến năm 2016 tỷ lệ TCBP trên Thế giới tăng gấp 3 lần, vào năm 2016 có 52% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên bị TCBP [67]. Thống kê ở Mỹ năm 2014 tỷ lệ TCBP ở người trưởng thành là 38% tăng thêm 3% so với năm 2012 [26]. Thống kê của Bộ Y tế năm 2014 ở Việt Nam cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người TCBP [6]. Do đó, TCBP thực sự là một mối nguy cho sức khỏe toàn cầu và là mối quan tâm hàng đầu của ngành y học. TCBP ảnh hưởng trực tiếp tới mọi đối tượng đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vì gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của thế hệ tương lai. Nghiên cứu của Mustaqeen năm 2015 cho thấy phụ nữ béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh: tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, tăng lipid máu, ung thư trực tràng và các vấn đề về phụ khoa bao gồm khả năng sinh sản, rối loạn kinh nguyệt và hội chứng buồng trứng đa nang (BTĐN) [54]. Nhiều nghiên cứu cho thấy TCBP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh ở phụ nữ [43, 47, 55, 61]. Tính đến năm 2010 số cặp vợ chồng bị ảnh hưởng bởi vô sinh trên toàn cầu đã tăng từ 42 triệu (năm 1990) lên 48,5 triệu [57]. Nghiên cứu của Broughton năm 2017 ở Mỹ có 20% phụ nữ BP ở độ tuổi sinh sản [33]. Theo điều tra của Trung tâm dinh dưỡng TPHCM tính đến năm 2015, tỷ lệ TCBP ở phụ nữ độ tuổi sinh sản là 37,9% [16]. Theo Viện Y Học Ứng Dụng Việt Nam thừa cân mức độ nặng ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone và làm phụ nữ khó mang thai hơn, tùy thuộc vào mức độ thừa cân mà chức năng của buồng trứng sẽ suy giảm. Đặc biệt đối với những phụ nữ bị béo phì từ 18 tuổi sẽ dễ mắc hội chứng BTĐN, là rối loạn về hormone phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi sinh sản và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh [22]. Một số kết quả nghiên cứu trên Thế giới ở những . . phụ nữ bị hiếm muộn đến khám tại các bệnh viện cho kết quả cao 58-59% bị TCBP [29, 45]. Nghiên cứu của Dag năm 2015 tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy phụ nữ TCBP có tỷ lệ rối loạn chức năng kinh nguyệt cao, nguy cơ mắc bệnh vô sinh, tỷ lệ sẩy thai, và các biến chứng thai nghén được tăng lên. Dẫn đến kết quả sinh sản kém trong tự nhiên cũng như hỗ trợ thụ thai. Giảm cân giúp cải thiện tốt đến khả năng sinh sản ở những người phụ nữ này [43]. Nghiên cứu của Balen 2007 khẳng định giảm cân từ 5-10% trọng lượng cơ thể có thể khôi phục lại khả năng sinh sản và cải thiện sức khỏe tốt hơn [28]. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Musella năm 2012 tại Ý trên 110 phụ nữ TCBP cũng khẳng định giảm cân sẽ giúp phụ nữ vô sinh có thể có thai nhanh hơn [59]. Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với người phụ nữ vì vậy điều trị và phòng ngừa nguy cơ vô sinh luôn là trách nhiệm của phụ nữ và của xã hội. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trên Thế giới cho thấy có mối liên quan giữa TCBP với vô sinh ở phụ nữ độ tuổi sinh sản [29, 30, 45]. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có nhiều nghiên cứu nói về vấn đề này. Bệnh viện Hùng Vương là Bệnh viện chuyên khoa Sản phụ tuyến 4 của TPHCM từ năm 1978. Bệnh viện có nhiệm vụ chính thực hiện chức năng khám và điều trị các bệnh lý sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình cho bệnh nhân ở khu vực miền Nam nói chung và TPHCM nói riêng [7]. Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018” để từ đó đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng và vận động thể lực phù hợp cho những người phụ nữ hiếm muộn bị TCBP có thể giảm được cân nặng qua đó góp phần trong điều trị vô sinh đạt hiệu quả cao hơn. . . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tỷ lệ thừa cân béo phì ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018 là bao nhiêu? Có mối liên quan giữa thừa cân béo phì với các đặc tính nền và chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018 hay không? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018. 2. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ thừa cân béo phì với các đặc tính (đặc điểm dân số-xã hội, hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, vận động thể lực) ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018. . . DÀN Ý NGHIÊN CỨU Đặc điểm dân số-xã hội và tiền sử bệnh Đặc điểm dân số-xã hội Tiền sử bệnh - Tuổi -Trình độ học vấn - Tiền sử sinh con - Dân tộc -Thời gian kết hôn - TCBP gia đình - Tôn giáo -Nghề nghiệp - Tiền sử BTĐN - Nơi sống - Số lần đi khám THỪA CÂN Buồng trứng BÉO PHÌ Thói quen ăn uống đa nang Vận động thể lực - Sử dụng dầu mỡ - Công việc tĩnh tại - Sử dụng đồ uống có đường - Công việc cường độ mạnh - Tiêu thụ rau củ, trái cây - Công việc cường độ trung bình - Sử dụng rượu, bia - Thói quen tập thể dục - Giải trí tĩnh tại Yếu tố hành vi . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1.Khái quát sơ lược về thừa cân béo phì 1.1.1.Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể. Thừa cân béo phì (TCBP) là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức của cơ thể làm suy giảm sức khỏe [21]. Việc tập trung mỡ trong cơ thể cũng được chú ý. Có 2 dạng tập trung mà dựa vào đó người ta phân dạng của béo phì đó là: béo phì trung tâm (béo bụng, béo phì dạng quả táo) và béo phì ngoại biên (béo phì dạng quả lê, béo phần thấp) [2, 14]. Béo phì trung tâm: do mô mỡ ứ đọng ở quanh bụng và nội tạng. Mô mỡ quanh bụng và mỡ bao quanh các cơ quan (mỡ nội tạng) có 1 vai trò rất quan trọng trong các hoạt động chuyển hóa các chất trong cơ thể đặc biệt là chất bột đường và chất béo trong cơ thể. Ngoài ra tế bào mỡ trong vùng mỡ bụng và bao quanh các cơ quan cũng liên quan đến việc sản xuất các chất gây nên sự viêm nhiễm trong cơ thể từ đó liên quan đến sự hoạt động của insulin, nội tiết tố giúp điều hòa lượng đường trong máu. Béo phì ngoại biên: là tình trạng ứ đọng mỡ ở vùng mông và đùi. 1.1.2.Phương pháp đánh giá thừa cân béo phì Chỉ số cơ thể (BMI) là một chỉ số đơn giản về cân nặng chiều cao, thường được sử dụng để phân loại TCBP ở người trưởng thành. Nó được định nghĩa là trọng lượng của một người tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao tính theo mét (kg/m2) [27]. BMI cao có thể là một chỉ số về mỡ cơ thể cao. BMI có thể được sử dụng như một công cụ sàng lọc nhưng không phải là phương pháp chẩn đoán mỡ cơ thể và sức khỏe của một cá nhân. Để xác định một chỉ số BMI cao là một nguy cơ sức khỏe sẽ cần phải thực hiện đánh giá thêm có thể bao gồm đo độ dày nếp gấp da, đánh giá chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, lịch sử gia đình, và xét nghiệm sức khoẻ phù hợp khác. BMI có thể được sử dụng để đánh giá dân số thừa cân và béo phì. Bởi vì tính toán chỉ đòi hỏi chiều cao và trọng lượng nên nó không tốn kém và dễ sử dụng cho các bác sĩ lâm sàng và cho mọi người [39]. . . Tháng 2 năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Thái Bình Dương (WPRO) và Hội nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện nghiên cứu Bệnh đái tháo đường Quốc tế (IDI) cùng với trung tâm hợp tác Dịch tễ học đái tháo đường và các bệnh không lây của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á (IDI & WPRO, 2000) như sau [19]: Bảng 1. 1. Bảng phân loại thừa cân và béo phì cho người châu Á Phân loại BMI (kg/m2) Thiếu cân < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9  23 Thừa cân Tiền béo phì 23 – 24,9 Béo phì độ 1 25 – 29,9 Béo phì độ 2  30 Theo WHO để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành trong cộng đồng người ta thường dùng chỉ số khối cơ thể BMI và dựa vào bảng phân loại sau [20]: Bảng 1. 2. Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành Theo WHO năm 2000 [20] Tình trạng dinh dưỡng Thiếu cân BMI (kg/m2) < 18,5 Bình thường 18,5 – 24,99  25 Thừa cân 25 – 29,99 Tiền béo phì  30 Béo phì Béo phì độ 1 30 – 34,99 Béo phì độ 2 35 – 39,99 Béo phì độ 3  40 . . Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng thống nhất về phương pháp đánh giá TTDD bằng nhân trắc học trên người trưởng thành ở Việt Nam theo ngưỡng của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2011 [10]. Hiện nay, ngoài việc đánh giá tình trạng béo phì bằng chỉ số BMI, người ta còn chú ý đến tỷ lệ mỡ trong cơ thể và hình dạng của béo phì. Đây cũng là một yếu tố dùng để phân loại béo phì. Về tỷ lệ mỡ, nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đường (tiền đái tháo đường) hoặc bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) thường có tỷ lệ mỡ cao hơn so với người không bị đái tháo đường và việc gia tăng tỷ lệ mỡ cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, cụ thể người có tỷ lệ phần trăm mỡ cao có nguy cơ mắc ĐTĐ 2,6 lần so với người có tỷ lệ mỡ bình thường. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể được gọi là cao khi  25% ở nam giới và 30% ở nữ giới, gia tăng 1 đơn vị tỷ số vòng eo/vòng mông sẽ làm tăng 9% nguy cơ bị ĐTĐ [14]. Vòng eo là vòng bé nhất ở bụng đi qua điểm giữa bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu. Vòng mông là vòng lớn nhất đi qua mông [10]. Chẩn đoán béo trung tâm khi: vòng eo > 80 cm ở nữ [14]. Tỷ số vòng eo/vòng mông cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố mỡ. Do đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì. Khi chỉ số vòng eo/vòng mông vượt quá 0,8 ở nữ thì được coi là béo trung tâm [18]. 1.1.3.Nguyên nhân thừa cân béo phì Nguyên nhân hàng đầu của TCBP là sự mất cân bằng năng lượng nhận vào và năng lượng tiêu hao: bao gồm sự tăng lượng thức ăn giàu năng lượng và tăng sự hoạt động tĩnh tại [67]. Chế độ ăn giàu chất béo hoặc có đậm độ năng lượng cao liên quan chặt chẽ với sự gia tăng tỷ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo, đường thường ngon miệng nên dẫn đến ăn quá mức mà không biết. Đời sống kinh tế phát triển thường kéo theo chế độ ăn cao hơn, lipid trong khẩu phần tăng, lượng mỡ động vật tăng và đường ngọt cũng tăng. Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam ngoài việc mất cân bằng năng lượng còn có những nguyên nhân khác [24]: . . Lối sống ít hoạt động: một trong những lý do mà mọi người ít vận động là do ngồi trước ti vi và máy tính để làm việc, học tập và giải trí. Trên thực tế, nếu ngồi xem ti vi trên 2 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì hoặc ngồi trên ô tô thay vì đi bộ, ít hoạt động do yêu cầu của công việc hoặc ở nhà do sự tiện lợi của công nghệ hiện đại. Môi trường: Thiếu vỉa hè và không gian an toàn để tập luyện, lịch trình làm việc, khẩu phần ăn quá lớn, thiếu các thực phẩm lành mạnh, yếu tố di truyền. Các vấn đề sức khỏe: một vài vấn đề liên quan đến hormone có thể gây TCBP ví dụ: suy giáp, hội chứng Cushing, hội chứng BTĐN. Thuốc: các loại thuốc làm chậm quá trình đốt cháy kalo, làm tăng cảm giác ngon miệng, gây giữ nước dẫn đến tăng cân như: corticoid, thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh. Các vấn đề về tình cảm: ăn nhiều hơn khi thấy buồn chán, tức giận, căng thẳng theo thời gian sẽ dẫn đến TCBP. Thiếu ngủ: những người ngủ ít thường ăn những thức ăn giàu calo và đường hơn, có thể dẫn đến chứng ăn vô độ, thừa cân và béo phì. Giấc ngủ giúp duy trì sự cân bằng các hormone tạo nên cảm giác đói (ghrelin) và cảm giác no (leptin). Khi không ngủ đủ, lượng ghrelin sẽ tăng lên và lượng leptin giảm xuống, khiến cho họ thường xuyên cảm thấy đói. Khi đó họ sẽ ăn nhiều hơn và có nguy cơ TCBP. Năm 2004 nghiên cứu của Wade tại Hoa Kỳ cho kết quả các chế độ ăn kiêng không phù hợp, tập thể dục không đầy đủ và béo phì dẫn đến vô sinh [68]. 1.1.4.Hậu quả của thừa cân béo phì Thừa cân béo phì có liên quan đến tử vong trên toàn Thế giới nhiều hơn thiếu cân. Nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải đối mặt với "gánh nặng gấp đôi" của bệnh tật. Nó gây ra một số bệnh không lây như: bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn cơ xương, ung thư (nội mạc tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, gan, túi mật, thận và đại tràng), tăng huyết áp, cholesterol LDL cao, cholesterol HDL thấp, hoặc triglycerides cao (Dyslipidemia), đột quỵ, ngưng thở khi ngủ và các vấn đề . . về hô hấp, chất lượng cuộc sống thấp, các bệnh tâm thần như chứng trầm cảm lâm sàng, lo lắng, và rối loạn tâm thần khác, đau cơ và khó vận động cơ thể [37, 67]. Thừa cân béo phì gây rối loạn kinh nguyệt. Năm 2015 nghiên cứu của Mustaqeem tại Pakistan kiểm soát gồm 220 phụ nữ từ các trường Cao đẳng, Đại học khác nhau ở Karachi và phòng khám tư nhân, bệnh viện Đa khoa Karachi. Tác giả đã chỉ ra rằng 52,6% thừa cân béo phì trong đó có 28,09% bị rối loạn kinh nguyệt [54]. 1.2.Vô sinh 1.2.1.Khái niệm Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một cặp vợ chồng gọi là vô sinh khi sống cùng nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai [15]. 1.2.2.Phân loại vô sinh Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới vô sinh được phân thành 2 loại [15]: Vô sinh nguyên phát: Hai vợ chồng chưa bao giờ có thai, mặc dù đã sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào. Vô sinh thứ phát: Hai vợ chồng trước kia đã có con hoặc đã có thai, nhưng sau đó không thể có thai lại mặc dù đã sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào. 1.2.3.Nguyên nhân gây vô sinh Có ba nhóm nguyên nhân khiến phụ nữ khó mang thai. Do vậy, họ cần đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng để mang lại hiệu quả tốt nhất [5]:  Không rụng trứng Để biết có rụng trứng hay không, phụ nữ có thể dựa vào các triệu chứng như: kinh nguyệt có đều hay không, ra chất nhầy giữa chu kỳ kinh, nhiệt độ cơ thể, siêu âm sự phát triển nang noãn và xét nghiệm máu định lượng nội tiết. Trong đó, định lượng nội tiết, siêu âm hoặc nội soi ổ bụng sẽ giúp chẩn đoán. Khoảng 70 - 80% phụ nữ không rụng trứng do mắc hội chứng BTĐN với biểu hiện: kinh thưa, mất kinh hoặc mọc nhiều trứng cá, lông rậm, béo bụng và kèm theo nhiều nang nhỏ được phát hiện khi siêu âm. Bên cạnh đó, phụ nữ đến tuổi sinh sản không rụng trứng còn do suy yếu . . vùng dưới đồi, tuyến yên ở não bộ vốn là cơ quan kích thích buồng trứng hoạt động, hoặc do tăng tiết prolactin dẫn tới ức chế buồng trứng. Do vậy, lời khuyên đầu tiên cho phụ nữ là hãy cố gắng thư giãn, thoải mái, tin tưởng vào thầy thuốc, điều này đóng góp 50% vào sự thành công trong điều trị vô sinh.  Tắc vòi trứng Đây là nguyên nhân chiếm đến 40% các trường hợp vô sinh ở nữ giới và có liên quan đến tiền sử hút và nạo thai. Do vậy, phụ nữ cần thiết phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Nếu lỡ có thai thì nên đến hút và nạo thai ở các cơ sở y tế chuyên khoa bảo đảm an toàn. Phương pháp nội soi ổ bụng để gỡ dính tắc vòi trứng, mở thông vòi hoặc nối lại vòi… sẽ mang lại hiệu quả tốt trong các trường hợp bị tổn thương ít và nhẹ có 70% các trường hợp còn lại chỉ có thể có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.  Tổn thương dính ở cổ tử cung, hoặc ở buồng tử cung Nguyên nhân vô sinh này thường liên quan tới tiền sử hút thai và nạo thai. Dính buồng tử cung ở mức độ nhẹ là dính một phần niêm mạc buồng tử cung. Khi bị dính buồng tử cung có biểu hiện kinh ít và thưa, đau bụng khi hành kinh. Tuy nhiên, cũng có thể dính toàn bộ buồng tử cung với biểu hiện là mất kinh hoàn toàn sau nạo hút thai. Có những phụ nữ may mắn hơn chỉ dính một phần ngoài ống tử cung, không bị tổn thương đến niêm mạc tử cung. Trong trường hợp này, việc điều trị đơn giản hơn. Với trường hợp bị dính tử cung, dù một phần hay toàn bộ thì việc điều trị cũng phức tạp và tỷ lệ tái phát rất cao. Ngày nay, với tiến bộ của y học, các tổn thương dính buồng tử cung đã được giải quyết bằng phẫu thuật nội soi. Để tránh dính sau mổ, bác sĩ cũng có thể đặt vòng chống dính và cho uống thuốc nội tiết để tạo kinh nhân tạo từ 4 - 5 tháng, tùy theo tình trạng tổn thương dính. Mặc dù kết quả điều trị dính buồng trứng tử cung đã có nhiều tiến bộ và khả quan trong những năm gần đây, nhưng nguyên nhân này cũng là nguyên nhân khiến nhiều bác sĩ chuyên ngành vô sinh trăn trở, đặc biệt là các bệnh nhân bị dính buồng tử cung toàn bộ. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất