Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỷ lệ sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở người lao động nhập cư trên ...

Tài liệu Tỷ lệ sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở người lao động nhập cư trên 18 tuổi xã tân phú trung, huyện củ chi, thành phố hồ chí minh

.PDF
103
3
61

Mô tả:

.� BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------LÊ THỊ DIỄM TRINH TỶ LỆ SỬ DỤNG RƢỢU BIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRÊN 18 TUỔI XÃ TÂN PHÚ TRUNG, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------LÊ THỊ DIỄM TRINH TỶ LỆ SỬ DỤNG RƢỢU BIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRÊN 18 TUỔI XÃ TÂN PHÚ TRUNG, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Y tế công cộng Mã số: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS TRẦN THIỆN THUẦN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội đồng duyệt đề cương Khoa Y tế công cộng số 79/ĐHYD - HĐ kí ngày 12/02/2018. Tác giả luận văn Lê Thị Diễm Trinh Thông tin kết quả nghiên cứu . .� i MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................4 DÀN Ý BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ............................................................................5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................6 1.1 Khái niệm về sử dụng và lạm dụng rượu bia........................................................6 1.1.1 Khái niệm rượu bia .............................................................................................6 1.1.2 Phân loại rượu bia...............................................................................................6 1.1.3 Đơn vị rượu ........................................................................................................7 1.1.4 Lạm dụng rượu bia .............................................................................................7 1.1.5 Sự khác biệt giữa nghiện rượu bia và lạm dụng rượu bia ..................................7 1.1.6 Mức độ sử dụng rượu bia theo AUDIT ..............................................................8 1.1.7 Tác hại của sử dụng rượu bia đối với sức khỏe ..................................................9 1.2 Thực trạng sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới. ........................................10 1.2.1 Mức độ tiêu thụ rượu bia. .................................................................................10 1.2.2 Vùng sử dụng rượu bia. ....................................................................................12 1.2.3 Giới tính người sử dụng rượu bia. ....................................................................13 1.2.4 Tuổi sử dụng rượu bia. .....................................................................................13 1.3 Thực trạng sử dụng, lạm dụng rượu bia tại Việt Nam........................................15 1.3.1 Mức độ tiêu thụ rượu bia. .................................................................................15 1.3.2 Vùng sử dụng rượu bia. ....................................................................................16 1.3.3 Giới tính người sử dụng rượu bia. ....................................................................16 1.3.4 Tuổi sử dụng rượu bia. .....................................................................................17 1.4 Một số yếu tố liên quan sử dụng, lạm dụng rượu bia. ........................................18 1.4.1 Hút thuốc lá. .....................................................................................................18 1.4.2 Sức khỏe thể chất..............................................................................................19 1.4.3 Tinh thần. ..........................................................................................................19 1.4.4 Xã hội. ..............................................................................................................20 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� ii 1.4.5 Tử vong. ...........................................................................................................23 1.5 Một số giải pháp giảm sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới và Việt Nam. 24 1.5.1 Một số giải pháp giảm sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới. ...................24 1.5.2 Một số giải pháp giảm sử dụng, lạm dụng rượu bia tại Việt Nam. ..................24 1.6 Một số đặc điểm người lao động nhập cư xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi ....26 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................28 2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................28 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................28 2.3 Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................28 2.3.1 Dân số mục tiêu. ...............................................................................................28 2.3.2 Dân số chọn mẫu ..............................................................................................28 2.3.3 Cỡ mẫu. ............................................................................................................28 2.3.4 Kỹ thuật chọn mẫu............................................................................................29 2.3.5 Tiêu chí chọn mẫu ............................................................................................30 2.4 Thu thập số liệu. .................................................................................................30 2.4.1 Kỹ thuật thu thập số liệu...................................................................................30 2.4.2 Công cụ thu thập. ..............................................................................................32 2.4.3 Nhân sự. ............................................................................................................32 2.4.4 Kiểm soát sai lệch .............................................................................................32 2.5 Liệt kê và định nghĩa biến số. .............................................................................34 2.5.1 Thông tin về đặc điểm của người lao động nhập cư ........................................34 2.5.2 Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan của người lao động nhập cư ......................................................................................................................36 2.5.3 Kiến thức về sử dụng rượu bia .........................................................................39 2.6 Xử lý và phân tích số liệu. ..................................................................................40 2.7 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................41 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................42 3.1 Đặc điểm của người lao động nhập cư. ..............................................................42 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� iii 3.2 Thực trạng sử dụng rượu bia ..............................................................................44 3.3 Một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia của người lao động nhập cư .....46 3.4 Kiến thức về sử dụng rượu bia ...........................................................................49 3.5 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với các đặc tính của người lao động nhập cư ............................................................................................................................50 3.5.1 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với các đặc tính mẫu. ............................50 3.4.2 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với một số hành vi và tình trạng sức khỏe của người lao động nhập cư ......................................................................................52 3.4.3 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với kiến thức của người lao động nhập cư ..........................................................................................................................53 3.6 Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với các đặc tính của người lao động nhập cư. ............................................................................................................................54 3.6.1 Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với các đặc tính mẫu. ..........................54 3.5.2 Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với một số hành vi và tình trạng sức khỏe của người lao động nhập cư .............................................................................55 3.5.3 Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với kiến thức của người lao động nhập cư ..........................................................................................................................56 3.7 Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ............................57 3.8 Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia ..........................58 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................59 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ...........................................................................59 4.2 Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan của người lao động nhập cư ......................................................................................................................61 4.2.1 Sử dụng rượu bia ..............................................................................................61 4.2.2 Lạm dụng rượu bia ...........................................................................................62 4.2.3 Một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia của người lao động nhập cư...64 4.3 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với các đặc tính của người lao động nhập cư ............................................................................................................................68 4.4 Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với các đặc tính của người lao động nhập cư ............................................................................................................................71 4.4 Điểm mạnh, điểm hạn chế của đề tài ..................................................................73 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� iv 4.4.1 Điểm mạnh .......................................................................................................73 4.4.2 Điểm hạn chế ....................................................................................................73 4.5 Khả năng khái quát hóa và tính ứng dụng...........................................................73 4.5.1 Khả năng khái quát hóa ....................................................................................73 4.5.2 Tính ứng dụng ..................................................................................................73 KẾT LUẬN ...........................................................................................................74 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................76 Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn Phụ lục 2: Ảnh minh họa dụng cụ uống rƣợu bia, suất ăn rau quả Phụ lục 3: Danh sách ngƣời lao động nhập cƣ tham gia nghiên cứu Thông tin kết quả nghiên cứu . .� v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Danh sách chọn mẫu xã Tân Phú Trung ...................................................29 Bảng 3.1: Đặc điểm của người lao động nhập cư ....................................................42 Bảng 3.2: Các tiện ích gia đình của người lao động nhập cư ..................................43 Bảng 3.3: Tuổi sử dụng rượu bia lần đầu của người lao động nhập cư . ..................44 Bảng 3.4: Tỷ lệ sử dụng rượu bia của người lao động nhập cư ................................44 Bảng 3.5: Mức độ sử dụng rượu bia của người lao động nhập cư ...........................44 Bảng 3.6: Tỷ lệ lạm dụng rượu bia của người lao động nhập cư . ............................45 Bảng 3.7: Hành vi sử dụng rượu bia của người lao động nhập cư. ..........................45 Bảng 3.8: Một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia. ........................................46 Bảng 3.9: Chế độ ăn rau quả giàu chất xơ của người lao động nhập cư ..................46 Bảng 3.10: Tuổi hút thuốc lá lần đầu của người lao động nhập cư ..........................47 Bảng 3.11: Hành vi hút thuốc lá của người lao động nhập cư . ................................47 Bảng 3.12 : Tình trạng thể lực và mắc bệnh mạn tính của người lao động nhập cư.48 Bảng 3.13: Phân độ tăng huyết áp của người lao động nhập cư ...............................48 Bảng 3.14: Kiến thức về sử dụng rượu bia của người lao động nhập cư .................49 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với đặc tính mẫu ........................50 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với một số hành vi và tình trạng sức khỏe của người lao động nhập cư .......................................................................52 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với kiến thức của người lao động nhập cư .....................................................................................................................53 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với đặc tính mẫu .......................54 Bảng 3.19: Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với một số hành vi và tình trạng sức khỏe của người lao động nhập cư ......................................................................55 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� vi Bảng 3.20: Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với kiến thức của người lao động nhập cư .....................................................................................................................56 Bảng 3.21: Các yếu tố liên quan với sử dụng rượu bia đã hiệu chỉnh cho các biến số gây nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) ...............................................................57 Bảng 3.22: Các yếu tố liên quan với lạm dụng rượu bia đã hiệu chỉnh cho các biến số gây nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) ..........................................................58 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình về mối liên hệ giữa tiêu thụ rượu bia và hậu quả với sức khỏe .10 Hình 2.2: Ước tính mức tiêu thụ rượu bình quân đầu ở người lớn Hồng Kông, 20042010 ...........................................................................................................................12 Hình 2.3: Tỷ lệ người từ 12 đến 17 tuổi đã từng sử dụng rượu theo Chủng tộc và giới tính theo thống kê vào năm 1999 và 2000 .........................................................13 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt SDRB Sử dụng rượu bia NLĐ Người lao động TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh KTC Khoảng tin cậy Tiếng Anh AUDIT Alcohol Use Disorders Indentification Test (Phép kiểm đánh giá rối loạn sử dụng rượu bia) p Probability value (Trị số xác suất của một phép kiểm định) PR Prevanlance ratio (Tỷ số tỷ lệ hiện mắc) WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, việc sử dụng rượu bia được coi là một phương thức giao tiếp và trở thành thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch… Tuy nhiên rượu bia lại là chất gây nghiện nên người sử dụng rất dễ lạm dụng và phụ thuộc. Thật vậy, con người biết sử dụng rượu bia làm đồ uống từ rất lâu và hiện tượng này đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa. Ở Việt Nam, cũng như ở một số nền văn minh lâu đời khác, uống rượu bia thậm chí đã trở thành một hành vi "văn hóa", gắn bó với con người từ trong sinh hoạt, ứng xử đến lễ tục, thơ ca. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lạm dụng rượu bia đã trở thành một vấn đề xã hội đáng báo động, gây nhiều hậu quả, rất cần được chú trọng và có giải pháp hạn chế. Ngoài vấn đề lãng phí kinh tế và thời gian thì sử dụng rượu bia quá mức còn có những tác hại lớn về sức khỏe con người, ảnh hưởng tiêu cực về trật tự, trị an xã hội, góp phần gia tăng bạo lực gia đình và tai nạn giao thông. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những hậu quả nặng nề của sử dụng rượu bia quá mức như: rượu bia là một trong ba nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông; rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản của nạn bạo lực gia đình, ly hôn và gây mất an ninh, trật tự trong các cộng đồng xã hội [14], [20], [22], [23]. Mặt khác, thị trường rượu bia và mức độ sử dụng rượu bia ở những năm gần đây đang gia tăng mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu thụ cồn bình quân đầu người trên 15 tuổi ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, từ 3,8 lít/người vào năm 2005 lên 6,6 lít/người năm 2010. Còn theo số liệu từ Bộ Công thương (2014), từ năm 2012 đến 2013, tiêu thụ bia ở Việt Nam đã tăng từ 2,8 tỷ lít lên 3 tỷ lít, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á về tiêu thụ bia, và tiêu thụ rượu cũng gia tăng từ 63 triệu lít lên gần 68 triệu lít [8], [14], [43]. Sử dụng rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây ra 30 bệnh và là nguyên nhân kết hợp gây nên 200 bệnh theo Phân loại quốc tế về bệnh tật ICD 10. Rượu bia là yếu tố nguy cơ gây tử vong xếp thứ 8 trên toàn cầu (chiếm 4% số trường hợp tử Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 2 vong toàn cầu) và là yếu tố nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với nam giới trong nhóm tuổi từ 15-59. Rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 3 trong số 19 yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Ở Việt Nam, sử dụng rượu/bia là là yếu tố gây ra 2,9% trường hợp tử vong và 2,2% gánh nặng bệnh tật quốc gia [17] Hiện nay Việt Nam mới chỉ có Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 mà chưa có bộ luật riêng biệt và chế tài nghiêm khắc về phòng chống lạm dụng rượu bia. Đây cũng là hạn chế khiến việc phòng chống lạm dụng và tác hại của rượu bia ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Thực trạng đáng lo ngại trên đòi hỏi cần những nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc, có căn cứ khoa học về tình trạng lạm dụng rượu bia hiện nay để từ đó có giải pháp thiết thực và hữu hiệu hơn. Trong nước, bước đầu cũng có một vài nghiên cứu nhỏ trên đối tượng học sinh phổ thông, sinh viên đại học, đối tượng nghiên cứu là người trưởng thành thì chỉ dừng lại là những mô tả về sử dụng rượu bia trong những nghiên cứu về chủ đề khác, chưa có nghiên cứu nào thật sự đi sâu, dành trọng tâm cho vấn đề sử dụng, lạm dụng rượu bia ở công nhân tại ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh[41]. Xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi hiện tại đang phát triển theo hướng công nghiệp với Khu công nghiệp Tân Phú Trung thu hút vốn đầu tư, thu hút nguồn lao động lớn từ các nơi trên cả nước, đây là đối tượng dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi trở ngại trong tiếp cận chăm sóc y tế, giáo dục, điều kiện vệ sinh nhà ở. Uống rượu bia vượt ngưỡng an toàn là tác nhân nguy hiểm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ của người uống. Để giảm thiểu những tác hại này, cần thiết phải tiến hành các hoạt động theo dõi, đánh giá mức độ nguy hiểm để kịp thời áp dụng các biện pháp can thiệp hỗ trợ đối với người bệnh và người có nguy cơ sức khỏe do sử dụng rượu bia. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào thực hiện tìm hiểu về thực trạng sử dụng rượu bia ở người lao động nhập cư, chính những dữ liệu của các nghiên cứu này sẽ là cơ sở thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe, truyền thông, biện pháp can thiệp phòng chống sử dụng, lạm dụng rượu bia, góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người lao động nhập cư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững. Do vậy, nghiên cứu: “Tỷ lệ sử dụng rƣợu bia và một số yếu tố Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 3 liên quan ở người lao động nhập cư trên 18 tuổi xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018” là thiết thực, phù hợp với tình hình địa phương. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở người lao động nhập cư xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 là bao nhiêu? Tỷ lệ lạm dụng rượu bia ở người lao động nhập cư xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 là bao nhiêu? Có hay không mối liên quan giữa sử dụng rượu bia, lạm dụng rượu bia với các đặc điểm dân số xã hội? MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Xác định tỷ lệ sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở người lao động nhập cư xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Xác định tỷ lệ sử dụng rượu bia, tuổi sử dụng rượu bia lần đầu và các mức độ sử dụng của người lao động nhập cư xã Tân Phú Trung năm 2018. 2. Xác định tỷ lệ lạm dụng rượu bia ở người lao động nhập cư xã Tân Phú Trung năm 2018. 3. Xác định mối liên quan giữa việc sử dụng, lạm dụng rượu bia với một số đặc điểm dân số, xã hội ở người lao động nhập cư xã Tân Phú Trung. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 5 DÀN Ý BIẾN SỐ NGHIÊU CỨU Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm về sử dụng và lạm dụng rƣợu bia. 1.1.1 Khái niệm rƣợu bia Rượu bia là đồ uống có cồn được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột và đường có trong nhiều loại hoa quả, ngũ cốc [12]. Rượu: là sản phẩm đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Ethanol) [12]. Rượu thủ công là rượu được sản xuất bằng dụng cụ truyền thống như nồi (kháp) đồng, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh quy mô nhỏ do tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện [12]. Bia là đồ uống lên men chứa độ cồn thực phẩm thấp, được sản xuất từ nguyên liệu chính là men đại mạch, hoa bia, nấm men và nước [12]. Đồ uống có cồn khác là đồ uống có chứa cồn mà không phải là rượu, bia. 1.1.2 Phân loại rƣợu bia Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với rượu bia. Tổ chức y tế thế giới (WHO) thường phân loại theo nồng độ cồn và chia thành 3 loại:  Bia: thường có độ cồn 5%.  Rượu nhẹ: thường có độ cồn từ 12-15%.  Rượu mạnh: có độ cồn khoảng 40%. Chú ý: Cồn dùng để sản xuất dung môi chất tẩy (methyl alcohol, iso propyl) được sản xuất với khối lượng lớn, giá thành rẻ: không phải là rượu bia và không uống được. Đơn vị rượu là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau, tương đương với 10 gam etanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống (khoảng 2/3 chai bia 500 ml hoặc 01 lon bia 330 ml 5%, 1 cốc bia hơi 330 ml, 1 ly nhỏ 100 ml rượu vang 13,5%, 1 chén 30 ml rượu mạnh 40% 43%)[12], [64]. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 7 1.1.3 Đơn vị rƣợu “Đơn vị rượu” là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại rượu bia với nhiều nồng độ khác nhau. “Đơn vị rượu” đang được áp dụng phổ biến tại nhiều nước trong đó có Việt Nam theo khuyến cáo của WHO : 1 đơn vị rượu bằng 10 gam rượu nguyên chất. 1.1.4 Lạm dụng rƣợu bia Lạm dụng rượu bia (LDRB) là việc sử dụng rượu bia (SDRB) với mức độ không thích hợp dẫn đến việc biến đổi chức năng hoặc xuất hiện một dấu hiệu về lâm sàng theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần Mỹ. Nữ uống quá 2 đơn vị rượu/ngày hoặc 14 đơn vị rượu/tuần; nam quá 3 đơn vị rượu/ngày hoặc 21 đơn vị rượu/tuần; người 65 tuổi quá 2 đơn vị rượu/ngày hoặc 14 đơn vị rượu/tuần và một hoặc một số dấu hiệu theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần Mỹ được coi là LDRB [25]. Là việc SDRB và đồ uống có cồn khác với mức độ, liều lượng, đối tượng không thích hợp dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc xuất hiện dấu hiệu về lâm sàng ảnh hưởng có hại đến sức khỏe người sử dụng (trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ SDRB và đồ uống có cồn khác; người từ 60 tuổi trở lên uống hơn 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2 đơn vị rượu/ngày, hơn 1/2 đơn vị rượu/giờ; người dưới 60 tuổi uống trên 21 đơn vị rượu/tuần, hơn 3 đơn vị rượu/ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ) hoặc SDRB và đồ uống có cồn khác trong trường hợp pháp luật nghiêm cấm [12]. 1.1.5 Sự khác biệt giữa nghiện rƣợu bia và lạm dụng rƣợu bia LDRB là một mô hình của việc uống rượu bia mà kết quả nguy hại cho sức khỏe của một người, mối quan hệ giữa các cá nhân, hoặc khả năng làm việc. Biểu hiện của LDRB bao gồm: - Không thực hiện trách nhiệm chính trong công việc, trường học, hoặc nhà. - Uống trong các tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như uống rượu bia trong khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� - 8 Vấn đề pháp lý liên quan đến rượu bia, chẳng hạn như bị bắt vì uống trong khi lái xe hoặc đánh đập một người nào đó trong khi say rượu. - Tiếp tục uống rượu mặc dù vấn đề mối quan hệ liên tục được gây ra hoặc trở nên tồi tệ bằng cách uống. - Lạm dụng rượu lâu dài có thể biến thành nghiện rượu. Phụ thuộc vào rượu, còn được gọi là nghiện rượu và nghiện rượu là một bệnh mạn tính. Các dấu hiệu và triệu chứng của nghiện rượu bao gồm: một ham muốn mạnh mẽ cho rượu. Tiếp tục sử dụng mặc dù lặp đi lặp lại các vấn đề về thể chất, tâm lý, hoặc cá nhân. Không có khả năng hạn chế uống rượu [50]. 1.1.6 Mức độ sử dụng rƣợu bia theo AUDIT Bộ câu hỏi được WHO thiết kế năm 1982 với mục đích phát hiện sớm các vấn đề liên quan tới sử dụng rượu bia và phù hợp với tất cả các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Quá trình xây dựng bộ công cụ Phép kiểm đánh giá rối loạn sử dụng rượu bia (AUDIT) thực hiện nhiều giai đoạn, bởi nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều quốc gia vùng lãnh thổ. Từ khi được khuyến cáo sử dụng, nhiều nghiên cứu đã cho thấy công cụ này có nhiều giá trị ứng dụng và là công cụ sàng lọc các vấn đề liên quan đến sử dụng rượu tốt nhất ở các cơ sở chăm sóc y tế ban đầu [56]. Hiện tại, Bộ Y tế cũng áp dụng AUDIT để hướng dẫn Sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do SDRB từ năm 2013. Trong tài liệu này, để áp dụng cho can thiệp cộng đồng, việc đánh giá nguy cơ do SDRB dựa theo hướng dẫn trong bộ công cụ sàng lọc AUDIT. Có 4 mức độ nguy cơ trong SDRB, bao gồm: SDRB hợp lý, nguy cơ thấp: Lý tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu bia; nếu đã uống chỉ nên giữ ở mức không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam giới và không quá 1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ giới Với mức độ dung nạp này, những hậu quả của rượu bia đối với sức khoẻ thường ở mức tối thiểu, tương ứng với mức <8 điểm (đánh giá theo bộ công cụ sàng lọc). Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 9 SDRB ở mức nguy cơ: Là việc sử dụng rượu bia ở mức độ dẫn đến nguy cơ gây hại cho người uống. Những người này mặc dù chưa chịu những tác hại về sức khỏe do rượu/bia gây ra nhưng họ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: ung thư, tim mạch,…hoặc nguy cơ chấn thương, bạo lực hay hành vi liên quan đến pháp luật, giảm khả năng làm việc, và gặp phải các vấn đề xã hội do tình trạng nhiễm độc rượu, bia cấp tính gây nên, tương ứng với mức từ 8-15 điểm. SDRB ở mức có hại (Harmful use of alcohol): Là việc SDRB ở mức gây ra các tổn hại về sức khỏe. Những tổn hại này có thể về thể chất (tổn thương gan, suy chức năng gan, tim mạch,…) hay tâm thần (trầm cảm, loạn thần,...) hoặc các hậu quả xã hội khác (tai nạn thương tích, bạo lực, giảm khả năng làm việc,…), tương ứng với mức từ 9-16 điểm. Phụ thuộc/nghiện rượu bia: Là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia được đặc trưng bởi sự thèm muốn (nhu cầu uống mãnh liệt), mất kiểm soát (không thể ngừng uống mặc dù rất muốn dừng), tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất, tương ứng với mức từ 20 điểm trở lên [4]. Trong nghiên cứu này điểm AUDIT từ 8 điểm trở lên được coi là LDRB. Với nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của bộ công cụ AUDIT, so sánh với Phân loại quốc tế về bệnh tật ICD-10 và Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần DSM-IV để so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của tác giả Kim Bảo Giang và các cộng sự Fredik Spark, Peter Allebeck thực hiện tại Ba Vì năm 2005, kết quả cho thấy bộ công cụ hoàn toàn có thể tại Việt Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn Việt Nam do bộ câu hỏi không phức tạp, dễ hiểu, ngắn gọn thực hiện trong thời gian ngắn. Các nghiên cứu về SDRB khác cũng đã áp dụng tốt bộ công cụ này để phỏng vấn đối tượng nghiên cứu trên các vùng lãnh thổ của Việt Nam [18], [21], [40], [56]. 1.1.7 Tác hại của sử dụng rƣợu bia đối với sức khỏe Xét trên phương diện các tác động trực tiếp và gián tiếp của đồ uống có cồn đến hàng loạt các cơ quan trong cơ thể thì rượu bia là chất độc[33]. Mức độ tác hại đối với sức khỏe do SDRB với từng cá nhân là khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố Thông tin kết quả nghiên cứu . 10 .� như: tuổi; giới tính; đặc điểm sinh học; mức dung nạp bình quân; địa điểm, bối cảnh và cách thức uống của người sử dụng. Hình 2.1: Mô hình về mối liên hệ giữa tiêu thụ rượu bia và hậu quả với sức khỏe Ghi chú: Cách thức SDRB có liên quan cả các vấn đề sức khỏe cấp tính và mạn tính. Mức tiêu thụ bình quân là tác nhân gây ra các bệnh mạn tính thông qua các ảnh hưởng sinh hóa/lệ thuộc [4]. SDRB là nguyên nhân chủ yếu gây ra 30 bệnh và là nguyên nhân kết hợp gây nên 200 bệnh theo Phân loại quốc tế về bệnh tật-ICD 10 năm 1992. Rượu bia là yếu tố nguy cơ gây tử vong xếp thứ 8 trên toàn cầu (chiếm 4% số trường hợp tử vong toàn cầu) và là yếu tố nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với nam giới trong nhóm tuổi từ 15-59. Rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 3 trong số 19 yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Ở Việt Nam, SDRB là là yếu tố gây ra 2,9% trường hợp tử vong và 2,2% gánh nặng bệnh tật quốc gia[17]. 1.2 Thực trạng sử dụng, lạm dụng rƣợu bia trên thế giới. 1.2.1 Mức độ tiêu thụ rƣợu bia. Những năm gần đây, việc SDRB đạt mức cao trong lịch sử, cùng với chi phí sử dụng cho vấn đề này ngày càng gia tăng [69]. Trên thế giới, lượng rượu tiêu thụ bình quân ở tất cả các đối tượng từ 15 tuổi trở lên trong năm 2005 là 6,13 l/người. Thông tin kết quả nghiên cứu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất