Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi ...

Tài liệu Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại quận 1 thành phố hồ chí minh

.PDF
129
1
107

Mô tả:

.� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN MAI VY TỶ LỆ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Thành phố Hồ Chí Minh -Năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN MAI VY TỶ LỆ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 Ngành: Y tế Công cộng Mã số: 8720701 LUẬN VĂNTHẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN VĂN TẬP Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội đồng duyệt đề cương Khoa Y tế công cộng số 14/ĐHYD-HĐ kí ngày 12//01//2018. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3 DÀN Ý NGHIÊN CỨU .............................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN .......................................................................5 1.1. Một số khái niệm về rối loạn chuyển hóa lipid máu .......................................5 1.2. Thực trạng và các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu: ....15 1.3. Đặc điểm tình hìnhQuận 1 ..............................................................................33 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................36 2.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................36 2.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................36 2.3. Thu thập dữ kiện ..............................................................................................38 2.4. Định nghĩa biến số ............................................................................................40 2.5. Tổ chức thực hiện .............................................................................................46 2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin, số liệu và các trang thiết bị, phương tiện nghiên cứu ................................................................................................................46 2.7. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................48 2.8. Vấn đề y đức .....................................................................................................48 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .........................................................................................50 3.1. Thông tin chung vềngười cao tuổi ..................................................................50 3.1.1. Đặc điểm dân số xã hội........................................................................ 50 3.1.2. Những đặc điểm các chỉ số tuổi, nhân trắc, huyết áp của người cao tuổi .................................................................................................................. 52 3.1.3. Đặc điểm về chế độ ăn của người cao tuổi ........................................ 54 3.1.4. Đặc điểm về tiền sử sử dụng rượu bia của người cao tuổi............... 55 3.1.5. Đặc điểm về chế độ vận động thể lực của người cao tuổi ................ 56 3.1.6. Đặc điểm về tiền sử sử dụng thuốc lá của người cao tuổi ................ 57 3.1.7. Những đặc điểm về các bệnh lý kèm theo của người cao tuổi......... 58 3.1.8. Nguồn kiến thức về phòng, chống rối loạn chuyển hóa lipid máu .. 59 3.2. Tình hình rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi ..........................60 3.2.1. Những đặc điểm mô tả các chỉ số sinh hóa của người cao tuổi ....... 60 3.2.2. Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi ...................... 62 3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu ........................63 3.3.1. Một số đặc điểm dân số xã hội liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi ............................................................................ 63 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 3.3.2. Một số thói quen sinh hoạt liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi ..................................................................................... 65 3.3.3. Một số chỉ số sức khỏe liên quan đến RLCH lipid máu .................. 69 3.3.4.Một số yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi qua phân tích hồi quy đa biến........................................................ 70 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................72 4.1. Đặc điểm của người cao tuổi ...........................................................................72 4.1.1. Đặc điểm dân số xã hội của người cao tuổi ....................................... 72 4.1.2.Đặc điểm về các chỉ số nhân trắc học ................................................. 73 4.1.3.Đặc điểm về thói quen sinh hoạt ......................................................... 73 4.1.4.Đặc điểm về các bệnh lý kèm theo ...................................................... 78 4.1.5. Nguồn thông tin, kiến thức về phòng, chống RLCH lipid máu ...... 81 4.2.Tình hình rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi ...........................81 4.2.1.Đặc điểm về các chỉ số sinh hóa .......................................................... 81 4.2.2.Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi ....................... 83 4.3. Các mối liên quan với rối loạn chuyển hóa lipid ...........................................84 4.3.1. Các đặc điểm dân số xã hội ................................................................ 84 4.3.2. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt ........................................................ 85 4.3.3 Các bệnh lý kèm theo ........................................................................... 85 4.4.ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................86 4.4.1. Những điểm mạnh ............................................................................... 86 4.4.2. Điểm hạn chế ........................................................................................ 86 4.4.3. Tính ứng dụng ..................................................................................... 87 KẾT LUẬN ..............................................................................................................88 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................8 PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................15 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Phân loại RLCH lipid, lipoprotein máu theo Frecdrickson .................... 5 Bảng 1.2.Tăng lipid máu tiên phát ........................................................................... 7 Bảng 1.3.Rối loạn chuyển hóa lipid máu thứ phát ................................................... 8 Bảng 1.4. Đánh giá các mức độ RLCH lipid máu theo NCEPATP III (2001) ....... 9 Bảng 1.5. Phân loại nồng độ cholesterol máu ........................................................ 11 Bảng 1.6. Một số nghiên cứu về rối loạn chuyển hóa lipid máu ở Châu Âu ......... 15 Bảng 1.7. Một số nghiên cứu về rối loạn chuyển hóa lipid máu ở Châu Á ........... 16 Bảng 1. 8. Một số nghiên cứu về rối loạn chuyển hóa lipid máu ở Việt Nam....... 17 Bảng 1. 9.Tình hình bệnh tật ở người cao tuổi tại Quận 1 ..................................... 34 Bảng 2. 1. Phân bổ số lượng mẫu cần lấy trên 10 trạm y tế .....................................37 Bảng 2. 2.Tiêu chuẩn béo phì của TCYTTG ......................................................... 44 Bảng 3. 1. Những đặc tính chung của người cao tuổi ..............................................50 Bảng 3. 2. Đặc điểm các chỉ số tuổi, nhân trắc, huyết áp ..................................... 52 Bảng 3. 3. Đặc điểm các chỉ số nhân trắc theo giới .............................................. 53 Bảng 3. 4. Đặc điểm về chế độ ăn của người cao tuổi .......................................... 54 Bảng 3. 5. Đặc điểm về tiền sử sử dụng rượu bia của người cao tuổi .................. 55 Bảng 3. 6. Đặc điểm về chế độ vận động thể lực của người cao tuổi ................... 56 Bảng 3. 7. Đặc điểm về tiền sử sử dụng thuốc lá của người cao tuổi .................... 57 Bảng 3. 8. Đặc điểm về các bệnh lý kèm theo của người cao tuổi ....................... 58 Bảng 3. 9. Nguồn thông tin về rối loạn chuyển hóa lipid máu ............................. 59 Bảng 3. 10. Đặc điểm các chỉ số sinh hóa ............................................................. 60 Bảng 3. 11. Mô tả các chỉ số sinh hóa của người cao tuổi .................................... 61 Bảng 3. 12. Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu theo giới ................................... 62 Bảng 3. 13. Một số đặc điểm dân số xã hội liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi ............................................................................................. 63 Bảng 3. 14. Chế độ ăn liên quan đến RLCH lipid máu ở người cao tuổi ............. 65 Bảng 3. 15. Sử dụng rượu bia liên quan đến RLCH lipid máu ở người cao tuổi .. 66 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� Bảng 3. 16. Thói quen vận động thể lực liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi.............................................................................................. 67 Bảng 3. 17. Thói quen hút thuốc lá liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi ......................................................................................................... 68 Bảng 3. 18. Một số chỉ số sức khỏe liên quan đến RLCH lipid máu .................... 69 Bảng 3. 19. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi qua phân tích hồi quy đa biến .................................................................. 70 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APO Apolipoprotein BMI Body Max Index (Chỉ số khối cơ thể) BMV Bệnh mạch vành BTM Bệnh tim mạch CT Cholesterol Total (Cholesterol toàn phần) ĐMV Động mạch vành EAS European Atherosclerosis Society (Hiệp hội Xơ Vữa Động Mạch Châu Âu) ESC European Society of Cardiology (Hiệp hội Tim mạch Châu Âu) ESH European Society of Hypertension (Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu) HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HDL-C High-Density Lipoprotein cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng cao) IDL-C Intermediate-Density Lipoprotein cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng trung gian) LDL-C Low-Density Lipoprotein cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng thấp) JNC 7 The seventh report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evalution and Treatment of High Blood Pressure (Báo cáo lần thứ 7 của Liên ủy quốc gia về sự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp) LP Lipoprotein NC Nguy cơ NCEP ATP III National Cholesterol Education Program-Adult Treatment Panel III (Chương trình quốc gia giáo dục về Cholesterol) Thông tin kết quả nghiên cứu . .� TG Trigliceride THA Tăng huyết áp RLCH Rối loạn chuyển hóa VLDL-C Very Low-Density Lipoprotein cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp) VXĐM Vữa xơ động mạch YTNC Yếu tố nguy cơ WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng tăng các thành phần lipid có hại cho cơ thể như: Cholesterol toàn phần, Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) và triglycerid (TG), và giảm thành phần lipid có lợi cho cơ thể là lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C). Rối loạn chuyển hóa lipid máu là vấn đề sức khỏe khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở người cao tuổi. Rối loạn chuyển hóa lipid máu ít có biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng rất nguy hiểm bởi nhiều hậu quả khó lường trước được [4]. Rối loạn chuyển hóa lipid máu là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch. Theo báo cáo của Atlas toàn cầu về phòng chống bệnh tim mạch trong số 57 triệu ca tử vong toàn cầu do nhồi máu cơ tim và đột quỵ trong đó tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi chiếm 39% thì có đến 17,3 triệu ca (30%) là do các yếu tố liên quan đến xơ vữa động mạch mà nguyên nhân sâu xa là do rối loạn chuyển hóa lipid máu [65]. Tại Việt Nam theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính vào năm 2008 có 172.000 ca tử vong do các bệnh lý về tim mạch và còn theo một báo cáo khác của cuộc điều tra quốc gia được thực hiện năm 2009-2010 thì tỷ lệ người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu chiếm đến 30,1% [78]. Theo các số liệu báo cáo của cuộc điều tra dịch tễ học mô hình bệnh tật sức khoẻ ở người cao tuổi do Viện Lão khoa Quốc gia tiến hành trên cả nước cho thấy các bệnh lý rối loạn ở người cao tuổi có xu hướng tăng nhanh là rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, trầm cảm, sa sút trí tuệ ,…. [47]. Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh không lây nhưng phổ biến, tỷ lệ bệnh gia tăng theo sự phát triển kinh tế, và ngày càng tăng ở các nước đang phát triển. Bệnh diễn tiến âm thầm hầu như không có triệu chứng và chỉ phát hiện khi có triệu chứng nặng hoặc những biến chứng nặng nề như: Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 2 đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,… Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng giải quyết được tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu sẽ giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch [51, 57, 79]. Những thói quen không tốt, chế độ ăn uống không phù hợp, không tập thể dục và căng thẳng thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu đặc biệt là ở người cao tuổi. Hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng già hoá dân số. Năm 2017, Việt Nam bước vào giai đoạn “dân số già” [33] tuy nhiên việc chăm sóc xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi vẫn còn hạn chế. Theo các số liệu báo cáo về tình hình bệnh tật ở người cao tuổi tại quận 1 có khoảng 80% số người cao tuổi mắc triệu chứng/bệnh mãn tính chủ yếu là các bệnh đái tháo đường, tim mạch và tăng huyết áp,.. Tổng hợp số liệu báo cáo qua từng năm ta thấy năm 2015 có 39,2% người cao tuổi bị bệnh tim mạch; 31,3% tăng huyết áp; 11,7% bị đái tháo đường [45] và năm 2016 tỷ lệ người mắc các bệnh tim mạch tăng lên đến 44,7%; tăng huyết áp (39,8%), đái tháo đường 15,7% [46]. Vai trò của rối loạn chuyển hóa lipid máu trong bệnh lý tim mạch đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học quan sát, thực nghiệm và cả những công trình nghiên cứu tiền cứu can thiệp. Rối loạn chuyển hóa lipid đến nay đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trong các bệnh lý liên quan như: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường...; nhưng chưa có nghiên cứu nào về tình trạng rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Để góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình rối loạn chuyển hóa lipid máu ở trên người cao tuổi tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 là bao nhiêu? Có những yếu tố nào liên quan đến tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi năm 2017. 2. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm dân số xã hội với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. 3. Xác định mối liên quan giữa chỉ số nhân trắc học với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. 4. Xác định mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt (chế độ ăn, uống rượu bia, hút thuốc lá, vận động thể lực) với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 4 DÀN Ý NGHIÊN CỨU Đặc điểm dân số học: Tuổi, Giới, Nghề nghiệp Tình trạng kinh tế Sử dụng BHYT Tiền sử gia đình Chỉ số nhân trắc: Chỉ số khối cơ thể BMI Chỉ số eo hông Chỉ số huyết áp Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc lá Uống rượu bia Chế độ ăn Vận động thể lực Thông tin kết quả nghiên cứu . RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI .� 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. Một số khái niệm về rối loạn chuyển hóa lipid máu 1.1.1. Rối loạn chuyển hóa lipid máu Rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng rối loạn và/hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong máu, hậu quả làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ [18]. Có 2 loại tăng lipid máu: tăng lipid máu tiên phát (thường gặp hơn) và tăng lipid máu thứ phát [1, 2, 28]. 1.1.1.1. Rối loạn chuyển hóa lipid máu tiên phát Năm 1965, Fredrickson dựa vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm các thành phần lipoprotein đã chia hội chứng rối loạn lipid máu thành 5 týp. Từ năm 1970, cách phân loại này đã trở thành phân loại quốc tế [82, 84, 4]. Bảng 1. 1. Phân loại rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein máu theo Frecdrickson [62, 72] Độ trong Rối loạn RLCH LP lipid máu I CM ↑ TG ↑ Đục Iia LDL-C ↑↑ CT ↑↑ Trong VLDL-C ↑ CT ↑↑↑ LDL-C ↑↑ TG ↑↑ ßVLDL CT ↑ IDL-C ↑ TG ↑↑ Typ Iib III IV V VLDL-C ↑ CT ↑ BT, TG ↑↑ CM ↑ CT ↑ VLDL-C ↑ TG ↑↑↑ Thông tin kết quả nghiên cứu . huyết tương Đục Đục Đục Đục Tần số xuất hiện Rất hiếm Thường gặp Thường gặp Ít gặp Thường gặp Hiếm gặp Mức độ nguy hiểm với VXĐM ± ++++ ++++ +++ +++ ++ .� 6 - Týp I: tăng chylomicron máu. - Týp II: tăng lipoprotein beta máu, được phân làm 2 týp nhỏ là: IIa và IIb. Týp IIa: tăng cholesterol máu nguyên phát (chỉ tăng cholesterol và LDL-C) gồm thể đa gen và đơn gen. Thể đa gen do khuyết tật thụ thể LDL gồm hình thái đồng hợp tử và dị hợp tử [82, 84]. Thể đơn gen là tăng cholesterol máu đơn gen gồm tăng cholesterol máu thể gia đình di truyền trội nhiễm sắc thể thường hoặc di truyền lặn [62, 72]. Týp IIb: tăng lipid máu hỗn hợp gia đình (cholesterol và LDL-C tăng rất cao, triglycerid và VLDL-C cũng tăng). Thể này thường kèm theo rối loạn chuyển hóa glucid, tăng acid uric máu, tăng huyết áp[62, 72]. - Týp III (rối loạn lipoprotein máu - tăng LDL-C): thể này hiếm gặp (1/10.000). Cholesterol toàn phần, triglycerid máu và LDL-C tăng là điểm đặc trưng. Bệnh thường được phát hiện sau tuổi 20. Ở trẻ em, bệnh thường rất nặng [62, 72]. - Týp IV (tăng triglycerid): týp này thường không có triệu chứng lâm sàng, được phát hiện trong điều tra về di truyền, nhạy cảm với rượu, các loại glucid, các chất béo và tình trạng béo phì. Mức tăng cholesterol luôn thấp hơn so với mức tăng triglycerid máu. Tăng triglycerid máu nội sinh có đặc tính sinh vữa yếu, do có triglycerid máu cao và HDL-C thấp [62, 72]. - Týp IV: tăng lipid máu có thể là bệnh di truyền đơn gen trội (khoảng 10% số bệnh nhân) hoặc thiếu gen. Trong thể này, người ta đã hiểu rõ vai trò của các yếu tố môi trường nhưng vai trò của gen vẫn chưa được sáng tỏ [62, 72]. - Týp V: tăng triglycerid máu hỗn hợp (tăng chylomicron và VLDL-C). Tăng triglycerid máu týp I rất nhạy cảm với mỡ ngoại sinh và di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường [62, 72]. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 7 Bảng 1.2.Tăng lipid máu tiên phát CT mg/ dl TG mg/dl LDL-C mg/dl VLDL-C mg/dl HDL-C mg/dl Typ RLLP Tần số Nguy cơ Đ Viêm M tụy V > 300 < 200 > 185 < 35 Thay đổi IIa/ IIb 1/500 ++ + 300 800 300 800 < 35 ≤ 130 Thường III 1/5000 ++ + LP máu Thường Thườn hỗn hợp g > 260 gia đình >200 < 185 1/300 ++ CT gia đình RLLP Hội chứng CM < 260 ≥ 10.000 < 140 Thường gia đình > 260 2001000 80-185 Thay đổi thường Thay đổi Thay đổi > 260 TG LP máu VLDL+ + Thường ≥ 35 < 60 > 60 ≥ 35 < 40 Thường IIb,IIa ≥ 35 < 40 Thường < 40 IV IV/ V 1/100.000 (I) 1/5000 (V) IV/ V 1/300 Thay đổi > 90 Hypo LP > 1/1000 > 155 Thay đổi Thường > 185 Thay đổi IIa/IIb 20- 25/ + > 260 CT do nhiều yếu tố Thường Thay đổi > 260 Thông tin kết quả nghiên cứu . 100 + + +++ .� 8 1.1.1.2. Rối loạn chuyển hóa lipid máu thứ phát Yếu tố ảnh hưởng đến hình thành lipid gồm béo phì, ăn quá nhiều thức ăn chứa cholesterol (mỡ và phủ tạng động vật,...) ít vận động thể lực, hút thuốc, uống nhiều rượu, rối loạn nội tiết, bệnh gan, thận. Nguyên nhân khác là sử dụng thuốc lợi tiểu, chẹn beta, glucocorticoid,... kéo dài [1]. Bảng 1.3.Rối loạn chuyển hóa lipid máu thứ phát Bệnh lý RLCH lipid máu Rối loạn lipoprotein máu Đái tháo đường TG↑ CM↑ , VLDL↑ , HDL-C ↓ Hội chứng thận hư CT↑ TG↑ LDL↑, VLDL-C↑ Tăng urê máu TG↑ VLDL-C↑, HDL-C ↓ Suy thận mạn TG↑ LDL-C ↑hoặc BT, VLDLC↑ Bệnh gan tắc nghẽn CT↑ LpX↑ Tắc mật CT↑ Suy giáp trạng CT↑ TG↑ LDL-C↑, VLDL-C↑ Béo phì TG↑ CM↑ , VLDL-C↑ Chứng ăn vô độ TG↑ CM ↑, VLDL-C↑ Nghiện thuốc lá TG↑ và/ hoặc CT↑ Nghiện rượu TG↑ và/ hoặc CT↑ Dùng thuốc tránh thai Thuốc ức chế bêta - giao cảm Isotretinion (13 – cis nicotinic acid) Thông tin kết quả nghiên cứu . TG↑ ↑VLDL-C, ↓ HDL-C TG↑ ↑VLDL-C, ↓ HDL-C TG↑ ↑VLDL-C, ↑CM, ↓ HDL-C .� 9 1.1.2. Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu Rối loạn chuyển hóa lipid máu được đặt ra ở những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng hoặc biến chứng của RLCH lipid máu (ví dụ bệnh xơ vữa động mạch). Rối loạn chuyển hóa lipid máu tiên phát được nghi ngờ ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng của RLCH lipid máu, bệnh xơ vữa động mạch xuất hiện sớm (trước 60 tuổi), tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch hoặc cholesterol máu > 6,2 mmol/L (> 240 mg/dL).Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thành phần lipid máu: cholesterol toàn phần (TC), TG, HDL-cholesterol (HDL-C) và LDL-cholesterol (LDL-C). Bảng sau giúp chẩn đoán và đánh giá mức độ RLCH lipid máu. Bảng 1.4. Đánh giá các mức độ rối loạn chuyển hóa lipid máu theo NCEPATP III (2001) [82] Xét nghiệm lipoprotein lúc đói TC < 5,1 mmol/l Bình thường <200 mg/dl 5,17-6,18 mmol/l Giới hạn cao 200-239 mg/dl ≥ 6,20 mmol/l Cao ≥ 240 mg/dl LDL-cholesterol < 2,58 mmol/l Tối ưu < 100 mg/dl 2,58-3,33 mmol/l Gần tối ưu 100-129 mg/dl 3,36-4,11 mmol/l Giới hạn cao 130-159 mg/dl 4,13-4,88 mmol/l Cao 160-189 mg/dl ≥4,91 mmol/l Rất cao ≥ 190 mg/dl Thông tin kết quả nghiên cứu . Xét nghiệm lipoprotein lúc đói HDL-cholesterol < 1,03 mmol/l Thấp < 40 mg/dl ≥1,55 mmol/l Cao ≥ 60 mg/dl TG < 1,695 mmol/l < 150 mg/dl 1,695-2,249 mmol/l 150-199 mg/dl 2,26-5,639 mmol/l 200-499 mg/dl ≥ 5,65 mmol/l ≥ 500 mg/dl Bình thường Giới hạn cao Cao Rất cao .� 10 1.1.3. Nguyên nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu 1.1.3.1.Nguyên nhân tăng Cholesterol máu Do chế độ ăn: - Ăn quá nhiều mỡ động vật. - Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều Cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần…). - Dư thừa năng lượng (béo phì). Do di truyền: - Thứ phát sau mắc các bệnh (Hội chứng thận hư, suy giáp…) 1.1.3.2.Nguyên nhân tăng Triglycerid máu - Béo phì - Uống quá nhiều rượu - Đái tháo đường - Tăng TG có tính chất gia đình, dùng thuốc chẹn beta giao cảm kéo dài, thiếu hụt gen tiêu hủy lipoprotein hoặc apoprotein C-H. 1.1.3.3.Nguyên nhân yếu tố nguy cơ gây giảm HDL-C - Hút thuốc lá - Béo phì - Lười vận động thể lực - Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, tăng TG, dùng thuốc chẹn beta giao cảm kéo dài, rối loạn chuyển hóa HDL.. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 11 1.1.4. Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu 1.1.4.1.Nguyên tắc điều trị Điều trị tuỳ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân trên cơ sở đánh giá tình trạng và mức độ rối loạn chuyển hóa lipid máu là chính [15, 31, 49]. Xác định rối loạn chuyển hóa lipid máu là do thứ phát (lối sống, ăn nhiều chất béo bão hòa, đái tháo đường, suy thận mạn, suy giáp, do dùng thuốc,…) hay tiên phát (đột biến gen, có tính gia đình, …). Việc đánh giá mức cholesterol thích hợp với từng cá thể phải tính đến sự có mặt của các yếu tố nguy cơ khác. Các yếu tố nguy cơ được xác định là góp phần gây bệnh mạch vành, phần lớn bệnh nhân bị bệnh mạch vành có cholesterol toàn phần và LDL-C ở mức giới hạn. Vì vậy, nhiều chuyên gia coi cholesterol huyết tương >160mg/dl là mức giá trị lý tưởng cao. Bảng 1.5. Phân loại nồng độ cholesterol máu Mức độ Bình thường Tăng giới hạn Tăng CT TG LDL- C < 5,2 mmol/l < 2,26 mmol/l < 3,4 mmol/l (< 200 mg/dl) (< 200 mg/dl) (< 130 mg/dl) 2,26 - 4,5 mmol/l 3,4 - 4,1mmol/l (200 - 400 mg/dl) (130 – 159 mg/dl) > 6,2 mmol/l 4,5 - 11,3 mmol/l > 4,1 - 4,9 mmol/l (> 240 mg/dl) (400 - 1000 mg/dl) (160 – 189 mg/dl) > 11,3 mmol/l > 4,9 mmol/l (> 1000 mg/dl) (> 190 mg/dl) 5,2 - 6,2 mmol/l Tăng cao Ghi chú: HDL-C bình thường: > 0,9 mmol/l. Rối loạn chuyển hóa lipid máu kiểu hỗn hợp khi cholesterol > 6,2 mmol/l và TG trong khoảng 2,26 - 4,5 mmol/l. Thông tin kết quả nghiên cứu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất