Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỷ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ tại bệnh ...

Tài liệu Tỷ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ tại bệnh viện hùng vương

.PDF
118
1
99

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  LƯƠNG NGỌC LAN TỶ LỆ MẤT NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG CUỐI THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  LƯƠNG NGỌC LAN TỶ LỆ MẤT NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG CUỐI THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Chuyên ngành: SẢN PHỤ KHOA Mã số: CK 62 72 13 03 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. TRẦN LỆ THỦY Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện, tất cả những số liệu do chính tôi thu thập, kết quả trong luận án này là trung thực và chưa có ai công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin đảm bảo tính khách quan, trung thực của các số liệu và kết quả xử lý số liệu trong nghiên cứu này. Tác giả Lương Ngọc Lan . . MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, hình ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 4 1.1. Chứng mất ngủ ......................................................................... 4 1.2. Các phương pháp đánh giá mất ngủ ....................................... 10 1.3. Mất ngủ khi mang thai ........................................................... 15 1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................. 22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 26 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................ 26 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................. 26 2.3. Phương pháp chọn mẫu .......................................................... 27 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................. 27 2.5. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................... 30 2.6. Các biến số thu thập ............................................................... 30 2.7. Phân tích thống kê .................................................................. 38 2.8. Vấn đề y đức........................................................................... 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 40 3.1. . Đặc điểm nền của đối tượng nghiên cứu................................ 40 . 3.2. Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ theo PSQI ........................................... 42 3.3. Kết quả khảo sát bảng câu hỏi về chất lượng giấc ngủ theo PSQI ................................................................................................ 43 3.4. Chất lượng giấc ngủ theo PSQI.............................................. 48 3.5. Kiểu rối loạn giấc ngủ ............................................................ 50 3.6. Khảo sát mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và các yếu tố nguy cơ ................................................................................... 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 54 4.1. Lý do chọn thang điểm PSQI ................................................. 54 4.2. Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ......... 56 4.3. Kiểu rối loạn giấc ngủ ............................................................ 59 4.4. Kết quả phân tích đơn biến..................................................... 62 4.5. Kết quả phân tích đa biến ....................................................... 66 4.6 Hạn chế của đề tài .................................................................. 68 KẾT LUẬN ................................................................................................ 69 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: PSQI phiên bản tiếng Anh - PSQI phiên bản tiếng Việt. Phụ lục 2: Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu. Phụ lục 3: Phiếu thu thập số liệu nghiên cứu. Phụ lục 4: Danh sách thai phụ tham gia nghiên cứu. Phụ lục 5: Quyết định về việc công nhận tên đề tài và người hướng dẫn học viên chuyên khoa cấp II. Phụ lục 6: Giấy chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. . . Phụ lục 7: Quyết định về việc cho phép tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học của Bệnh viện Hùng Vương. Phụ lục 8: Quyết định về việc thành lập Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II. Phụ lục 9: Kết luận của Hội đồng chấm luận văn chuyên khoa cấp II. Phụ lục 10: Bản nhận xét luận văn của Phản biện 1, Phản biện 2. Phụ lục 11: Giấy xác nhận đã hoàn thành sửa chữa luận văn. . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CS Cộng sự KTC Khoảng tin cậy TP Thành phố TIẾNG ANH BAI Beck Anxiety Inventory - Thang lo âu Beck BDI Beck Depression Inventory - Thang trầm cảm Beck DSM-IV Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 4th - Sổ tay chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần – xuất bản lần thứ 4 ESS Epworth Sleepiness Scale - Thang đo mất ngủ Epworth ICD International Classification Diseases - Phân loại quốc tế về bệnh tật ISQ Insomnia Symptom Questionnaire - Bảng câu hỏi triệu chứng mất ngủ Multiple Sleep Latancy Test - Đo lường thời gian cần để đi vào MSLT giấc ngủ Non Rapid Eye Movement - Giai đoạn không có chuyển động NREM mắt nhanh OR Odd ratio - Tỉ số chênh PSG Polysomnography - Biểu đồ đa ký giấc ngủ PSQI The Pittsburgh Sleep Quality Index - Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh Rapid Eye Movement - Giai đoạn chuyển động mắt nhanh REM . . DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các thuốc điều trị mất ngủ trong thai kỳ và mức độ an toàn [28] ......................................................................................... 21 Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu .............................................. 30 Bảng 2.2. Các thành phần dùng để tính điểm trong thang đo Pittsburgh............................................................................. 33 Bảng 3.1. Đặc điểm dân số - xã hội ..................................................... 40 Bảng 3.2. Đặc điểm tiền căn thai sản................................................... 42 Bảng 3.3. Phân bố thời gian cần để chợp mắt ..................................... 43 Bảng 3.4. Phân bố thời gian thực tế ngủ .............................................. 43 Bảng 3.5. Thời gian bắt đầu ngủ ban đêm và PSQI ............................ 44 Bảng 3.6. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ ....................... 44 Bảng 3.7. Mức độ rối loạn giấc ngủ theo PSQI ................................... 48 Bảng 3.8. Mức độ rối loạn giấc ngủ do thai phụ tự đánh giá .............. 48 Bảng 3.9. So sánh chất lượng giấc ngủ theo PSQI và thai phụ tự đánh giá ........................................................................................ 49 Bảng 3.10. Phân tầng rối loạn giấc ngủ theo tuổi thai (n=176) ............. 49 Bảng 3.11. Tỉ lệ các kiểu rối loạn giấc ngủ ........................................... 50 Bảng 3.12. Kiểu rối loạn giấc ngủ và PSQI........................................... 50 Bảng 3.13. Số kiểu rối loạn giấc ngủ và PSQI ...................................... 51 Bảng 3.14. Phân tích đơn biến tìm mối liên quan giữa các yếu tố dân số, xã hội, tiền căn thai sản, bệnh lý thai kỳ và chất lượng giấc ngủ ....................................................................................... 52 Bảng 3.15. Phân tích đa biến tìm mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và chất lượng giấc ngủ ........................................................ 53 . . Bảng 4.1. Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ qua các nghiên cứu ..................................................................... 56 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Hình 1.1. Các giai đoạn của giấc ngủ.................................................... 5 Hình 1.2. Máy ghi đa ký giấc ngủ và bệnh nhân đang ghi đa ký giấc ngủ tại Phòng Điện não đồ Video - Giấc ngủ, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương ................................................................ 12 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................. 30 Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ theo PSQI ........................................ 42 Biểu đồ 3.2. Chất lượng giấc ngủ do thai phụ tự đánh giá ...................... 46 Biểu đồ 3.3. Tần suất thai phụ phải cố gắng giữ tỉnh táo để hoạt động làm việc ban ngày ................................................................ 46 Biểu đồ 3.4. Mức độ gặp khó khăn để duy trì hứng thú hoàn thành công việc ...................................................................................... 47 Biểu đồ 3.5. . Đặc điểm sử dụng thuốc ngủ trong ba tháng cuối thai kỳ... 47 . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao chất lượng cuộc sống của thai phụ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chăm sóc sức khỏe toàn diện khi mang thai. Thai kỳ với sự thay đổi về chuyển hóa, nội tiết, tâm lý và giải phẫu học ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của thai phụ, trong đó có các rối loạn giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các thai phụ là đối tượng nguy cơ cao của các dạng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ và chất lượng giấc ngủ giảm xuống theo tiến triển của thai kỳ. Nghiên cứu của Faco và cộng sự [17] khảo sát về chất lượng giấc ngủ ở thai 6-20 tuần và lặp lại ở thai 28-40 tuần đã cho thấy có đến 39% thai phụ có chất lượng giấc ngủ kém ở ba tháng đầu thai kỳ và tăng lên tới 53,5% ở ba tháng cuối thai kỳ. Theo nghiên cứu của Midell và cộng sự [35], có đến 97,3% thai phụ thức giấc về đêm vào ba tháng cuối thai kỳ vì tiểu đêm, thai máy và chuột rút. Tại Việt Nam, nghiên cứu đánh giá về rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai chưa nhiều. Theo tác giả Quách Thị Minh Tâm và cộng sự, tỉ lệ mất ngủ ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu là 39,2% [6] , chiếm hơn 1/3 tổng số phụ nữ mang thai, đây là một tỉ lệ đáng quan tâm. Các rối loạn giấc ngủ bao gồm khó vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần hay thức giấc quá sớm và khó ngủ lại, số giờ ngủ thấp hơn 7 giờ/ngày hoặc ngủ không sâu không chỉ gây ảnh hưởng nặng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ. Đã có những bằng chứng cho thấy thai phụ có thời gian ngủ ban đêm ít hơn 7 giờ có thời gian chuyển dạ dài hơn và nguy cơ mổ lấy thai cao gấp 4,5 lần [31], làm gia tăng nguy cơ sanh non [37]. Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương cách khác nhau để khảo sát tình trạng rối loạn giấc ngủ, từ cách khách quan bằng “biểu đồ đa ký giấc ngủ”, “đo . . 2 lường thời gian đi vào giấc ngủ”, đến các bảng câu hỏi The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) Sleepiness Scale [13] [14] , Insomnia Symptom Questionnaire [36] , Epworth …trong đó, thang điểm Pittsburgh là được sử dụng phổ biến nhất. Thang điểm Pittsburgh là bảng nghiên cứu về mất ngủ mà chủ yếu là đánh giá chất lượng giấc ngủ đã được Viện Y tế Công cộng Việt hóa và được đánh giá là một thang điểm đáng tin cậy và có giá trị [4]. Bệnh viện Hùng Vương là một cơ sở chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai hạng nhất tuyến Trung Ương, tiếp nhận khoảng 180.000 lượt khám thai mỗi năm. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá rối loạn giấc ngủ ở nhóm tuổi thai ba tháng cuối thai kỳ, là nhóm được dự đoán có tỉ lệ mất ngủ cao so với các nhóm tuổi thai nhỏ hơn trong cùng một thai kỳ. Đây chính là lý do chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này bằng cách sử dụng thang điểm Pittsburgh tiếng Việt để đánh giá chất lượng giấc ngủ ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ, với câu hỏi nghiên cứu đặt ra là "Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ theo thang điểm Pittsburgh là bao nhiêu?", nhằm cân nhắc việc bổ sung hướng dẫn về đánh giá rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng của mất ngủ trong giai đoạn mang thai trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chính: Xác định tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ theo thang điểm Pittsburgh. Mục tiêu phụ: Khảo sát các yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ. . . 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Chứng mất ngủ 1.1.1. Các giai đoạn của giấc ngủ Mỗi giấc ngủ đêm sẽ bao gồm nhiều chu kỳ, trong mỗi chu kỳ sẽ có hai giai đoạn cơ bản là NREM (Non Rapid Eye Movement) và REM (Rapid Eye Movement). Trung bình một giai đoạn kéo dài 1,5 giờ và do đó mỗi đêm sẽ có khoảng 4-5 chu kỳ được lặp lại trong giấc ngủ. NREM là giai đoạn không có chuyển động mắt nhanh, kết hợp với quá trình tiếp thu kiến thức và học tập kinh nghiệm rất có hiệu quả. REM là giai đoạn chuyển động mắt nhanh hay còn gọi là giấc ngủ rất say, những người bị rối loạn giai đoạn này thường xuyên gặp phải ác mộng. Giai đoạn khởi đầu của giấc ngủ là thời gian đi vào giấc ngủ được biết đến như ngưỡng ngủ xuất hiện trong vài giây. Giai đoạn này được đặc trưng bởi nhịp alpha đều đặn và ổn định. Dần dần sau đó, độ căng cơ giảm, các chức năng giảm. Tiếp đó là giai đoạn NREM gồm 4 giai đoạn, giai đoạn sau sâu hơn giai đoạn trước, hầu hết những chức năng sinh lý đều thấp hơn đáng kể so với lúc thức. Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn mà giấc ngủ tương đối nông (ngủ nông), hay còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Giai đoạn này chỉ kéo dài trong thời gian rất ngắn (chừng 5 – 10 phút). Sóng điện não chậm, biên độ nhỏ và ít đều đặn hơn một chút. Người ngủ dễ bị tỉnh và có thể không ngủ lại được. Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 phút. Sóng não có biên độ lớn hơn, thỉnh thoảng có sự bùng phát của các sóng nhanh. Người ngủ có thể . . 5 ý thức một cách lơ mơ, một vài ý nghĩ rời rạc trôi nổi trong đầu nhưng không thể nhìn thấy bất cứ vật gì ngay cả khi mắt còn mở. Người ngủ dễ bị tỉnh giấc bởi các âm thanh. Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn bắt đầu ngủ sâu. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30-40 phút. Sóng não chậm 1 nhịp/giây, biên độ lớn (sóng delta). Trong giai đoạn này, người ngủ ít có phản ứng với tiếng ồn và hoạt động bên ngoài môi trường, phải có âm thanh to hoặc lay thì mới tỉnh. Giai đoạn 4: Giai đoạn ngủ sâu nhất. Sóng điện não là sóng delta, biên độ lớn, tần suất chậm, có sóng nhọn. Tại thời điểm này, người ngủ trải qua quá trình quên lãng. Nếu người ngủ có chứng mộng du hay tiểu dầm thì sẽ diễn ra ở giai đoạn này. Hình 1.1. Các giai đoạn của giấc ngủ * Nguồn: Theo https://sleepseason.com/stages-of-sleep/ . . 6 Khi bị đánh thức ở giai đoạn 3 hoặc 4 thì người ngủ thường mất vài phút để định thần lại, nói cách khác là bị mất phương hướng và những suy nghĩ tan rã trong vài phút. Trong chu kỳ NREM, cơ thể được hồi phục và tái tạo lại các tế bào cũng như cơ và xương. Đây là chu kỳ mà hệ miễn dịch được củng cố. Sau khi pha ngủ sâu kết thúc, người ngủ quay lại giai đoạn 2 rồi đi vào trạng thái REM. Giai đoạn REM là giai đoạn của giấc ngủ khi não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ. Trong suốt giấc ngủ REM, mắt di chuyển nhanh, hơi thở nông và nhịp tim cũng như huyết áp tăng lên, cằm thả lỏng nhưng mặt và các ngón tay, ngón chân lại xoắn vặn, nam giới có thể cương cứng dương vật, nữ giới có thể cương tụ máu âm vật; tuy nhiên, các cơ lớn hoàn toàn bị liệt và người ngủ không thể cử động được thân mình, chân tay. Sóng điện não nhỏ và không đều đặn, trong nhiều trường hợp sóng não đồ giống như lúc thức. Thời lượng giấc ngủ REM phụ thuộc vào tuổi tác và các yếu tố khác: - Trẻ sơ sinh dành khoảng 50% thời gian ngủ cho giấc ngủ REM. - Ở người trưởng thành, giấc ngủ REM chỉ chiếm gần 20% thời gian ngủ. Tăng thời lượng giấc ngủ REM được chứng minh là giúp tăng cường khả năng gợi nhớ và năng lực trí tuệ toàn phần, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Người ngủ có thể có những giấc mơ sinh động trong giai đoạn REM của chu kỳ ngủ. Người ngủ luân phiên giữa giấc ngủ REM và NREM 4-6 lần trong 1 đêm với mỗi chu kỳ kéo dài trung bình khoảng 90 phút và dao động khoảng 70-110 phút. Trong đêm, thời gian dành cho mỗi giai đoạn sẽ thay đổi. Hầu hết giấc ngủ sâu diễn ra vào nửa đầu đêm (khoảng 2 chu kỳ ngủ đầu tiên). Sau đó, giai đoạn giấc ngủ REM sẽ dài hơn. Sự phân bố các giai đoạn giấc ngủ thay đổi trong suốt đời người. Ở thời kỳ sơ sinh, giấc ngủ REM hiện diện hơn 50% tổng thời gian ngủ và điện não chuyển trực tiếp từ giai đoạn thức đến giai đoạn REM và không thông qua . . 7 những 4 giai đoạn của giấc ngủ NREM. Trẻ sơ sinh ngủ 16 giờ/ngày xen lẫn với những giai đoạn thức ngắn. Đến 4 tháng tuổi, giấc ngủ REM thấp hơn 40% và đi vào giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ NREM. Ở người trưởng thành, giai đoạn REM chỉ còn chiếm khoảng 25%, 75% là giai đoạn NREM với 5% cho giai đoạn 1, 45% cho giai đoạn 2, 12% cho giai đoạn 3 và 13% cho giai đoạn 4. 1.1.2. Định nghĩa Hai hệ thống chẩn đoán rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất hiện nay là ICD 10 và Sổ tay chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần – xuất bản lần thứ 5 (DSM-5). Về cơ bản, hai hệ thống này là giống nhau, chỉ khác nhau ở vài chi tiết. Theo đó, mất ngủ được xếp vào 1 trong 8 nhóm rối loạn giấc ngủ chính như sau: - Mất ngủ. - Bất thường hô hấp liên quan đến giấc ngủ. - Ngủ nhiều tiên phát. - Rối loạn nhịp ngủ hàng ngày. - Rối loạn cận giấc ngủ. - Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. - Các triệu chứng riêng lẻ và các vấn đề chưa được giải quyết. - Các dạng khác. Mất ngủ được định nghĩa là hiện diện sự than phiền của một cá nhân về vấn đề khó khăn khi vào giấc ngủ hay duy trì giấc ngủ. Sự hiện diện của thời gian vào giấc lâu, thường thức giấc ban đêm, có những khoảng thức tỉnh dài trong thời gian ngủ hoặc thức giấc thoáng qua cũng được coi là bằng chứng của mất ngủ. Theo phân loại của DSM-IV, mất ngủ nguyên phát được định nghĩa như khó khăn buồn ngủ hay duy trì giấc ngủ, hoặc giấc ngủ không phục . . 8 hồi kéo dài hơn 1 tháng, đi kèm với suy giảm hoạt động ban ngày, và không do rối loạn tâm thần hay bệnh khác [7]. Những yếu tố nguy cơ cho mất ngủ bao gồm gia tăng theo tuổi, phụ nữ, có bệnh nội khoa và tâm thần, và làm việc theo ca [41]. 1.1.3. Phân loại Mất ngủ được chia làm 2 loại là mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát. * Mất ngủ thứ phát: - Mất ngủ do nguyên nhân y học: đau mãn tính, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, khó thở khi nằm, thai kỳ, thuốc… - Mất ngủ do nguyên nhân tâm lý - tâm thần: rối loạn lo âu, nghiện thuốc, trầm cảm… - Mất ngủ do nguyên nhân môi trường: tiếng ổn, thay đổi múi giờ sống, thay đổi ca làm việc, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh… - Do tâm sinh lý: thường do stress trong cuộc sống và khả năng thích nghi kém với hoàn cảnh. * Mất ngủ nguyên phát: - Vô căn: khởi phát ngay từ lúc sơ sinh hoặc thời thơ ấu, xảy ra trong suốt cuộc đời của người bệnh và tăng lên do kích thích từ stress hoặc căng thẳng. - Mất ngủ nghịch lý: người bệnh cho rằng mình mất ngủ trầm trọng dù các kết quả xét nghiệm khách quan cho thấy không có vấn đề gì. 1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán Việc chẩn đoán bao gồm hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết để đánh giá triệu chứng mất ngủ [44]. - Những câu hỏi về mất ngủ: tác động trên hoạt động, độ nặng, thời gian, tuổi khởi phát, những yếu tố ảnh hưởng (di truyền, thói quen ngủ có ánh đèn, nhịp thức ngủ 24 giờ không chuẩn, nhạy cảm với tiếng ồn), yếu tố thúc đẩy (bệnh, stress, thuốc men), đặc tính đặc biệt (ban đêm, ngắt quãng, tình huống . . 9 đặc biệt, v.v…), kiểu sống, hoạt động hàng ngày, dùng cà phê, rượu, và thuốc (kê đơn, thuốc không cần kê đơn, bất hợp pháp) - Nhật ký giấc ngủ: do bệnh nhân kể lại trong vòng 7 ngày - Bảng câu hỏi về giấc ngủ: + Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh. + Thang giấc ngủ Epworth + Insomnia Symptom Questionnaire. - Tầm soát độc chất trong nước tiểu (tùy ý) loại trừ sử dụng chất kích thích. - Tầm soát tâm lý (khi nghi ngờ có bệnh tâm thần) + Thang trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory - BDI) + Thang lo âu Beck (Beck Anxiety Inventory - BAI) + Tham khảo đánh giá tâm lý hay tâm thần nếu cần. Sau khi đánh giá tình trạng bệnh nhân, phân loại triệu chứng giúp xác định mất ngủ nguyên phát hay thứ phát. Viện Hàn lâm Hoa kỳ về giấc ngủ [43] xác định phân loại dấu hiệu và triệu chứng có thể đi kèm rối loạn giấc ngủ, bao gồm: (1) Triệu chứng gây ra do stress; (2) Triệu chứng hay bệnh sử trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay những triệu chứng tâm lý chính khác; (3) Rối loạn sơ đồ thức – ngủ (được định nghĩa như rối loạn giấc ngủ do phá vỡ chu kỳ thức ngủ 24 giờ bình thường thứ phát do du lịch, làm việc theo ca hay những nguyên nhân khác); (4) Ngừng thở lúc ngáy/ngủ; (5) Triệu chứng hay bệnh sử sử dụng chất gây nghiện hay rượu; (6) Đang sử dụng thuốc làm xáo trộn giấc ngủ, ví dụ: kháng histamines, káhng viêm steroids, và ức chế beta. . . 10 1.2. Các phương pháp đánh giá mất ngủ 1.2.1. Phương pháp lượng giá khách quan 1.2.1.1. Biểu đồ đa ký giấc ngủ (Polysomnography - PSG) Biểu đồ đa ký giấc ngủ được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chất lượng giấc ngủ [40],[2]. Đa ký giấc ngủ là một xét nghiệm chuyên sâu về giấc ngủ, có các kênh để đo điện não đồ, nhãn cầu đồ, điện cơ, điện tim, lưu lượng dòng khí qua mũi miệng, vận động cơ ngực, bụng, nồng độ oxy bão hòa trong máu, tiếng ngáy, xác định vị trí tư thế cơ thể, đo cử động chân, có video để theo dõi diễn tiến trong đêm. Đa ký giấc ngủ cung cấp được đầy đủ các thông tin về giấc ngủ, các giai đoạn của giấc ngủ cũng như các rối loạn khác xảy ra trong giấc ngủ như rối loạn hô hấp, ngừng thở khi ngủ, rối loạn nhịp tim, các bất thường về vận động và hành vi (mộng du, động kinh…). Cách thức đo đa ký giấc ngủ: - Đa ký giấc ngủ là xét nghiệm được thực hiện tại phòng thăm dò dành riêng cho giấc ngủ. Phòng được thiết kế đẹp, cách âm, có ánh sáng vừa phải tạo cảm giác giống như phòng ngủ ở nhà, giúp bệnh nhân có sự thoải mái và dễ chịu. - Trước khi tiến hành ghi đa ký giấc ngủ, bệnh nhân phải tắm và gội đầu sạch, không dùng chất kích thích. - Thời gian ghi đa ký giấc ngủ thường kéo dài từ 21h tới 6 giờ sáng hôm sau. Giai đoạn chuẩn bị mất khoảng 60 phút. - Kĩ thuật viên đặt điện cực và các thiết bị cho bệnh nhân, khởi động và kiểm tra máy xong sẽ bắt đầu ghi và ghi liên tục cả đêm. Trong đêm, tất cả các hoạt động điện não, thông số về nhịp tim, hô hấp, nồng độ oxy bão hoà, tiếng ngáy, các cử động chi, tư thế của cơ thể... sẽ được ghi lại. Bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ có chỉ định dùng CPAP (đeo máy thở .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất