Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỷ lệ hba1c, huyết áp, ldl c đạt mục tiêu điều trị trước và sau khi tư vấn sức k...

Tài liệu Tỷ lệ hba1c, huyết áp, ldl c đạt mục tiêu điều trị trước và sau khi tư vấn sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi

.PDF
135
1
133

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------- NGUYỄN VĂN THẢO TỶ LỆ HbA1C, HUYẾT ÁP, LDL-C ĐẠT MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ TRƯỚC VÀ SAU KHI TƯ VẤN SỨC KHỎE Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CAO TUỔI Chuyên ngành: Lão khoa Mã số: CK 62 72 20 30 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.BS VÕ THÀNH NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thảo . . MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 Mục tiêu tổng quát 3 Mục tiêu cụ thể 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Người cao tuổi 4 1.1.1 Định nghĩa về người cao tuổi 4 1.1.2 Tình hình dân số người cao tuổi hiện nay trên thế giới 4 1.1.3 Tình hình dân số người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam 4 1.1.4 Đặc điểm người cao tuổi 4 1.1.4.1 Đặc điểm cơ thể người cao tuổi 5 1.1.4.2 Đặc điểm bệnh lý người cao tuổi 5 1.1.4.3 Đặc điểm điều trị ở người cao tuổi 6 1.2 Đái tháo đường ở người cao tuổi 6 1.2.1 Dịch tễ học đái tháo đường ở người cao tuổi 7 1.2.2 Sinh lý bệnh đái tháo đường ở bệnh nhân cao tuổi 8 1.2.2.1 Tăng đề kháng insulin 8 1.2.2.2 Giảm bài tiết insulin 9 1.2.2.3 Những yếu tố sinh bệnh học khác 10 . . 1.2.3 Chẩn đoán 11 1.2.4 Phân loại típ 2 12 1.2.5 Các yếu tố nguy cơ tim mạch 12 1.2.5.1 Các yếu tố về thời gian (tuổi, TGPHĐTĐ, TGPHTHA) và giới tính 13 1.2.5.2 Hút thuốc lá 14 1.2.5.3 Hoạt động thể lực 14 1.2.5.4 Chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng bụng (VB) 15 1.2.5.5 Đường huyết và HbA1C 15 1.2.5.6 Tăng huyết áp 17 1.2.5.7 Bilan lipid máu 17 1.2.6 Biến chứng đái tháo đường ở bệnh nhân cao tuổi 18 1.2.7 Khuyến cáo điều trị 19 1.2.7.1 Điều trị không dùng thuốc 19 1.2.7.2 Điều trị dùng thuốc 20 1.2.7.3 Những lưu ý trong điều trị ĐTĐ ở bệnh nhân cao tuổi 22 1.3 Tình hình nghiên cứu 25 1.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài 26 1.3.2 Các nghiên cứu trong nước 27 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1 Đối tượng nghiên cứu 30 2.1.1 Dân số mục tiêu 30 2.1.2 Dân số chọn mẫu 30 2.1.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu 30 2.1.4 Tiêu chuẩn loại ra khỏi nghiên cứu 30 2.2 Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 30 2.2.2 Thời gian nghiên cứu 30 . . 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 31 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 31 2.2.4.1. Thu thập dữ liệu từ bệnh nhân 31 2.2.4.2. Công cụ thu thập dữ kiện 36 2.2.4.3. Kiểm soát sai lệch thông tin 36 2.2.5. Các biến số trong nghiên cứu 36 2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu 40 2.2.7 Sơ đồ thực hiện nghiên cứu 41 2.3 Vấn đề Y đức 42 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 43 3.1.1 Đặc điểm chung 43 3.1.2 Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng 44 3.1.3 Đặc điểm các bệnh đồng mắc 45 3.1.4 Đặc điểm thuốc điều trị 45 3.2 Mục tiêu điều trị của các yếu tố (HA, HbA1C và LDL) trước và sau tư vấn sức khỏe 46 3.2.1 Giá trị trung bình của các yếu tố tại thời điểm nghiên cứu, sau 3 và sau 6 tháng 46 3.2.1.1 Giá trị trung bình HATT và HATTr tại các thời điểm nghiên cứu 46 3.2.1.2 Giá trị trung bình HbA1C tại các thời điểm nghiên cứu 46 3.2.1.3 Giá trị trung bình LDL tại các thời điểm nghiên cứu 47 3.2.2 Tỷ lệ các yếu tố (HA, HbA1C và LDL) đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 47 3.2.2.1 Tỷ lệ từng yếu tố đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 47 3.2.2.2 Tỷ lệ hai yếu tố đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 49 3.2.2.3 Tỷ lệ kiểm soát đa yếu tố (HA, HbA1C và LDL) đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe . 52 . 3.3 Mục tiêu điều trị của các thành phần Lipid máu trước và sau tư vấn sức khỏe 54 3.3.1 Giá trị trung bình các thành phần lipid máu trước và sau tư vấn sức khỏe 55 3.3.2 Tỷ lệ các thành phần Lipid đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 56 3.4 Các yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát HA, HbA1C và LDL-C đạt mục tiêu điều trị 57 3.4.1 Phân tích hồi quy logistic tìm các yếu tố liên quan đến huyết áp đạt mục tiêu điều trị 57 3.4.2 Phân tích hồi quy logistic tìm các yếu tố liên quan đến HbA1C đạt mục tiêu điều trị 58 3.4.3 Phân tích hồi quy logistic tìm các yếu tố liên quan đến LDL đạt mục tiêu điều 59 trị 3.4.4 Phân tích hồi quy logistic tìm các yếu tố liên quan đến HA-HbA1C đạt mục tiêu điều trị 60 3.4.5 Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến HA-LDL đạt mục tiêu điều 61 trị 3.4.6 Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến HbA1C-LDL đạt mục tiêu điều trị 62 3.4.7 Phân tích hồi quy logistic tìm các yếu tố liên quan đến ba yếu tố (HA, HbA1C và LDL) đạt mục tiêu điều trị 63 Chương 4: BÀN LUẬN 64 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 64 4.1.1Giới tính 64 4.1.2 Tuổi 64 4.1.3 Thời gian phát hiện đái tháo đường 65 4.1.4 BMI và Vòng eo 66 4.1.5 Các bệnh đồng mắc 67 4.1.6 Thuốc điều trị 68 . . 4.2 Mục tiêu điều trị của các yếu tố (Huyết áp, HbA1C và LDL) trước và sau tư vấn sức khỏe 68 4.2.1 Giá trị trung bình của các yếu tố trước và sau tư vấn sức khỏe 68 4.2.1.1 Giá trị trung bình HATT và HATTr trước và sau tư vấn sức khỏe 69 4.2.1.2 Giá trị trung bình HbA1C trước và sau tư vấn sức khỏe 70 4.2.1.3 Giá trị trung bình LDL-C trước và sau tư vấn sức khỏe 71 4.2.2 Tỷ lệ các yếu tố (HA, HbA1C và LDL) đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 72 4.2.2.1 Tỷ lệ một yếu tố đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 72 4.2.2.2 Tỷ lệ hai yếu tố đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 78 4.2.2.3 Tỷ lệ kiểm soát đa yếu tố (HA, HbA1C và LDL) đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 79 4.3 Mục tiêu điều trị của các thành phần Lipid máu trước và sau tư vấn sức khỏe 83 4.3.1 Cholesterol đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 83 4.3.2 Triglycerid đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 83 4.3.3 HDL-C đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe 84 4.4 Các yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát HA, HbA1C và LDL-C đạt mục tiêu điều trị 84 4.4.1 Các yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát HA đạt mục tiêu điều trị 84 4.4.2 Các yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát HbA1C đạt mục tiêu điều trị 85 4.4.3 Các yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát LDL đạt mục tiêu điều trị 86 4.4.4 Các yếu tố liên quan đến kết quả kiểm sát hai yếu tố đạt mục tiêu điều trị 86 4.4.5 Các yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát cả ba yếu tố đạt mục tiêu điều trị 88 KẾT LUẬN 91 KIẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết tắt ACCORD Tiếng Anh Tiếng Việt Action to control cardiovascular risk in diabetes trial ADA American Diabetes Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ Association ADL Activities of Daily Living ADVANCE Action in Diabetes and Vascular disease AHEAD Action for Health in Diabetes Hành động vì sức khỏe người đái tháo đường BN Bệnh nhân BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể BMV Bệnh mạch vành BTM Bệnh thận mạn BTTMCB Bệnh tim thiếu máu cu ̣c bộ CEPHEUS Centralized Pan-Asia survey Pan-Asia on the under-treatment of hypercholesterolaemia CLS Cận lâm sàng CS Cộng sự ĐH Đường huyết . . ĐTĐ ESC Đái tháo đường The European Society of Hội Tim mạch Châu Âu Cardiology EASD ESH The European Association for Hội nghiên cứu Đái tháo the Study of Diabetes đường Châu Âu The European Soceity of Hội Tăng huyết áp Châu Âu Hypertension GFR Glomerular Filtration Rate Độ lọc cầu thận GH Growth Hormon Hormon tăng trưởng HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HCCH Hội chứng chuyển hóa HbA1C Hemoglobin glycosylated HDL-C Hight Density Lipoprotein cholesterol Hight Density Lipoprotein cholester IDF IMTc International Diabetes Liên đoàn Đái tháo đường Federation Quốc tế Carotid intima-media Bề dày nội trung mạc động thickness mạch cảnh KTC Khoảng tin cậy LS Lâm sàng LDL-C Low Density Lipoprotein cholesterol MT Mục tiêu NCT Người cao tuổi NHANES National Health And Nutrition Examination Survey . . Nhồi máu cơ tim NMCT NO Nitric oxide OR Odds Ratio RLLPM RR Tỷ số chênh Rối loạn lipid máu Relative Risk Nguy cơ tương đối TB ± ĐLC Trung bình ± Độ lệch chuẩn TBMMN Tai biến mạch máu não TC Total Cholesterol TG Triglycerides TGPHĐTĐ Cholesterol toàn phần Thời gian phát hiện đái tháo đường Thời gian phát hiện tăng TGPHTHA huyết áp THA Tăng huyết áp T0 Thời điểm bắt đầu T3 Sau 3 tháng theo dõi T6 Sau 6 tháng theo dõi UKPDS United Kingdom of Prospective Diabetes Study Vòng bu ̣ng VB VADE Vietnam Association of Hội nội tiết và đái tháo Diabetes & Endocrinology đường Việt Nam VADT Veterans affairs diabetes trial WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới YTNC Yếu tố nguy cơ YNTK Ý nghĩa thống kê . . DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu cơ ở NCT 11 Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường 17 Bảng 1.3: Đặc điểm đặc trưng về biến chứng ĐTĐ ở BN cao tuổi 18 Bảng 1.4: Mục tiêu kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 21 Bảng 1.5: Mục tiêu kiểm soát HbA1C ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 21 Bảng 1.6: Đồng thuận kiểm soát HbA1C, HA, RLLP máu cho BN cao tuổi theo ADA (2018) 25 Bảng 3.7: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 43 Bảng 3.8: Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng 44 Bảng 3.9: Giá trị trung bình HATT và HATTr tại các thời điểm 46 Bảng 3.10: Giá trị trung bình HbA1C tại các thời điểm 46 Bảng 3.11: Giá trị trung bình LDL tại các thời điểm 47 Bảng 3.12: Tỷ lệ HA đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 47 Bảng 3.13: Tỷ lệ HbA1C đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 48 Bảng 3.14: Tỷ lệ LDL đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 48 Bảng 3.15: Tỷ lệ HA-HbA1Cđạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 49 Bảng 3.16: Tỷ lệ HA-LDL đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 50 Bảng 3.17: Tỷ lệ HbA1C-LDL đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 51 Bảng 3.18: Tỷ lệ kiểm soát > một yếu tố đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 52 Bảng 3.19: Tỷ lệ kiểm soát > hai yếu tố đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 53 Bảng 3.20: Tỷ lệ kiểm soát ba yếu tố đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 53 Bảng 3.21: Các yếu tố liên quan đến huyết áp đạt mục tiêu điều trị 57 Bảng 3.22: Các yếu tố liên quan đến HbA1C đạt mục tiêu điều trị 58 Bảng 3.23: Các yếu tố liên quan đến LDL đạt mục tiêu điều trị 59 . . Bảng 3.24: Các yếu tố liên quan đến HA-HbA1C đạt mục tiêu điều trị 60 Bảng 3.25: Các yếu tố liên quan đến HA-LDL đạt mục tiêu điều trị 61 Bảng 3.26: Các yếu tố liên quan đến HbA1C-LDL đạt mục tiêu điều trị 62 Bảng 3.27: Các yếu tố liên quan đến ba yếu tố đạt mục tiêu điều trị 63 Bảng 4.28: BMI của các nghiên cứu ở người cao tuổi 66 Bảng 4.29: Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu HA theo các nghiên cứu 72 Bảng 4.30: Tỷ lệ LDL đạt mục tiêu điều trị trong các nghiên cứu 76 Bảng 4.31: Tỷ lệ > một yếu tố đạt mục tiêu của các nghiên cứu 79 Bảng 4.32: Tỷ lệ > hai yếu tố đạt mục tiêu của các nghiên cứu 80 Bảng 4.33: Tỷ lệ đạt 3 yếu tố của các nghiên cứu 82 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu 41 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các bệnh đồng mắc 45 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các loại thuốc điều trị 45 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ một yếu tố đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 49 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ hai yếu tố đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 51 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ đạt > 1 yếu tố , đạt > 2 yếu tố và đạt 3 yếu tố (HA, HbA1C và LDL) tại các thời điểm nghiên cứu 54 Biểu đồ 3.6: Giá trị trung bình các thành phần lipid máu tại các thời điểm 55 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các thành phần lipid đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm 56 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) đang thực sự là gánh nặng cho ngành y tế và xã hội vì số người mắc bệnh không ngừng gia tăng, chi phí điều trị cũng là vấn đề nan giải với thời gian điều trị kéo dài. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng ĐTĐ là nguyên nhân dẫn tới tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới, gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5 đến 10 năm, là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực và suy thận giai đoạn cuối [22]. Theo thống kê Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2015, xấp xỉ 415 triệu người bị ĐTĐ trong đó 91% là ĐTĐ típ 2. Ước tính đến năm 2040, con số này sẽ tăng đến khoảng 642 triệu người. Riêng ở người cao tuổi (NCT) ước tính có 94,2 triệu người từ 65 - 79 tuổi bị ĐTĐ và đến năm 2040 sẽ là 200,5 triệu người [49]. Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2017, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trong dân số chung là 8,3%, nhưng tăng lên đến 25% ở nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi, dự báo này sẽ gia tăng gấp 4,5 lần từ năm 2005 đến năm 2050 [31], [63]. Theo IDF năm 2015, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bị ĐTĐ. Thực tế con số này cao hơn rất nhiều, khoảng 5 triệu người, trong đó ĐTĐ típ 2 chiếm 85 ‐ 95% [25]. Theo kết quả điều tra toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, từ năm 2002 đến năm 2012, tỷ lệ bệnh ĐTĐ đã tăng hai lần (từ 2,7% lên 5,4%). Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở NCT trong khoảng 45% - 50% [14]. So với dân số chung, người bị ĐTĐ có tỷ lệ bệnh mạch vành gấp 2 - 4 lần, tử vong do đột quỵ tăng gấp 3 lần và đoạn chi gấp khoảng 12 lần [64]. Can thiệp đa yếu tố giảm 50% nguy cơ biến cố tim mạch, 61% biến chứng thận, 58% võng mạc và 63% thần kinh, giảm nguy cơ tuyệt đối 20% so với chỉ can thiệp một yếu tố. Do vậy, việc điều trị cùng với chiến lược kiểm soát đa yếu tố nguy cơ bên cạnh việc kiểm soát đường huyết là việc làm cấp bách, . . cần được duy trì lâu dài và liên tục để ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và giảm thiểu nguy cơ các biến chứng lâu dài. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đạt mục tiêu điều trị cả ba yếu tố HbA1C, huyết áp và LDL-C trong nghiên cứu NHANES từ năm 1999 đến năm 2000 là 7%, tăng lên là 12% từ năm 1999 đến năm 2006 [38], [78]. Tuy nhiên, theo ADA (2017) khoảng 33 - 49% bệnh nhân vẫn không đạt được các mục tiêu về kiểm soát đường huyết, huyết áp, cholesterol và chỉ có 14% đạt được mục tiêu cho cả ba yếu tố và không hút thuốc lá [30], [41]. Theo nghiên cứu của Hu H và CS tại Nhật Bản (2016), tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ đạt mục tiêu điều trị cả ba yếu tố là 11,2%, ở nhóm tuổi 60 - 69 là 13,1% [48]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân tại thành phố Hồ Chí Minh (2013), tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 kiểm soát được mục tiêu cả ba yếu tố là 12,2 % [25]. Nghiên cứu của Đinh Ngô Tất Thắng ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cao tuổi (2014), đạt được cả ba mục tiêu điều trị chỉ có 6,7% [22]. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ kiểm soát ĐTĐ đạt mục tiêu điều trị, nhưng lại có rất ít nghiên cứu thực hiện để đánh giá vấn đề này trên NCT, ở Việt Nam lại càng ít hơn. Do đó câu hỏi từ thực tế được đặt ra là tình trạng kiểm soát ĐTĐ típ 2 ở NCT đạt mục tiêu điều trị như thế nào? Việc can thiệp tư vấn giáo dục chăm sóc sức khỏe về ĐTĐ có cải thiện tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị hay không? Các yếu tố nào liên quan đến kết quả kiểm soát đạt mục tiêu điều trị? Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tỷ lệ HbA1C, huyết áp, LDL‐C đạt mục tiêu điều trị trước và sau khi tư vấn sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 người cao tuổi”. Nhằm khảo sát vấn đề kiểm soát bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cao tuổi đạt mục tiêu điều trị từng yếu tố, hai yếu tố, cả ba yếu tố (HbA1C, huyết áp, LDL-C), xác định các yếu tố liên quan đến tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị cả ba yếu tố để từ đó có biện pháp can thiệp kiểm soát và quản lý bệnh ĐTĐ tốt hơn ở người cao tuổi. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Khảo sát tỷ lệ HbA1C, huyết áp, LDL‐C đạt mục tiêu điều trị trước và sau tư vấn sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 người cao tuổi tại phòng khám lão khoa Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị của từng yếu tố, hai yếu tố, ba yếu tố (Huyết áp, HbA1C, LDL-C) ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cao tuổi trước và sau tư vấn sức khỏe. 2. Xác định các yếu tố liên quan đến kết quả đạt mục tiêu điều trị của cả ba yếu tố (Huyết áp, HbA1C, LDL-C): - Tuổi, giới tính, BMI, Vòng bụng. - Thời gian phát hiện ĐTĐ, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh động mạch vành, bệnh thận mạn (GFR), đột quỵ. . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Người cao tuổi 1.1.1 Định nghĩa về người cao tuổi Theo Liên Hiệp Quốc (1980) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi. Còn ở các quốc gia phát triển, được gọi là người cao tuổi phải từ 65 tuổi trở lên. Tại Việt Nam, theo Luật người cao tuổi ngày 23/11/2009: “ Người cao tuổi được quy định trong luật này là công dân nước Việt Nam đủ từ 60 tuổi trở lên” [1]. 1.1.2 Tình hình dân số người cao tuổi hiện nay trên thế giới Theo một báo cáo năm 2015 của Cục dân số Hoa Kỳ thì dân số trên toàn thế giới đang già hóa một cách nhanh chóng. Năm 2010, NCT từ 60 tuổi trở lên trên thế giới là 697 triệu người (chiếm khoảng 10% tổng dân số thế giới). Dự báo dân số của Liên Hiệp Quốc vào năm 2022 dân số từ 60 tuổi trở lên tăng lên 1 tỷ người và tới năm 2050 là gần 2 tỷ người (chiếm khoảng 23% tổng dân số thế giới) [1]. Số người từ 80 tuổi trở lên (rất cao tuổi) năm 2015 là 126 triệu người và ước đoán tới năm 2050 là 447 triệu người. Tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh hơn ở các nước Châu Á và Mỹ Latinh [9]. 1.1.3 Tình hình dân số người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 1989 là 7,2 %, năm 2003 là 8,65%, năm 2010 là 9,3% và năm 2011 là 9,8%. Theo dự báo của Ủy ban Quốc gia NCT thì tỷ lệ này có thể chiếm 16,8% vào năm 2029, 20,7% vào năm 2040 đến 24,8% vào năm 2049 [9]. 1.1.4 Đặc điểm người cao tuổi . . 1.1.4.1 Đặc điểm cơ thể người cao tuổi Lão hóa là một hiện tượng tự nhiên, liên quan chặt chẽ đến quá trình biệt hóa và trưởng thành. Quá trình lão hóa xảy ra ở nhiều cơ quan và ở các mức độ khác nhau từ mức phân tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ thống đến mức toàn cơ thể. Một đặc điểm chung nhất của lão hóa là mọi bộ phân trong cơ thể không lão hóa cùng một lúc và với tốc độ như nhau. Hậu quả của quá trình lão hóa là NCT giảm khả năng tự điều chỉnh của cơ thể, khả năng thích nghi bù trừ và cuối cùng là không đáp ứng được những đòi hỏi của sự sống [14]. 1.1.4.2 Đặc điểm bệnh lý người cao tuổi Già không phải bệnh, nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển vì ở NCT có sự giảm khả năng điều chỉnh thích nghi của cơ thể, giảm khả năng hấp thu và dự trữ chất dinh dưỡng, đồng thời có những rối loạn chuyển hóa, giảm khả năng phản ứng của cơ thể nhất là sức tự vệ của cơ thể với nhiễm khuẩn, nhiễn độc…, NCT thường mắc nhiều bệnh mãn tính cùng lúc. Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Hà năm 2011, mười bệnh phổ biến nhất ở NCT tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định là bệnh THA, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não, bệnh ĐTĐ típ 2, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh lý thực quản - dạ dày - trực tràng, suy tim, bệnh thận mạn và xơ gan [6]. Còn theo nghiên cứu của Trần Văn Thanh Phong tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011, mô hình 10 bệnh thường gặp nhất ở NCT là THA, ĐTĐ típ 2, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, tai biến mạch máu não, ung thư gan, viêm phổi, bệnh thận mạn, ung thư đại tràng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và NCT từ 60 tuổi trở lên có ít nhất từ hai bệnh mãn tính trở lên [19]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Chỉnh cũng trong năm 2011 cho thấy mô hình 10 bệnh phổ biến ở NCT tại bệnh viện Nhân Dân 115 là THA, ĐTĐ típ 2, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột, bệnh tim do thiếu . . máu cục bộ, bệnh mạch máu não, viêm phế quản cấp, viêm dạ dày - tá tràng, suy tim, bệnh thận mạn [5], [14]. Bệnh ở NCT thường khởi phát chậm, đôi khi khó phân biệt với các biểu hiện của hiện tượng lão hóa. Một khi NCT mắc bệnh thì các triệu chứng lâm sàng thường không điển hình, do đó dễ làm sai lệch trong chẩn đoán, đánh giá và tiên lượng bệnh. Các triệu chứng chủ quan, các dấu hiệu chỉ điểm thường được mô tả không rõ ràng. Triệu chứng khách quan khi thăm khám cũng thường bị che mờ bởi các dấu hiệu của lão hóa. Bệnh có tốc độ phát triển nhanh dễ bị ảnh hưởng toàn thân dẫn đến suy kiệt và chuyển nặng nếu không điều trị kịp thời. NCT khi mắc bệnh cũng có khả năng phục hồi kém, phải mất nhiều thời gian mới trở về cuộc sống bình thường [14]. 1.1.4.3 Đặc điểm điều trị ở người cao tuổi Do những đặc điểm bệnh lý nói trên nên việc điều trị bệnh ở NCT, hiệu quả sử dụng thuốc cũng khác biệt so với những người trẻ tuổi. Quá trình hấp thu, chuyển hóa, thải trừ thuốc ở NCT thường suy giảm dẫn đến tác dụng của thuốc thường kém hiệu quả, dễ xảy ra tác dụng phụ, và nếu xảy ra thì tác dụng phụ sẽ kéo dài và khó chấm dứt. Việc điều trị bệnh ở NCT cũng phải tiến hành toàn diện không được bỏ sót các bệnh lý đi kèm vì một khi bỏ sót các bệnh lý này việc điều trị có thể không mang lại hiệu quả hoặc thậm chí có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn [14]. 1.2 Đái tháo đường ở người cao tuổi Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe quan trọng của NCT, khoảng 25% bệnh nhân trên 65 tuổi bị bệnh ĐTĐ và ước tính con số này sẽ tăng nhanh chóng trong những thập kỷ tới. Người cao tuổi bị bệnh ĐTĐ có tỷ lệ tử vong sớm, bị suy giảm chức năng, và có các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn so với những người không bị ĐTĐ. Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐTĐ cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về . . lão khoa thông thường như sử dụng nhiều thuốc, suy giảm nhận thức, tiểu không tự chủ, té ngã gây thương tích, và đau dai dẳng cao hơn các bệnh nhân cao tuổi khác. Nên sàng lọc các biến chứng bệnh ĐTĐ theo từng cá nhân bệnh nhân. Người cao tuổi có nguy cơ bị trầm cảm cao nên cần được sàng lọc và điều trị đúng mức. Cần đặc biệt chú ý đến những biến chứng có thể tiến triển trong một thời gian ngắn và hoặc gây suy giảm chức năng đáng kể, chẳng hạn như biến chứng ở mắt và ở chân [31]. 1.2.1 Dịch tễ học đái tháo đường ở người cao tuổi Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia của WHO đã dự báo “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt bệnh ĐTĐ sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất”, bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn xã hội. Số người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới tăng từ 171 triệu vào năm 2000 lên 194 triệu năm 2003, đã tăng vọt lên 246 triệu năm 2006, lên đến 415 triệu năm 2015 và được dự báo tăng lên 642 triệu vào 2040. Trong đó các nước phát triển tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ tăng 42% và các nước đang phát triển tỷ lệ này là 170%. Trong đó chủ yếu là ĐTĐ típ 2 chiếm khoảng 85 - 95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. Khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ sống tại các nước có thu nhập từ thấp cho đến trung bình [39], [43], [49]. Tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi đã được báo cáo trong một số nghiên cứu, cao nhất trong nghiên cứu tại Đông Phần Lan là 21% ở nhóm bệnh nhân nam 75 - 79 tuổi, 19% ở nhóm bệnh nhân 65 - 74 tuổi trong một nghiên cứu lớn tại Mỹ [41]. Nghiên cứu ĐTĐ thực hiện tại Bắc Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người gốc châu Á và châu Âu trên 65 tuổi cao gấp 4 lần so với nhóm bệnh .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất