Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỷ lệ gãy xương đòn và các yếu tố liên quan ở thai phụ sinh con ≥ 4000 gam tại b...

Tài liệu Tỷ lệ gãy xương đòn và các yếu tố liên quan ở thai phụ sinh con ≥ 4000 gam tại bệnh viện từ dũ

.PDF
110
1
138

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HẠNH TỶ LỆ GÃY XƢƠNG ĐÒN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ SINH CON ≥ 4000 GAM TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ TP. HỒ CHÍ MINH-2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HẠNH TỶ LỆ GÃY XƢƠNG ĐÒN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ SINH CON ≥ 4000 GAM TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ CHUYÊN NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA MÃ SỐ: NT 62 72 13 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS TRẦN LỆ THỦY TP. HỒ CHÍ MINH-2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2019 Tác giả luận văn TRẦN THỊ HẠNH . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT .................................................................. ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH................................................................ iv ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4 1.1. ĐỊNH NGHĨA ......................................................................................................4 1.2. SINH BỆNH HỌC ...............................................................................................5 1.3. DỊCH TỄ ..............................................................................................................6 1.4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THAI TO ........................................................7 1.5. CHẨN ĐOÁN THAI TO TRƢỚC SINH ..........................................................12 1.6. BIẾN CHỨNG ...................................................................................................13 1.7. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIỆN TỪ DŨ ...........................................................23 CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................25 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................25 2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................25 2.3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .........................................................26 2.4. CỠ MẪU ............................................................................................................26 2.5. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ...........................................................32 2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.................................................................36 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................37 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ..........................................................37 3.2. TỶ LỆ GÃY XƢƠNG ĐÒN..............................................................................41 3.3. KẾT CỤC THAI KỲ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ SƠ SINH ................................42 3.4. KẾT CỤC THAI KỲ LIÊN QUAN ĐẾN MẸ ..................................................45 3.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA GÃY XƢƠNG ĐÒN VÀ CÁC BIẾN SỐ ..............50 . . CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN ....................................................................................56 4.1. CÁCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ................................................................56 4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU ........................58 4.3. TỶ LỆ GÃY XƢƠNG ĐÒN..............................................................................64 4.4. KẾT CỤC THAI KỲ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ SƠ SINH ................................67 4.5. KẾT CỤC THAI KỲ LIÊN QUAN ĐẾN MẸ ..................................................72 4.6. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GÃY XƢƠNG ĐÒN ..........................76 4.7. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................79 4.8. ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................79 KẾT LUẬN ..............................................................................................................80 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84 PHỤ LỤC 1: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU .........................................................91 PHỤ LỤC 2: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU ................................................94 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH ĐỐI TƢỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU ..........98 PHỤ LỤC 4: QUYẾT ĐỊNH PHÂN CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN ...............99 PHỤ LỤC 5: GIẤY CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH .................100 PHỤ LỤC 6: QUYẾT ĐỊNH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ .............................................................................................101 . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ ACOG American College of Obstetricians and Gynecologists BMI Body mass index BPV Bách phân vị BVPSTW Bệnh viện phụ sản Trung ƣơng CI Confidence interval CN Cân nặng ĐTĐ Đái tháo đƣờng GDM Gestational Diabetes Mellitus IOM Institute of Medicine IDI & WPRO International diabetes institute and Western Pacific Region LGA Large for Gestational Age ML Mililiter MLT Mổ lấy thai NICU Neonatal intensive care unit OR Odds ratio P P-value RCT Randomized controlled trial TSM Tầng sinh môn WHO World Health Organizaton . . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT Thuật ngữ Ý nghĩa Body mass index Chỉ số khối cơ thể Brachial plexus injury (BPI) Tổn thƣơng đám rối thần kinh cánh tay Confidence interval ( CI ) Khoảng tin cậy Gestational Diabetes Mellitus Đái tháo đƣờng thai kỳ Large for gestational age Thai lớn hơn so với tuổi thai Logistic regression Hồi quy Logistic Mean difference Chênh lệch trung bình Neonatal intensive care unit Đơn vị chăm sóc tích cực trẻ sơ sinh Odds ratio Tỉ số chênh p-value Trị số p Ultrasound Siêu âm Randomized controlled trial Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng The American college of Obstetrcians and Gynecologists . Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Cân nặng lúc sinh theo tuổi thai ..................................................................5 Bảng 1.2 Phân loại BMI theo chuẩn chung của tổ chức Y tế thế giới (WHO), và chuẩn dành riêng cho ngƣời châu Á (IDI&WPRO)....................................................9 Bảng 1.3 Mức độ tăng cân theo BMI cập nhật từ Viện Y học (Hoa Kỳ) .................10 Bảng 1.4 Các mức độ tổn thƣơng tầng sinh môn theo RCOG 2007 .........................15 Bảng 1.5 Thang điểm Apgar .....................................................................................22 Bảng 2.1 Danh sách các biến ....................................................................................27 Bảng 3.1 Đặc điểm về dân số- xã hội của đối tƣợng nghiên cứu .............................37 Bảng 3.2 Đặc điểm thể trạng của thai phụ ................................................................38 Bảng 3.3 Các đặc điểm sản phụ khoa của đối tƣợng nghiên cứu .............................39 Bảng 3.4 Tỷ lệ gãy xƣơng đòn ..................................................................................41 Bảng 3.5 Tỷ lệ gãy xƣơng đòn theo phƣơng pháp sinh ............................................42 Bảng 3.6 Các đặc điểm trẻ sơ sinh ............................................................................42 Bảng 3.7 Các yếu tố kết cục thai kỳ liên quan đến trẻ sơ sinh .................................43 Bảng 3.8 Phƣơng pháp sinh ......................................................................................45 Bảng 3.9 Các đặc điểm về phƣơng pháp sinh ...........................................................46 Bảng 3.10 Kết cục của mẹ.........................................................................................48 Bảng 3.11 Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa gãy xƣơng đòn và các biến số đặc điểm dân số của sản phụ .....................................................................................50 Bảng 3.12 Phân tích đơn biến về mối liên quan giữa gãy xƣơng đòn và các biến số 51 Bảng 3.13 Bảng phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan giữa mổ lấy thai và các biến số .......................................................................................................................54 Bảng 4.1 Tỷ lệ gãy xƣơng đòn chung .......................................................................65 Bảng 4.2 Tỷ lệ gãy xƣơng đòn ở thai kỳ có con từ 4000 gam trở lên ......................66 Bảng 4.3 Tỷ lệ gãy xƣơng đòn ở nhóm sinh ngã âm đạo .........................................66 Bảng 4.4 Tỷ lệ gãy xƣơng đòn ở nhóm mổ lấy thai ..................................................67 Bảng 4.5 Tỷ lệ mổ lấy thai trong các nghiên cứu .....................................................72 Bảng 4.6 Tỷ lệ Băng huyết sau sinh ở nhóm thai kỳ con từ 4000 gam trở lên .........74 Bảng 4.7 Tỷ lệ BHSS theo phƣơng pháp sinh ..........................................................75 . . iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu Đồ 3.1 Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ ở nhóm thai kỳ có cân nặng con ≥ 4000 gam .....40 Biểu Đồ 3.2 Tỷ lệ gãy xƣơng đòn ..........................................................................41 Biểu Đồ 3.3 Đƣờng huyết mao mạch của trẻ sơ sinh sau sinh ..............................44 Biểu Đồ 3.4 Phƣơng pháp sinh ..............................................................................46 Biểu Đồ 3.5 Lý do mổ lấy thai...............................................................................47 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Các bƣớc lấy số liệu. .................................................................................35 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Thủ thuật McRoberts ............................................................................17 Hình 1.2 Tổn thƣơng đám rối cánh tay ................................................................18 Hình 1.3 Cố định xƣơng đòn sơ sinh dùng nẹp số 8............................................20 Hình 1.4 Băng cố định xƣơng đòn .......................................................................20 Hình 1.5 Bệnh viện Từ Dũ...................................................................................24 Hình 2.1 Cân tại phòng mổ BV Từ Dũ chƣa có khăn quấn bé ............................34 Hình 2.2 Cân tại phòng Sinh có khăn quấn bé ....................................................34 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mang thai và sinh con là khoảnh khắc đặc biệt và hạnh phúc của ngƣời phụ nữ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra một em bé khỏe mạnh không chỉ là ƣớc ao của mỗi thai phụ, mà còn là mục tiêu của các bác sĩ sản khoa. Nhiều nghiên cứu cho thấy cân trọng bé sơ sinh có mối liên hệ quan trọng với kết quả cuộc sống sau này của trẻ [22], [48]. Trong bối cảnh phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống sức khỏe của con ngƣời ngày một đƣợc nâng cao và một thực tế mà ngành sản khoa đang phải đối mặt là tỷ lệ sinh thai to ngày một tăng. Sinh thai to đƣợc biết nhƣ là một yếu tố nguy cơ bất lợi cho sản phụ và cả trẻ sơ sinh. Trong thai kỳ vào những tháng gần sinh, thai phụ mang thai con to tăng nguy cơ mệt mỏi, khó thở, phù chân, đau do căng giãn tĩnh mạch chi dƣới. Đến khi sinh, nguy cơ mổ sinh ở các sản phụ này cũng cao hơn, và nếu sinh ngã âm đạo thì sản phụ mang thai con to phải đối mặt với nguy cơ rách phần mềm, tổn thƣơng tầng sinh môn phức tạp do sổ thai khó khăn phải can thiệp bằng thủ thuật [79], [81]. Sau sinh, các sản phụ này cũng dễ bị băng huyết do đờ tử cung [79]. Bên cạnh đó, cuộc chuyển dạ kéo dài dễ làm suy thai, làm tăng sang chấn cho thai nhi, kẹt vai, gãy xƣơng đòn, tổn thƣơng đám rối cánh tay. Hơn nữa, trẻ sơ sinh nặng cân dễ suy hô hấp vì chậm trƣởng thành phổi, dễ bị hạ đƣờng huyết và khi lớn lên các trẻ này dễ bị béo phì và đái tháo đƣờng thiếu nhi [13]. Do vậy, cần phải nhận ra tình trạng thai to nhƣ là một thai kỳ nguy cơ cao để có thể lập ra một kế hoạch theo dõi và can thiệp phù hợp. Hiện nay bệnh viện (BV) Từ Dũ là BV tuyến cuối sản phụ khoa với lƣợng sản phụ sinh mỗi năm của BV ngày càng nhiều. Trong năm 2018 tổng . . 2 số ca sinh ở BV Từ Dũ là 65128 ca, trong đó có 2296 trƣờng hợp có cân nặng ≥ 4000 gam chiếm tỷ lệ 3.53% [1]. Tuy vậy hiện nay chƣa có một nghiên cứu thống kê đầy đủ về các đặc điểm trẻ sơ sinh và các nguy cơ cho mẹ sau sinh đối với thai kỳ cân nặng ≥ 4000 gam. Đồng thời các sản phụ cảm thấy lo lắng trƣớc sinh khi ƣớc lƣợng cân nặng thai nhi từ 4000 gam trở lên, phần lớn quan tâm tới 2 vấn đề: có sinh thƣờng đƣợc hay không và có nguy cơ gì cho em bé hay không ?. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kết cục sau sinh của những thai kỳ con từ 4000 gam trở lên và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Từ Dũ”. Nghiên cứu này nhằm góp phần đánh giá thực trạng nguy cơ cho mẹ và trẻ sơ sinh đối với thai kỳ đủ tháng con cân nặng ≥ 4000 gam. Từ đó góp phần hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mẹ và trẻ sơ sinh. Với câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: “Tỷ lệ gãy xƣơng đòn ở trẻ sơ sinh sau sinh có cân nặng từ 4000 gam trở lên tại Bệnh viện Từ Dũ là bao nhiêu?”. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU CHÍNH: Tỷ lệ gãy xƣơng đòn ở trẻ sơ sinh sau sinh của những thai kỳ con từ 4000 gam trở lên. MỤC TIÊU PHỤ: 1. Kết cục sau sinh của bà mẹ và trẻ sơ sinh ở những thai kỳ con từ 4000 gam trở lên. 2. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ gãy xƣơng đòn ở trẻ sơ sinh sau sinh của những thai kỳ con từ 4000 gam trở lên. . . 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA Có 2 khái niệm về thai to theo ACOG [14]: Nếu quan tâm đến giá trị tuyệt đối sẽ có định nghĩa thai to (macrosomia) khi trọng lƣợng thai vƣợt quá một giá trị cân nặng tuyệt đối bất kể tuổi thai. Ở Việt Nam, giá trị cân nặng này hiện vẫn chƣa thống nhất. Ở các nƣớc phát triển, giá trị cân nặng tuyệt đối này thƣờng là 4000g hoặc 4500g [19], [37] tùy theo tác giả, trong đó thai to phân ra làm 2 loại [4]: - Thai to toàn bộ: các kích thƣớc của thai đều tăng một cách cân đối. - Thai to từng phần: chỉ một phần nào đó của thai phát triển quá mức nhƣ đầu to, bụng to… Loại này thƣờng do các bệnh lý dị dạng trầm trọng của thai nhƣ não úng thủy, bụng cóc… Nếu quan tâm đến sự phân bố trọng lƣợng thai theo tuần tuổi lúc sinh, và chọn mốc khi đối chiếu cân nặng với đƣờng bách phân vị, ta sẽ có định nghĩa [75]: - Sơ sinh cân nặng phù hợp với tuổi thai (AGA): có cân nặng tƣơng xứng với tuổi thai từ đƣờng bách phân vị 10th đến 90th. - Sơ sinh cân nặng lớn hơn so với tuổi thai (LGA): có cân nặng trên đƣờng bách phân vị 90th - Sơ sinh cân nặng nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA): có cân nặng dƣới đƣờng bách phân vị 10th. Tuổi thai dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối (sản phụ nhớ rõ ngày kinh và kinh nguyệt đều) hoặc siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ có đối chiếu sổ khám thai và hồ sơ khám. . . 5 Bảng 1.1 Cân nặng lúc sinh theo tuổi thai [16] Cân nặng lúc sinh Tuổi thai (tuần) Bách phân vị 50th Bách phân vị 90th Bách phân vị 95th 37 3,025 3,612 3,818 38 3,219 3,799 3,955 39 3,347 3,941 4,125 40 3,499 4,057 4,232 41 3,600 4,169 4,340 1.2. SINH BỆNH HỌC Có nhiều yếu tố liên quan đến sản phụ và thai nhi góp phần gây nên tình trạng thai to. Các yếu tố liên quan sản phụ bao gồm: mẹ kiểm soát đƣờng huyết kém trong thai kỳ [41], mẹ béo phì, tăng cân quá mức trong thai kỳ [58]. Tình trạng đƣờng huyết mẹ cao dẫn đến tăng lƣợng đƣờng huyết qua nhau thai tới con. Tình trạng tăng đƣờng huyết thai nhi kích thích tiết ra insulin. Insulin đƣợc xem nhƣ là yếu tố tăng trƣởng kích thích sự phát triển của thai. Bên cạnh đó, tuổi thai kéo dài cũng dẫn đến thai to do thai tiếp tục phát triển trong tử cung. Một vài nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hƣởng sự phát tiển của thai trong tử cung. Trong một nghiên cứu RCT so sánh 2 nhóm có điều trị và không điều trị đái tháo đƣờng thai kỳ, Stuebe và cộng sự đã cho thấy mối liên quan giữa BMI mẹ, tình trạng rối loạn dung nạp đƣờng huyết ảnh hƣởng đến cân nặng trẻ sơ sinh [82]. BMI của mẹ trƣớc mang thai có liên quan tới thai to và tăng lƣợng mỡ của thai [82]. Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Catalano và cộng sự làm sáng tỏ mối liên hệ này khi nghiên cứu 400 trẻ sinh ra từ phụ . . 6 nữ có và không có rối loạn dung nạp glucose, nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra từ những bà mẹ có rối loạn dung nạp glucose có lƣợng mỡ cao hơn trẻ sinh ra từ những bà mẹ không có rối loạn dung nạp glucose [24]. Geraghty và cộng sự lấy 331 mẫu máu mẹ và con trong nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu cho thấy sự liên quan giữa lƣợng triglicerid trong máu mẹ có tƣơng quan thuận với cân nặng trẻ sơ sinh [42]. Các nghiên cứu này chứng minh rằng béo phì và tình trạng rối loạn dung nạp glucose của mẹ không những làm tăng nguy cơ tăng cân nặng thai lúc sinh mà còn làm tăng phần trăm mỡ của thai nhi, dẫn tới tăng nguy cơ thai to và các biến chứng chu sinh và sau sinh: kẹt vai, chấn thƣơng sau sinh, nhập NICU, ngạt và thậm chí tử vong [26], [65], [67], [82]. 1.3. DỊCH TỄ 1.3.1. Tần suất Tỷ lệ sinh con trên 4000 gam trên toàn thế giới xấp xỉ 9% và xấp xỉ 0,1% đối với cân nặng ≥ 5000 gam, với sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Một nghiên cứu thực hiện 2015 ở Hoa Kỳ ghi nhận khoảng 7% trẻ sơ sinh có trọng lƣợng khi sinh ≥ 4000 gam, 1% có cân nặng khi sinh cao hơn 4500 gam, và 0.1% có cân nặng khi sinh lớn hơn 5000 gam [63]. Ở Việt Nam, nghiên cứu Lâm Đức Tâm 2014 tỷ lệ sinh ngã âm đạo con ≥ 4000 gam là 3,86% [7] Một thai kỳ với con to có nguy cơ có những kết cục xấu cho mẹ, thai và trẻ sơ sinh. Xác định các yếu tố nguy cơ tiền sản, tƣ vấn tiền sản thích hợp, thực hiện các kế hoạch theo dõi và chăm sóc hậu sản đối với thai kỳ con to nhằm giảm các nguy cơ cho mẹ cũng nhƣ trẻ sơ sinh. . . 7 1.3.2. Chủng tộc Thai to xảy ra với tần suất cao hơn ở trẻ sơ sinh gốc Tây Ban Nha. Do phụ nữ gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng thai kỳ cao hơn trong thời gian mang thai [56]. 1.3.3. Giới tính Trẻ sơ sinh nam có nhiều khả năng bị thai to hơn so với trẻ sơ sinh nữ. Trẻ sơ sinh nam nói chung nặng hơn khoảng từ 150 đến 200 gam so với trẻ sơ sinh nữ có cùng độ tuổi vào những tuần cuối thai kỳ [36], [63]. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Quỳnh Hoa cũng nhận thấy tỷ lệ giới tính bé trai cao hơn nhiều so với tỷ lệ giới tính là bé gái ở nhóm thai to, lần lƣợt là 70,6%, 29,4% và có mối liên quan giữa yếu tố giới tính trẻ sơ sinh với việc sinh con to, sinh con trai có nguy cơ sinh con to theo tuổi thai gấp 2,09 lần so với sinh con gái (p <0,005) [2]. Tác giả Lƣu Quốc Khải cũng thấy rằng tỷ lệ giới tính là bé trai cao chênh nhiều hơn so với tỷ lệ giới tính là bé gái ở nhóm thai to ≥ 4000 gam, lần lƣợt là 67,4%, 32,6% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001) [3]. Nhƣ vậy các nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài đều cho cùng một nhận xét tỷ lệ sinh con to ở trẻ sơ sinh trai cao hơn trẻ sơ sinh gái. 1.3.4. Tuổi thai Tỷ lệ thai to ghi nhận chiếm tỷ lệ cao hơn ở những thai kỳ kéo dài. Điều này là do trẻ sơ sinh tăng 150-200 gam hàng tuần trong những tuần cuối thai kỳ [36]. 1.4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THAI TO Nguyên nhân gây tình trạng thai to bao gồm các yếu tố góp phần làm tăng trƣởng bào thai quá mức và tăng cân. . . 8 Trong nghiên cứu bệnh chứng của Okun và cộng sự, trong đó liệt kê các yếu tố bao gồm: tiền căn sinh con to, BMI mẹ trƣớc khi mang thai, tăng cân quá mức, cân nặng, chiều cao mẹ trƣớc mang thai, tình trạng rối loạn dung nạp đƣờng, đa thai, tuổi thai > 40 tuần, dân tộc, thai nhi giới tính nam [71]. Một nghiên cứu của Kim và cộng sự nhằm đánh giá sự liên quan giữa BMI của ngƣời mẹ, sự gia tăng trọng lƣợng của mẹ và đái tháo đƣờng thai kỳ với trọng lƣợng của thai nhi. Họ nhận thấy rằng sự tăng cân quá mức của mẹ có mối liên hệ mạnh nhất đối với nguy cơ sinh con có cân nặng lớn so với tuổi thai (LGA). BMI lớn hơn 25 và ĐTĐ thai kỳ cũng liên quan đến việc có trẻ sơ sinh LGA. Tuy vậy, BMI ban đầu và tăng cân khi mang thai là những yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh đƣợc để giảm nguy cơ thai to của trẻ sơ sinh [58]. 1.4.1. Các yếu tố của sản phụ Trọng lƣợng bà mẹ trƣớc khi mang thai có thể ảnh hƣởng đến trọng lƣợng thai nhi. Phụ nữ béo phì thƣờng có con lớn hơn [25], [41], [58]. Nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ béo phì có liên quan đến thai to [82]. BMI là từ viết tắt của chỉ số khối cơ thể là một đại lƣợng tính bằng trọng lƣợng cơ thể (kg) chia cho bình phƣơng chiều cao (m). Chỉ số này nhằm khảo sát mức độ cân đối của cơ thể. Phân loại BMI theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có tiêu chuẩn dành riêng cho ngƣời Châu Á. BMI là một cách tốt để chẩn đoán bệnh béo phì trƣớc khi mang thai. Định nghĩa đƣợc chấp nhận rộng rãi nhất đối với béo phì và thừa cân dựa trên các tiêu chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng BMI. Theo quy ƣớc này đối với ngƣời lớn, thừa cân cấp I (thƣờng và đơn giản gọi là thừa cân) là chỉ số BMI từ 25-29,9 kg/m2. Thừa cân nặng cấp II (thƣờng đƣợc gọi là béo phì) là BMI 30-39,9 kg/m2. Thừa cân nặng cấp III (thƣờng đƣợc gọi là bệnh béo phì nghiêm trọng hoặc . . 9 bệnh béo phì) là BMI lớn hơn hoặc bằng 40 kg/m2. Sản phụ với BMI lớn hơn 30 kg/m2 đƣợc xem là yếu tố nguy cơ đối với thai to. Bảng 1.2 Phân loại BMI theo chuẩn chung của tổ chức Y tế thế giới (WHO), và chuẩn dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO)[11] Phân loại WHO BMI (kg/m2) IDI&WPRO BMI (kg/m2) Cân nặng thấp (gầy) <18.5 <18.5 Bình thƣờng 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25 – 29.9 23 – 24.9 Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9 Béo phì độ II 35 – 39.9 30 Béo phì độ III 40 Tăng cân nhiều trong thời gian mang thai là một yếu tố nguy cơ của thai to. Phụ nữ béo phì nguy cơ sinh con to cao hơn so với phụ nữ không bị béo phì [53]. Các khuyến cáo về tăng cân trong thai kỳ đƣợc dựa trên hƣớng dẫn của Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) đƣợc cập nhật trong năm 2009 [47]. Tăng cân đƣợc đề nghị nhƣ bảng 1.3. Tăng cân trên khoảng đề nghị đƣợc coi là tăng cân quá mức trong thai kỳ. . . 10 Bảng 1.3 Mức độ tăng cân theo BMI cập nhật từ Viện Y học (Hoa Kỳ) [47] . . 11 BMI (kg/m2) Tăng cân đƣợc đề nghị (kg) BMI < 18,5 12,7-18,14 18,5 ≤ BMI < 25 11,34-15,8 25 ≤ BMI < 30 6,8-11,34 BMI ≥ 30 4,98-9,07 Kiểm soát đƣờng huyết kém trong thai kỳ là một yếu tố nguy cơ chính cho sự gia tăng trọng lƣợng bào thai [82]. Điều này phần nào đƣợc giải thích bởi sự tăng quá mức nồng độ glucose trong huyết tƣơng bà mẹ và kết quả là tăng insulin và các yếu tố tăng trƣởng giống insulin. Điều này kích thích tổng hợp glycogen, sự lắng đọng chất béo, và sự phát triển của bào thai. Đái tháo đƣờng thai kỳ là 1 tình trạng rối loạn biến dƣỡng khi mang thai. Theo hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Association) (ADA) phân thành 3 dạng rối loạn dung nạp đƣờng: ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2 và ĐTĐ thai kỳ [9]. Theo phân loại White ĐTĐ thai kỳ chia làm 2 loại: ĐTĐ (A1) điều trị tiết chế, ĐTĐ (A2) điều trị với insulin [91]. Phân loại này có ý nghĩa thực hành vì nó gợi ý hƣớng tới điều trị với thuốc hay không. Đa sản tăng nguy cơ thai to. Nhiều nghiên cứu cho thấy đa thai là yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng 100-150 gam trọng lƣợng thai nhi khi sinh [45], [83]. Tiền sử sinh thai to có thể ảnh hƣởng đến thai kỳ trong tƣơng lai. Phụ nữ có tiền căn sinh con to có khả năng sinh con to gấp 5-10 lần so với phụ nữ không có tiền sử sinh con to ở những thai kỳ kế tiếp [67]. Các yếu tố di truyền cũng đóng góp vào kích thƣớc của thai. Bố mẹ cao và nặng hơn thƣờng sinh con lớn hơn [56]. 1.4.2. Các yếu tố của thai kỳ Tuổi thai đƣợc xem là yếu tố nguy cơ thai to. Thai kỳ kéo dài (≥ 41 tuần) có liên quan đến tỷ lệ thai to. Trẻ sơ sinh thai to chiếm khoảng 1% số trẻ đƣợc sinh trƣớc ngày dự sinh và 3-10% trẻ sinh sau ngày dự sinh [80]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất