Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện sản nhi cà ma...

Tài liệu Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện sản nhi cà mau

.PDF
114
1
99

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******* HUỲNH NGỌC DUYÊN TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI CÀ MAU Chuyên ngành: SẢN PHỤ KHOA Mã số: CK 62 72 13 03 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II Hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI CHÍ THƢƠNG Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Huỳnh Ngọc Duyên . . MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................ 4 1.1. Định nghĩa ............................................................................................ 4 1.2. Bệnh sinh của đái tháo đường thai kỳ .................................................. 4 1.3. Đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan ................................... 6 1.4. Tầm quan trọng của việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ................. 12 1.5. Tầm soát đái tháo đường thai kỳ ........................................................ 17 1.6. Sơ lược vài nét về nơi nghiên cứu ...................................................... 21 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 24 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 24 2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24 2.3. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 24 2.4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .................................................... 26 2.5. Định nghĩa các biến số ....................................................................... 30 2.6. Phương pháp xử lý phân tích số liệu .................................................. 34 2.7. Vấn đề y đức và thuận lợi của nghiên cứu ......................................... 34 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 36 3.1. Đặc điểm chung của các sản phụ........................................................ 36 3.2. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ............................................................... 43 3.3. Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ ............................... 45 . . CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 52 4.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .............................................. 52 4.2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu................................................. 57 4.3. Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường thai kỳ ........ 66 4.4. Hạn chế trong nghiên cứu................................................................... 73 KẾT LUẬN ................................................................................................... 74 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh 2. Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu 3. Hướng dẫn thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường 75 gram 4. Tờ rơi thông tin đái tháo đường thai kỳ 5. Bảng câu hỏi nghiên cứu 6. Quy trình xét nghiệm dung nạp đường tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau 7. Danh sách thai phụ tham gia nghiên cứu . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BV Bệnh viện ĐTĐ Đái tháo đường ĐTĐTK Đái tháo đường thai kỳ KTC95% Khoảng tin cậy 95% THATK Tăng huyết áp thai kỳ Tiếng Anh ACOG American College of Obstetricians and Gynecologist Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ ADA American Diabetes Association Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ HAPO Hyperglycaemic and Adverse Pregnancy Outcomes Nghiên cứu về tăng đường huyết và biến cố bất lợi trong thai kỳ hCG Human chorionic gonadotropin Hormon của nhau thai HbA1C Hemoglobin A1C . . NDDG National Diabetes Data Group Nhóm nghiên cứu quốc tế về đái tháo đường IADPSG International Association of Diabetes and Pregnancy Study Group Nhóm nghiên cứu quốc tế về đái tháo đường thai kỳ IGF Insulin like growth factor IGFBP IGF binding protein IL Interleukin MoM Multiple of the median OR Odd ratio OGCT Oral Glucose Challenge Test Nghiệm pháp tầm soát bằng uống 50 gram glucose OGTT Oral Glucose Tolerance Test Nghiệm pháp dung nạp glucose uống PAPP-A Pregnancy associated plasma protein-A PLGH Placental Growth Hormone TNF Tumor necrosis factor . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại White cải biên về ĐTĐTK ............................................... 4 Bảng 1.2: Sự tăng trọng bình thường trong thai kỳ theo khuyến cáo ............... 9 Bảng 1.3: Ngưỡng giá trị đường huyết của xét nghiệm dung nạp glucose theo các khuyến cáo trước năm 2010. ............................................ 19 Bảng 1.4: Ngưỡng giá trị đường huyết của xét nghiệm dung nạp 75 gram glucose theo các khuyến cáo từ năm 2010. .................................... 20 Bảng 2.5: Tóm tắt biến số được đưa vào nghiên cứu. .................................... 32 Bảng 3.6: Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng nghiên cứu ...................... 36 Bảng 3.7: Đặc điểm tiền căn gia đình, tiền căn sản khoa của sản phụ ........... 40 Bảng 3.8: Đặc điểm về yếu tố nguy cơ với ĐTĐTK ...................................... 43 Bảng 3.9: Tỷ lệ ĐTĐTK của các sản phụ ....................................................... 43 Bảng 3.10: Tỷ lệ ĐTĐTK theo mẫu máu xét nghiệm của sản phụ................. 44 Bảng 3.11: Liên quan giữa ĐTĐTK với một số đặc điểm dịch tễ .................. 45 Bảng 3.12: Liên quan giữa ĐTĐTK với tiền căn gia đình ĐTĐ .................... 46 Bảng 3.13: Liên quan giữa ĐTĐTK với tuổi sản phụ .................................... 46 Bảng 3.14: Liên quan giữa ĐTĐTK với bệnh béo phì ................................... 47 Bảng 3.15: Liên quan giữa ĐTĐTK với tiền căn sản khoa của sản phụ ........ 47 Bảng 3.16: Liên quan giữa ĐTĐTK với số yếu tố nguy cơ............................ 49 Bảng 3.17: Liên quan giữa ĐTĐTK và các yếu tố nguy cơ trong mô hình hồi quy đa biến ................................................................. 50 Bảng 4.18: Tỷ lệ phân bố các yếu tố tiền căn sản khoa liên quan ĐTĐTK của các tác giả ................................................................................. 59 Bảng 4.19: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ qua các nghiên cứu trong nước ...... 61 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi thai của mẫu nghiên cứu ....................................... 38 Biểu đồ 3.2: Phân bố đặc điểm số lần sinh con của các sản phụ .................... 39 Biểu đồ 3.3: Phân bố thai phụ theo chỉ số BMI .............................................. 41 Biểu đồ 3.4: Phân bố số lượng các yếu tố nguy cơ trên một sản phụ ............. 42 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ ĐTĐTK trong mẫu nghiên cứu ......................................... 43 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ ĐTĐTK theo mẫu máu xét nghiệm của sản phụ .............. 64 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau ............................................................ 21 Hình 2.2. Máy xét nghiệm đường huyết ở Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau ......... 28 Hình 2.3. Thuốc thử đường huyết ở Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau................... 29 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) cho đến nay vẫn là một trong những bệnh lý chuyển hóa đang được quan tâm hàng đầu. Bệnh đang có khuynh hướng tăng nhanh trên toàn thế giới [47],[61]. Đặc biệt, tại Việt Nam, nếu như trước đây tỷ lệ phát hiện bệnh thấp, chỉ khoảng 3% - 4% [3],[17] thì đến năm 2012, số bệnh nhân ĐTĐTK đã gia tăng đến 20% tổng số lượt khám thai hàng năm [61]. Điều này đã khẳng định người Việt Nam là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc ĐTĐTK như các Hiệp Hội về sản phụ khoa trên toàn thế giới đã báo cáo [28],[36],[103]. ĐTĐTK có thể liên quan đến nhiều rối loạn chuyển hóa cũng như bệnh lý, kèm theo làm gia tăng tử suất ở cả sản phụ và thai nhi [36],[59]. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu được chẩn đoán sớm và quản lý tốt tình trạng đường huyết có thể giúp sản phụ cải thiện được kết cục thai kỳ [58],[69]. Do đó, làm cách nào để chẩn đoán sớm bệnh rất được ngành sản khoa chú trọng. Tuy rằng nhờ vào những thay đổi tích cực trong quy trình sàng lọc đã làm tăng khả năng phát hiện ĐTĐTK tiềm ẩn trong dân số nhưng việc phát hiện ra các đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn dung nạp đường mới chính là mục tiêu được các nhà khoa học quan tâm nhất hiện nay. Hầu hết ĐTĐTK không có triệu chứng, có thể được chẩn đoán bằng nghiệm pháp dung nạp glucose. Tuy nhiên việc sàng lọc ĐTĐTK hiện nay chưa được tiến hành thường quy ở các vùng miền khác nhau trong nước vì điều kiện kinh tế không trang bị được máy đo đường huyết, cũng như việc đòi hỏi lấy máu tĩnh mạch nhiều lần và tốn thời gian chờ đợi trong lúc nhịn đói lâu đã gây khó khăn cho nhân viên y tế ở các vùng miền tư vấn để sản phụ đồng ý làm xét nghiệm. . . Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm gần đây kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu kinh tế - y tế cũng ngày một tăng. Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau là một trong những trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản lớn ở vùng này, với mong muốn phát hiện sớm bệnh đái tháo đường thai kỳ nhằm giảm nguy cơ biến chứng trên sản phụ và thai nhi, trong thời gian qua vẫn chưa triển khai tư vấn sản phụ làm xét nghiệm dung nạp 75 gram glucose uống. Do vậy, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho biết tỷ lệ của bệnh đái tháo đường thai kỳ, cũng như các yếu tố nguy cơ nào có liên quan đến bệnh lý ở vùng Cà Mau. Chính vì thế, chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau” với câu hỏi nghiên cứu: “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau là bao nhiêu phần trăm?”. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trong thai kỳ ở các sản phụ đến khám thai tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau. Mục tiêu phụ: Xác định một số yếu tố có liên quan đến bệnh đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau: tuổi mẹ, chỉ số khối cơ thể, tăng cân nhanh ở ba tháng giữa, tiền căn thai kỳ trước bị rối loạn dung nạp đường, tiền căn sinh con to, tiền căn gia đình có người bị đái tháo đường… . . CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. Định nghĩa Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp đường xuất hiện hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ, tuy thường không có triệu chứng đặc trưng nhưng hay đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ [36]. Đa số trường hợp sản phụ trở về bình thường sau sinh, một số sẽ trở thành bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thật sự, hoặc bị tái phát ở lần sinh sau [104]. ĐTĐTK là một nhóm riêng trong phân loại chung của ĐTĐ. Tác giả Priscilla White phân loại ĐTĐ chủ yếu dựa vào tuổi khởi phát, thời gian mắc bệnh và biến chứng mạch máu, phân loại này được Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ cải biên năm 1986: ĐTĐTK chỉ chiếm 2 nhóm A1 (chưa cần điều trị insulin) và A2 (phải điều trị bằng insulin). Định nghĩa này khác với tình trạng đái tháo đường được chẩn đoán trước khi có thai được gọi là đái tháo đường và thai (bảng 1.1) [104]. Bảng 1.1: Phân loại White cải biên về ĐTĐTK Nhóm Khởi phát Đƣờng huyết Đƣờng huyết (mg/dl) sau ăn 2 giờ mg/dl Điều trị A1 Thai kì < 105 < 120 Chế độ ăn A2 Thai kì > 105 > 120 Insulin 1.2. Bệnh sinh của ĐTĐTK Những thay đổi về chuyển hóa trong thai kỳ bình thường nhằm đảm bảo một lượng chất béo ở mẹ trong nửa đầu thai kỳ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi trong nửa sau của thai kỳ. Trong tám tuần lễ đầu, nồng . . độ glucose trong máu bắt đầu giảm và nhiều nhất vào tuần lễ thứ 12, trái lại nồng độ glucose sau ăn lại có xu hướng tăng [77], việc này có liên quan đến sự thay đổi tương ứng của nồng độ insulin trong máu lúc đói và sau ăn [40]. Insulin được tiết ra bởi tế bào beta tụy, đóng vai trò chính trong sự điều hòa chuyển hóa glucose trong máu. Insulin có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên toàn bộ mô trong cơ thể. Trong suốt thai kỳ, quá trình tiết insulin tăng dần từ tam cá nguyệt thứ nhất, đạt mức tối đa vào tam cá nguyệt thứ ba, sau đó về bình thường sau sinh [39]. Các sự thay đổi về chuyển hóa và nội tiết bao gồm: giảm nhạy cảm với insulin, tăng đáp ứng của tế bào beta tiểu đảo tụy làm tăng tiết insulin trong máu, gia tăng đường huyết, thay đổi ngưỡng acid béo tự do triglyceride, cholesterol và phospholipid máu… Mục đích chính của việc thay đổi này nhằm đáp ứng với nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi, chuẩn bị cho người mẹ vào lúc sinh cũng như cho con bú sau sinh [39],[56]. Trong giai đoạn 20 tuần đầu thai kì, chuyển hóa hydratcarbon ở mẹ bị ảnh hưởng bởi nồng độ Estrogen và Progesteron tăng cao gây tăng sinh tế bào β tụy và tăng tiết insulin, kéo theo tăng dự trữ glycogen ở mô, giảm tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ngoại vi và giảm đường huyết đói [17],[56]. Sự đề kháng insulin được cho là cơ chế chính dẫn đến ĐTĐTK, điều này có thể được giải thích như sau [17],[56]: Trong 20 tuần đầu thai kỳ, nồng độ Estrogen và Progesterone cao, kích thích tăng sinh tế bào β tụy đồng thời tăng tiết insulin, kéo theo tăng dự trữ glycogen ở mô, giảm tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ngoại vi,... Vì thế nồng độ đường huyết trong cơ thể tương đối ổn định. Ngược lại, trong nửa sau thai kỳ có sự tăng sản xuất các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc bánh nhau, đặc biệt là PAPP-A [85], . . TNF-α,... các yếu tố này đã được chứng minh có liên quan đến tình trạng đề kháng insulin [76],[86],[98]... Nếu lượng insulin tiết ra để bù trừ không cân bằng với tình trạng đề kháng insulin sẽ dẫn đến rối loạn dung nạp đường, khuynh hướng ngày càng tăng theo tuổi thai [35]. Nếu tình trạng rối loạn dung nạp đường kéo dài ngày càng nặng, về sau có thể gây ra các biến chứng nặng nề cho mẹ và thai. 1.3. ĐTĐTK và các yếu tố liên quan Qua phân tích nhiều tài liệu y văn, chúng tôi ghi nhận bệnh ĐTĐTK thường liên quan đến các yếu tố sau đây:  Chủng tộc: Tổng quan tài liệu đều cho rằng những người thuộc chủng tộc gốc Châu Á, Nam Mĩ, người vùng gốc Ấn độ có nguy cơ bị ĐTĐTK cao hơn so với nhóm người khác [28],[36],[103],[104]. Như vậy, người Việt Nam cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao.  Tuổi mẹ: Nhiều khuyến cáo hiện nay [22],[29],[83] đều đồng thuận rằng người phụ nữ mang thai khi dưới 25 tuổi thì ít có nguy cơ bị ĐTĐTK, nhưng nếu ≥ 30, nguy cơ ĐTĐTK gia tăng là 3 lần (p = 0,003) và nếu ≥ 35 tuổi thì nguy cơ này tăng đến 5 lần (p < 0,001) (Wan. T. TEH và cộng sự) [103]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu gần đây cũng cho kết luận tương tự như của tác giả Tô Thị Minh Nguyệt năm 2008 [13], Phạm Thị Minh Trang [20], Võ Thị Chí Thanh năm 2013 [18]. Ngoài ra theo nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thùy Trang [19], Lại Thị Ngọc Điệp [4] cũng cho biết mang thai trong độ tuổi 25 – 34 cũng làm tăng nguy cơ ĐTĐTK so với phụ nữ < 25 tuổi. Tác giả Jane . . Hirst – Trần Sơn Thạch (2012) cho biết tỷ lệ ĐTĐTK tăng gấp 1,7 lần cho mỗi lần tăng 5 năm tuổi ở sản phụ (p < 0,001) [61].  Tiền căn ĐTĐTK ở những lần mang thai trước được báo cáo là yếu tố liên quan mạnh nhất với ĐTĐTK. Theo MacNeil và cộng sự, tỷ lệ ĐTĐTK tái phát trong những lần mang thai sau là 35,6% [72]. Trong một nghiên cứu hồi cứu của Kim C. và cộng sự tổng hợp nhiều nghiên cứu từ năm 1965 đến 2006 cho biết tỷ lệ ĐTĐTK tái phát từ 30 đến 84% [64]. Theo Ostlund và cộng sự (2003) nguy cơ ĐTĐTK tăng 3,6 lần nếu thai kỳ trước cũng mắc ĐTĐTK (KTC95%: 2,7 - 11,7) [84], trong khi theo Wan. T. TEH và cộng sự (2011) thì OR là 10,7 (KTC95%: 5,4 - 21,1) [103]. Theo tác giả Cinzia Murgia và cộng sự nguy cơ này là 2,6 lần; KTC 95% [1,81 – 3,86] [80]. Tương tự, theo nghiên cứu của tác giả Ostlund 2003, OR = 2,74; KTC 95% [1,47 – 5,11] [84]. Tác giả Siti Rohana Saad[89] nghiên cứu trên 674 sản phụ ở quận Gombak, Malaysia năm 2008 thì ghi nhận nguy cơ này tăng cao hơn, với OR = 3,62; KTC 95% [2,44 – 5,36] [93]. Các nghiên cứu thực hiện trong nước đa số đều cho kết quả đồng thuận nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng 2 – 3 lần ở những sản phụ có người trong gia đình trực hệ bị đái tháo đường như tác giả Ngô Thị Kim Phụng [17], Tô Thị Minh Nguyệt [13], Phạm Thị Minh Trang [20], Trương Thị Quỳnh Hoa [6], Võ Thị Ánh Nhàn [15],….  Tiền căn sinh con trên 4000 gram vừa là hậu quả của ĐTĐTK vừa là yếu tố dự báo khả năng mắc bệnh trong lần mang thai sau [36]. Theo báo cáo tổng hợp của Ostlund nếu sản phụ có tiền căn sinh con trên 4000 gram thì nguy cơ mắc bệnh tăng 5,6 lần (KTC95%: 2,7 – 11,7) [84]. . . Siti Rohana Sadd báo cáo phụ nữ từng sinh con trên 4000g có nguy cơ ĐTĐTK tăng 5,8 lần (KTC95%: 1,8-19,2) [93].  Đa thai: Số lượng thai trong đa thai có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ ĐTĐTK do tăng khối lượng bánh nhau và vì thế tăng hormone liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Sivan và cộng sự nhận thấy tỷ lệ ĐTĐTK cao hơn ở nhóm sinh ba so với nhóm đơn thai (22,3% và 5%) [97]. Schwartz và cộng sự cũng báo cáo kết quả nghiên cứu tỷ lệ ĐTĐTK ở người mang song thai cao hơn mang đơn thai (7,7% và 4,1%) [50].  Béo phì và tăng trọng nhanh trong thai kỳ thường làm nặng thêm tình trạng kháng Insulin trong máu, dẫn đến xuất hiện hoặc làm nặng thêm tình trạng ĐTĐTK, điều này đã được nhắc đến trong nhiều y văn thế giới: Surabhi Nanda (2011) cho biết nguy cơ này là 24,2 lần (KTC 95% [21,8 – 27,8], p < 0,05) [82], Beneventi (2012) báo cáo OR là 23,2 (KTC 95% [20,2 – 24,6], p < 0,001) [38]. Tác giả Hedderson năm 2008 [55] cũng báo cáo kết quả tương tự, với nguy cơ tăng 2,44 lần nhóm có chỉ số khối cơ thể trước mang thai 25 – 29,9. Ngược lại, tác giả Siti Rohana Sadd không tìm thấy mối liên quan giữa ĐTĐ và yếu tố này (OR = 1,37; KTC 95% [0,66 – 2,8]). Năm 2009, Viện Y Khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo chi tiết về mức tăng cân cho phép của các sản phụ tùy theo từng phân loại BMI khác nhau [88]. So với khuyến cáo của Bộ y tế Hồng Kông - Trung Quốc thì những tiêu chuẩn này cũng không khác biệt nhiều [105] (bảng 1.2). Áp dụng theo đó để đánh giá mức tăng trọng nhanh trong thai kỳ, tác giả Phạm Thị Minh Trang (2012) tìm ra mối nguy cơ của bệnh ĐTĐTK ở những sản phụ tăng cân nhanh là 2,9 lần (KTC95%: 1,5-5,6) [20]. . . Tác giả Jane Hirst và Trần Sơn Thạch cũng đồng thuận BMI ≥ 25 làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ lên 2 – 3 lần so với phụ nữ có BMI bình thường [61]. Bảng 1.2: Sự tăng trọng bình thường trong thai kỳ theo khuyến cáo Phân loại BMI Tăng trọng bình Mức tăng cân trung BMI trƣớc (kg/m2) thƣờng trong bình ở 3 tháng giữa thai kỳ (kg) (kg/tuần) khi có thai 12,5-18 0,51 (0,44-0,58) 18,5-24,9 11,5-16,0 0,42 (0,35-0,50) Dư cân 25,0-29,9 7,0-11,5 0,28 (0,23-0,33) Béo phì ≥ 30,0 5,0-9,0 0,22 (0,17-0,27) Thiếu cân < 19,0 13,0-16,7 Hồng Bình thường 19,0-23,5 11,0-16,4 Kông, Dư cân > 23,5 7,1-14,4 Viện Y Khoa Hoa Kỳ Bộ Y Tế Thiếu cân < 18,5 Bình thường Trung Quốc  Tăng huyết áp và bệnh tim mạch: Tài liệu William quyển số 23, chương 52, bài “Đái tháo đường thai kỳ” [104] có ghi nhận “Chính tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ đi kèm gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các biến chứng của ĐTĐ - phần lớn có liên quan đến việc giảm tuần hoàn nhau thai [48],[94] - làm cho thai bị chết lưu, sẩy thai, sinh non,… [48]”. Như báo cáo của Hedersen 2008 cũng chứng minh sản phụ bị tăng huyết áp làm nguy cơ bị ĐTĐTK tăng hơn người không bị tăng huyết áp 4,8 lần (KTC95%: 1,7-13,9, p < 0,001), còn nếu sản phụ có bệnh tim mạch thì nguy cơ này tăng 4,6 lần (p = 0,0001) [54]. . .  Tiền căn thai lưu trước đó không rõ lý do: Theo tài liệu Sản phụ khoa của William quyển số 23, chương 52, bài “Đái tháo đường thai kỳ” [104] “Nếu thai bị sẩy hay lưu sớm không do nguyên nhân bất thường nhiễm sắc thể, nhiễm trùng bào thai thì có nhiều khả năng là do đường huyết không được kiểm soát tốt trong ĐTĐ loại I, hay nói cách khác là ĐTĐ từ trước khi mang thai [51],[78],[90]. Còn “đối với các trường hợp sẩy thai to hoặc thai lưu sau 20 tuần mà không tìm được lý do, cũng chưa từng được chẩn đoán là ĐTĐ trước đó, có khả năng là do rối loạn dung nạp đường đã bị bỏ sót chẩn đoán”. Hàng loạt báo cáo trong nhiều năm qua đã chứng minh rằng chính việc rối loạn đường huyết kéo dài gây ra tình trạng thai to hơn so với tuổi thai, bất thường toan chuyển hóa, tăng nồng độ erythropoietin máu hay là phù nhau thai, suy giảm chứng năng bánh nhau, dẫn đến chết thai,…[44].  Hút thuốc lá: Trong những báo cáo trước đây, hút thuốc lá được đề cập như là một yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK (chứng cứ mức độ II [95]). Yang và cộng sự (2002) cũng kết luận rằng nguy cơ ĐTĐTK ở nhóm có hút thuốc lá cao hơn nhóm không hút thuốc 7,8 lần (KTC95% 1,7-35,3, p = 0,008) [107]. Tuy nhiên, các kết luận trong những năm gần đây lại cho rằng hút thuốc lá dù là hút chủ động hay hút thụ động cũng không liên quan đến bệnh ĐTĐTK, như báo cáo của S. Nanda [77] và K. Spencer tại Anh [81],[98], Beneventi ở Ý [37], Helen Madsen ở Đan Mạch,…[73].  Đường niệu trong lần khám thai đầu tiên: Theo y văn cho thấy ở những sản phụ bị ĐTĐTK có tỷ lệ xét nghiệm đường niệu (+) khá cao: Một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên tiến . . hành năm 2000 tại Mỹ cho thấy giá trị tiên đoán dương của yếu tố xuất hiện đường trong nước tiểu lên đến 50% [52]. Ngược lại, một số tác giả khác lại cho rằng đường niệu xuất hiện trong thai kỳ không đặc hiệu cho bệnh ĐTĐTK, và không được sử dụng trong chẩn đoán ĐTĐTK [53]. Cũng như Gilmartin ghi nhận chỉ những trường hợp đường niệu tồn tại trong một thời gian mới liên quan đến ĐTĐTK [49].  Các yếu tố khác cũng được ghi nhận có liên quan đến ĐTĐTK như: hội chứng buồng trứng đa nang, đang sử dụng glucocorticoid kéo dài,… [36]. Hội chứng này được xem như tình trạng tiền đái tháo đường với 31 – 35% kèm theo rối loạn dung nạp glucose và 7,5 – 10% bị đái tháo đường týp 2. Thêm vào đó, những bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa năng cũng được báo cáo có liên quan đến tỷ lệ ĐTĐTK và rối loạn dung nạp glucose kéo dài sau sinh [45]. Tóm lại, theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) từ năm 2012 [28], xác định các yếu tố sau đây được xem là có mối liên quan mạnh đến bệnh ĐTĐTK: - BMI ≥ 25 kg/m2, ít vận động thể lực, - Có người trực hệ trong gia đình bị ĐTĐ, - Thuộc các chủng tộc nguy cơ cao trong đó có người Châu Á, - Tiền căn sinh con to trên 4000 gram, - Bị ĐTĐTK ở những lần mang thai trước, - Có kèm theo bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn lipid máu, HbA1C ≥ 5,7%. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất