Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tự chăm sóc và các yếu tố liên quan của người bệnh suy tim...

Tài liệu Tự chăm sóc và các yếu tố liên quan của người bệnh suy tim

.PDF
107
1
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ CUNG THỊ BÌNH TỰ CHĂM SÓC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ Cung Thị Bình TỰ CHĂM SÓC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số: 60.72.05.01 Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG ĐỊNH GS.TS. JANE DIMMITT CHAMPION Thành phố Hồ chí Minh - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Cung Thị Bình MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Tổng quan về suy tim ............................................................................. 4 1.2. Tự chăm sóc ở người bệnh suy tim ........................................................ 8 1.3. Các nghiên cứu về tự chăm sóc của người bệnh suy tim. .................... 13 1.4. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc ở ngưởi bệnh suy tim .. 19 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 25 2.1. Dân số mục tiêu .................................................................................... 25 2.2. Dân số chọn mẫu .................................................................................. 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 26 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 26 2.5. Liệt kê và định nghĩa biến số nghiên cứu: ............................................ 27 2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ............................................. 30 2.7. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................ 32 2.8. Kiểm soát sai lệch và biện pháp khắc phục .......................................... 32 2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................... 33 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 34 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ............................................................................... 35 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh suy tim trong mẫu nghiên cứu ......... 35 3.2. Tỷ lệ hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim trong mẫu nghiên cứu................................................................................................................ 40 3.3. Điểm trung bình hành vi tự chăm sóc và kiến thức suy tim ................. 44 3.4. Mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc với đặc điểm của người bệnh suy tim trong mẫu nghiên cứu ..................................................................... 44 3.5. Mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc với kiến thức của người bệnh suy tim trong mẫu nghiên cứu ..................................................................... 48 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 51 4.1. Đặc điểm chung của người bệnh suy tim trong mẫu nghiên cứu ......... 51 4.2. Hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim trong mẫu nghiên cứu .. 55 4.3. Liên quan giữa hành vi tự chăm sóc và các đặc điểm của người bệnh suy tim trong mẫu nghiên cứu ..................................................................... 64 4.4. Liên quan giữa kiến thức suy tim và hành vi tự chăm sóc ................... 70 4.5. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ......................................................... 71 4.6. Tính ứng dụng của nghiên cứu ............................................................. 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DHFKS The Dutch Heart Failure Knowledge Scale Thang đo kiến thức người bệnh suy tim Hà Lan EHFScBS-9 European Heart Failure Self-care Behaviour Scale 9 Thang đo hành vi tự chăm sóc suy tim châu Âu 9 NYHA New York Heart Association Hội tim mạch New york DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết Orem và ứng dụng trong nghiên cứu .................. 24 Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của người bệnh ............................................... 35 Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của người bệnh ............................................... 37 Biểu đồ 3.3. Phân bố tình trạng kinh tế theo trình độ học vấn ....................... 38 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ % các hành vi tự chăm sóc tốt của người bệnh ................. 43 Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa kiến thức và hành vi tự chăm sóc. ................. 49 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hành vi tự chăm sóc ở 15 nước theo kết quả nghiên cứu của Jaarsma (2013) ................................................................................................ 13 Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi của người bệnh ........................................ 35 Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp của người bệnh ............................................. 36 Bảng 3.3. Phân bố tình trạng hôn nhân của người bệnh ................................. 36 Bảng 3.4. Phân bố tình trạng chung sống, nơi cư trú và tình trạng kinh tế của người bệnh ....................................................................................................... 38 Bảng 3.5. Thời gian bị bệnh và bệnh kèm theo của người bệnh .................... 39 Bảng 3.6. Phân độ suy tim của người bệnh..................................................... 39 Bảng 3.7. Theo dõi cân nặng và hạn chế dịch của người bệnh....................... 40 Bảng 3.8. Ăn nhạt và uống thuốc theo đơn của người bệnh ........................... 40 Bảng 3.9. Tập thể dục và liên hệ với bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bị phù ...... 41 Bảng 3.10. Liên hệ với bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu khó thở, tăng cân và mệt ......................................................................................................................... 42 Bảng 3.11. Điểm trung bình hành vi tự chăm sóc và kiến thức của người bệnh ......................................................................................................................... 44 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc với giới tính và nhóm tuổi của người bệnh. ............................................................................................... 44 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc với nghề nghiệp và trình độ học vấn của người bệnh. ............................................................................ 45 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc với nơi cư trú và tình trạng hôn nhân của người bệnh. ...................................................................... 46 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc với tình trạng chung sống và tình trạng kinh tế của người bệnh. .............................................................. 47 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc và bệnh kèm theo, thời gian bị bệnh và độ suy tim của người bệnh. ................................................... 47 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc và kiến thức suy tim ..... 49 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới và đặt ra một gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Gần 15 triệu người trên toàn thế giới đã được chẩn đoán suy tim [43], [67]. Tỷ lệ người bệnh đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây và ước tính khoảng 6,5 triệu người ở Châu Âu và 2,5 triệu người ở Nhật Bản có suy tim [90], có 3,6 triệu người bệnh châu Âu được chẩn đoán suy tim mỗi năm [73]. Tại Mỹ vào năm 2012 có khoảng 5,7 triệu người bị suy tim và là nguyên nhân chính của hơn 55.000 ca tử vong mỗi năm [17], [111]. Suy tim là một trong những bệnh mạn tính phổ biến và là nguyên nhân của hầu hết các nhập viện ở người cao tuổi [67]. Tỷ lệ hiện mắc tăng nhanh cùng với sự gia tăng của tuổi [111]. Tỷ lệ hiện mắc của suy tim khoảng 1-2% trên toàn dân số và trên 10% ở dân số già [68]. Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim [6]. Suy tim là gánh nặng về kinh tế cho người bệnh, gia đình, chi phí xã hội và hệ thống chăm sóc y tế bởi số lần và số ngày nhập viện [3], [32], [45], [59]. Tự chăm sóc là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phòng các biến chứng và hậu quả do suy tim gây ra. Hành vi tự chăm sóc người bệnh suy tim bao gồm các hành vi như tuân thủ dùng thuốc, chế độ ăn uống và vận động cơ thể, cân nặng bản thân hàng ngày, nhận biết các triệu chứng, tìm kiếm sự giúp đỡ khi các triệu chứng xảy ra [47]. Hành vi tự chăm sóc tốt có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của suy tim, tránh xảy ra những đợt cấp phải nhập viện. Từ đó giảm số lần tái nhập viện, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ, đồng thời giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội [11], [25], [36], [37], [39], [40], [53], [103]. 2 Nhìn chung, hành vi tự chăm sóc ở người bệnh suy tim còn thấp [21], [28], [42], [58], [70], [80], [69], [85], [102], [105] [109]. Nghiên cứu của Jaarsma và cộng sự (2013) [49] so sánh hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim ở 15 quốc gia trên ba châu lục đã cho thấy hành vi tự chăm sóc ở người bệnh suy tim còn thấp và cần phải được cải thiện trên toàn thế giới. Trong đó tỷ lệ người bệnh thực hiện chế độ ăn hạn chế muối ở Đài Loan là 9%, Đức 40%, Nhật Bản 55%, Thái Lan 47%. Tỷ lệ người bệnh không thực hiện uống thuốc theo đơn ở Thái Lan là 37%, Mỹ 30%, Israel 19%, Việt Nam 10%. Tỷ lệ người bệnh không theo dõi cân nặng ở Brazil 89%, Hồng Kông 95%, Thái Lan 83%, Việt Nam 43%. Một số nghiên cứu đã xác định nguyên nhân phổ biến nhất làm cho bệnh nhân suy tim trầm trọng hơn dẫn đến nhập viện chính là việc không tuân thủ chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân suy tim [36], [103], [104]. Hiện nay chưa tìm thấy nghiên cứu nào về tự chăm sóc và các yếu tố liên quan của người bệnh suy tim từ 18 tuổi trở lên ở Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền [4] cho thấy có 50,9% trong số 126 người già suy tim ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Trung Ương Thái Nguyên có hành vi tự chăm sóc ở mức độ thấp. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Trị là một bệnh viện hạng I và là đơn vị khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh. Trong năm 2015, số lượng người bệnh đến khám tại bệnh viện là 80170 người, trong đó số lượng người bệnh tim mạch là 10282 người. Qua khảo sát cho thấy nhiều người bệnh suy tim có hành vi tự chăm sóc chưa đúng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu ―Tự chăm sóc và các yếu tố liên quan của người bệnh suy tim‖ nhằm đánh giá mức độ hành vi tự chăm sóc của người bệnh và tìm các yếu tố liên quan. Từ đó người nghiên cứu sẽ đưa ra những kiến nghị xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe về tự chăm sóc cho người bệnh suy tim nhằm giảm những biến chứng và hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. 3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tỷ lệ người bệnh suy tim có hành vi tự chăm sóc tốt đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị là bao nhiêu? Có mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc với đặc điểm của người bệnh và kiến thức suy tim hay không? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU * Mục tiêu tổng quát: Xác định mức độ hành vi tự chăm sóc và các yếu tố liên quan ở người bệnh suy tim đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Quảng Trị. * Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỷ lệ người bệnh suy tim có hành vi tự chăm sóc tốt. 2. Xác định mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc với đặc điểm của người bệnh và kiến thức suy tim. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về suy tim 1.1.1. Định nghĩa suy tim Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu và oxy để cung cấp cho các cơ quan, suy tim xảy ra khi có một bất thường trong chức năng tim [8]. 1.1.2. Phân loại suy tim: Có nhiều dạng suy tim [6], [7]. Suy tim tâm thu: suy giảm chức năng co bóp của tim Suy tim tâm trương: suy giảm chức năng thư giãn và đổ đầy của tim. Suy tim cấp: phù phổi cấp Suy tim mạn: tình trạng suy tim diễn tiến chậm Suy tim cung lượng cao: do cường giáp, thiếu máu, thiếu vitamin B1, do động tĩnh mach, bệnh Paget. Suy tim cung lượng thấp: do bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, bệnh cơ tim giãn nở, bệnh van tim và màng ngoài tim. Suy tim phải: do ứ dịch dẫn đến tĩnh mạch cổ nổi, gan to, sung huyết, chân phù. Suy tim trái: do ứ dịch gây ra sung huyết phổi dẫn đến khó thở khi nằm, khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm và sau cùng gây phù phổi cấp. Rối loạn chức năng thất không triệu chứng cơ năng: là sự hiện diện của giảm co bóp thất một thời gian dài mà không triệu chứng cơ năng. Suy tim có triệu chứng cơ năng. Suy tim ngược dòng. Suy tim xuôi dòng. 1.1.3. Nguyên nhân chính gây suy tim Bao gồm các bệnh: bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim giãn nở, bệnh viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh [7], [17]. 5 1.1.4. Các nguyên nhân làm nặng suy tim Sự không tuân thủ điều trị thuốc và điều trị không dùng thuốc là những nguyên nhân chính làm nặng suy tim bao gồm ăn mặn (nhiều natri), tăng cân, hút thuốc, uống rượu, chế độ vận động, tăng huyết áp không kiểm soát được, loạn nhịp tim, sử dụng thuốc không phù hợp (ví dụ: kháng viêm, ức chế calci), stress tình cảm, điều trị không đủ, thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơ tim, bệnh hệ thống (thiếu máu, tuyến giáp, nhiễm trùng), thuyên tắc phổi, tiểu đường, suy thận, quá tải dịch, thai kỳ [6], [7], [17]. 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng suy tim 1.1.5.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim Dựa theo tiêu chuẩn Framingham [6], [7]. Tiêu chí chính: 1. Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc khó thở phải ngồi 2. Phồng tĩnh mạch cổ 3. Ran phổi 4. Tim lớn 5. Phù phổi cấp 6. Tiếng ngựa phi T3 7. Áp lực tĩnh mạch hệ thống > 16 cm H20 8. Thời gian tuần hoàn > 25 giây 9. Phản hồi gan- tĩnh mạch cổ dương tính. Tiêu chí phụ 1. Phù cổ chân 2. Ho về đêm 3. Khó thở gắng sức 4. Gan lớn 5. Tràn dịch màng phổi 6 6. Dung tích sống giảm 1/3 so với tối đa 7. Nhịp tim nhanh (> 120 lần /phút ) Tiêu chuẩn chính hay phụ: giảm 4,5 kg /5 ngày điều trị suy tim 1.1.5.2. Chẩn đoán xác định suy tim: khi có 2 tiêu chí chính hoặc một tiêu chí chính và hai tiêu chí phụ. 1.1.6. Phân độ suy tim: Phân độ chức năng suy tim của hội tim mạch New York (NYHA) dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức. Độ 1: Có bệnh tim nhưng không bị hạn chế vận động, vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp. Độ 2: Bệnh tim gây hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực. Độ 3: Bệnh tim gây hạn chế nhiều vận động thể lực, mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng. Độ 4: Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu, chỉ một vận động thể lực triệu chứng cơ năng gia tăng. 1.1.7. Điều trị suy tim Nguyên tắc điều trị: Loại bỏ các yếu tố làm nặng suy tim. Điều trị nguyên nhân gây suy tim. Điều trị triệu chứng: kiểm soát tình trạng suy tim sung huyết. Giảm công cho tim: giảm tiền tải và hậu tải . Kiểm soát tình trạng ứ muối và nước. Tăng sức co bóp cơ tim. 7 Điều trị nguyên nhân: bao gồm các bệnh như bệnh van tim, bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, dị tật bẩm sinh, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, thấp tim [6], [7]. Loại trừ các yếu tố làm nặng: Nhiễm trùng, loạn nhịp, thuyên tắc phổi, thiếu máu cơ tim cục bộ, có thai, bệnh tuyến giáp, thiếu máu, chất độc (rượu, anthracycline), thuốc (ức chế beta, kháng viêm không steroid, ức chế calci), không theo đúng yêu cầu và tiết chế dinh dưỡng [6], [7]. Điều trị suy tim bằng các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc: Xác định nguyên nhân suy tim và các yếu tố làm nặng rất cần thiết trước khi sử dụng thuốc điều trị suy tim và các thuốc sử dụng có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân suy tim [6], [7]. Giảm công tải: Nghỉ ngơi, điều trị béo phì (nếu có), thuốc giãn mạch, tuần hoàn phụ trợ [6], [7]. Cải thiện chức năng bơm của tim: Digitalis, các thuốc tăng co bóp khác, các chất giống giao cảm, máy tạo nhịp [6], [7]. Kiểm soát ứ đọng và quá nhiều muối và nước trong cơ thể: Chế độ ăn ít muối natri, các thuốc lợi tiểu, giảm lượng nước ứ đọng bằng các biện pháp cơ học (Chọc dẫn lưu màng phổi, chọc dẫn lưu cổ chướng, thẩm phân, lọc thận, siêu lọc) [6], [7]. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc [6], [7]. Hạn chế vận động và nghỉ ngơi cả thể xác lẫn tinh thần, trong thời gian bệnh nhân nằm nghỉ ở giường, cần tránh huyết khối tĩnh mạch bằng heparin tiêm dưới da hoặc thuốc chống vitamin K, khi đã qua giai đoạn cấp, cần có chương trình tập luyện thể lực. Chương trình tập thể dục được khuyến khích ở những bệnh nhân suy tim ổn định, nhằm giúp hỗ trợ thuốc điều trị suy tim. Giảm cân nặng ở bệnh nhân béo, nhờ đó sẽ giảm được sức cản ngoại vi. 8 Hạn chế muối natri (< 2gram natri /ngày) giúp dễ kiểm soát triệu chứng suy tim và có thể giảm bớt liều lợi tiểu cần dùng. Hạn chế nước uống của bệnh nhân (<1,5 lít/ngày) nhờ đó bớt quá tải khối lượng và cải thiện tình trạng natri máu thấp ở bệnh nhân suy tim nặng. Thẩm phân hay lọc thận siêu lọc ở bệnh nhân suy tim nặng, không đáp ứng với các biện pháp trên và lợi tiểu. Ngưng sử dụng thuốc làm giảm co bóp tim ví dụ: ức chế beta, ức chế calci, thuốc chống loạn nhịp. Cho thở oxy làm giảm bớt khó thở và giảm bớt áp lực động mạch phổi. Cần ngưng hút thuốc lá, không uống rượu. 1.2. Tự chăm sóc ở ngƣời bệnh suy tim 1.2.1. Khái niệm về tự chăm sóc Theo Orem [74] ―Tự chăm sóc là thực hiện các hoạt động do cá nhân khởi xướng và thực hiện bởi chính họ để duy trì cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc‖. Tổ chức Y tế Thế giới [75] định nghĩa tự chăm sóc là ''Những hoạt động cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện với ý định tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh, hạn chế đau ốm, và phục hồi sức khỏe. Những hoạt động này được bắt nguồn từ kiến thức và kỹ năng, từ kinh nghiệm sống và kiến thức chuyên môn. Chúng được thực hiện bởi chính bản thân họ, hoặc riêng rẽ hoặc trong sự phối hợp tham gia với những người có nguyên môn‖. Theo Riegel [82], [89] tự chăm sóc được định nghĩa là một quá trình ra quyết định tự nhiên mà bệnh nhân sử dụng trong việc lựa chọn hành vi để duy trì sự ổn định sinh lý (theo dõi triệu chứng và tuân thủ điều trị) và phản ứng với các triệu chứng khi nó xẩy ra. Như vậy, tự chăm sóc là cần thiết để mỗi cá nhân duy trì cuộc sống khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa biến chứng, giảm tái nhập viện. 9 Bình thường các hoạt động tự chăm sóc được thực hiện bởi chính bản thân người bệnh. Để thực hiện tốt hoạt động tự chăm sóc đòi hỏi người bệnh cần có kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết. Khi nhu cầu chăm sóc vượt quá khả năng tự chăm sóc hay nói cách khác cá nhân người bệnh không đủ khả năng để thực hiện hoạt động tự chăm sóc thì cần sự giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè, nhân viên y tế [65], [84], [93]. Tóm lại tự chăm sóc là quá trình theo đó các cá nhân và /hoặc người chăm sóc của họ thực hiện các hoạt động hàng ngày nhằm để duy trì hoặc khôi phục lại sức khỏe và hạnh phúc, ngăn chặn bệnh tật, và quản lý các bệnh mạn tính. Tự chăm sóc thích hợp có liên quan đến phòng ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, nâng cao sức khỏe và chất lượng của cuộc sống. Người Điều dưỡng chú ý đến những thiếu hụt trong tự chăm sóc của người bệnh để hỗ trợ kịp thời. 1.2.2. Nội dung tự chăm sóc ở ngƣời bệnh suy tim Theo Riegel (2012) [86] gần 50% người trưởng thành có một hoặc nhiều hơn một bệnh mạn tính, tự chăm sóc được coi là yếu tố quan trọng trong việc quản lý bệnh mạn tính trong đó có người bệnh suy tim. Ở những bệnh nhân có các bệnh mạn tính như suy tim để cải thiện kết quả điều trị lâm sàng và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, hoạt động tự chăm sóc là quan trọng để kéo dài tuổi thọ, nhưng nhu cầu tăng, tự chăm sóc phức tạp cùng với sự gia tăng của tuổi tác, đặc biệt với sự xuất hiện của các bệnh đi kèm mãn tính đòi hỏi người bệnh suy tim phải có một chương trình tự chăm sóc phù hợp [10], [65], [45], [70], [86]. Các nội dung tự chăm sóc ở người bệnh suy tim bao gồm: Quản lý triệu chứng và ra quyết định tự chăm sóc phù hợp Theo Riegel [83], [87], [89] trong suy tim, duy trì tự chăm sóc đòi hỏi người bệnh phải theo lời khuyên của các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe để 10 dùng thuốc, ăn một chế độ ăn ít natri, tập thể dục, từ bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tham gia vào các hành vi phòng ngừa và chủ động tự theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng. Tự quản lý chăm sóc liên quan đến việc ra quyết định để đáp ứng với các dấu hiệu và triệu chứng. Trong suy tim, tự quản lý chăm sóc đòi hỏi bệnh nhân nhận ra một sự thay đổi (chẳng hạn như tăng phù nề, mệt nhiều hơn, tăng cân đột ngột), đánh giá sự thay đổi, quyết định hành động, thực hiện một chiến lược điều trị (ví dụ, lấy một liều thuốc lợi tiểu thêm), và đánh giá sự đáp ứng với điều trị. Tự chăm sóc không đồng nghĩa với tuân thủ điều trị nhưng tuân thủ điều trị là 1 thành phần của tự chăm sóc. Chính người bệnh là người chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động tự chăm sóc, ngoài ra cần sự giúp đỡ của gia đình và người chăm sóc. Bởi vì tự chăm sóc liên quan đến hành vi như dùng thuốc, theo dõi và giải thích các triệu chứng, giữ cuộc hẹn, và liên hệ với các nhà cung cấp chăm sóc y tế khi cần thiết. Moser (2008) [70] cũng cho rằng tự quản lý chăm sóc liên quan đến quá trình nhận thức và hành động, nó bao gồm nhận ra triệu chứng xấu của suy tim và thực hiện tự chăm sóc ví dụ như cắt giảm lượng muối hoặc dùng một viên thuốc lợi tiểu thêm. Thực hiện uống thuốc theo đơn Yếu tố quan trọng nhất trong quản lý tự chăm sóc của người bệnh suy tim là tuân thủ điều trị bằng thuốc, thực hiện uống thuốc theo đơn là cần thiết tác động đến hiệu quả điều trị của người bệnh suy tim, cải thiện dấu hiệu, triệu chứng, ngăn ngừa nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong, tuân thủ điều trị bằng thuốc tốt liên quan đến người bệnh sống cao hơn [57], [65], [67], [100]. 11 Theo dõi cân nặng Việc theo dõi cân nặng là quan trọng nhất để nhận ra triệu chứng tăng cân trở lại, nó liên quan đến tình trạng tim trở nên tồi tệ hơn và cho thấy dấu hiệu giữ nước trong cơ thể. Theo dõi cân nặng hàng ngày là để người bệnh tự đánh giá trọng lượng cơ thể và ra quyết định chăm sóc phù hợp như liên lạc với bác sĩ và điều dưỡng nếu tăng > 2kg trong 3 ngày [18], [65], [100]. Swedberg (2005) [100] cũng cho rằng theo dõi cân nặng hàng ngày là một công cụ quan trọng để phát hiện tình trạng xấu đi của suy tim. Bệnh nhân suy tim nên cân nhắc mình hàng ngày và trong trường hợp có tăng cân đột ngột cần báo với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe hoặc điều chỉnh liều thuốc lợi tiểu của họ. Ăn hạn chế muối và hạn chế lƣợng dịch đƣa vào cơ thể Một chế độ ăn hạn chế muối là rất quan trọng trong việc tự quản lý triệu chứng của người bệnh suy tim [33], [68], [97]. Lượng muối đưa vào < 5g /ngày theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới cho tất cả người lớn và ≤ 2g /ngày cho tất cả các bệnh nhân suy tim. Và nếu người bệnh thành công trong tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối có thể dẫn đến giảm liều thuốc lợi tiểu [38], [49], [67]. Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn của người bệnh suy tim có triệu chứng được khuyến cáo để tránh giữ nước trong cơ thể. Kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn (< 2g) đối với bệnh nhân suy tim và hạn chế lượng dịch <1500-2000 ml nên được khuyến cáo ở những bệnh nhân suy tim tiến triển [6], [68], [97], [100]. Thƣờng xuyên tập thể dục Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục là rất quan trọng đối với người bệnh suy tim. Thường xuyên hoạt động vừa phải hàng ngày được khuyến khích cho tất cả các bệnh nhân suy tim có tình trạng ổn định, người bệnh có thể tập khoảng 20 phút một lần và tối thiểu 3 lần trong 1 tuần giúp cải thiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất