Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Truyền thống hiếu học của nhân dân xã xuân lũng, huyện lâm thao, tỉnh p...

Tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã xuân lũng, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

.PDF
78
1
144

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA NHÂN DÂN XÃ XUÂN LŨNG, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học Sư phạm Lịch sử - GDCD PHÚ THỌ, NĂM 2018 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA NHÂN DÂN XÃ XUÂN LŨNG, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Đại học Sư phạm Lịch sử - GDCD Người hướng dẫn khoa học: Th.S. Đỗ Bích Liên PHÚ THỌ, NĂM 2018 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo Trường Đại học Hùng Vương, các phòng ban, khoa, tổ trong nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, trực tiếp là các thầy giáo, cô giáo đã có những chỉ bảo giúp em thực hiện khóa luận đạt kết quả tốt nhất. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ Văn hóa xã Xuân Lũng, các dòng họ Nguyễn Hãng, họ Tam Sơn, Họ Ba Ngành và nhân dân địa phương đã cung cấp những tư liệu, số liệu liên quan đến khóa luận, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Đỗ Thị Bích Liên, người đã tận tình hướng dẫn và luôn quan tâm, động viên em hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc đến ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, những người đã hỗ trợ hết mức cả về vật chất và tinh thần cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thúy Hằng MỤC LỤC Lời cám ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ................................................................................................. 1 3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 NỘI DUNG ........................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ XUÂN LŨNG VÀ TÌNH HÌNH KHOA BẢNG CỦA VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHONG KIẾN ..................................... 9 1.1 Khái quát về xã Xuân Lũng .......................................................................... 9 1.1.1 Tên gọi và sự thay đổi địa giới hành chính ................................................ 9 1.1.2 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên .............................................................. 11 1.1.3 Tình hình kinh tế ..................................................................................... 13 1.1.4 Xuân Lũng – vùng đất giàu truyền thống ................................................. 14 1.2 Tình hình khoa bảng của Việt Nam thời phong kiến ................................... 16 1.2.1 Khoa bảng từ thế kỷ X đến thế kỷ XI ...................................................... 16 1.2.2 Tình hình khoa bảng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI ................................... 17 1.2.3 Khoa bảng thế kỷ XVI đến nửa đầu TK XIX ........................................... 21 CHƯƠNG 2. TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC THỜI PHONG KIẾN CỦA XÃ XUÂN LŨNG, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ............................... 24 2.1 Những biểu hiện của truyền thống hiếu học................................................ 24 2.1.1 Coi trọng sự học ...................................................................................... 24 2.1.2 Học để làm người .................................................................................... 25 2.1.3 Tự học ..................................................................................................... 26 2.1.4 Học suốt đời ............................................................................................ 28 2.2. Khái quát về thành tích khoa bảng của xã Xuân Lũng thời phong kiến...... 28 2.3 Một số cá nhân và dòng họ tiêu biểu của xã Xuân Lũng trong khoa bảng thời phong kiến ....................................................................................................... 35 2.3.1 Nguyễn Hãng .......................................................................................... 35 2.3.2 Nguyễn Mẫn Đốc .................................................................................... 37 2.3.3 Nguyễn Doãn Cung ................................................................................. 40 2.3.4 Nguyễn Chính Tuân ................................................................................ 42 2.4 Nhân tố làm nên thành tích khoa bảng của nhân dân xã Xuân Lũng ........... 43 2.4.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 43 2.4.2 Chính sách khuyến học của triều đình và địa phương .............................. 44 2.4.3 Vai trò của gia đình, dòng họ................................................................... 46 2.4.4 Ý chí cá nhân ........................................................................................... 47 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC NHÂN DÂN XÃ XUÂN LŨNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐÓ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................ 50 3.1 Thực tiễn truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng trong giai đoạn hiện nay ................................................................................................................... 50 3.1.1. Những biểu hiện chủ yếu của truyền thống hiếu học hiện nay ................ 50 3.1.2. Thành tích học tập của xã Xuân Lũng..................................................... 51 3.2 Một số định hướng giáo dục truyền thống hiếu học trong giai đoạn hiện nay ......................................................................................................................... 54 3.2.1 Sự cần thiết của việc giáo dục truyền thống hiếu học trong giai đoạn hiện nay ................................................................................................................... 54 3.2.2 Một số định hướng .................................................................................. 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 64 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐVSKTT: Đại Việt sử ký toàn thư HSG: Học sinh giỏi THCS: Trung học cơ sở TTHH: Truyền thống hiếu học GDTTHH: Giáo dục truyền thống hiếu học UBND: Ủy ban nhân dân VHTT: Văn hóa thông tin DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Danh sách các vị khoa mục của xã Xuân Lũng, trong 205 vị được khắc trên 3 tấm bia .............................................................................. 33 Bảng 3.1: Phương án giải quyết khi đang đi học mà hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp khó khăn .................................................................................................... 50 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học lâu đời. Người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, “nhân bất học bất tri ly”. Do đó trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, giáo dục luôn được coi trọng và đề cao. Trong suốt cuộc đời hy sinh cho đất nước, cho dân tộc, Bác Hồ chỉ có một ham muốn, “Một ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong thư gửi các cháu nhân ngày khai trường đầu tiên khi đất nước độc lập, Người viết “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không? Điều đó nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Ngày nay Đảng ta cũng luôn có tư tưởng nhất quán trong đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước, đề ra nhiều chủ trương chính sách phát triển sự nghiệp Giáo duc – Đào tạo, đẩy mạnh công tác khuyến học khuyến tài. Trong Văn kiện đại hội lần thứ VII của Đảng (1991), đã chỉ ra: “Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vai trò của giới trí thức đã quan trọng, trong xây dựng chủ nghĩa, vai trò của giới trí thức ngày càng quan trọng. Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ tri thức của mình và bản thân công – nông không được nâng cao kiến thức, không dần dần được trí thức hóa thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội được”. Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IX) cũng khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao nhân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Hiện nay, xu thế của thời đại, giáo dục đào tạo đã trở thành yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia. Đảng ta cũng đã khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh quốc tế đó, khi làn sóng kinh tế tri thức đang dâng trào, 2 chúng ta không thể thực hiện nền công nghiệp hóa đất nước theo mô hình cũ mà phải gắn liền công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy để làm được điều đó, dân trí phải được nâng cao, nguồn nhân lực phải được đào tạo dồi dào, nhân tài phải được phát hiện bồi dưỡng và sử dụng. Phát huy nguồn nhân lực con người, coi đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Xã Xuân Lũng là vùng đất có truyền thống hiếu học và đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục cả trong quá khứ và hiện tại. Thời phong kiến, quê hương Xuân Lũng đã đóng góp cho đất nước 4 nhà khoa bảng và hàng trăm cử nhân (đứng đầu tỉnh Phú Thọ). Sau khi đỗ đạt nhiều người trong số các tiến sĩ, cử nhân, tú tài đã có những đóng góp xuất sắc trên các lĩnh vực góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đến thời hiện đại, kế thừa truyền thống hiếu học của ông cha, mặc dù phải trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt hay trong công cuộc xây dựng đổi mới quê hương đầy khó khăn, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Lũng vẫn luôn coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Nhằm góp phần đưa chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo thành hiện thực thì việc tìm hiểu về việc đào tạo tuyển chọn và sử dụng lực lượng trí thức của ông cha ta trong lịch sử sẽ đem lại những bài học và kinh nghiệm quý báu. Qua tìm hiểu truyền thống hiếu học vẻ vang của con người Xuân Lũng, rút ra những yếu tố khách quan chủ quan tạo nên truyền thống đó. Từ đó thấy được sự kế thừa và phát huy truyền thống khoa bảng của Xuân Lũng trong hiện tại, những chính sách, chủ trương của chính quyền địa phương và dòng họ cũng như thành tựu trong sự nghiệp giáo dục mà quê hương Xuân Lũng đã đạt được. Việc tìm hiểu này sẽ góp phần giáo dục lòng tự hào về truyền thống hiếu học cho thế hệ trẻ ý thức được trách nhiệm trong việc kế thừa truyền thống quý báu đó. Đồng thời người viết đề ra một số định hướng phát huy truyền thống đó trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” làm hướng nghiên cứu cho khoá luận của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 3 Việc tìm hiểu truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng từ phong kiến đến nay và một số định hướng để giáo dục truyền thống đó chưa được đề cập chi tiết trong một công trình nghiên cứu cụ thể nào. Vấn đề này chỉ được đề cập một cách khách quan trong một số tác phẩm viết về giáo dục Việt Nam nói chung hoặc trong một số công trình lịch sử địa phương. Thứ nhất, đó là những tác phẩm viết về giáo dục khoa cử thời phong kiến. Trong đó đáng chú ý là cuốn “Lược khảo về khoa cử Việt Nam từ khởi nguyên đến khoa Mậu Ngọ 1918” của Trần Văn Giáp, xuất bản năm 1941, tác phẩm đã giới thiệu sơ lược về lịch sử khoa cử như thể lệ thi, sách học, giới thiệu những người đỗ tiến sĩ trong một số khoa thi thời phong kiến. Tác phẩm “Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội” của Đỗ Văn Ninh biên soạn, Nhà xuất bản VHTT, Hà Nội 2000. Giới thiệu về phần dịch các văn bia tiến sĩ còn được lưu giữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội. Qua cuốn sách người đọc có thể tìm hiểu về danh sách những người đỗ tiến sĩ đến trạng nguyên trong các khoa thi từ 1442, tìm hiểu về tư tưởng giáo dục qua lời đề tựa của các văn bia. Tác phẩm “Trạng nguyên, tiến sĩ, hương cống Việt Nam” do Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa, Việt An biên soạn, NXB VHTT 2002. Tác phẩm giới thiệu tương đối về thể lệ thi cử thời phong kiến và tên những người đỗ trung đại khoa cùng quê quán của họ. Đây là tài liệu tốt giúp tra cứu những người đỗ đạt. Cuốn “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam” của Lê Văn Giang, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003 đã giới thiệu khái quát lịch sử của nền giáo dục Việt Nam và một số những nhận xét, đánh giá. Tuy vậy những tác phẩm nói trên chỉ mang tính khái quát mà chưa chuyên sâu về giáo dục, khoa cử và đóng góp của các nhà khoa bảng ở một địa phương cụ thể, vì vậy cũng khó khăn khi tìm hiểu về cái riêng của một địa phương. Phần đóng góp của các vị đỗ đạt thường rất sơ lược, hơn nữa số liệu về những người đỗ đạt từ cử nhân đến trạng nguyên giữa các sách cũng có sự chênh lệch tương đối. Cuốn “Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 – 1919)” của nhóm tác giả Ngô Đắc Thọ, Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi biên soạn, NXB Văn học 4 2006, là công cụ tra cứu giúp người đọc tìm hiểu thông tin cần biết về các nhà trí thức Nho học nước ta đã trúng tuyển trong các kỳ thi Đại khoa chính thức do triều đình tổ chức cấp toàn quốc. Cuốn sách giới thiệu tổng quát lịch sử của các kỳ thi Đại khoa và nguồn sử liệu sử sách ghi chép các khoa thi đó. Người đọc có thể tra cứu về các nhà khoa bảng từ Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn (tên, sinh quán, danh hiệu thi đỗ, chức quan,…) danh sách của các vị tam khôi của từng khoa thi, thống kê các khoa thi tiến sĩ và tương đương từ năm 1075 đến 1919. Thứ hai là những tác phẩm nghiên cứu về vùng đất Xuân Lũng. Đây là những công trình mang tính chất lịch sử địa phương được học giả nghiên cứu ở các thời kỳ khác nhau. Trong cuốn “Danh nho tỉnh Phú Thọ” của tác giả Lê Kim Thuyên, Sở VHTT và Thể thao tỉnh Phú Thọ xuất bản tháng 10 – 1997 đã điều tra, nghiên cứu về các nhà khoa bảng của tỉnh Phú Thọ thời phong kiến với 26 vị Danh Nho. Cuốn sách có hai mục mục đầu là: “Về các nhà khoa bảng tỉnh Phú Thọ” và “Tổng số Tiến sĩ xếp theo từng triều đại”, sau đó trình bày theo tên từng nhà khoa bảng như: Nguyễn Mẫn Đốc, Nguyễn Chính Tuân, Bùi Ứng Đẩu…Tác giả đã nêu tên khái quát số người đỗ đạt từng triều đại, số danh hiệu học vị còn chưa chuyên sâu mà mang tính chất tập hợp, liệt kê. Khi nói về từng danh Nho thì chỉ giới thiệu một vài thông tin tiểu sử, sự nghiệp và tập trung vào kể về các giai thoại. Những tác phẩm nghiên cứu về vùng đất Lâm Thao. Đây là những công trình mang tính chất lịch sử địa phương được học giả nghiên cứu ở nhiều thời kỳ khác nhau và từng xã trong huyện. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lâm Thao (1940 – 2002) của BCH Đảng bộ huyện Lâm Thao, xuất bản năm 2003. Trong đó có nói đến sự thay đổi vị trí địa lý hành chính, đặc điểm tình hình toàn huyện với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Tác phẩm còn trình bày khá chi tiết về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ xây dựng quê hương, đất nước của toàn huyện Lâm Thao trong đó có xã Xuân Lũng trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục…. Tình hình giáo dục của toàn huyện trong thời kỳ này được 5 trình bày với những con số cụ thể qua các năm thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của cha ông trong thời đại mới. Trong hai cuốn tập “Lâm Thao xưa và nay”, tập 1 (Sở VHTT – Thể thao Phú Thọ, Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ, Xuất bản 2003) và tập 2 (UBND huyện Lâm Thao, Chi hội văn nghệ dân gian Lâm Thao, Xuất bản 2003) đã trình bày đặc điểm tình hình của huyện cùng với mọi mặt của đời sống xã hội: Lễ hội, phong tục, di tích, danh nhân, văn hóa, văn nghệ…Trong đó có nói đến truyền thống hiếu học của huyện, các thành tích trong giáo dục, từ các vị khoa bảng trong lịch sử đến những tấm gương sáng thời hiện đại…Trong tập 2 cuốn sách có bài đăng: Quan Vè Vầy, Xuân Lũng – đất học của Việt Hoàng. Mặc dù không phải là cuốn sách chuyên sâu về vùng đất Lâm Thao và xã Xuân Lũng nhưng một trong số nội dung của hai cuốn sách đặc biệt là những mẩu chuyện, những giai thoại ở đó là tư liệu rất hữu ích cho việc tham khảo và nghiên cứu về truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng. Cuốn “Nguyễn Hãng tác phẩm” của Nguyễn Văn Toại chủ biên, NXB VHTT, 2011, đã giới thiệu về Nguyễn Hãng – tác gia văn học thế kỷ XVI và những đóng góp của ông tô đẹp thêm cho truyền thống hiếu học xã Xuân Lũng. Tác phẩm “Kẻ dòng nội truyện” của Nguyễn Văn Toại, Nhà xuất bản văn hóa – thông tin, 2007. Tác phẩm giới thiệu Làng Dòng, đôi điều về các giáp và các họ, giúp bạn đọc có thể hiểu hơn đôi nét về vùng đất Xuân Lũng cũng như truyền thống hiếu học và con người nơi đây. Ngoài ra, truyền thống hiếu học và những thành tích đạt được về sự nghiệp giáo dục của xã Xuân Lũng trong lịch sử còn được đề cập trong các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của chính quyền địa phương và giải rác trên một số tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, trên một số tờ báo tỉnh Phú Thọ: Báo khuyến tài – khuyến học Đất Tổ, Giáo dục và Đào tạo,…Truyền thống này cũng được lưu giữ trong hương ước làng xã, gia phả của một số dòng họ như gia phả họ Tam Sơn, họ Ba Ngành ở Xuân Lũng,… Như vậy, một số công trình nghiên cứu dù trực tiếp hay gián tiếp đã đề cập đến lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam nói chung và vùng đất Xuân lũng 6 nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào tình hình giáo dục, truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng. Chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về số người, họ tên, quê quán của những người đỗ đạt còn việc tìm hiểu những yếu tố đã đưa đến truyền thống hiếu học ở xã Xuân Lũng và một số định hướng giáo dục truyền thống đó trong giai đoạn hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Việc kế thừa và phát triển truyền thống đó, những chủ trương chính sách của chính quyền và sự quan tâm của nhân dân để phát huy truyền thống đó là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu. Đề tài phân tích những thành tích trong giáo dục của xã Xuân Lũng thời phong kiến, thực trạng truyền thống hiếu học trong hiện tại và đưa ra một số định hướng để giáo dục truyền thống hiếu học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Phân tích những điều kiện yếu tố góp phần tạo nên truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng. - Tìm hiểu những thành tích nổi bật của xã Xuân Lũng trong khoa cử thời phong kiến. - Phân tích thực trạng truyền thống giáo dục truyền thống hiếu học đó trong giai đoạn hiện nay. - Đưa ra một số định hướng giáo dục truyền thống hiếu học đó trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Xã Xuân Lũng – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ - Phạm vi thời gian: Từ thời phong kiến đến 2017 5. Phương pháp nghiên cứu 7 5.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Đây là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu lịch sử. Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã thu thập các số liệu, thông tin có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, tạp chí, báo cáo, thống kê… Khi thu thập xong tôi tiến hành sắp xếp theo các loại tài liệu và theo thời gian. Sau đó chọn lọc, phân tích, đối chiếu, so sánh với nhau để tìm ra những thông tin chính xác nhất, cần thiết nhất về xã Xuân Lũng sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, về tiểu sử, sự nghiệp của các nhà khoa bảng, đặc biệt về thành tích giáo dục của xã Xuân Lũng. 5.2 Phương pháp điền dã Không chỉ sưu tầm, khai thác thông tin, số liệu từ các sách báo, công trình nghiên cứu, tài liệu thành văn, tôi còn trực tiếp đi thực tế ở xã Xuân Lũng, tìm dến các phòng ban như: phòng Văn hóa xã, Hội khuyến học, phòng thống kê, ban tuyên giáo, thư viện xã… để tìm số liệu và thông tin cụ thể. Tôi còn trực tiếp đến các dòng họ để xác minh thông tin cụ thể, thu thập thêm số liệu và chụp ảnh tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 5.3 Phương pháp điều tra xã hội học Để thu thập thêm thông tin, xác minh thông tin, tôi đã tìm gặp và trao đổi trực tiếp với những người có liên quan, trưởng dòng họ, hậu duệ các khoa bảng, những người có hiểu biết, nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến nội dung khóa luận. Qua đó chọn lọc, đối chiếu với các nguồn tài liệu khác và bổ sung hoàn thiện khóa luận của mình. 5.4 Phương pháp lịch sử, phương pháp logic Đây là hai phương pháp quan trọng hàng đầu và không thể tách rời nhau trong nghiên cứu lịch sử. Thông qua việc khái quát tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử xã Xuân Lũng nói riêng từ thời phong kiến đến nay với những biến cố thăng trầm từ đó phân tích tình hình giáo dục xã Xuân Lũng với những thành tựu cụ thể, những chuyển biến, những thay đổi. Phân tích sự phát triển của giáo dục cho thấy truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng thời phong kiến và sự kế 8 thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong hiện tại. Từ đó rút ra nguyên nhân phát triển của giáo dục, những điều kiện, yếu tố góp phần tạo nên truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ XUÂN LŨNG VÀ TÌNH HÌNH KHOA BẢNG CỦA VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHONG KIẾN 1.1 Khái quát về xã Xuân Lũng 1.1.1 Tên gọi và sự thay đổi địa giới hành chính Từ nhiều thế kỷ nay xã Xuân Lũng – tên nôm là Dòng (kẻ Dòng), là một xã nằm về phía tây của huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Nói đến Xuân Lũng, tức nói đến một vùng trung du “rừng cọ đồi chè”, nơi cự tụ của người Việt Cổ, với nhiều di tích, di chỉ, đền, chùa, miếu mạo… Nơi đây vẫn được coi là một làng văn hiến mà sự hiếu học trở thành truyền thống nổi trội hẳn lên trong số rất nhiều làng xã thuộc vùng đồi núi huyện Lâm Thao. Một vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi. Những bằng chứng khảo cổ học đã xác định Xuân Lũng là nơi cự tụ của người Việt Cổ. Làng có nghề đánh dầu dọc, nghề trồng sơn, cắt sơn, có phường sơn, có chè Dòng ngon nức tiếng Hà Thành. Từ xưa con người ở đây, đã biết vận dụng tư duy huyền thoại để giải thích mảnh đất của mình là đất Rồng, đất có hình “con phượng”, phát về đường học vấn. Và trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân ta vừa đấu tranh chống thiên tai, vừa đấu tranh chống giặc ngoại xâm để dựng nước, giữ nước thì xã Xuân Lũng cũng như các vùng khác đã bao lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính do đó diện mạo và môi trường cũng thay đổi sau những lần biến động ấy. Như vậy Làng Dòng – xã Xuân Lũng có tự bao giờ? Từ thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất này thuộc bộ Văn Lang. Ngay từ năm 1400, đời nhà Hồ, địa danh “Xuân Lũng” đã thấy xuất hiện cùng với Bùi Ứng Đẩu khi sĩ tử này lều chõng đi thi lấy bằng Thái học sinh (tiến sĩ) đã phải khai bản quán vào lý lịch để nộp của mình. Nếu tạm lấy đó làm mốc thì xã Xuân Lũng đã có lịch sử trên 600 năm hình thành và phát triển. Xuân Lũng với 36 trang trại thuộc Xuân Lũng tổng, Lâm Thao phủ. Đầu thời Lê, Lâm Thao thuộc trấn Sơn Tây, có các huyện Sơn Vi, Hoa Khê, Hạ Hòa, Tam Nông. Tình hình địa lý về cơ bản vẫn giống thời Trần. 10 Tổng Xuân Lũng gồm 8 xã: Xuân Lũng, Sơn Tường, Cẩm Thạch, Vân Cương, Tiên Cương, Hy Sơn, Tập Lục, Hy Cương (Cổ tích). Xuân Lũng là xã lớn, bề thế và đông dân đinh nhất, năm 1937 có 937 xuất đinh, nên được gọi là xã đầu tổng. Căn cứ vào địa vực như trên thì tổng Xuân Lũng được bắt đầu từ Thậm Thình ra đến bờ sông Thao, bắc giáp Hà Thạch, nam giáp Thạch Sơn. Núi tổ Hùng Vương thuộc Xuân Lũng tổng. Tên gọi Xuân Lũng (Vân Lung sách), đến thế kỷ XV đã thấy xuất hiện trong câu đối ở nhà từ đường họ Nguyễn Tam Sơn Tiết nghĩa thờ Nguyễn Doãn Cung ghi: “Địa hoang tiên phá Văn Lung Sách Thiên Bảng danh đề Tiến sỹ bi” Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Xuân Lũng được sát nhập với các làng thuộc tổng Xuân Lũng cũ thành xã Phong Châu. Năm 1954, xã Xuân Lũng được chính thức tách ra từ xã Xuân Huy. Năm 1968, sát nhập hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, xã Xuân Lũng thuộc huyện Lâm Thao tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1996, tỉnh Vĩnh Phú được tách ra thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Năm 1999, sau Nghị định chia tách hai huyện của tỉnh Phú Thọ là Phong Châu và Tam Thanh, huyện Lâm Thao được tách ra từ huyện Phong Châu trở về vị trí như cũ, xã Xuân Lũng thuộc huyện Lâm Thao. Xã Xuân Lũng xưa bao gồm 36 xóm, tên gọi của mỗi xóm do ông Đặng Hữu Phát cung cấp. Xóm làng Thượng trong, Xóm làng Thượng ngoài, Xóm làng San trong, Xóm làng San ngoài, Xóm làng Giữa, Xóm làng Trung, Xóm Chùa, Xóm Mới, Xóm Mô, Xóm Mít, Xóm Hống, Xóm Lũng Bô, Xóm Chó Sa, Xóm Nhà Vang, Xóm Cây Xa, Xóm Trại, Xóm Lũng Sở, Xóm Chi Huy, Xóm Đồng Báng, Xóm Lũng Giữa, Xóm Lũng Ngòi, Xóm Đồng Cống, Xóm Dốc Trặng, Xóm Dốc Đìa, Xóm Rừng Gò, Xóm Trại Ngạnh, Xóm Cốc, Xóm Ba Xã, Xóm Cống Cáng, Xóm Cây Táo, Xóm Trung Giang, Xóm Bãi Già, Xóm Bãi Non, Xóm Bãi Vân, Xóm Quán Cháy, Xóm Núi Giao. Từ xóm Ba Xã đến xóm Quán Cháy nay thuộc xã Xuân Huy. 11 1.1.2 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên Xuân Lũng ngày nay là một xã có tổng diện tích tự nhiên là 682,39 ha, trong đó có 59,4 ha thuộc miền trung du. Dân số của xã năm 1999 là 5286 người với mật độ dân số đạt 765 người/km2. Xã Xuân Lũng cách huyện lỵ Lâm Thao 6km, cách Đền Hùng 5km. Phía Tây giáp xã Xuân Huy, phía Đông giáp xã Tiên Kiên, phía Bắc giáp Hà Thạch, phía Nam giáp xã Thạch Sơn. Theo địa bạ xã Xuân Lũng, tổng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, bản chữ Hán, ký hiệu Aga 11/27, lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, thời trước những loại văn bản này được gọi là bản Giáp, bản Ất, bản Bính. Có một số địa danh, xứ đồng được kê trong Địa bạ này, nay không tìm thấy trên thực địa hoặc đã bị đổi tên. Phía Đông xã Xuân Lũng giáp địa phận xã Hy Sơn thuộc bản Tổng, lấy rừng Tam Sơn của bản xã và ruộng Man Đái, giáp xứ Đình Chương của xã Hy Sơn, tiếp đến Hòn Đá chỗ giáp nhau của Rừng Xú có cát đá làm giới. Lại giáp đến địa phận xã Tiên Cương thuộc bản tổng, hai xã cùng lấy con ngòi làm giới. Phía Tây giáp sông lớn, lấy giữa sông làm giới, lại giáp với Cẩm Thanh, Vân Cương thuộc bản tổng, lấy nửa ao, chỗ gấp khúc của hai xã giáp nhau, làm giới. Lại lấy khu Con Voi, xứ đồng Chiền của bản xã, giáp ruộng xứ đồng Chiền làm giới. Lại giáp địa phận xã Hà Thạch của bản huyện, lấy khu Con Cá của bản xã giáp xứ đồng Mả Chế của xã Hà Thạch, lại lấy xứ đồng Cống của bản xã giáp đồng miêu nha (khu gieo mạ) và xứ Quất của Hà Thạch, làm giới. Lại giáp địa phận xã Sơn Tường của bản tổng, lấy châu thổ của bản xã, giáp đất thổ trạch, chỗ Bờ Nghỉ, thẳng đến con ngòi nhỏ làm giới. Phía Nam giáp xã Thạch Sơn của bản huyện, hai xã cùng lấy khoảng giữa khu Cây Lang Xứ Con Cá, làm giới. Lại chạy men theo đường gấp khúc đến chỗ Hòn Đá của hai xã giáp nhau làm giới. Lại lấy xứ đồng Điên thuộc địa phận xã Sơn Tường của bản tổng, tiếp đó đến đồng Vụ của xã đó, giáp xứ đồng Tuyết của bản xã, hai xã cùng lấy bờ ruộng giáp ranh, làm giới. Lại lấy khu Điên của bản xã, giáp ruộng xã đó tiếp đến con đê làm giới. Lại lấy từ đất thổ trạch ngoài đê của xã đó, giáp bản xã, phía trên từ đầu Bờ Niên men theo đến xứ đường đê 12 tảo tiêu lũ, chạy thẳng đến sông lớn làm giới. Lại từ đường đê phân theo đến Lỗ Đổ, nơi nước thông nhau của hai xã giáp nhau, chạy thẳng đến sông lớn chỗ hai xã giáp nhau, làm giới. Phía Bắc giáp địa phận xã Hà Thạch của bản huyện, lấy phần đất của bản xã, giáp một đoạn con ngòi của xã đó, qua sang bờ, hai xã cùng lấy bờ ngòi sát mé nước, đều lấy bờ ngòi làm giới, chạy dài đến sông lớn. Lại từ đầu Đá Ong của xã đó qua ngòi dài một trượng đến con đê của bản xã. Lại giáp xã Vân Cương của bản tổng, chỗ châu thổ của hai xã giao nhau, hai xã cùng lấy mốc Hòn Đá chạy thẳng đến ngòi nhỏ làm giới. Lại giáp Cẩm Thanh, Vân Cương, lấy xứ đồng Chiền của bản xã, giáp xứ Đồng Chiền của Cẩm Thanh , hai bên cùng lấy bờ ruộng làm giới. Lại lấy địa phận xã Tập Lục của bản Tổng, lấy bờ cõi hai xã giáp nhau làm giới, men đến cõi ngang, tiếp giáp Bờ Sản, hai xã cùng lấy Hồn Đá làm giới. Lại men theo đến bờ Cây Lưu, chỗ hai xã giáp nhau, chạy đến chỗ gấp khúc, lấy đầu khu Tứ Mã của bản xã, giáp đầu khu Cá của xã Vân Cương làm giới. Lại lấy ruộng xứ đồng Cống của bản xã, giáp với ruộng xứ đồng Chiêm của xã Vân Cương, hai xã cùng lấy Bờ Ngay làm giới. Lại lấy khu Con Cá, giáp ruộng xứ đồng Chiên của xã Vân Cương làm giới. Lại giáp địa phận xã Sơn Tường, lấy rừng Tắc của bản xã, giáp xứ Đỗ Nha của xã Vân Cương, làm giới. Về địa lý, Xuân Lũng có ba phần khác biệt nhau là vùng đồi, vùng giữa làng và vùng ven sông Thao. Hay nói cách khác là địa hình Xuân Lũng gồm ba dạng chính: Vùng đồi bát úp, ruộng bậc thang (dọc) và đồng bằng hẹp. Vùng đồi, ngoài diện tích trồng sơn, cọ, chè trẩu…còn đa phần là ruộng dọc, ruộng bậc thang cắt ngang hoặc xẻ dọc theo đồi, nhiều chỗ là ruộng trầm lầy lụt. Đồi và ruộng xen kẽ nhau, không có những cánh đồng thẳng cò bay nhưng sản vật thì đặc biệt và phong phú. Vùng giữa làng, ngoài nghề trồng lúa nước còn có nghề phụ như chăn tằm, ép dầu, có một số người buôn bán chạy chợ. Vùng ven sông Thao là đất bãi chủ yếu trồng ngô và hoa màu. Về khí hậu: Do vị trí địa lý như trên Xuân Lũng nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc, thiên về chí tuyến Bắc, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, một 13 năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông; nhưng rõ nét nhất là hai mùa nóng và lạnh. Mùa nóng từ đầu tháng tư tới tháng mười có nhiệt độ cao, gió Đông Nam và mưa nhiều, lượng mưa trung bình là 197,7 mm/tháng; nhiệt độ trung bình là 26,87độ. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng mười một đến tháng ba năm sau. Nhiệt độ trung bình là 19 độ, lượng mưa trung bình là 66 mm/tháng.[ 22; 12] Điều kiện khí hậu của Xuân Lũng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, có điều kiện sản xuất để tham canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất. Do vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng trọt và buôn bán nên con người đã sinh sống trên địa bàn xã Xuân Lũng từ rất sớm. Đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, từ đó là cơ sở để phát triển các loại ngành kinh tế. Cuộc sống của con người vì thế ngày càng đảm bảo hơn. 1.1.3 Tình hình kinh tế Với điều kiện khí hậu ấm áp, vùng đồi gò đất phù sa bồi ven sông Hồng thuận lợi cho việc sinh sống của con người. Trên rừng có chim thú hoa quả, dưới sông hồ sẵn cá tôm, các và các loại thủy sản làm nguồn thức ăn, lại sẵn nguyên liệu: đá, kim loại để chế tác công cụ sản xuất, người Việt Cổ đã cự tu đông đúc ở nơi đây. Xuân Lũng được xác định là một trong 67 di chỉ khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (cũ), tương ứng với 4 giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Năm 1968, cũng trên địa bàn này, người ta thu thập được ở Rừng Gò 6 công cụ cuội ghè đẽo và 2 mảnh tước, ở cầu Mả Vỡ 3 công cụ cuội và 4 mảnh tước, ở Giao Thượng 5 mảnh tước. Ngoài ra còn có các điểm ở rừng Đầm, Giao Hạ, rừng Trong. Rừng Dung có vết tích văn hóa của thời Phùng Nguyên qua những di chỉ về đồ gốm được chế tạo bằng bàn xoay, hoa văn trang trí là hoa văn khắc vạch kết hợp với chấm vải, thể hiện kỹ thuật trình độ cao của nghề gốm nguyên thủy. Người Xuân Lũng đã chế tác công cụ của mình bằng đá cuội, dựa vào kỹ thuật ghè đẽo một mặt, vết ghè nhỏ, mỏng và cẩn thận. Kết hợp với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ nên cư dân ở đây từ xã xưa đã có một nền nông nghiệp trồng lúa phát triển, bao gồm cả trồng lúa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng