Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của vũ tú nam...

Tài liệu Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của vũ tú nam

.PDF
77
1
57

Mô tả:

1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến giảng viên – Thạc sĩNguyễn Thị Thu Thủy, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học Mầm non cùng các thầy cô của trường Đại học Hùng Vương, những người thầy, người cô luôn nhiệt tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ những kiến thức mà thầy cô còn cho chúng em những kinh nghiệm sống trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong thư viện nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu đề tài. Em xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Người thực hiện Phạm Ngọc Bích 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................... 2 2.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 3 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3 5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 6.1. Phương pháp phân tích tổng hợp.................................................................. 5 6.2. Phương pháp khảo sát thống kê ................................................................... 5 6.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................. 5 6.4. Phương pháp hệ thống ................................................................................. 6 7. Giả thiết khoa học ......................................................................................... 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VIẾT CHO THIẾU NHI 1.1. Truyện viết cho thiếu nhi .......................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 7 3 1.1.2. Đặc điểm thể loại truyện viết cho thiếu nhi ............................................... 8 1.2. Vài nét về truyện đồng thoại ................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm truyện đồng thoại ................................................................... 11 1.2.2. Đặc trưng thể loại truyện đồng thoại ....................................................... 13 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VŨ TÚ NAM – NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam .......................... 22 2.1.1. Tác giả Vũ Tú Nam ................................................................................ 22 2.1.2.Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam.............................. 24 2.2. Đặc sắc nội dung truyện đồng thoại Vũ Tú Nam ................................... 26 2.2.1. Thiên nhiên giàu đẹp, tươi mới ............................................................... 27 2.2.2.Thế giới loài vật đa dạng, sinh động ........................................................ 30 2.2.3. Mở rộng nhận thức, giáo dục trẻ những giá trị Chân – Thiện – Mỹ......... 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................. 44 CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRUYỆN ĐỒNG THOẠI CỦA VŨ TÚ NAM 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.............................................................. 45 3.1.1. Khái niệm cốt truyện............................................................................... 45 3.1.2. Đặc sắc nghệ thuật xây dựng cốt truyện .................................................. 46 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................ 49 3.2.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................. 49 4 3.2.2. Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................... 50 3.3.Nghệ thuật nhân cách hóa ........................................................................ 54 3.3.1. Khái niệm nhân cách hóa ........................................................................ 54 3.3.2. Nhân cách hóa tài tình, dí dỏm................................................................ 55 3.4. Sức hấp dẫn ngôn ngữ và giọng điệu ...................................................... 58 3.4.1. Khái quát ................................................................................................ 58 3.4.2. Ngôn ngữ phong phú, giàu có ................................................................. 59 3.4.3. Giọng điệu đa dạng, trong sáng............................................................... 64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................. 67 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 70 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống con người xưa nay, văn học đã trở thành nhu cầu không thể thiếu. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ thuật, văn học làm phong phú hơn hiểu biết của con người, góp phần hình thành nhân cách, đúng như M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. ỞViệt Nam,trong sự phát triển của nền văn học dân tộc, mỗi đối tượng, mỗi lứa tuổi, cũng có những sáng tác văn học phù hợp. Trong đó, văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên diện mạo của văn họcnước nhà. Văn học thiếu nhi đã thực sự phát triển khá toàn diện và phong phú.Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống. Đó là những bức tranh muôn màu vềcuộc sống, về thế giới tâm hồn đáng yêu, hồn nhiên và trong sáng của tuổi thơấu. Viết cho thiếu nhi, các nhà văn, nhà thơ đã tiếp cận với những khía cạnhkhác nhau của tâm lý, tính cách, những trạng thái cảm xúc ở độ tuổi của các em để tạo nên những sản phẩm tinh thần tặng cho các bạn nhỏ tuổi. Một trong những thể loại truyện được nhiều nghệ sĩ yêu thích và thử bút chính là truyện đồng thoại. Đồng thoại là một mảng truyện mượn hình ảnh của những loài vật để khắc họa những diễn biến tâm lý, tình cảm, sự nhận thức,tháiđộ của thế giới tuổi thơ trước thế giới và cuộc sống xung quanh. Có thể nói, truyện đồng thoại đã thực sự tạo ra một thế giới rất riêng, sinh động hấp dẫn nhưng cũng rất gần gũi với tâm lý,với lý tưởng của trẻ thơ. Bởi vậy, trong dòng văn học thiếu nhi, truyện đồng thoại bao gồm những sáng tác khá phong phú, với nhiều cây bút tiêu biểu như: Tô Hoài, Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Phạm Hổ... và một cái tên không thể không nhắc tới đó là nhà văn Vũ Tú Nam với biệt danh là “Văn Ngan tướng công”. Mượn hình ảnh của những nhân vật nhỏ bé, bình dị, ngộ nghĩnh, đáng yêu, mỗi nghệ sĩ lại gửi gắm những bài học sâu sắc về tình cảm, đạo đức, về 6 cuộc sống, về con người nhằm tác động tới nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho lứa tuổi học trò. Trong chương trình bậc Tiểu học, sách Tiếng Việt cung cấp một số lượng lớn tri thức vô cùng phong phú, trang bị những kiến thức về tự nhiên và xã hội, về văn hóa, về đạo đức, về con người. Qua đó hình thành, bồi dưỡng và giáo dục nhân cách cho học sinh Tiểu học, để các em có thể tiếp cận với nhiều lĩnh vực toàn diện hơn. Trong cấu trúc chương trình Tiểu học, người biên soạn đã triển khai hệ thống truyện đồng thoại. Những tác phẩm đó đem lại, những bài học cụ thể sinh động, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách và nhận thức tình cảm của các em đối với môi trường thiên nhiên. Vũ Tú Nam là nhà văn tài năng, là một tấm gương sáng về lao động nghệ thuật. Ông là một nhà văn hiện đại có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông sáng tác nhiều thể loại truyện: truyện dài, truyện ngắn, bút kí, truyện viết cho thiếu nhi. Ở bất kì thể loại nào Vũ Tú Nam cũng mang lại cho người đọc những giá trị hay về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Văn học thiếu nhi là một trong những mảng quang trọng ghi dấu tên tuổi Vũ Tú Nam trong lòng độc giả yêu văn học Việt. Với những sáng tác dành riêng cho thiếu nhi, đặc biệt là những truyện đồng thoại, ông coi như một người ông đang kể chuyện cho các cháu của mình nghe. Mặtkhác, những truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam luôn đem lại những bài học cụ thể sinh động, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách và nhận thức tình cảm của các em với môi trường thiên nhiên. Là một giáo viên tiểu học trong tương lai cùng với lòng say mê văn chương, tôi mong muốn những tác phẩm của Vũ Tú Nam sẽ được đưa nhiều hơn vào trong chương trình tiểu học để qua đó, hình thành, bồi dưỡng và giáo dục nhân cách cho học sinh tiểu học, để các em có thể tiếp cận với nhiều lĩnh vực toàn diện hơn. 7 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tàiTruyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam(khảo sát qua Tuyển tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam doNXB Kim Đồng ấn hành năm 2003) 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1.Ý nghĩa khoa học Đề tài “ Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam” bổ sung thêm nguồn tư liệu về nhà văn cũng như tác phẩm, xác định được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện đồng thoại nói chung và truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam nói riêng. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu thành công, hy vọng sẽ giúp giáo viên và học sinh Tiểu học hiểu sâu sắc hơn về giá trị của truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam. Đặc biệt, việc giảng dạy thông qua đồng thoại sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục nhân cách cho học sinh Tiểu học. 3.Mục đích nghiên cứu. Với đề tài “Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam” hướngtới giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam qua tài liệu khảo sát. Thông qua giá trị ấy thấy được tác dụng truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam đối với việc giáo dục nhân cách và giá trị thẩm mĩ cho trẻ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Với đề tài “Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam” chúng tôithực hiện nghiên cứunộidung sau: - Đôi nét về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi. - Truyện đồng thoại Vũ Tú Nam- nhìn từ phương diện nội dung. - Giá trị nghệ thuật truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu. 8 Khóa luận nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại viết của Vũ Tú Nam. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận khảo sát Tuyển tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam (NXB Kim Đồng,2013). Tập truyện có 45 truyện và 1 truyện mở đầu gồm mấy truyện nhỏ, trong đó có 25truyện đồng thoại đượcchúng tôi lựa chọn để nghiên cứu gồm những truyện sau: - Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công - Cây gạo - Đêm hè - Ong bắt dế - Cây Chò kể chuyện - Vịt và Gà tranh cãi - Cá Chép rỡn trăng - Chuyện gấu ăn trăng - Hội mùa xuân - Con Cà Cuống kể - Công chúa Ốc Sên - Gấu Xù muốn có nhiều trăng - Bác lợn hay cười - Chuyện con hổ ác - Măng tre - Cái trứng bọ ngựa - Con Thạnh Sùng - Bồ Nâu và Chim Chích - Con Thằn Lằn - Bướm vàng - Con chó mồ côi 9 - Tiếng ve ran - Cái áo hiệp sĩ - Chuyện con Xin Cơm và con Niềng Niễng - Chuyện viễn tưởng đêm rằm 6.Phương pháp nghiên cứu 6.1.Phương pháp phân tích – tổng hợp Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu để nghiên cứu. Phân tích và làm rõ được nét đẹp ý nghĩa của từng nhân vật trong tác phẩm. Phân tích yếu tố ngôn ngữ nhân vật để làm rõ góp phần làm rõ đặc điểm của nhân vật được nói tới. Phương pháp tổng hợp giúp cho người viết có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn. 6.2. Phương pháp khảo sát- thống kê Phương pháp này giúp chúng tôi khảo sát và thống kê các tài liệu tham khảo. Từ đó xác định được tầm quan trọng, ý nghĩa của những câu truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam. 6.3.Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ của một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực nhất định. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia sẽ giúp cho người nghiên cứu có được những đánh giá cụ thể về công trình nghiên cứu của mình.Thực hiện phương pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách xin ý kiến giảng viên hướng dẫn, các giảng viên giảng dạy môn Văn ở trường Đại học Hùng Vương và một số giáo viên dạy giỏi môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. 10 6.4.Phương pháp hệ thống Phương pháp này nhằm xem xét về phương diện nội dung và nghệ thuật trong truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam. Nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại nằm trong hệ thống các tác phẩm văn học dành 7. Giả thiết khoa học Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhà văn Vũ Tú Nam cũng như tác phẩm, những yếu tố đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện đồng thoại nói chung và truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam nói riêng. Thông qua giá trị ấy thấy được tác dụng truyện đồng thoại của Vũ Tú Nam đối với việc giáo dục nhân cách và giá trị thẩm mĩ cho trẻ. 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VIẾT CHO THIẾU NHI 1.1.Truyện viết cho thiếu nhi 1.1.1.Khái niệm Trong kho tàng văn học nhân loại đã có những sáng tác dành cho một lớp đối tượng riêng, đó là thiếu nhi. Tuy nhiên, về khái niệm “Truyện viết chothiếu nhi”, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất trong giới nghiên cứu. Ở Việt Nam dù truyện viết chothiếu nhi không sớm được nghiên cứu chuyên biệt như những loại hình văn học khác nhưng cũng đã được các nhà nghiên cứu xác lập cho nó một chỗ đứng nhất định với một khái niệm cụ thể. Từ điển Thuật ngữ văn học, đã định nghĩa về “Truyện viết chothiếu nhi” như sau: “Theo nghĩa hẹp, truyện viết chothiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi” [2, 45]. Tuy vậy, khái niệm truyện viết cho thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi. Theo nhiều nhà nghiên cứu, phê bình lý luận văn học, quan niệm về truyện viết chothiếu nhi tường tận hơn, chi tiết hơn. Khái niệm truyện viết chothiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận. Về cơ bản các tác giả cho rằng: Mọi tác phẩm được nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, đồ vật, một cái cây.... Tác giả của truyện viết chothiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ, cách và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những 12 nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình. Như vậy, truyện viết chothiếu nhi là những tác phẩm truyện mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người hay là thế giới tự nhiên....nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ. 1.1.2. Đặc điểm thể loại truyện viết cho thiếu nhi Nghệ sỹ khi viết truyện cho lứa tuổi nhỏ phải kể đến một nhân tố quan trọng làm nên văn học thiếu nhi- đó là chủ thể sáng tạo nghệ thuật cho các em. Người nghệ sỹ cũng phải lựa chọn sự thể hiện sao cho phù hợp với tâm sinh lý trẻ thơ. Truyện viết cho thiếu nhi không dễ, nhà văn khi sáng tác phải thật sự trẻ hóa chính mình, biết đứng ở vị trí các em để hiểu tâm lý các em, hiểu những nhu cầu của các em...Truyện sẽ thu hút các em hơn khi nội dung của nó thỏa mãn những vấn đề mà các em đang nghĩ, những giấc mơ mà các em đang ấp ủ. Lật giở từng trang sách, các em sẽ lưu giữ những hình tượng nhân vật giúp các em tìm thấy niềm vui, niềm tin bởi vì “Trẻ em luôn luôn mang theo những hình ảnh, những ước mơ, những ấn tượng từ những trang sách mà chúng đã đọc vào tương lai. Sự tác động sâu xa bền vững ấy của tác phẩm văn học vào cuộc đời của trẻ đòi hỏi người cầm bút cho các em phải có ý thức trách nhiệm lớn lao”[9,51].Truyện viết cho các em cần có sự tham gia của các nhà văn yêu nghề, mến trẻ. Đó là những người giàu nhiệt huyết sẽ góp sức chung tay làm giàu kho tàng văn học dân tộc. “Các tác giả viết cho trẻ em cũng đồng thời là những nhà văn đã góp phần tạo nên diện mạo chung của văn học dân tộc. Văn học thiếu nhi cũng được đặt trong nỗ lực đổi mới chung của văn học, ý thức nghệ thuật trong sự đổi mới chung có ảnh hưởng đến quan niệm và cách viết cho các em”[9, 55]. Văn học là tiếng dội từ cuộc sống. Trẻ em tìm về văn học là tìm đến một cuộc sống chúng vốn được biết và có thể chưa biết. Truyện viết cho thiếu 13 nhi phong phú đa dạng về đề tài, chủ đề, bức tranh cuộc sống muôn màu được tái hiện trong trang sách dành cho trẻ thơ. Những mảng đề tài lớn thường gặp trong truyện viết cho thiếu nhi không nhiều. Đó là những vấn đề truyền thống lịch sử, đề tài kháng chiến, đề tài lao động, đề tài khoa học…Tuy nhiên, chủ đề có thể được thể hiện không giống nhau tùy theo từng ý đồ của người cầm bút. Tối và sáng, tốt và xấu, buồn và vui…Những hiện thực cuộc sống không chỉ toàn một màu hồng, vì vậy văn học viết cho các em vừa phải phản ánh những điều tốt đẹp, nhưng cũng cần đề cập đến những mặt trái, giúp các em nhận thức được quy luật cuộc sống. Trong xu thế của xã hội hiện đại, sự "nhiễu loạn" từ hiện thực cuộc sống và của nhiều phương tiện truyền thông ảnh hưởng rất sâu sắc đến giới trẻ, sự giáo dục từ những tấm gương tốt chưa đủ, cần phải có những bài học về cái xấu để lớp trẻ biết phân biệt rõ ràng, không bị méo mó về nhân cách. Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật. Đó là hình thức cơ bản để giúp văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi đa dạng và phong phú. Tuy nhiên theo chúng tôi, nhân vật chính trong các truyện viết cho các em cũng chính là trẻ em. Dù trong văn bản kể có những nhân vật khác, song đó chỉ là những nhân vật góp phần làm sáng rõ đời sống tình cảm của nhân vật trẻ thơ. Nếu là những đồng thoại thì truyện viết cho các em, nhân vật chính là thế giới loài vật. Nhà văn mượn truyện loài vật để gửi gắm những ý nghĩa nhân sinh tới con người.Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, tính cách nhân vật, hoàn cảnh nhân vật, các mối quan hệ của nhân vật góp phần phản ánh cuộc sống hiện thực. Trong những truyện viết cho thiếu nhi, các nhân vật luôn gắn liền với tâm lý, tình cảm của các em, gắn liền với môi trường quen thuộc của các em như gia đình, trường học...để các em lý giải, khám phá cuộc sống thông qua các nhân vật. Viết về cuộc sống mới, văn học thiếu nhi đã xây dựng nhiều nhân vật có thành tích xuất sắc. Các tác giả đã xây dựng nhân vật phù hợp với tính cách và hoàn cảnh. Không thần thánh nhân vật và cường điệu 14 nhân vật quá mức, tác giả giúp các em hiểu về ý nghĩa cao quý của lao động, giáo dục các em về lý tưởng đạo đức, giáo dục tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, giúp các em thưởng thức cái đẹp thiên nhiên và cuộc sống, cảm nhận giá trị nhân cách cao đẹp thông qua nhân vật. Có thể nhận thấy, trẻ em vốn là đối tượng nhạy cảm, chúng có thể vui cùng với niềm vui của nhân vật và cũng có thể buồn ngay cùng với nỗi buồn của nhân vật. Những hình tượng nhân vật mà các em yêu thích sẽ sống trong trí nhớ của các em suốt cuộc đời. Nói tới truyện không thể không bàn đến kết cấu cốt truyện. Kết cấu cốt truyện bao gồm chuỗi các sự kiện hành động của nhân vật được sắp xếp gắn kết theo một ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sỹ. Nhìn chung, truyện viết cho thiếu nhi có những kiểu kết cấu khác nhau tuỳ thuộc vào dung lượng tác phẩm dài hay ngắn; phụ thuộc vào kiểu loại truyện khác nhau, phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của người cầm bút. Tuy nhiên, trên đại thể, truyện viết cho thiếu nhi thường có kiểu sắp xếp gắn kết theo trình tự thời gian tuyến tính. Những sự kiện, tình tiết gắn với cuộc đời nhân vật chính được kể theo trình tự trước sau không đảo lộn. Cách kể này khiến các em dễ theo dõi. Ví dụ trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài ); cuộc đời của nhân vật “Tôi” trong truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của (Nguyễn Nhật Ánh). Truyện có thể được tổ chức theo dạng thức không theo trình tự thời gian tuyến tính, ở đó có xen kẽ những sự kiện, tình tiết của thời hiện tại, thời gian đã qua. Tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam, nội dung của tác phẩm văn học không chỉ là chỉ những hiện tượng đời sống được miêu tả phản ánh trong mỗi chữ viết, trang sách thuộc về bản thân, sự việc khách thể mà còn qua tác phẩm nhà văn muốn bộc lộ tư tưởng, cảm xúc của mình. Nổi bật trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam là câu chuyện về những con vật ngộ nghĩnh, con người dễ mến thân thiện, những đồ vật quanh em… Đây là dạng thức khá phổ biến trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi. 15 Ngoài nhân vật và kết cấu cốt truyện, truyện viết cho thiếu nhi còn những yếu tố khác thuộc về hình thức như: Ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật: (miêu tả, so sánh, nhân hóa...)Điều đó giúp nhà văn thể hiện tốt những nội dung muốn chuyển tới độc giả nhỏ tuổi. Dù vận động với tính chất phong phú, đa sắc màu như vậy nhưng văn học thiếu nhi Việt Nam cũng rất thống nhất về tư tưởng, phương pháp sáng tác. Chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi luôn được các tác giả đặt lên hàng đầu. Tô Hoài khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”[22,122]. Tuy nhiên, các nhà văn không muốn mình là người thuyết giáo, đưa ra những bài học giáo huấn khô khan, cứng nhắc cho các em. Nghệ thuật giáo dục là điều được các tác giả quan tâm thực hiện thường xuyên. Các tác giả, dù là trẻ em hay nhà văn lớn tuổi, họ đều “nhìn con người, nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác của con trẻ...”. Vì thế, các tác phẩm của họ đã trở thành những thế giới nghệ thuật non trẻ, tinh khôi, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Điều đó đúng với tinh thần mà tác giả Quang Huy đã phát biểu: “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh. Đằng sau những câu phải giấu những nụ cười. Các em không phải là những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêmnghị quá mức. Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột bỏ hết mọi say đắm, hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ”. Với tâm huyết dành cho thiếu nhi, các tác giả đã tạo ra những sáng tác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, sự giản dị trong sáng và giàu tính nhạc, sự có mặt của yếu tố hài hước… Đó là biểu hiện sự thấu hiểu đối tượng tiếp nhận của các nhà văn. 1.2.Vài nét về truyện đồng thoại 1.2.1.Khái niệm truyện đồng thoại 16 Thuật ngữ truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Trung Hoa, được xác lập vào đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm truyện đồng thoại. Khái niệm là một quy ước chứa đựng cách nhìn, cách nghĩ về đối tượng của một cộng đồng văn hoá cụ thể. Trong kho tàng từ vựng của người Việt, vốn từ Hán Việt chiếm tỷ trọng lớn. Những ngành khoa học xã hội cũng như trong cuộc sống thường nhật, chúng ta sử dụng từ Hán Việt rất nhiều. Truyện đồng thoại là thuật ngữ nằm trong số đó. Nếu hiểu theo cách “bẻ chữ” thì đồng thoại là truyện cho trẻ em (đồng là nhi đồng, từ “thoại” được hiểu như là truyện). Để tìm hiểu khái niệm về truyện đồng thoại ta có thể tham khảo những ý kiến tiêu biểu của giới học giả: Theo Từ điển Hán - Việt của tác giả Đào Duy Anh, đồng thoại được hiểu là “Truyện chép cho trẻ em”[1,306]. Từ điển Tiếng Việt xem đồng thoại là "Thể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá tạo nên một thế giới thần kỳ thích hợp với trí tưởng tượng của các em[1,333]. Nhà nghiên cứu Vân Thanh thì cho rằng: “Đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng. ở đây các tác giả thường dùng nhân vật chính là động vật thực vật và những vật vô tri, lồng cho chúng những tình cảm của con người.Tính chất mơ tưởng và khoa trương đó chính là yếu tố không thể thiếu trong đồng thoại”. [19, 282 - 283 ]. Nhà văn là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, họ không làm lí luận văn chương. Tuy nhiên, là người trong cuộc, họ có những nhìn nhận tinh tế đối với bản chất thể loại. Vì vậy, ý kiến của họ thực sự là một “kênh thông tin” quan trọng giúp ích rất nhiều đối với việc nắm bắt những khái niệm của văn học. Nói về khái niệm truyện đồng thoại, nhà văn Võ Quảng cho rằng: “Truyện đồng thoại là thuộc số những thể loại phản ánh cuộc sống không theo quy luật tả thực, giàu tưởng tượng gần gũi với truyện cổ tích và ngụ 17 ngôn. Về nhân vật có sự tham gia của con người, nhưng chủ yếu vẫn là loài vật. Nhân vật của thể loại đồng thoại mở ra đa dạng hơn”[14,75]. Nhà văn Trần Hoài Dương lại cho rằng:“Từ đồng thoại vốn là mượn của Trung Quốc. Theo đúng nghĩa của họ là chỉ những truyện chép cho trẻ em nhất là với lứa tuổi nhỏ, cho nhi đồng. Nhưng lâu nay ở nước ta truyện đồng thoại được hiểu là truyện mang tính nhân hóa loài vật, đồ vật, mang nhiều ẩn dụ ngụ ngôn”[16, 156]. Tác giả Cao Đức Tiến và Dương Thu Hương đã xem truyện đồng thoại là một thể loại hiện đại, có đặc trưng nổi bật là hệ thống nhân vật là loài vật “Truyện đồng thoại là sáng tác của nhà văn hiện đại, sử dụng nghệ thuật nhân hóa loài vật để kể chuyện về con người, đặc biệt là trẻ em, vì vậy nhân vật chủ yếu là loài vật”. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu lý luận văn học, các sách như Từ điển, thuật ngữ văn họchay trong những công trình lớn như Từ điển văn học(Nhà xuất bản văn học 1984), gần đây là tập sách đồ sộ Từ điển văn học(Bộ mới của nhà xuất bản Thế giới ấn hành 2004)vẫn không có một mục nào dành cho đồng thoại. Đứng trước thực trạng khó khăn này, những ý kiến của giới nghệ sỹ và giới nghiên cứu được chúng tôi tiếp cận ở trên đây là định hướng quý báu cho tác giả luận văn triển khai đề tài này. Như vậy, dù các nhà nghiên cứu có những ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm truyện đồng thoại nhưng đều thống nhất với quan điểm cho rằng: Truyện đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và yếu tố tưởng tượng. Nhân vật chính là động vật thực vật và những vật vô tri nhưng được mang tính cách người. 1.2.2.Đặc trưng thể loại truyện đồng thoại Khi nhà văn cầm bút viết một truyện đồng thoại, thì mục đích đầu tiên của họ không gì khác là dành cho trẻ em những bài học giản dị trong gia đình và ngoài xã hội. Bằng con đường đi qua cảm xúc, qua hệ thống nhân vật vừa lạ lẫm vừa thân quen, truyện đồng thoại đem lại những nhận thức lý tính một 18 cách nhẹ nhàng trong những bài học cụ thể, sáng rõ chứ không thâm trầm, sâu xa như thông điệp trong thể loại truyện ngụ ngôn. Hệ thống nhân vật trong truyện đồng thoại rất phong phú, trong đó có cả con người nhưng chiếm đa số là loài vật. Khi xây dựng nhân vật, các nhà văn đồng thoại hướng ngòi bútcủa mình vào cả con người và loài vật, đem những đặc tính khác biệt ấy vào trong một thực thể. Gán cho loài vật những đường nét tính cách, tình cảm của con người, truyện đồng thoại vẫn tìm cách bảo lưu những đặc điểm tự nhiên vốn có của chúng. Cách làm như vậy tuân thủ nguyên tắc “vật ngã đồng nhất” trong tư duy trẻ thơ, vì vậy dễ dàng tác động đến tâm hồn và tình cảm các em. Miêu tả loài vật nhưng lại hướng vào trẻ em như một đối tượng phản ánh, truyện đồng thoại vừa vẽ nên bức tranh thế giới loài vật sinh động, hấp dẫn đồng thời lại cho các em thấy “có mình” trong đó. Vì thế, các em được sống trong câu chuyện, sau đó tự liên hệ đến mình. Truyện có thể viết về con chó, con vịt, bút chì, thước kẻ… nhưng vẫn đem đến những bài học về cuộc sống xung quanh các em. Theo Lê Nhật Ký “Nguyên tắc miêu tả kết hợp này có tác dụng nới rộng diện tích nghĩa của hình tượng, khiến cho nhân vật đồng thoại hiện ra vừa là nó (vật), vừa là hình tượng ẩn dụ về con người”[7,32]. Tiếp xúc với văn chương đồng thoại, không ai không nhận ra sức tưởng tưởng, hư cấu kỳ diệu của nó. Có thể nói, không có hư cấu, tưởng tượng, sẽ không có thể loại văn chương này. Mọi thành tựu trong cuộc sống đều bắt đầu bằng tưởng tượng, tưởng tượnggiúp con người hình dung ra cái chưa có, hoặc cái không thể có. Với văn chương nghệ thuật, tưởng tượng, hư cấu càng quan trọng. Không có nó, nhà văn không thể xây dựng tác phẩm. Điều này đặc biệt đúng với thể loại truyện đồng thoại. Về cơ bản, các tác giả đồng thoại không dựa vào dạng thức vốn có của cuộc sống để xây dựng tác phẩm, mà tập trung khái quát cao độ bản chất của hiện thực rồi lựa chọn hình thức đồ vật, loài vật để phản ánh cái bản chất ấy. Phương pháp tái hiện cuộc sống đặc biệt này làm cho hiện thực có thêm màu sắc. Ở phương diện đối 19 tượng tiếp nhận, với nhận thức lý tính còn non yếu, trẻ em chưa thể nhận thức cuộc sống như người trưởng thành. Vì vậy, tưởng tượng giúp cho các em thoát khỏi những giới hạn, ràng buộc của cuộc sống hằng ngày để mặc sức thả mình phiêu lưu trong thế giới tưởng tượng và ước mơ. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý và thiên tính yêu thích tưởng tượng của trẻ em. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là tưởng tưởng hư cấu trong truyện đồng thoại không được đi quá giới hạn của nó. Tưởng tượng thiếu căn cứ, đồng thoại sẽ trở thành mộng thoại. Ngược lại, đồng thoại thiếu tưởng tưởng thì trở thành ngốc thoại. Cả hai đều phương hại đến khả năng biểu đạt của thể loại, tư duy cũng như tâm hồn trẻ thơ. Từ trong cách hiểu về truyện đồng thoại đã bộc lộ cho ta khá rõ những đặc điểm của loại sáng tác nghệ thuật.Truyện đồngthoại thuộc thể loại văn học tự sự, đồng thoại có những đặc điểm chung so với những tác phẩm được gọi là truyện viết cho thiếu nhi. Tuy nhiên, kiểu truyện đồng thoại còn có những đặc điểm riêng. Sự khác biệt, sự ưu trội trong nghệ thuật tự sự của đồng thoại theo chúng tôi là khả năng tưởng tượng kỳ diệu biểu hiện trong xây dựng cốt truyện và nghệ thuật nhân hóa thế giới loài vật. Cốt truyện đồng thoại được tưởng tượng phong phú về những mảng đề tài, chủ đề khác nhau. Truyện đồng thoại bộc lộ khả năng hư cấu cốt truyện vô cùng tài tình của người cầm bút. Từ thế giới loài vật, người nghệ sỹ sáng tạo ra muôn vàn tình huống truyện, muôn vàn hoàn cảnh khác nhau. Những sáng tác đồng thoại vẫn nhập hoà vào dòng văn học thiếu nhi không hề “lạc lõng” đối với cuộc sống con người. Đồng thoại không phải là những truyện xa lạ, mà chính là những truyện viết về con người, về cuộc sống. Đàn cuốc là một câu chuyện cảm động về tấm lòng của người mẹ đối với con cái.Bồ nông có hiếulại là câu chuyện nói về tấm lòng của ngưòi con đối với cha mẹ, Bê và Sáo, Cuộc phiêu lưu của Chó con và Mèo conlà những câu chuyện cảm động về tình bạn, ếch xanh đi học là bài học thấm thía về bệnh lười biếng.Con mèolười lại là câu chuyện đả kích sâu cay thói ăn bám, Những chiếc áo ấm 20 là bài học dạy các em về cuộc sống, ý thức tập thể. Đồng thoại sẵn sàng “gia nhập”vào làng văn học thiếu nhi để phản ánh những đề tài, chủ đề chung của văn học. Tuy nhiên, thế mạnh của đồng thoại tập trung vào ba mảng đề tài lớn: Ca ngợi cuộc sống mới, vấn đề khoa học, và vấn đề giáo dục đạo đức học tập. Những mảng đề tài khác đồng thoại khó phát huy ưu thế. Chẳng hạn ta không nên tìm ở đồng thoại vấn đề lịch sử. Tuy rằng đâu đó có thể một vài cốt truyện đồng thoại lướt qua những vấn đề trên. Truyện đồng thoại có thể ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Những thành công về thể loại đề tài này phải kể đến Tô Hoài với Chim chích lạc rừng, Cái Mai của Võ Quảng, Hải đảo xa xôi của Hải Hồ. Những câu chuyện này khiến cho các em thiếu nhi có lòng yêu mến cuộc sống, lòng tự hào về con người mới, về đất nước tươi đẹp. Võ Quảng cũng cho rằng, truyện đồng thoại có khả năng phản ánh cuộc sống mới, con người mới truyện đồng thoại có đầy đủ khả năng phản ánh cuộc sống mới, con người mới, ở khắp nơi, trong một gia đình, dưới một mái trường, ở đồng ruộng, hầm mỏ, công trường, bất cứ nơi nào trên mặt đất hoặc còn bay bổng lên trăng sao, rộng ra khắp vũ trụ, hoặc giữa một thế giới vô cùng tinh vi khó thấy, thế giới nội tâm của con người. “Cái Mai” là tác phẩm đầu tiên của Võ Quảng được viết theo đề tài này. Đó là một tác phẩm đồng thoại “dài hơi” sử dụng ngôn ngữ kể ở ngôi thứ nhất để tái hiện cuộc đời số phận cái mai (một dụng cụ lao động) và có thể thấy điều đó được thể hiện trong đoạn: “Một cái mai đã thành. Tôi ra đời, bác nhúng tôi vào chậu nước. Tôi cười một tiếng nho nhỏ và bừng mắt. Chung quanh tôi ánh sáng tràn ngập. Chào ánh sáng “Chào các bạn! Lúc đó mặt trời vừa tròn bóng”. Truyện đồng thoại có thể được các tác giả dùng để thể hiện một nội dung khoa học, qua đó nhằm trang bị cho các em những kiến thức khoa học gần gũi và bổ ích. Nhờ đó các em hiểu thêm các loài vật, sự vật, hiểu thêm về thế giới xung quanh, như “Ông than đá” của Viết Linh, Lũ bướm đêm của Thế Lữ,Đỗ Concủa Thùy Dương,Cô Kiến trinh sátcủa Vũ Kim Dung…Với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng