Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng hợp và tiêu chuẩn hóa tạp chất liên quan a và g của amlodipin...

Tài liệu Tổng hợp và tiêu chuẩn hóa tạp chất liên quan a và g của amlodipin

.PDF
114
3
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ DIỂM TRANG TỔNG HỢP VÀ TIÊU CHUẨN HÓA TẠP CHẤT LIÊN QUAN A VÀ G CỦA AMLODIPIN LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ DIỂM TRANG TỔNG HỢP VÀ TIÊU CHUẨN HÓA TẠP CHẤT LIÊN QUAN A VÀ G CỦA AMLODIPIN Chuyên ngành: Kiểm nghiệm Thuốc – Độc chất Mã số : 60720410 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Thầy hướng dẫn: PGS. TS. HÀ DIỆU LY TS. LÊ THỊ THU CÚC Thành phố Hồ Chí Minh – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Lê Thị Diểm Trang LỜI CẢM ƠN Đề tài “Tổng hợp và tiêu chuẩn hóa tạp chất liên quan A à G của amlodipin” được thực hiện tại khoa Thiết lập chất chuẩn - chất đối chiếu, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh. Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Đầu tiên, tôi chân thành cám ơn người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời gian qua, người thầy đã tạo cho tôi niềm tin và động lực, PGS.TS. Hà Diệu Ly và TS. Lê Thị Thu Cúc. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các anh chị khoa Thiết lập chất chuẩn - chất đối chiếu và khoa Vật lý đo lường, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến ban lãnh đạo của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, ban lãnh đạo trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, và các thầy cô đã giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Sau cùng, tôi gửi lời cảm ớn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. . TÁC GIẢ Lê Thị Diểm Trang i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình, sơ đồ, đồ thị MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Tạp chất ................................................................................................... 3 1.1.1. Nguồn gốc tạp chất .......................................................................... 3 1.1.2. Phân loại tạp chất ............................................................................ 4 1.1.3. Các qui định về tạp chất .................................................................. 4 1.1.3.1. Qui định về tạp chất trong dƣợc chất theo ICH Q3A(R2) ........ 5 1.1.3.2. Qui định về tạp chất trong dƣợc phẩm theo ICH Q3B(R2) ...... 6 1.2. Tổng quan về amlodipin besilat .............................................................. 7 1.2.1. Tính chất vật lý ................................................................................ 8 1.2.2. Tác dụng dƣợc lý ............................................................................. 8 1.2.3. Dƣợc động học ................................................................................. 9 1.2.4. Các tạp chất liên quan trong nguyên liệu amlodipin besilat theo Dƣợc điển Anh ........................................................................................... 9 1.3. Tổng quan về tạp A của amlodipin (phthaloyl amlodipin) .................... 11 1.4. Tổng quan về tạp G của amlodipin ........................................................ 14 1.5. Qui trình kiểm nghiệm tạp chất liên quan của amlodipin trong nguyên liệu amlodipin theo Dƣợc điển Anh 2016 ........................................ 18 1.6. Chất đối chiếu ........................................................................................ 19 ii 1.6.1. Định nghĩa ....................................................................................... 19 1.6.2. Phân loại .......................................................................................... 20 1.6.3. Các phƣơng pháp sử dụng để định danh chất đối chiếu ................. 20 1.6.4. Các phƣơng pháp xác định độ tinh khiết chất đối chiếu ................. 20 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 22 2.1. Nguyên vật liệu – Đối tƣợng nghiên cứu ............................................... 22 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 22 2.1.2. Chất chuẩn, hóa chất và dung môi .................................................. 22 2.1.3. Trang thiết bị ................................................................................... 23 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 24 2.2.1. Qui trình tổng hợp tạp A và tạp G của amlodipin .......................... 24 2.2.1.1. Qui trình tổng hợp tạp A .......................................................... 24 2.2.1.2. Qui trình tổng hợp tạp G .......................................................... 27 2.2.2. Thử tinh khiết .................................................................................. 28 2.2.3. Xác định cấu trúc ............................................................................ 29 2.2.4. Hiệu suất phản ứng ......................................................................... 29 2.2.3. Xây dựng qui trình định lƣợng tạp A và tạp G bằng HPLC ........... 29 2.2.3.1. Xây dựng qui trình định lƣợng tạp A và tạp G ........................ 29 2.2.3.2. Thẩm định qui trình định lƣợng tạp A và tạp G ...................... 30 2.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho tạp A và tạp G .............................. 33 2.2.5. Thiết lập chất đối chiếu tạp A và tạp G .......................................... 34 2.2.5.1. Đánh giá độ đồng nhất của quá trình đóng lọ .......................... 34 2.2.5.2. Đánh giá chất chuẩn thông qua liên phòng thí nghiệm ........... 35 2.2.5.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu – Xác định giá trị ấn định ............. 35 2.2.6. Ứng dụng chất đối chiếu tạp A và G đã tổng hợp để kiểm nghiệm tạp chất A và G trong nguyên liệu amlodipin besilat .................. 37 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 38 iii 3.1. Tổng hợp tạp A của amlodipin............................................................... 38 3.1.1. Qui trình tổng hợp tạp A ................................................................. 38 3.1.2. Tinh chế sản phẩm tổng hợp ........................................................... 43 3.1.3. Xác định sơ bộ độ tinh khiết của sản phẩm tổng hợp ..................... 44 3.1.4. Xác định cấu trúc của sản phẩm tổng hợp ...................................... 45 3.1.5. Xác định độ tinh khiết của tạp A tổng hợp ..................................... 50 3.1.6. Xác định hàm ẩm tạp A tổng hợp bằng phƣơng pháp TGA ........... 51 3.1.7. Hiệu suất ........................................................................................ 52 3.2. Tổng hợp tạp G của amlodipin............................................................... 52 3.2.1. Qui trình tổng hợp tạp G ................................................................. 52 3.2.2. Tinh chế sản phẩm tổng hợp ........................................................... 53 3.2.3. Xác định sơ bộ độ tinh khiết của sản phẩm tổng hợp ..................... 54 3.2.4. Xác định cấu trúc của sản phẩm tổng hợp ...................................... 55 3.2.5. Xác định độ tinh khiết tạp G tổng hợp ............................................ 60 3.2.6. Xác định hàm ẩm tạp G tổng hợp bằng phƣơng pháp TGA ........... 61 3.2.7. Hiệu suất ......................................................................................... 62 3.3. Xây dựng qui trình định lƣợng tạp A và G bằng HPLC ........................ 62 3.3.1. Thẩm định qui trình định lƣợng tạp A bằng HPLC ........................ 62 3.3.2. Thẩm định qui trình định lƣợng tạp G bằng HPLC ........................ 70 3.4. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho tạp chất A và G của amlodipin ............ 78 3.5. Thiết lập chất đối chiếu tạp A và tạp G ................................................. 78 3.5.1. Tạp A............................................................................................... 78 3.5.1.1. Đánh giá độ đồng nhất giữa các lọ .......................................... 78 3.5.1.2 Đánh giá độ đồng nhất lọ liên phòng thí nghiệm ..................... 80 3.5.1.3. Xác định giá trị ấn định – giá trị công bố ................................ 81 3.5.2. Tạp G............................................................................................... 82 3.5.2.1. Đánh giá độ đồng nhất giữa các lọ .......................................... 82 iv 3.5.2.2 Đánh giá độ đồng nhất lọ liên phòng thí nghiệm ..................... 84 3.5.2.3. Xác định giá trị ấn định – giá trị công bố ................................ 86 3.6. Ứng dụng chất đối chiếu tạp A và G đã tổng hợp để kiểm nghiệm tạp chấtA và G trong nguyên liệu amlodipin besilat .................................... 86 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 90 4.1. Tổng hợp tạp chất A và G của amlodipin .............................................. 90 4.1.1. Tổng hợp tạp chất A amlodipin .................................................... 90 4.1.2. Tổng hợp tạp chất G amlodipin .................................................... 92 4.2. Tinh chế sản phẩm ................................................................................. 95 4.3. Xây dựng và thẩm định qui trình định lƣợng và xác định độ tinh khiết tạp chất A và G của amlodipin ............................................................. 95 4.4. Xây dựng tiêu chuẩn và thiết lập chất đối chiếu tổng hợp..................... 95 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ nguyên (nghĩa tiếng Việt) Từ viết tắt ANAD : Abbreviated New Drug Application BP : British Pharmacopoeia (Dƣợc điển Anh) CAS : Chemical Abstracts Service (mã tra cứu hóa học) CH2Cl2 : Diclorometan d : Doulet (mũi đôi) DHP : Dihydropyridin DSC : Differential Scanning Calorimetry (quét nhiệt vi sai) dt : Doulet triplet (mũi đôi ba) EP : European Pharmacopoeia (Dƣợc điển Châu Âu) EtOAc : Ethyl acetat FDA : Food and Drug Administration (Cục quản lí Thực phẩm và Dƣợc) GC : Gas chromatography (sắc ký khí) GLP : Good laboratory practice (thực hành tốt phòng thí : High Performance Liquid Chromatography (sắc ký nghiệm) HPLC lỏng hiệu năng cao) ICH : International Council for Harmonisation of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use (Tổ chức quốc tế về việc hòa hợp các tiêu chuẩn về Dƣợc phẩm) IEC : International Electrotechnical Commission (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế) IR : Infrared (hồng ngoại) vi ISO : International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) m : Multi (mũi đa) MS : Mass Spectrum (khối phổ) MS-ESI : Mass Spectrum – Electrospray Ionization (khối phổ ion hóa điện tử) NAD : New Drug Application NMR : Nuclear Magnetic Resonance (cộng hƣởng từ hạt nhân) PDA : Photo Diode Array (Dãy diod quang) RSD : Relative standard deviation (độ lệch chuẩn tƣơng đối) Rf : Retention factor (hệ số lƣu giữ) s : Single (mũi đơn) SD : Standard deviation (độ lệch chuẩn) SKLM : Sắc ký lớp mỏng t : Triplet (mũi ba) Tạp A : 3-ethyl 5-methyl (4RS)-4-(2-chlorophenyl)-2-[[2-(1,3dioxo-1,3-dihydro-2H-isoindol-2-yl)ethoxy]methyl]-6methyl-1,4-dihydropyridine-3,5-dicarboxylate, (Phthaloyl amlodipin) Tạp G : dimethyl 4-(2-chlorophenyl)-2,6-dimethyl-1,4- dihydropyridine-3,5-dicarboxylate TGA : Thermo Gravimetric Analysis (phân tích nhiệt trọng UV : Ultraviolet (tử ngoại) UV-Vis : Ultraviolet – Visible (tử ngoại - khả kiến) δC (δH) : Độ dịch chuyển hóa học của carbon (proton) lƣợng) vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các hƣớng dẫn qui định về tạp chất của FDA và ICH 5 Bảng 1.2. Ngƣỡng báo cáo, định tính, định lƣợng dành cho tạp chất của dƣợc chất 6 Bảng 1.3. Các ngƣỡng báo cáo, định danh và định tính cho tạp chất của thuốc thành phẩm theo tổng số liều dùng hàng ngày (TDI) 7 Bảng 2.1. Hóa chất, thuốc thử, dung môi sử dụng 23 Bảng 2.3. Chuẩn bị các dung dịch tạp A xây dựng đƣờng tuyến tính 31 Bảng 2.4. Chuẩn bị các dung dịch tạp G xây dựng đƣờng tuyến tính 32 Bảng 2.5. Tiêu chuẩn chất lƣợng của tạp A và tạp G tổng hợp 34 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát phản ứng chuyển hóa amlodipin besilat thành amlodipin base 38 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát điều kiện 1 và 2 của phản ứng tổng hợp tạp A 39 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát thời gian phản ứng tổng hợp tạp A 40 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tỷ lệ mol phản ứng tổng hợp tạp A 41 Bảng 3.5. Dữ liệu phổ NMR của sản phẩm tổng hợp và dữ liệu phổ NMR của tạp A theo tài liệu tham khảo 47 Bảng 3.6. Dữ liệu phổ NMR của AmG2 và của * theo tài liệu tham khảo 58 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tính phù hợp hệ thống qui trình định lƣợng tạp A của amlodipin 63 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát tính tuyến tính của qui trình định lƣợng tạp A 66 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát độ lặp lại của qui trình định lƣợng tạp A bằng HPLC 67 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của qui trình định lƣợng tạp A 68 viii Bảng 3.11. Kết quả khảo sát độ đúng của phƣơng pháp định lƣợng tạp A bằng HPLC 69 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát tính phù hợp hệ thống của qui trình định lƣợng tạp G 71 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát tính tuyến tính của qui trình định lƣợng tạp G 74 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát độ lặp lại của qui trình định lƣợng tạp G bằng HPLC 75 Bảng 3.15. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của qui trình định lƣợng tạp G 76 Bảng 3.16. Kết quả khảo sát độ đúng của qui trình định lƣợng tạp G bằng HPLC 77 Bảng 3.17. Tiêu chuẩn cơ sở cho tạp chất A và G của amlodipin 78 Bảng 3.18. Kết quả xác định độ đồng nhất hàm lƣợng giữa các lọ tạp A 79 Bảng 3.19. Phân tích phƣơng sai một yếu tố theo ANOVA đánh giá độ đồng nhất giữa các lọ tạp A 80 Bảng 3.20. Giá trị các thông số của hệ thống sắc ký khi định lƣợng tạp A tại 2 phòng thí nghiệm 80 Bảng 3.21. Kết quả định lƣợng tạp A tại hai phòng thí nghiệm 81 Bảng 3.22. Kết quả phân tích ANOVA đánh giá độ đồng nhất lọ liên phòng của tạp A 81 Bảng 3.23. Kết quả tính giá trị ấn định hàm lƣợng tạp A 82 Bảng 3.24. Kết quả xác định độ đồng nhất hàm lƣợng giữa các lọ tạp G 83 Bảng 3.25. Phân tích phƣơng sai một yếu tố theo ANOVA đánh giá độ đồng nhất giữa các lọ tạp G 84 Bảng 3.26. Giá trị các thông số của hệ thống sắc ký khi định lƣợng tạp G tại 2 phòng thí nghiệm 84 Bảng 3.27. Kết quả định lƣợng tạp G tại hai phòng thí nghiệm 85 ix Bảng 3.28. Kết quả phân tích ANOVA đánh giá độ đồng nhất lọ liên phòng của tạp G 85 Bảng 3.29. Kết quả tính giá trị ấn định hàm lƣợng G amlodipin 86 Bảng 3.30. Kết quả tính tƣơng thích hệ thống của qui trình xác định tạp chất A và G trong nguyên liệu amlodipin besilat 87 Bảng 3.31. Kết quả xác định tạp chất liên quan A và G của amlodipin besilat trên 2 lô nguyên liệu 89 x DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Trang Hình 3.1. Sắc ký đồ kiểm độ tinh khiết của amlodipin base 38 Hình 3.2. Sắc ký đồ khảo sát điều kiện phản ứng tổng hợp tạp A 39 Hình 3.3. Biểu đồ mô tả % diện tích pic tạp A theo thời gian 40 Hình 3.4. Sắc ký đồ khảo sát thời gian phản ứng tổng hợp tạp A 41 Hình 3.5. Biểu đồ khảo mô tả % diện tích pic tạp A theo tỷ lệ mol anhydrid phtalic- amlodipin base 42 Hình 3.6. Sắc ký đồ khảo sát tỷ lệ mol phản ứng tổng hợp tạp A 42 Hình 3.7. Kết quả sắc ký đồ tổng hợp tạp A sau 4 giờ trong acid acetic so với chuẩn của tạp A 43 Hình 3.8. Sắc ký đồ AmA2 và tạp A chuẩn EP với 3 hệ dung môi trên sắc ký lớp mỏng 44 Hình 3.9. Phổ IR của AmA2 45 Hình 3.10. Phổ IR của AmA2 so với tạp A chuẩn EP 45 Hình 3.11. Phổ MS của AmA2 46 Hình 3.11. Phổ MS của AmA2 47 Hình 3.13. Phổ 1H-NMR của AmA2 49 Hình 3.14. Phổ 13C-NMR của AmA2 50 Hình 3.15. Sắc ký đồ thử độ tinh khiết của tạp A bằng HPLC 51 Hình 3.16. Biểu đồ phân tích nhiệt vi sai của tạp A tổng hợp 51 Hình 3. 17 . Biểu đổ phân tích nhiệt trọng lƣợng TGA của tạp A 52 Hình 3.18. Kết quả sắc ký đồ tổng hợp tạp G bằng phƣơng pháp đun hồi lƣu có khuấy từ sau 10 giờ 53 Hình 3.19. Sắc ký đồ AmG2 và tạp G chuẩn EP với 3 hệ dung môi trên sắc ký lớp mỏng 54 Hình 3.20. Phổ IR của AmG2 55 xi Hình 3.21. Phổ IR của AmG2 so với tạp G chuẩn EP 55 Hình 3.22. Phổ MS của AmG2 56 Hình 3.23. Công thức cấu tạo của tạp G và 2,6-dimethyl-3,5dimethylcarbonyl-4-(o-methoxylphenyl)-1,4-dihydropirydin theo tài liệu tham khảo 57 Hình 3.25. Phổ 1H-NMR của AmG2 59 Hình 3.26. Phổ 13C-NMR của AmG2 60 Hình 3.27. Sắc ký đồ thử độ tinh khiết của tạp G bằng HPLC 61 Hình 3.28. Biểu đồ phân tích nhiệt vi sai của tạp G 61 Hình 3.29. Biểu đổ phân tích nhiệt trọng lƣợng TGA của tạp G 62 Hình 3.30. Sắc ký đồ khảo sát tính phù hợp hệ thống của qui trình định lƣợng tạp A 63 Hình 3.31. Sắc ký đồ khảo sát tính đặc hiệu của qui trình định lƣợng tạp A 64 Hình 3.32. Biểu đồ minh họa độ tinh khiết của pic tạp A trong mẫu thử (a) và mẫu chuẩn (b) 64 Hình 3.33. Phổ UV-Vis của pic tạp A trong mẫu thử (a) và mẫu chuẩn (b) 65 Hình 3.34. Đƣờng biểu diễn diện tích pic theo nồng độ của qui trình định lƣợng tạp A bằng HPLC 66 Hình 3.35. Sắc ký đồ khảo sát tính phù hợp hệ thống qui trình định lƣợng tạp G 70 Hình 3.36. Sắc ký đồ khảo sát tính đặc hiệu qui trình định lƣợng tạp G 72 Hình 3.37. Biểu đồ minh họa độ tinh khiết của pic tạp G trong mẫu thử (a) và mẫu chuẩn (b) 72 Hình 3.38. Phổ UV-Vis của pic tạp G trong mẫu thử (a) và mẫu chuẩn (b) 73 Hình 3.39. Đƣờng biểu diễn diện tích pic theo nồng độ trong phƣơng pháp định lƣợng tạp G bằng HPLC 74 xii Hình 3.40. Kết quả sắc ký đồ tính đặc hiệu của qui trình kiểm tạp A và G trong nguyên liệu amlodipin besilat bằng phƣơng pháp HPLC 88 Sơ đồ 1.1. Một số con đƣờng tổng hợp dẫn xuất 1,4-DHP bằng phản ứng Hantzsch 16 Sơ đồ 1.2. Phản ứng Hantzsch tổng hợp dẫn xuất 1,4-DHP theo con đƣờng C 17 Sơ đồ 1.3. Phản ứng Hantzsch tổng hợp dẫn xuất 1,4-DHP theo con đƣờng A 17 Sơ đồ 4.1. Cơ chế tổng hợp amlodipin tạp A theo điều kiện 2 91 Sơ đồ 4.2 . Sự tạo thành methyl-3-aminocrotonat 92 Sơ đồ 4.3. Cơ chế phản ứng tạo thành sản phẩm trung gian (II) trong Hantzsch 92 Sơ đồ 4.4. Cơ chế tổng hợp chất trung gian imono-Knoevenagel và sản phẩm 1,4-DHP bất đối 93 Sơ đồ 4.5. Cơ chế tổng hợp tạp chất G 94 MỞ ĐẦU Theo dự báo của Hội tim mạch học Việt Nam, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động. Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1%. Trong các nhóm thuốc điều trị tim mạch, nhóm chẹn kênh calci, điển hình là amlodipin, đã được Bộ Y tế đưa vào danh mục thuốc thiết yếu và chỉ định thường quy trong điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực. Nên amlodipin là thuốc được nhiều công ty dược phẩm trong nước sản xuất. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn còn phụ thuộc nhiều từ nước ngoài. Theo thông tư 22/2009 của Cục Quản lý Dược Việt Nam, tất cả các nguyên liệu đầu vào cũng như thành phẩm trước và trong quá trình lưu hành cần được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các tạp chất liên quan. Hiện nay ở nước ta nhiều tạp chuẩn vẫn chưa được sản xuất trong nước, mà phải mua từ nước ngoài với giá rất cao. Điển hình là nguyên liệu amlodipin besilat, theo Dược điển Anh 2016, có 7 tạp chất liên quan trong nguyên liệu amlodipin besilat cần được kiểm đó là: tạp A, B, D, E, F, G, H. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam chỉ mới sản xuất được tạp chất D. Vì thế, gây không ít khó khăn cho công tác kiểm nghiệm. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “TỔNG HỢP VÀ TIÊU CHUẨN HÓA TẠP CHẤT LIÊN QUAN A VÀ G CỦA AMLODIPIN” được thực hiện với mong muốn cung cấp thêm qui trình tổng hợp tạp chất nhóm 4-dihydropyridin (tạp chất của nhóm tim mạch như amlodipin...) và thiết lập chất đối chiếu tạp chất tổng hợp amlodipin tạp chất A và G, nhằm ứng dụng vào việc kiểm tra chất lượng của nguyên liệu đầu vào. Mục tiêu của đề tài là: - Tổng hợp tạp A và tạp G của amlodipin ở qui mô phòng thí nghiệm. - Xây dựng bộ dữ liệu chuẩn cho 2 tạp chất A và G của amlodipin. - Thiết lập chất đối chiếu theo WHO và ISO13528. - Kiểm tra tạp chất A, G trong nguyên liệu amlodipin besilat theo qui định của Dược điển Anh 2016, sử dụng tạp đã tiêu chuẩn hóa làm chất đối chiếu. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tạp chất 1.1.1. Nguồn gốc tạp chất [4] Các tạp chất có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau. Hầu hết tạp chất xuất hiện là do qui trình tổng hợp, các sản phẩm phụ và chất trung gian có thể bị lưu giữ cùng hoạt chất mới được tổng hợp, chúng chính là tạp chất hoặc trở thành nguồn gốc của các tạp chất khác. Tạp chất nào hiện diện trong nguyên liệu ban đầu cũng có khả năng xuất hiện cùng với dược chất. Ngoài ra, những tạp chất liên quan đến các thành phần trơ (tá dược) hoặc các dung môi được sử dụng trong qui trình tổng hợp cũng được quan tâm đến. Các tạp chất có thể được tạo ra trong suốt các giai đoạn bào chế dược phẩm. Những tạp chất này có thể xuất hiện trong thành phẩm cuối. Những tạp chất trong dược phẩm không chỉ do dược chất hoặc các thành phần trơ sử dụng trong công thức bào chế, mà chúng có thể xuất hiện thông qua qui trình bào chế hoặc bằng việc tiếp xúc với bao bì đóng gói. Tất cả các tạp chất có khả năng làm thay đổi các dạng bào chế thông qua các phản ứng hóa học hoặc biến đổi vật lý. Hơn nữa, một số tạp chất có thể gây độc, hoặc có thể không gây ảnh hưởng trực tiếp đến đến độ ổn định hoặc hiệu quả điều trị, nhưng cũng cần phải được kiểm soát để tạo ra một dược phẩm an toàn. Tóm lại, các tạp chất có thể có nguồn gốc sau: - Tạp chất liên quan đến quá trình kết tinh - Tạp chất liên quan đến cấu trúc lập thể - Nguyên liệu ban đầu dùng tổng hợp - Dung môi tồn dư - Các chất trung gian và sản phẩm phụ - Các tạp chất liên quan đến công thức bào chế - Các tạp chất xuất hiện trong quá trình bảo quản 2 1.1.2. Phân loại tạp chất [4],[11] Theo Dược điển Mỹ, tạp chất được mô tả bằng các thuật ngữ sau: - Các thành phần đi cùng: là các thành phần đi kèm theo hoạt chất, ví dụ: các đồng phân hình học và quang học, chất bảo quản… - Các chất ngoại lai: là các vật liệu xuất hiện do sự nhiễm bẩn hoặc pha trộn, và không phải là kết quả của công thức bào chế. - Các tạp chất thông thường: là loại tạp chất vô hại và không gây nguy hiểm khi hiện diện với số lượng nhất định. - Các tạp hữu cơ dễ bay hơi: là các dung môi tồn dư được phát hiện trong dược chất. - Các tạp nổi trội: các tạp này khác so với các tạp thông thường, chúng cần có các phép thử định danh và định lượng riêng biệt. Các tạp này gồm các tạp liên quan đến qui trình sản xuất hoặc các sản phẩm phân hủy. - Các tạp có độc tính: các tạp này có hoạt tính sinh học không mong muốn, thậm chí là các phân tử nhỏ, và yêu cầu phải có các phép thử định danh và định lượng chuyên biệt. Theo ICH, các tạp chất trong dược chất mới được tạo ra bằng con đường tổng hợp hóa học có thể phân thành ba loại sau: - Tạp hữu cơ: các nguyên liệu ban đầu, các sản phẩm liên quan đến qui trình tổng hợp, các sản phẩm trung gian, các sản phẩm phân hủy. - Tạp vô cơ: các loại muối vô cơ, các chất xúc tác, các phối tử, các kim loại nặng hoặc các kim loại còn dư khác. - Dung môi tồn dư: các chất lỏng vô cơ hoặc hữu cơ sử dụng trong suốt qui trình tổng hợp và/hoặc kết tinh lại. 1.1.3. Các qui định về tạp chất Việc mô tả các tạp chất trong cả quá trình phát triển dược phẩm được quản lý chủ yếu thông qua hướng dẫn ICH và FDA. Qui định về chất lượng được ban
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất