Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất 2,5 diaryl 1,3,4 ...

Tài liệu Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất 2,5 diaryl 1,3,4 oxadiazol

.PDF
111
1
104

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG TÊN ĐỀ TÀI Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất 2,5-diaryl-1,3,4-oxadiazol Mã số: Chủ nhiệm đề tài: TS.DS. Trần Ngọc Châu Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 9 năm 2018 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG TÊN ĐỀ TÀI Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất 2,5-diaryl-1,3,4-oxadiazol Mã số: Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 9 năm 2018 . . 1. Thông tin chung: − Tên đề tài: “Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất 2,5-diaryl1,3,4-oxadiazol” − Mã số: 195-17 (số đăng ký) − Chủ nhiệm đề tài: TS.DS. Trần Ngọc Châu − Điện thoại: 09 38 77 66 35 Email: [email protected] − Đơn vị quản lý về chuyên môn: Bộ môn Hóa Dược – Khoa Dược − Thời gian thực hiện: từ 01/10/2017 đến 01/10/2018 − Thành viên tham gia:  TS. Vũ Thanh Thảo (giảng viên bộ môn Vi Ký sinh)  Sinh viên Võ Hoàng Nam (nghiệm chế viên bộ môn Hóa Dược) 2. Mục tiêu: Tổng hợp một số dẫn chất 2,5-diaryl-1,3,4-oxadiazol để sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn. Đồng thời tìm hiểu mối liên quan cấu trúc và tác dụng để góp phần định hướng cho nghiên cứu tổng hợp các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn tốt. 3. Nội dung chính: Đề tài được thực hiện gồm 4 nội dung chính sau: 1) Tổng hợp một số dẫn chất 2,5-diaryl-1,3,4-oxadiazol 2) Xác định cấu trúc và độ tinh khiết của các chất tổng hợp 3) Khảo sát tác dụng kháng khuẩn của các chất 4) Tìm hiểu mối liên quan cấu trúc các dẫn chất và tác dụng kháng khuẩn 4. Kết quả chính đạt đƣợc (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...): Về đào tạo: hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho 1 sinh viên Võ Hoàng Nam (sinh viên lớp Dược liên thông DLT 2013) đã tốt nghiệp Dược sĩ đại học Công bố khoa học: Kết quả của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học TP.HCM Võ Hoàng Nam, Vũ Thanh Thảo, Trần Ngọc Châu (2018). “Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất 1,3,4-oxadiazol”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên đề Dược, phụ bản tập 22, số 1, trang 486-493. . i- . . . MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. IV Danh mục bảng ............................................................................................................. V Danh mục hình ............................................................................................................ VI Chƣơng 1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1 Chƣơng 2. Tổng quan tài liệu ..................................................................................... 3 2.1. Hoạt tính sinh học các dẫn chất 1,3,4-oxadiazol .................................................... 3 2.2. Cấu trúc và tính chất dị vòng 1,3,4-oxadiazol ....................................................... 7 2.3. Phương pháp tổng hợp dị vòng 1,3,4-oxadiazol .................................................. 10 Chƣơng 3. Đối tƣợng & phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 16 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 16 3.2. Nguyên liệu và trang thiết bị ................................................................................ 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18 3.4. Xác định độ tinh khiết và xác định cấu trúc ......................................................... 20 3.5. Thử hoạt tính kháng khuẩn ................................................................................... 21 Chƣơng 4. Kết quả và bàn luận ............................................................................... 26 4.1. Kết quả tổng hợp hóa học ..................................................................................... 26 4.2. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn ...................................................................... 48 Chƣơng 5. Kết luận và đề nghị................................................................................. 51 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 51 5.2. Đề nghị ................................................................................................................. 52 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... VI Phụ lục .................................................................................................................... PL-1 . ii- . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ tắt Tên tiếng Anh 1 Nuclear magnetic resonance proton Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proron HNMR CFU Colony forming unit Tên tiếng Việt Số đơn vị khuẩn lạc Công thức phân tử CTPT D Doublet Đỉnh đôi Dd Doublet-doublet Đỉnh đôi-đôi DMSO Dimethylsulfoxid ESBL Extended spectrum beta-lactamase INH Isoniazid IR Infrared spectroscopy Phổ hồng ngoại M Multiplet Đỉnh đa MHA Mueller – Hinton MIC Minimum Inhibitory Concentration Nồng độ ức chế tối thiểu MS Mass spectroscopy NB Nutrient Broth Mũi đơn Singlet SKLM T Khối phổ Phân tử lượng P.t.l S Beta-lactamase phổ rộng Sắc ký lớp mỏng Mũi ba Triplet TLTK Tài liệu tham khảo TSA Tryptycase Soy Agar TSB Tryptycase Soy Broth . . DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Danh sách nguyên liệu hóa chất dùng trong tổng hợp và tinh chế............................ 16 Bảng 4.1. Bảng tổng hợp thông tin của các N-acyl hydrazon tổng hợp được ........................... 43 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp thông tin của các 1,3,4-oxadiazol tổng hợp được ............................ 45 Bảng 4.3. Định tính khả năng kháng khuẩn (đường kính vòng kháng khuẩn, mm).................. 48 Bảng 4.4. MIC của các chất thử nghiệm.................................................................................... 49 . v- . DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cấu trúc dị vòng 1,3,4-oxadiazol .................................................................................3 Hình 2.2. Các đồng phân của oxadiazol ......................................................................................8 Hình 2.3. Các hướng chính tổng hợp 1,3,4-oxadiazol ...............................................................10 Hình 3.1. Sơ đồ phản ứng tổng hợp các N-acyl hyrazon ...........................................................19 Hình 3.2. Công thức cấu tạo của Cloramin B ............................................................................20 Hình 3.3. Sơ đồ phản ứng tổng hợp dẫn chất 1,3,4-oxadiazol..................................................20 Hình 3.4. Đĩa thạch định tính khả năng kháng khuẩn................................................................22 Hình 3.5. Đĩa thạch xác định MIC .............................................................................................25 . . CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gần 100 năm từ khi kháng sinh penicillin được tìm ra đến nay, hàng trăm loại kháng sinh đã được phát minh và đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đã cứu sống hàng triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Kháng sinh còn được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản… Tuy nhiên cũng do việc sử dụng rộng rãi, kéo dài và lạm dụng, chưa hợp lý, nên tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn ngày một gia tăng. Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng [29]. Đề kháng kháng sinh được báo cáo nhiều nơi trên thế giới, trong đó có châu Âu, phân tích từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh Châu Âu (ECDC) năm 2009 ước tính rằng nhiễm trùng do các vi khuẩn kháng thuốc đã gây ra khoảng 25 000 ca tử vong ở châu Âu hàng năm. Ngoài những ca tử vong có thể tránh được, thì chi phí chăm sóc sức khoẻ thiệt hại ước tính ít nhất là 1,5 tỷ euro [21]. Tại Việt Nam, kết quả của “Khảo sát đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập tại bệnh viện Quận 2 TP. HCM” năm 2016: tỷ lệ kháng kháng sinh của E. Coli sinh ESBL: cefuroxim 100%, ceftriazon 100%, ceftazidim 81,25% cho thấy trình trạng kháng kháng sinh khá cao [3]. Việc tìm ra các kháng sinh mới là nhu cầu cấp thiết. Trong các tác nhân kháng khuẩn đang được nghiên cứu, các dẫn chất dị vòng 1,3,4-oxadiazol được nghiên cứu khá nhiều trong hóa học hữu cơ. Có nhiều yếu tố kích thích sự quan tâm đến các hợp chất này. Nhờ có hoạt tính sinh học rất đa dạng, các dẫn xuất dị vòng 1,3,4oxadiazol có thể được dùng trong y học để kháng khuẩn, kháng nấm mốc, làm thuốc giảm đau, kháng viêm [7]. Vì những lý do trên, trong phạm vi đề tài khóa luận tốt nghiệp và điều kiện phòng thí nghiệm nghiên cứu“ Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số . -1- . dẫn chất 1,3,4-oxadiazol” nhằm tạo ra các hợp chất mới có tiềm năng về mặt sinh học, ứng dụng trong điều trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn trong cơ thể con người. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp các dẫn chất dị vòng 1,3,4-oxadiazol và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn với mục tiêu cụ thể là: 1. Tổng hợp dẫn chất thế chứa dị vòng 1,3,4-oxadiazol, 2. Xác định cấu trúc sản phẩm và độ tinh khiết bằng phương pháp đo điểm chảy, sắc ký lớp mỏng, quang phổ hổng ngoại IR, khối phổ MS và phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 3. Thử hoạt tính kháng khuẩn của các dẫn chất 1,3,4-oxadiazol đã tổng hợp được. . -2- . CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC DẪN CHẤT 1,3,4-OXADIAZOL Các hợp chất có chứa dị vòng oxadiazol nói chung, đặc biệt là dị vòng 1,3,4oxadiazol đã được nghiên cứu rất nhiều trong vài thập kỷ qua. Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã được công bố cho thấy các dẫn chất này có hoạt tính sinh học đa dạng khác nhau [59]. Hình 2.1. Cấu trúc dị vòng 1,3,4-oxadiazol Một số dẫn chất 1,3,4-oxadiazol thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật rất tốt như: kháng khuẩn [10], kháng lao [24] , kháng nấm [26]. Ngoài ra, một số dẫn chất khác lại thể hiện khả năng gây độc tế bào [46], chống viêm và giảm đau [41], hạ lipid máu [32], chống ung thư [35], chống loét [11], chống co giật [33] và các hoạt tính khác… 2.1.1. Các thuốc có cấu trúc 1,3,4-oxadiazol Các hợp chất dị vòng 1,3,4-oxadiazol được tổng hợp qua nhiều phản ứng hóa học, tạo được nhiều hợp chất quan trọng, có tiềm năng sinh học to lớn. Hai ví dụ của các hợp chất có chứa dị vòng 1,3,4-oxadiazol hiện đang được sử dụng trên lâm sàng là: Raltegravir thuốc kháng retrovirus [56] và Zibotentan tác nhân chống ung thư [31]. . -3- . 2.1.2. Hoạt tính kháng khuẩn của dẫn chất 1,3,4-oxadiazol Nghiên cứu được công bố năm 2014 của Ajmer Singh Grewal và cộng sự cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất 1,3,4-oxadiazol. Các chất được tổng hợp có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli với vùng ức chế (đường kính) nằm trong khoảng 15-24 mm. Trong số các hợp chất được tổng hợp, (1f) được tìm thấy là hợp chất hoạt động mạnh nhất vùng ức chế 24 mm khi so sánh với kháng sinh đối chiếu là carbenicillin (vùng ức chế 25 mm). Hợp chất (1b) với vùng ức chế 23 mm so với kháng sinh đối chiếu. Các hợp chất tổng hợp khác cho thấy hoạt tính kháng khuẩn vừa phải với E.coli [26]. Năm 2010, Patel và cộng sự đã xác định hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất có chứa khung cấu trúc 1,3,4-oxadiazol trên một số loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp (2 chủng vi khuẩn gram dương là S. aureus MTCC 96, S. pyogenes MTCC 442 và 2 chủng vi khuẩn gram âm là E. coli MTCC 443 và P. aeruginosa MTCC 1688). Ampicillin được sử dụng như kháng sinh đối chiếu. Kết quả cho thấy các hợp chất (2), (3) có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn 2 và 5 lần với ampicillin [48]. Năm 2011, Desai và cộng sự đã thiết kế và sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất 1,3,4-oxadiazol có cấu trúc như hình vẽ (4). Mười hai chất tổng hợp đã . -4- . được sàng lọc khả năng kháng khuẩn trên các loại vi khuẩn gram dương S. aureus (MTCC 96), Staphylococcus pyogenes (MTCC 442) và vi khuẩn gram âm E. coli (MTCC 443), P. aeruginosa (MTCC 1688) bằng phương pháp pha loãng. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất đã tổng hợp từ trung bình đến tốt. Các hợp chất với các nhóm thế 2,4-dimethyl, 3-OCH3 ,và 3,4-dichloro cho hoạt tính kháng khuẩn tốt [18]. Kumar và công sự (2010) đã tổng hợp và thử hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất (5) được nghiên cứu chống lại sự phát triển của Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli (gram âm) và Bacillus subtilis, Streptococus aureus (gram dương), những hợp chất này được sử dụng hai nồng độ (25 và 50 ppm). Phần lớn các hợp chất này có tính kháng khuẩn đáng lưu ý. Hoạt tính ức chế E. coli, Klebsiella pneumonia, B. subtilis và S. aureus được so sánh với kháng sinh streptomycin. Trong những hợp chất được tổng hợp thì các hợp chất (5c) và (5h) thể hiện hoạt tính gần bằng với chuẩn streptomycin [36]. Maldali và cộng sự (2013) đã tổng hợp và đánh giá khả năng kháng khuẩn của dẫn chất chứa dị vòng 1,3,4-oxadiazol với cấu trúc (6). Kết quả cho thấy hầu hết các hợp chất được kiểm tra ức chế vi khuẩn từ vừa đến tốt [40]. . -5- . Ngoài các nghiên cứu trên thế giới về hoạt tính kháng khuẩn của các dẫn chất 1,3,4oxadiazol thì ở Việt Nam năm 2012 Nguyễn Thị Sơn tổng hợp và thử hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất 1,3,4-oxadiazol có khung cấu trúc như hình vẽ (7) có khả năng kháng vi khuẩn E. coli với nồng độ thấp 15 μg/ml [1]. Năm 2015, Lê Hoàng Trung Hiếu đã tổng hợp và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của những hợp chất được nghiên cứu, trong số những hợp chất đã tổng hợp thì hợp chất số (8) có hoạt tính mạnh trên cả S. aureus và MRSA (MIC = 8 μg/ml) [4]. Gần đây nhất năm 2016 Vũ Phạm Mỹ Trinh đã tổng hợp và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của dị vòng 1,3,4-oxadiazol (9). Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất đã tổng hợp từ trung bình đến tốt đối với vi khuẩn gram dương. Các hợp chất mang nhóm thế: 4-fluoro, 3,4-dicloro, 3-nitro; có MIC = 4 µg/ml với chủng MRSA; với chủng MSSA có MIC = 4 µg/ml với nhóm thế 3,4-dicloro, 8 µg/ml với nhóm thế 3nitro, 16 µg/ml với nhóm thế 4-fluoro; với chủng Streptococcus faecalis các kết quả đáng chú ý là 4 µg/ml với nhóm thế 3,4-dicloro, 16 µg/ml với nhóm thế 3-nitro [2]. Ngoài ra một số dẫn chất có cấu trúc rất gần với 1,3,4-oxadiazol là 1,3,4-oxadiazolin cũng được quan tâm nghiên cứu. Theo Olivera C.S và cộng sự (2012), đã tổng hợp . -6- . và khảo sát hoạt tính của dẫn chất 1,3,4-oxadiazolin (10) trên các chủng S. aureus, kháng methicillin và amino glycosid (MARSA), và kháng đa thuốc – MDR. Các hợp chất cho thấy hiệu quả trong việc ức chế hoạt động của những vi khuẩn này ở nồng độ từ 4-32 μg/mL. Các hợp chất này mạnh hơn chloramphenicol chuẩn từ 2-8 lần [17]. Ở trong nước cũng có nhiều nghiên cứu tập trung vào hoạt tính sinh học của cấu trúc này. Năm 2016, Nguyễn Thị Mai Hiên đã tổng hợp và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn chất 1,3,4-oxadiazolin có khung cấu trúc như hình vẽ (11). Nhìn chung, các chất tổng hợp có tác dụng kháng khuẩn từ yếu đến trung bình [5]. 2.1.3. Nhận xét và kết luận Như vậy sau khi liệt kê tác dụng sinh học, đặc biệt là tác dụng kháng khuẩn, chúng tôi có thể thấy dị vòng 1,3,4-oxadiazol có thể có vai trò kháng khuẩn, có thể khi thay đổi ở vị trí cacbon số 2 và số 5 của khung cấu trúc 1,3,4-oxadiazol thường dẫn đến hoạt tính sinh học của chúng, có thể tác động này phụ thuộc vào nhóm thế hoặc vòng khác trong cấu trúc, có rất nhiều cấu trúc khác nhau có thay đổi hoạt tính, có thể gắn vào mất hoạt tính. Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dẫn chất có dị vòng 1,3,4-oxadiazol. 2.2. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT DỊ VÒNG 1,3,4-OXADIAZOL 2.2.1. Cấu trúc của dị vòng 1,3,4-oxadiazol Dị vòng oxadiazol là dị vòng 5 cạnh chứa một nguyên tố oxy và hai nguyên tố . -7- . nitơ với công thức phân tử C2H2N2O. Dị vòng oxadiazol có 4 đồng phân: 1,2,3oxadiazol, 1,2,4-oxadiazol, 1,2,5-oxadiazol, 1,3,4-oxadiazol. Hình 2.2. Các đồng phân của oxadiazol Trong các dị vòng oxadiazol với cấu trúc như hình vẽ trên, chúng tôi quan tâm đến dị vòng 1,3,4-oxadiazol vì có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên các dẫn chất này và một số phương pháp tổng hợp có thể thực hiện được trong điều kiện phòng thí nghiệm của chúng tôi. 2.2.2. Tính chất của dị vòng 1,3,4-oxadiazol 2.2.2.1. Tính chất vật lí CTPT: C2H2N2O, khối lượng phân tử 70,05 g/mol. 1,3,4-oxadiazol là chất lỏng, khối lượng riêng 1,193 g/cm3. Các hợp chất thế ở vị trí 2 và 5 của dị vòng 1,3,4oxadiazol là những hợp chất không màu. Tính tan trong nước của 1,3,4oxadiazol phụ thuộc vào nhiều nhóm thế, ví dụ như: 2,5-dimethyl-1,3,4oxadiazol tan trong nước ở mọi tỉ lệ, trong khi đó 2,5-diphenyl-1,3,4-oxadiazol thì kém tan trong nước. Nhiệt độ sôi 150 oC. Hợp chất thế 1,3,4-oxadizaol đối xứng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn 1,3,4-oxadiazol bất đối xứng, khi thay gốc alkyl bằng aryl thì nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cũng tăng lên. Phổ IR hấp thu đặc trưng của 1,3,4-oxadiazol: đỉnh hấp thu tại 1640-1650 cm-1 (C=N), 1020 cm-1 (C−O) [53]. 2.2.2.2. Tính chất hóa học 1,3,4-oxadiazol có tính base yếu. Sự rút điện tử của hai N làm cho mật độ electron tại C của vòng thấp, dẫn đến phản ứng thế với tác nhân ái điện tử khó xảy ra. Các hợp chất vòng 1,3,4oxadiazol luôn có hệ số phân bố dầu nước (log P) thấp hơn so với các hợp chất . -8- . đồng phân của nó. Phản ứng với tác nhân ái nhân [45] Phản ứng này không phổ biến. Nhiều tác nhân mở vòng được hay không tùy thuộc vào mật độ electron tại C-2 và C-5 của vòng 1,3,4-oxadiazol. Nói chung aryl được thế ở vòng 1,3,4-oxadiazol ít nhạy cảm với acid hơn alkyl. Phản ứng với tác nhân ái điện tử [6] Do mật độ electron trên nguyên tử C thấp cũng như khả năng proton hóa của nguyên tử N mà các phản ứng thế với tác nhân ái điện tử rất khó xảy ra. Vòng oxadiazol được gắn nhóm cho điện tử tại C số 2 và 5 có thể tham gia phản ứng thế ái điện tử tại nguyên tử N. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ [6] Vòng 1,3,4-oxadiazol rất bền với nhiệt. Khi gắn thêm các nhóm aryl hoặc perfoalkyl, độ bền nhiệt của vòng sẽ tăng lên. Tại nhiệt độ (210-230 oC), oxadiazolinon bị decarboxy hóa tạo thành nitrilimin. . -9- . Phản ứng tạo các hợp chất vòng khác [45] Vòng 1,3,4-Oxadiazol có thể chuyển thành các dị vòng khác. Ví dụ sự hiện diện hydrazin hydrat nó có thể được chuyển thành triazol amin hoặc với sự có mặt của thioure nó có thể chuyển đổi thành thiadiazol. 2.3. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP DỊ VÒNG 1,3,4-OXADIAZOL Có nhiều phương pháp tổng hợp dị vòng 1,3,4-oxadizol, nhưng có 4 hướng chính được tóm tắt theo theo hình vẽ sau: Hình 2.3. Các hướng chính tổng hợp 1,3,4-oxadiazol . -10- . 2.3.1. Tổng hợp từ dẫn chất N-acyl hyrazon Dẫn chất thế ở vị trí 2 và 5 của vòng 1,3,4-oxadiazol đã được điều chế bằng cách oxi hóa đóng vòng N-acyl hydrazon. Phản ứng này được thực hiện bởi các phương pháp khác nhau với các chất oxy hóa khác nhau như : Phƣơng pháp 1: dùng Dess-Martin periodinan (DMP) trong các dung môi khác nhau như dichloromethan, dimethylformamid (DMF) và acetonitril [19] Phƣơng pháp 2: dùng hỗn hợp N-chlorosuccinimid (NCS) và 1,8-diazabicyclo [5.4.0] undec-7-ene (DBU) trong dichlormethan [47] Phƣơng pháp 3: dùng tert-butyl hypoiodit (t-BuOI) mới sinh được tạo ra từ t-BuOCl và NaI trong các dung môi khác nhau như nước, ethanol [23] Phƣơng pháp 4: dùng iodobenzen diacetat trong dichloromethan (DCM) [50] Phƣơng pháp 5: dùng cloramin T trong ethanol [43] Phƣơng pháp 6: dùng diacetoxyiodo benzen (DIB) trong DCM [52] . -11- . Phƣơng pháp 7: dùng xúc tác Cu(OTf)2, Cs2CO3, và oxy không khí [27] Trong một nghiên cứu liên quan tổng hợp dẫn chất 1,3,4-oxadiazolin: các dẫn chất N-acyl hydrazon được đóng vòng với xúc tác là anhydrid acetic (phƣơng pháp 8) [22] Ngoài ra, các dẫn chất N-acyl hydrazon có thể được đóng vòng bởi các tác nhân: HgO, MgO và Iod. Hoặc được đóng vòng trong pyridin và benzoyl clorid [57] 2.3.2. Tổng hợp từ dẫn chất hydrazid Tổng hợp dẫn chất 1,3,4-oxadiazol bằng cách ngưng tụ acyl hydrazid với các benzaldehyd bởi các tác nhân oxi hóa đóng vòng khác nhau như: ceric ammoni nitrat (CAN) trong dichloromethan (DCM) [15] hoặc trichloroisocyanuric acid (TCCA) trong ethanol [49] . -12-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất