Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ đề môi trường chuẩn cho giáo viên...

Tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ đề môi trường chuẩn cho giáo viên

.DOC
18
318
120

Mô tả:

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: VÌ MỘT HÀNH TINH XANH A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch cho các lớp B. GIAI ĐOẠN THỰC HÀNH TỔ CHỨC BUỔI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thực hành tổ chức nghiêm túc và linh hoạt kế hoạch đã xây dựng ở phần trên C. GIAI ĐOẠN SAU KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ban tổ chức rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị, việc tổ chức thực hiện: + Những thành công và nguyên nhân + Những mặt hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục đối với lần tổ chức sau 1 A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Chủ đề: VÌ MỘT HÀNH TINH XANH 1. MỤC TIÊU Sau khi tổ chức xong hoạt động, học sinh có thể: 1.1. Về kiến thức - Tái hiện được và hiểu thêm những kiến thức liên quan đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu - Hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường - Xác định được các đối tượng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu - Biết được những việc làm nhằm giảm thiểu, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường 1.2. Về kỹ năng - Vận dụng được kiến thức để phản ứng nhanh, phát hiện nhanh các nguyên nhân, biểu hiện và các đối tượng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. - Kỹ năng lập kế hoạch và vận dụng sáng tạo các hình thức chào hỏi để biểu đạt thông điệp của đội - Kỹ năng quan sát, làm việc nhóm, khéo kéo, nhanh nhẹn trong cách xử lý… - Kỹ năng tổng hợp kiến thức để tuyên truyền trong khoảng thời gian cho phép - Kỹ năng thuyết trình, hùng biện 1.3. Về thái độ - Học sinh có nhìn nhận đúng đắn hơn về vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường - Có thái độ và hành động tích cực trong việc giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường - Có thái độ và hứng thú tích cực trong việc tham gia hội thi. 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC 2.1. Nội dung 2 - Vấn đề biến đổi khí hậu - Các giải pháp giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu 2.2. Hình thức tổ chức - Tổ chức dưới dạng cuộc thi giữa 3 lớp khối 11 trường THPT Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng. - Hoạt động bao gồm 4 phần: Hoạt động 1: Chào hỏi “Lời chào thân ái” Hoạt động 2: Hiểu biết “Bức tranh bí ẩn” Hoạt động 3: Trải nghiệm “Xử lý rác thông minh” Hoạt động 4: Tuyên truyền “Tôi là tuyên truyền viên” 3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TỔ CHỨC, THÀNH PHẦN THAM GIA 3.1. Thời gian: 90 phút, diễn ra vào lúc 8h00 ngày 28/03/2013 3.2. Địa điểm: Tại hội trường A5 – Trường THPT Lê Quý Đôn - TP Đà Nẵng 3.3. Đơn vị tổ chức: Đoàn Trường THPT Lê Quý Đôn - TP Đà Nẵng 3.4. Thành phần tham gia: Học sinh khối 11 trường THPT Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng. 4. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 4.1. Ban tổ chức - Ban tổ chức ra thông báo: Mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm, thể lệ… trước 01 tháng - Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch hoạt động cho các lớp ngay sau khi nhận được thông báo - Chuẩn bị hội trường, âm thanh, ánh sáng… - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và kịch mở màn - Chuẩn bị nội dung một số phần thi thuộc về ban tổ chức - Chuẩn bị tiêu chí đánh giá cho BGK - Chuẩn bị phần thưởng cho các đội thi 3 …. 4.2. Học sinh - Xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công người thực hiện - Chuẩn bị các nội dung thi và luyện tập - Chuẩn bị trang phục - Chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ giao lưu 4.3. Các phương tiện chủ yếu Sân khấu, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, trang phục, hình ảnh, tranh ảnh, máy vi tính, máy chiếu, các bảng cho điểm, hoa tươi, phần thưởng.. 4 5. CHƯƠNG TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 5.1. Khai mạc (10 phút) Đón tiếp đại biểu và ổn định tổ chức Văn nghệ chào mừng Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban cố vấn, ban giám khảo, ban thư kí và 3 đội chơi Đại diện BCH Đoàn trường phát biểu khai mạc 5.2. Tổ chức hoạt động (75 phút) Hoạt động 1: Chào hỏi: “Lời chào thân ái” (15 phút) Hoạt động 2: Hiểu biết “Bức tranh bí ẩn” (15 phút) Hoạt động 3: Trải nghiệm “Xử lý rác thông minh” (20 phút) Hoạt đọng 4: Phần thi “Vui cùng khán giả” (5 phút) Hoạt động 5: Tuyên truyền “Tôi là tuyên truyền viên” (20 phút) 5.3. Tổng kết (5 Phút) Công bố kết quả và trao thưởng Tổng kết, đánh giá Kết thúc 5 6. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: VÌ MỘT HÀNH TINH XANH - Thời gian: 90 phút, diễn ra vào lúc 8h00 ngày 28/3/2013 - Địa điểm: Tại hội trường A5 – Trường THPT Lê Quý Đôn- TP Đà Nẵng 6.1. Phần khai mạc 6.1.1. Đón tiếp đại biểu, ổn định tổ chức 2 Nam và 2 Nữ HS đứng trước cửa chính Hội trường đón tiếp đại biểu 6.1.2. Văn nghệ chào mừng Đơn ca: Hát cho hành tinh xanh - Nhạc sỹ: Huy Tuấn, trình bày Mỹ Diệu lớp 11A1 6.1.3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo và 3 đội chơi a. Tuyên bố lý do - Môi trường sinh thái có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hạnh phúc của mỗi người - Môi trường sinh thái hiện nay đang bị ôm nhiễm nghiêm trọng. - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỉ 21 và cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học, nhà môi trường và chính phủ các nước hiện nay. - Để giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu, đòi hỏi sự chung tay hợp sức của nhân loại, trong đó học sinh là chủ nhân tương lai của thế giới cần phải có những hành động cụ thể và thiết thực. b. Giới thiệu đại biểu - Thầy giáo Bùi Văn Vân – Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn - Thầy giáo Hoàng Thế Hải - Ban Chấp hành Đoàn trường THPT Lê Quý Đôn - Ông: Nguyễn Văn Quang – Đại diện Hội phụ huynh học sinh - Các thầy cô giáo cùng tập thể học sinh trường THPT Lê Quý Đôn c. Giới thiệu Ban giám khảo và 3 đội chơi - TS. Võ Văn Minh – Trưởng khoa Sinh - Môi Trường trường Đại Học Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng 6 - Cô giáo Trương Thị Thanh Mai - Tổ trưởng tổ bộ môn môn Sinh trường THPT Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng - Cô giáo Trương Thị Hoa - Tổ trưởng tổ bộ môn môn Văn trường THPT Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng - Thư ký: 02 học sinh đến từ hai lớp 11 - Ba đội chơi đến từ 3 lớp của khối 11, mỗi đội gồm 5 thành viên 6.1.4. Thông qua chương trình hoạt động Theo chương trình hoạt động ở trên 6.1.5. Phát biểu khai mạc Đại diện BCH Đoàn trường phát biểu khai mạc 6.2. Phần nội dung chương trình hoạt động Hoạt động 1 Chào hỏi: “Lời chào thân ái” 1. Mục tiêu - Về kiến thức: Tái hiện được và hiểu thêm những kiến thức liên quan đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu - Về kỹ năng: + Kỹ năng lập kế hoạch và vận dụng sáng tạo các hình thức chào hỏi để biểu đạt thông điệp của đội + Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm - Về thái độ: + Có thái độ hợp tác tích cực trong việc bảo vệ môi trường + Có thái độ và hứng thú tích cực trong việc tham gia hội thi. 2. Nội dung Các đội sẽ giới thiệu về đội của mình và thông điệp mà đội mang tới hội thi. 3. Hình thức Toàn đội thi xuất hiện trên sân khấu giới thiệu về đội mình dưới các hình thức như có thể tự sáng tác thơ, ca, hò, vè hoặc chế lời từ thơ, ca, hò, vè, vẽ tranh, bài hát,… có nội dung bám sát theo chủ đề hội thi. 4. Thể lệ - Mỗi đội có 3 phút thể hiện màn chào hỏi 7 - Thứ tự biểu diễn theo bốc thăm trước đó - Toàn đội thi xuất hiện trên sân khấu trình diễn màn chào hỏi của đội mình 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian. Nếu quá 30 giây – 1 phút trở lên trừ 3 điểm. Quá thời gian trên 1 phút trừ 5 điểm. - Đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với chủ đề - Biểu đạt thông điệp một cách đầy đủ và sâu sắc - Trang phục, đạo cụ biểu diễn phù hợp với nội dung. - Phong cách biểu diễn hay, sáng tạo, độc đáo và đảm bảo tính nghệ thuật. 6. Cách chấm điểm - Thang điểm 10 - Tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo) - Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận - Thư ký theo dõi thời gian thi của các đội và thực hiện trừ điểm các đội vượt thời gian. - Điểm cho mỗi đội sau mỗi phần thi là tổng điểm của Ban giám khảo chấm cho mỗi đội, trừ đi điểm vượt thời gian (nếu có). 7. Thời gian Thời gian: 15 phút Hoạt động 2 Khám phá: “Bức tranh bí ẩn” 1. Mục tiêu - Về kiến thức: + HS nêu được nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính + Nêu được một số biểu hiện chính của biến đổi khí hậu + Xác định được các đối tượng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu 8 + Biết được những việc làm nhằm giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu - Về kĩ năng: + Vận dụng được kiến thức để phản ứng nhanh, phát hiện nhanh các nguyên nhân, biểu hiện và các đối tượng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. + Kỹ năng quan sát, làm việc nhóm - Về thái độ: + HS có nhìn nhận đúng đắn hơn về vấn đề biến đổi khí hậu + Có thái độ và hành động tích cực trong việc giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường 2. Nội dung - Các đội sẽ cùng nhau khám phá một bức tranh được ẩn giấu sau 9 mảnh ghép - Mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi liên quan đến chủ đề của bức tranh. Nội dung câu hỏi như sau: Mảnh ghép 1: Những thay đổi của khí hậu vượt lên trên trạng thái trung bình đã được duy trì trong nhiều năm được gọi là gì? A. Nóng lên toàn cầu B. Hiệu ứng nhà kính C. Biến đổi khí hậu D. Thiên tai Đáp án: C. Biến đổi khí hậu Mảnh ghép 2: Nguyên nhân chính gây nên sự biến đổi khí hậu là gì? A. Sự gia tăng đáng kể các khí nhà kính từ hoạt động của con người. B. Do các khí nhà kính phát sinh có nguồn gốc từ tự nhiên C. Do hoạt động công nghiệp D. Cả A, B, C đều sai Đáp án A. Sự gia tăng đáng kể các khí nhà kính từ hoạt động của con người. Mảnh ghép 3: Tác nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là? A. Khí CFC 9 B. Khí CO2 C. Khí CH4 D. Khí NO2 Đáp án: B. Khí CO2 (MC bổ sung thêm: ngoài ra còn có các khí khác như CFC, CH4, NOx...) Mảnh ghép 4: Biểu hiện của Biến đổi khí hậu là: A. Nhiệt độ trung bình tăng B. Băng tan C. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan D. Cả A, B, C đều đúng Đáp án: D: Cả A, B, C đều đúng Mảnh ghép 5: Hiệu ứng nhà kính là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển, do……..có khả năng giữ lại nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất và phát lượng nhiệt đó trở lại vào bầu khí quyển A. Khí Nitơ B. Khí Oxi C. Khí nhà kính D. Cả A, B, C đều đúng Đáp án: C (MC mở rộng thêm: Hiệu ứng nhà kính tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống của Trái Đất, giúp giữ ấm Trái Đất, tạo điều kiện cho con người và các sinh vật có thể tồn tại và phát triển. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, Trái Đất sẽ rất lạnh, con người và các sinh vật không thể tồn tại được. Các khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính chỉ trở thành một vấn đề lớn, đáng lo ngại khi mà bầu khí quyển có quá nhiều các khí này đặc biệt là CO2, CH4, N2O, NOx làm Trái Đất nóng lên Mảnh ghép 6: Trong số những hoạt động sau, hoạt động nào không giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu? 10 A. Giảm ùn tắt giao thông B. Chặt cây lấy gỗ C. Tiết kiệm điện D. Đi xe đạp thay vì đi xe máy Đáp án B: Chặt cây lấy gỗ Mảnh ghép 7: Loại thiên tai nào thường xuyên xảy ra ở Việt Nam? A. Bão tuyết B. Sóng thần C. Áp thấp nhiệt đới C. Núi lửa phun trào Đáp án C: Áp thấp nhiệt đới Mảnh ghép 8: Hiệu ứng nhà kính xảy ra ở đâu? A. Trong rừng B. Trong đất C. Trên núi cao D. Trong khí quyển Đáp án D: Trong khí quyển Mảnh ghép 9: Đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu là? A. Người nghèo, người cao tuổi B. Người dân tộc thiểu số C. Phụ nữ và trẻ em D. Cả A, B, C đều đúng Đáp án D: Cả A, B, C đều đúng 11 BỨC TRANH BÍ ẤN: Hình ảnh của sự “Nóng lên toàn cầu” (MC: Biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay chủ yếu muốn nói tới sự Nóng lên toàn cầu, là xu hướng tăng lên về nhiệt độ trung bình của Trái Đất. Khi các nhà Khoa học nói về vấn đề biến đổi khí hậu, họ quan tâm tới hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người. Trước thực trạng đó chúng ta phải có những hành động cụ thể, thiết thực để giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra) 3. Hình thức Các đội thi trả lời câu hỏi thông qua lựa chọn mảnh ghép để tìm ra bức tranh bí ẩn 4. Thể lệ - Các đội sẽ có 3 lượt lựa chọn các mảnh ghép 1 cách ngẫu nhiên. Các đội lựa chọn xen kẽ nhau. - Nếu đội lựa chọn trả lời sai thì cơ hội cho 2 đội còn lại. Nếu đội thứ 2 cũng trả lời sai thì mảnh ghép đó sẽ không được mở ra - Trong quá trình các mảnh ghép được lật mở, các đội có thể dự đoán bức tranh bí ẩn, nếu sai các bạn sẽ phải dừng cuộc chơi. - Thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi mảnh ghép là 1 phút 5. Tiêu chí đánh giá - Trả lời câu hỏi phải đúng thời gian quy định - Câu trả lời chính xác, rõ ràng, ngắn gọn 6. Cách chấm điểm - Mỗi câu trả lời đúng hoàn toàn được 10 điểm. - Nếu trả lời đúng bức tranh bí ẩn được 30 điểm - MC căn cứ trên kết quả và đọc điểm cho các đội 7. Thời gian Tổng thời gian: 15 phút Hoạt động 3 Trải nghiệm “Xử lý rác thông minh” 12 1. Mục tiêu - Về kiến thức: Phân loại được các loại rác thải dựa trên những tiêu chí nhất định - Về kỹ năng: + Phân loại được các loại rác thải và xử lý rác 1 cách thông minh + Kỹ năng khéo kéo, nhanh nhẹn trong cách xử lý + Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình - Về thái độ: Có thái độ và hành động tích cực trong việc tái chế các phế liệu thành sản phẩm phục vụ cuộc sống. 2. Nội dung Sử dụng các loại phế liệu để tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng cao 3. Hình thức - Thiết kế sản phẩm từ rác thải ngay tại sân khấu - Thuyết trình sản phẩm và nêu lên thông điệp 4. Thể lệ - Mỗi đội có 5 phút để tạo ra các sản phẩm từ các phế liệu chuẩn bị trước - Mỗi đội có 2 phút để giới thiệu và thuyết trình về sản phẩm 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian. Nếu quá 30 giây – 1 phút trở lên trừ 3 điểm. Quá thời gian trên 1 phút trừ 5 điểm. - Yêu cầu sản phẩm mang tính ứng dụng cao, thẩm mỹ - Giới thiệu và thuyết trình về sản phẩm hay, ý nghĩa, truyền tải được thông điệp của chương trình 6. Cách chấm điểm - Thang điểm 10 - Tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo). - Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận - Thư ký theo dõi thời gian thi của các đội và thực hiện trừ điểm các đội vượt thời gian. 13 - Điểm cho mỗi đội sau mỗi phần thi là tổng điểm của Ban giám khảo chấm cho mỗi đội, trừ đi điểm vượt thời gian (nếu có). 7. Thời gian Thời gian: 20 phút Hoạt động 4 Giao lưu: “Vui cùng khán giả” 1. Mục tiêu Tạo sự tích cực tham gia của khán giả đối với hội thi 2. Nội dung Nghe giai điệu đoán tên bài hát về môi trường Bài 1: Hãy giữ hành tinh xanh – Nhạc sỹ: Hà Mai Tân Bài 2: Trái đất này là của chúng mình – Nhạc sỹ: Trương Quang Lục Bài 3: Hát cho hành tinh xanh – Nhạc sỹ: Huy Tuấn 3. Hình thức Nghe một đoạn nhạc về bài hát và đoán tên bài hát 4. Thể lệ Khán giả sẽ được ban tổ chức cho nghe 3 đoạn nhạc của 3 bài hát. Sau khi nghe xong mỗi đoạn, khan giả sẽ đoán tên bài hát đó Đoán đúng sẽ nhận được phẩn thưởng của ban tổ chức 5. Thời gian Thời gian: 5 phút Hoạt động 5 Hùng biện: “Tôi là tuyên truyền viên” 1. Mục tiêu - Về kiến thức: + Hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường. + Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm năng lượng và các cách tiết kiệm năng lượng và những việc học sinh chúng ta có thể làm để bảo vệ rừng. + Biết phân loại rác thải, cách xử lý rác thải. + Biết được những việc học sinh cần làm để xử lý rác thải hợp lý. 14 - Về kỹ năng: + Kỹ năng tổng hợp kiến thức để tuyên truyền trong khoảng thời gian cho phép + Kỹ năng thuyết trình, hùng biện - Về thái độ: + Có thái độ và hành động tích cực trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường + Có thái độ biểu cảm phù hợp với từng nội dung trong bài thuyết trình 2. Nội dung Tuyên truyền dựa theo 3 chủ đề đã được phổ biến trước trong phần chuẩn bị: - Cách phân loại và xử lý rác thải - Cách tiết kiệm năng lượng và sửa dụng 1 số sản phẩm thân thiện với môi trường. - Trồng cây gây rừng 3. Hình thức Hùng biện, tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường 4. Thể lệ Mỗi đội cử một người thay mặt đội tuyên truyền về chủ đề đã bốc thăm Số lượng chủ đề tuyên truyền là 03 như đã thông báo Đại diện đội thi bắt thăm chủ đề tuyên truyền và thứ tự trình bày Chuẩn bị trong thời gian 01 phút và cử đại diện trình bày Thời gian trình bày không quá 04 phút 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian. Nếu quá 30 giây – 1 phút trừ 3 điểm. Quá thời gian trên 1 phút trừ 5 điểm. - Bài tuyên truyền bám sát chủ đề - Phong cách tự tin, lập luận chặt chẽ, thuyết phục 6. Cách chấm điểm - Thang điểm 10 15 - Tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo) - Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận - Thư ký theo dõi thời gian thi của các đội và thực hiện trừ điểm các đội vượt thời gian. - Điểm cho mỗi đội sau mỗi phần thi là tổng điểm của Ban giám khảo chấm cho mỗi đội, trừ đi điểm vượt thời gian (nếu có). 7. Thời gian Thời gian: 20 phút 6.3. Phần tổng kết - Thư kí tổng kết điểm của toàn bộ các nội dung thi của các đội - Công bố kết quả và trao thưởng cho các đội - Công bố kết quả và trao giải - Tổng kết, rút kinh nghiệm: + Ý nghĩa, tầm quan trọng của hội thi nhằm giảm thiểu, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường + Biểu dương những cố gắng, nỗ lực, thành công, sự sáng tạo của học sinh, phát hiện những nhân tố mới + Những việc cần phải làm thêm, cần bổ sung để hoạt động sau tốt hơn. - Kết thúc: Một bài hát tập thể khép lại chương trình II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 1. Ban tổ chức - Ban tổ chức ra thông báo: Mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm, thể lệ…trước 01 tháng - Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch hoạt động cho các lớp ngay sau khi nhận được thông báo - Triển khai, chuẩn bị Hội trường, âm thanh, ánh sáng… 16 - Triển khai, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và kịch mở màn - Triển khai, chuẩn bị nội dung một số phần thi thuộc về ban tổ chức - Xây dựng tiêu chí đánh giá cho BGK - Chuẩn bị phần thưởng cho các đội thi …. 2. Học sinh - Xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công người thực hiện - Chuẩn bị các nội dung thi và luyện tập - Chuẩn bị trang phục - Chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ giao lưu B. GIAI ĐOẠN THỰC HÀNH TỔ CHỨC BUỔI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Diễn ra theo chương trình chi tiết đã xây dựng KHAI MẠC (10 phút) Đón tiếp đại biểu và ổn định tổ chức Văn nghệ chào mừng Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban cố vấn, ban giám khảo, ban thư kí và 3 đội chơi Đại diện BCH Đoàn trường phát biểu khai mạc TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (75 phút) Hoạt động 1: Chào hỏi: “Lời chào thân ái” (15 phút) Hoạt động 2: Hiểu biết “Bức tranh bí ẩn” (15 phút) Hoạt động 3: Trải nghiệm “Xử lý rác thông minh” (20 phút) Hoạt đọng 4: Phần thi “Vui cùng khán giả” (5 phút) Hoạt động 5: Tuyên truyền “Tôi là tuyên truyền viên” (20 phút) TỔNG KẾT (5 Phút) Thư kí tổng kết điểm của toàn bộ các nội dung thi của các đội Công bố kết quả và trao thưởng 17 Tổng kết, đánh giá Kết thúc C. GIAI ĐOẠN SAU KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ban tổ chức rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị, việc tổ chức thực hiện: + Những thành công và nguyên nhân + Những mặt hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục đối với lần tổ chức sau 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng