Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tn y huế liên skmt...

Tài liệu Tn y huế liên skmt

.DOC
103
229
97

Mô tả:

Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương VỆ SINH NHÀ Ở Mục tiêu học tập 1. Trình bày các biện pháp chônn nnnn và làm thônn thoánn nhà ở. 2. Trình bày các yếu tô ảnh hưởnn chiếu sánn tự nhiên nhà ở và các chỉ sô đánh niá chiếu sánn tự nhiên. I. NHÀ Ở VÀ SỨC KHOẺ Môi trường sống (living enviroment) bao gồm những nhân tố bao quanh con người, trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng lên cơ thể. Cơ thể lấy từ ngoại cảnh những chất cần thiết và thải ra những sản phẩm căn bản của trao đổi chất. Môi trường sống gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, ảnh hưởng hàng ngày đến đời sống, đến sức khoẻ con người. Môi trường sống vô cùng quan trọng và phức tạp. Nhà ở là một môi trường sống có giới hạn gần gũi nhất, thiết yếu nhất của đời sống con người. Môi trường đó càng tốt thì sức khoẻ và hạnh phúc của con người càng được nâng cao. Nhà ở tốt sẽ tạo điều kiện phát triển sức khoẻ, phát triển văn hoá, phát triển con người một cách toàn diện, nâng cao năng lực lao động, phát triển sản xuất. Có thể nói vấn đề nhà ở là một trong những vấn đề xã hội quan trọng nhất. 1.1. Nhiệm vụ của nhà ở - Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu. - Là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe - Là nơi tập trung cuộc sống gia đình. Về mặt vệ sinh nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, kém thông thoáng sẽ làm cho con người thở ngột ngạt, mạch đập tăng lên, làm rối loạn sự điều hoà thân nhiệt do độ ẩm không khí trong nhà cũng tăng lên vì nhiều người thở, sống trong các nhà chất hẹp, ngủ sẽ không yên, nhức đầu, kém ăn. các bệnh truyền nhiễm càng dễ lan truyền qua những giọt nước bọt, mỗi khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, mầm bệnh theo đờm dãi hay chất nhầy bắn ra ngoài thành những giọt nhỏ tung trong không khí khu vực chung quanh bệnh nhân 45m là khu vực nguy hiểm nhất. Những bệnh dịch như cúm, sởi, ho ga, bạch hầu thường lây truyền bằng những giọt nhỏ li ti như bụi. Nhóm bệnh đường hô hấp là nhóm bệnh lây truyền dễ dàng và nhanh nhất so với các bệnh khác, vì mầm bệnh chỉ trải qua một con đường rất ngắn ở ngoại cảnh. Về các bệnh nhiễm trùng đường ruột và giun sán, cần lưu ý tới độ ẩm của nền nhà, độ ẩm nhà ở thấp sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền nhóm bệnh này. Ngoài ra, sống trong những ngôi nhà lạnh và ẩm thường hay mắc chứng bệnh cảm lạnh, viêm họng, thấp khớp và cũng là nguyên nhân của các bệnh tim mạch. 1 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương Nhà ở thiếu ánh sáng làm cho trẻ em dễ mắc bệnh còi xương, trẻ ở tuổi đi học cũng dễ mắc tật cận thị do sống trong những ngôi nhà thiếu ánh sáng, v.v... 1.2. Yêu cầu vệ sinh nhà ở - Thông thoáng, có không khí trong sạch, - Tạo điều kiện vi khí hậu tốt (nóng và ẩm), - Chiếu sáng đầy đủ, đảm bảo yên tĩnh, - Thỏa mãn những yêu cầu sinh hoạt hàng ngày. * Một số biện pháp bảo đảm vi khí hậu tốt cho nhà ở 1.2.1. Biện pháp chống nóng Căn cứ vào địa lý, đặc điểm khí hậu đặc thù của nước ta (nhiệt đới, mưa và gió mùa), việc chống nóng cho nhà ở cần chú ý đến những yếu tố sau: + Hướng nhà ở Các điều kiện thiên nhiên và khí hậu trong một vùng xây dựng ảnh hưởng rất nhiều đến điều kiện và vệ sinh của con người trong nhà ở. Giải quyết tốt các yêu cầu vệ sinh sẽ đảm bảo cho con người ở trong nhà sống thoải mái. Trong đó những biện pháp có thể thực hiện dễ dàng và hiệu quả là đặt hướng nhà cho hợp lý để khai thác các yếu tố nhiên nhiên của khí hậu. Theo định nghĩa, đặt hướng nhà là chọn vị trí trục của ngôi nhà so với đường chân trời, đó là phương tiện bố cục kiến trúc quan trọng cho phép tận dụng tác động có lợi của các nhân tố khí hậu thiên nhiên. Hướng nhà có ý nghĩa vệ sinh quan trọng. Hướng nhà phụ thuộc vào sự chiếu nắng, sự bức xạ qua cửa sổ của phòng ở. Các tia nắng mặt trời qua lỗ cửa lấy ánh sáng lọt vào mỗi phòng ở, và trong bất kỳ mùa nào cũng có thể tiếp tục phát xạ. Hướng nhà còn phụ thuộc vào việc chống gió mạnh, gió lạnh và tận dụng gió mát. Về mùa hè, ở vùng khí hậu nóng và ấm không nên chiếu nắng quá mức, vì thiêu nóng mạnh các phòng ở sẽ gây bất lợi cho việc trao đổi nhiệt của con người. Chọn hướng nhà tốt sẽ có lợi cả về mặt gió lẫn ánh sáng mặt trời. Về mùa hè ngôi nhà ít bị chiếu nắng, nhận được nhiều gió mát. về mùa đông ngôi nhà nhận được nhiều bức xạ sưỡi ấm ngôi nhà đồng thời tránh gió lạnh thổi vào nhà. Vì tình hình khí hậu ở mỗi vùng đều có đặc điểm khác nhau cho nên, đối với mỗi vùng cũng phải có cách xử lý khác nhau. Ở nước ta nhìn chung, hướng Nam và Đông - Nam là tốt nhất cho mục đích này. Tuy nhiên ở khu vực (khu bốn cũ: từ Nghệ An đến Quảng Trị) chịu ảnh hướng “gió Lào” thì chống nóng chủ yếu nên tránh tuyệt đối các hướng Tây, Tây-Tây Nam; Tây – Tâ Bắc. Vì về mùa hè ba hướng này bị chiếu nắng nhiều nhất. + Quét vôi tường nhà. Nên chọn loại sáng màu: Trắng, xanh ve, hoặc vàng nhạt. Màu tối nếu có chỉ nên quét chân tường cho đỡ bẩn. + Mức nền (sàn) nhà nên nâng cao hơn sân và các bề mặt xung quanh sân. + Tạo ra các bóng mát bằng cách trồng cây gần nhà, làm giàn cây hoặc treo mành cho hướng Đông, hướng Tây của tường nhà. 2 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương + Tường, mái, nền nhà làm bằng những vật liệu có tính cách nhiệt cao. Nhà mái đúc bằng một tầng, thì phải xây cao và áp dụng biện pháp chống nóng. + Làm cửa sổ rộng (hướng Nam và Đông - Nam). Bở trên cửa sổ càng gần trần càng tránh được các lớp không khí nóng tù đọng. Thông thoáng tốt cũng là một biện pháp chống nóng. Đồng thời cửa hướng Tây và Đông phải được che chắn vào những giờ cần thiết. 1.2.2. Biện pháp chống ẩm Trong môi trường tự nhiên, các vật liệu và kết cấu xây dựng đều có chứa một lượng ẩm nhất định. Biểu thị hàm lượng ẩm ấy, người ta thường dùng đại lượng độ ẩm không khí: là lượng hơi nước không thấy được bốc hơi ở trong không trung và được đo bằng cường độ sức trương của hơi nước (mm Hg) hay đo bằng gam hơi nước trong 1 m3 không khí (g/m3), các đại lượng đặc trưng cho độ ẩm không khí: + Ðộ ẩm tuyệt đối (Ha): là lượng hơi nước có trong không khí tính bằng gam trong 1m3 không khí (hoặc đo bằng áp lực riêng của hơi nước tính bằng mm Hg) ở một thời gian và không gian nhất định. + Ðộ ẩm tối đa (Hm): là lượng hơi nước bão hoà trong không khí, cũng tính ra gam hay mm Hg. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước bão hoà càng lớn. + Ðộ ẩm tương đối (Hr): là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm tối đa Hr  Ha x100 % Hm Sự ẩm ướt trong nhà ở có thể do 4 nguyên nhân gây ra : + Ẩm ướt nguyên thủy hay do xây dựng, + Ẩm ướt do xâm nhiễm, + Ẩm ướt do đất thổ cư, + Ẩm ướt do ngưng kết. Muốn chống lại sự ẩm ướt trong nhà ở thì phài có biện pháp thông gió tích cực. Sưởi ấm trong nhà ở. Tu sửa các chỗ bị hư hỏng của trần nhà, tường nhà và chọn những vật liệu có tính cách thủy tốt. 1.2.3. Biện pháp làm thông thoáng Khi đánh giá vệ sinh nhà ở, thể tích không khí cho một người là chỉ số vệ sinh căn bản. Tiêu chuẩn cần cho một người được qui định dựa trên cơ sở sau: Nồng độ CO2 trong không khí bên ngoài là 0,04% Nồng độ CO2 cho phép trong không khí bên trong nhà ở là 0,07% Thể tích CO2 của người lớn thở ra là 22,6l/giờ Theo PettenKofer, khi trao đổi không khí bẩn bên trong nhà với không khí sạch bên ngoài một lần/giờ thì một người đòi hỏi một thể tích là 75cm 3. Con số này tính như sau: 3 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương Lượng CO2 có thể thải ra là 0,07-0,04 = 0,03% hay 0,3% 0, nghĩa là 0,30 lít trong 1m3. Để đảm bảo không khí trong sạch cho một người, thì thể tích tối thiểu của phòng phải là 22,6: 0,3 = 75,33m 3. Nếu trao đổi không khí là 2,5-3 lần trong 1 giờ, thì thể tích có thể giảm xuống còn 25-30m3. Trong không khí những nhà đông người (phòng họp, hội trường...), song song với việc tăng nồng độ CO 2 (0,07-0,10%), còn phát sinh nhiều hơi nước, hơi axit béo. Như vậy nồng độ CO2 cao trong nhà ở là một chỉ số của không khí bẩn. Từ thể tích không khí cần cho một người, có thể tính tiêu chuẩn diện tích nhà cần cho một người. Thể tích không khí là 25-30m 3, nếu chiều cao 3m thì diện tích cho một người là 9m2 (tiêu chuẩn này không tính công trình phụ) Như vậy, thông thoáng có ý nghĩa vệ sinh rất quan trọng, thông thoáng cho nhà ở tốt giúp đạt được các mục đích sau: - Đảm bảo lượng không khí trong sạch thường xuyên cho mọi cá nhân trong gia đình. - Chống nóng và chống ẩm cho nhà ở. Có hai biện pháp làm thoáng khí thông thường được áp dụng: 1.2.3.1. Thông thoáng tự nhiên (liên tục) Trong điều kiện khí hậu nước ta, thông gió tự nhiên có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết việc hạ nhiệt độ, độ ẩm trong nhà ở và tạo điều kiện vệ sinh vi khí hậu tốt cho nhà ở. Thông gió tự nhiên do hai yếu tố tạo nên: a/ Do gió thổi tạo thành áp lực âm và dương. Mặt có áp lực gió dương (áp lực không khí ngoài nhà lớn hơn trong nhà) thì không khí đi từ ngoài nhà vào. Mặt có áp lực âm (áp lực không khí ngoài nhà bé hơn trong nhà) thì không khí đi từ trong ra. b/ Do nhiệt độ trong nhà và ngoài nhà khác nhau làm cho trọng lượng không khí khác nhau sẽ sinh ra dòng không khí vận động đối lưu. Không khí lạnh vào ở phía dưới, không khí nóng trong phòng bốc lên trên và thoát ra ngoài. Thông gió tự nhiên cần phải giải quyết hai vấn đề: + Tổ chức thông gió tự nhiên tốt trong nhà ở tức là phải bố trí hướng nhà đúng theo hướng gió chủ đạo có lợi, vị trí hợp lý để cho luồng gió tự nhiên đi qua vùng làm việc nhiều nhất. + Tính toán về thông gió tự nhiên phải dựa trên cơ sở qui định vị trí cửa thông gió để xác định kích thước cửa và lưu lượng thông gió. Ở nước ta, việc thông gió tự nhiên thường dựa trên những yếu tố sau đây: Nhờ những khe cửa ra vào hoặc của sổ. Nhờ hệ thống ống thông hơi, hay do chủ động tạo ra các lỗ hổng, cửa thông gió ở trên cao. Sự thông hơi thoáng khí này có thể không đầy đủ và cần thiết phải được bổ sung bằng thông thoáng gián đoạn. Ở xứ lạnh và các chung cư đông người, người ta có thể lắp đặt sẵn hệ thống thông hơi liên tục để thổi vào nhà ở qua hệ thống ống hút, thổi gió. Nếu nhiệt độ không khí thấp còn phải cho qua hệ thống sấy ấm trước đó. 4 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương Người ta thường dựa vào hai công thức sau để tính toán lượng không khí cần thiết cho một người trong một giờ và tính toán số lần trao đổi không khí cần thiết/giờ. L K P Q L  Lượng không khí cần thiết / giờ . K  Lượng CO2 của người lớn thải ra / giờ P  Lượng CO2cho phép trong nhà ở. Q  Lượng CO2 ở ngoài không khí bên ngoài S 22,6 . N ( P  Q) . V S  Hệ số thoáng khí. N  Số người sống trong phòng P  Đậm độ CO2 đo được khi kiểm tra nhà ở . Q  Lượng CO2 có trong không khí bên ngoài. V  Thể tích nhà ( phòng) ở tính theo m3 1.2.3.2. Thông thoáng nhân tạo (gián đoạn). Được thực hiện bằng cách mở cửa ra vào và của sổ. Bằng cách thông gió này, ta có thể làm đổi mới không khí trong vài phút. Nhưng luồng không khí này có thể gây ra cảm giác lạnh nhất là về mùa Đông và ban đêm, vì thế sự thông thoáng này thường không thực hiện được liên tục. Tuy nhiên, biện pháp thông gió này đạt hiệu quả lớn nhất là khi có hai cửa sổ đối diện nhau hoặc cấu tạo nhà hình ống. Cách làm thoáng khí này rất cần ở những khu nhà tập thể đông người. Điều cần nhớ là phải tránh “hiệu ứng gió lùa” khi chủ động hoặc thụ động tiến hành cách thông thoáng này đối với người già, người yếu và trẻ nhỏ vì có thể gây ra những stress mạnh đôi khi rất nguy hiểm (người già ra ngoài đi vệ sinh ban đêm). 1.3. Cung cấp ánh sáng cho nhà ở 1.3.1. Vai trò và chức năng của ánh sáng Thị giác mang lại cho con người một lượng thông tin về giới xung quanh rất lớn. Máy phân tích thị giác cho biết có đến 80-85% lượng thông tin bên ngoài do con người tiếp nhận được. Ánh sáng không những chỉ bảo đảm cho hoạt động sống bình thường của cơ thể, mà còn đảm bảo sắc thái và nhịp sống nói chung. Các chức năng của cơ thể như: hô hấp, tuần hoàn, hệ thống nội tiết, hệ thống men thay đổi rõ rệt dưới ảnh hưởng của ánh sáng. Thiếu ánh sáng lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm phản ứng miễn dịch sinh vật của cơ thể và xâm phạm chức năng của hệ thống thần kinh. Ánh sáng còn tác động tới cả tâm trạng con người và là nhân tố gây cảm xúc. Điều kiện bất lợi về ánh sáng sẽ dẫn tới giảm khả năng lao động; đó cũng là nguyên nhân gây ra chứng cận thị. 1.3.2. Đơn vị đo ánh sáng Lực tác động về mặt sinh vật của ánh sáng đến cơ thể phụ thuộc vào độ dài sóng của phần quang phổ, cường độ và số bức xạ. Ánh sáng thấy được là những bức xạ photon có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. Một 5 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương bức xạ điện từ có bước sóng  xác định trong miền thấy được, khi tác dụng vào mắt người sẽ tạo một cảm giác màu sắc xác định + Thông lượng bức xạ: năng lượng bức xạ xuyên qua một đơn vị diện tích, trong một đơn vị thời gian được gọi là thônn lượnn bức xạ (đơn vị là watt). Quang phổ là sự tổ hợp các thông lượng bức xạ thành phần của mỗi loại bước sóng trong tổng lượng bức xạ. + Quang thông: thông lượng bức xạ có thể gây ra cảm giác sáng được gọi là quang thông, ký hiệu là F (đơn vị là lumen – lm); 1 lumen = 1/638 watt ánh sáng. Lumen là quang thông do một nguồn sáng điểm có cường độ 1 candela phát sáng đều trong một góc khối 1 steradian. 1 candela = 1 lumen/ 1 steradian, và đơn vị đo của cường độ ánh sáng là candela Candela là cường độ sáng đo theo phương vuông góc với tia sáng của mặt phẳng bức xạ toàn phần có diện tích 1/600.000m 2. + Độ rọi (E): độ rọi ánh sáng được xác định bằng tỷ số giữa quang thông của luồng sáng dF trên diện tích dS: E = dF/dS Đơn vị thường dùng của độ rọi là lux  1lm/1m2 1.3.3. Các dạng chiếu sáng Trong điều kiện khí hậu thời tiết nước ta, ưu tiên tận dụng điều kiện chiếu sáng của tự nhiên (do mặt trời) là rất cần thiết. Hơn nữa, điều đó là rất phù hợp với sinh lý của mắt và khỏi lãng phí các nguồn năng lượng khác. 1.3.3.1. Chiếu sáng thiên nhiên Mặt trời là nguồn sáng tự nhiên vô hạn. Ban ngày, mặt trời không ngừng chiếu xuống trái đất những tia bức xạ, trong đó có bộ phận gây cho ta cảm giác sáng gọi là ánh sáng thiên nhiên. Cường độ chiếu sáng của mặt trời thay đổi theo giờ, mùa, tình trạng bầu trời, v.v...Ngoài ra, lượng ánh sáng xuyên vào căn phòng, ở mọi nơi, biến thiên theo diện tích và sự bố trí các cửa mở ở tường. Về phương diện vệ sinh, người ta đề nghị một căn phòng 25m 3 phải có một cửa sổ ít nhất 2 m2. Chiếu sáng tự nhiên trong nhà thường được qui định bằng hai phương pháp: phương pháp hình học và phương pháp kỹ thuật ánh sáng. Biện pháp hình học dẫn tới việc xác định trị số diện tích chiếu sáng của cửa sổ so với diện tích sàn. Phương pháp này đơn giản và tạo ra khả năng xác định gần đúng điều kiện ánh sáng ở trong phòng, vào giai đoạn khảo sát thiết kế cũng như trong việc giám sát vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, phương pháp này không cho pháp kể đến nhiều nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới độ rọi bên trong phòng ở như kết cấu ô cửa, sư che tối cửa sổ do nhà đối diện, hướng nhà, v.v...Tóm lại: * Ánh sáng thiên nhiên vào nhà bởi các cửa, cường độ của nó thuộc vàp nhiều yếu tố: + Hướng nhà: cần chú ý kết hợp để vừa có đủ ánh sáng thiên nhiên và chống nóng. 6 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương + Vị trí cấu tạo của cửa sổ: ánh sáng tự nhiên lọt vào nhà nhiều hay ít, độ rọi đồng đều hay không chủ yếu phụ thuộc vào : - Diện tích của các cửa sổ lớn hay nhỏ : cùng một diện tích như nhau thì làm một vài cửa sổ lớn tốt hơn làm nhiều cửa nhỏ. - Chiều cao cửa sổ càng lớn thì ánh sáng lọt vào phòng càng sâu: như vậy bờ trên của cửa sổ càng gần trần bao nhiêu thì ánh sáng lọt vào nhà càng sâu bấy nhiêu. - Sự hấp thụ một phần ánh sáng do cấu tạo của các nẹp, cánh cửa, do gương được lau chùi hay bị bám bụi bẩn... Ảnh hưởng của vật che khuất (nhà cao,cây cao...). Phải chú ý tới hai   270, - Góc chiếu sáng ABC góc: - Góc “mảnh trời xanh”   50 ABD Theo qui luật này, đối với thành phố, nhà cao tầng để đảm bảo tầng trệt (tầng 1) vẫn được hưởng ánh sáng thiên nhiên thì người ta qui định khoảng cách (r) giữa hai nhà cao tầng hoặc bề rộng của đường phố phải lớn hơn hai lần chiều cao (h) của nhà cao nhất ( h  1/2r ) A D C B Hình 1. Gnc tới ABC  270 (nnc chiếu sánn) Gnc khoảnn trônn ABD 50 (nnc mảnh trời xanh) Việc lập tiêu chuẩn kỹ thuật ánh sáng dựa trên việc xác định hệ số chiếu sáng tự nhiên. Hệ số chiếu sáng tự nhiên (HSCSTN) là tỷ số độ rọi ở một điểm nào đó trong phòng với độ rọi bên ngoài trên mặt phẳng nằm ngang ngoài trời, được chiếu sáng bằng ánh sáng khuyếch tán của cả bầu trời. Hệ số chiếu sáng tự nhiên tính bằng %: HSCSTN = E tr/E ng.100 Trong đó: E tr = độ rọi điểm bên trong phòng E ng = độ rọi mặt phẳng ngoài trời Hệ số chiếu sáng tự nhiên chỉ phần độ rọi nằm ngang, đồng thời khi có ánh sáng khuyếch tán của bầu trời, hợp thành độ rọi ở điểm đang khảo sát ở trong phòng: 7 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương E tr = E ng x HSCSTN/100 Trị số E ng được xác định cho từng địa phương theo số liệu quan trắc nhiều năm của trạm khí tượng địa phương đó. * Đánh giá sự chiếu sáng thiên nhiên: + Hệ số ánh sáng là tỷ số giữa tổng diện tích các cửa sổ trên tổng diện tích nền (sàn) nhà. Ưu điểm là đơn giản, có giá trị tương đối chính xác. Nhược điểm là chưa tính đến hình dạng cửa sổ, sự che khuất, ánh sáng bên ngoài... Thường qui định : Phòng ở từ 1/6 - 1/8 . Lớp học 1/5 - 1/6. Phòng mổ1/2 -1/4. Tiêu chuẩn thông thường HSCSTN từ 0,5 - 2,5% Buồng bệnh lớn hơn hay bằng 1%. Lớp học 1,5%. Phòng mổ 2,5%. 1.3.3.2. Chiếu sáng nhân tạo Hiện nay chiếu sáng sinh hoạt chủ yếu sử dụng đèn sợi đốt (đền nung sáng) và đèn huỳnh quang. Nhưng muốn được hợp vệ sinh nguồn sáng nhân tạo phải đạt : - Đủ ánh sáng và đều. - Nguồn sáng không được làm nhiễm bẩn không khí. - Nguồn sáng không làm tăng nhiệt độ phòng. Khi lựa chọn loại đèn chiếu sáng, cần phải nắm vững các ưu nhược điểm của từng loại đèn để đạt được mục tiêu chiếu sáng cũng như hiệu quả kinh tế. + Đèn nung sáng: phát sáng theo nguyên lý các vật rắn khi được nung lên trên 5000C sẽ phát sáng. Đèn nung sáng có quang phổ chứa nhiều thành phần màu đỏ, vàng gần với quang phổ của màu lửa nên nó phù hợp với tam sinh lý con người, nhưng nó lại thiếu những quang phổ của ánh sáng màu xanh, màu lam, màu chàm, tím không giống ánh sáng mặt trời nên không thuận tiện cho việc chiếu sáng trưng bày. + Đèn huỳnh quang là nguồn sáng nhờ phóng điện trong chất khí. Đèn huỳnh quang chiếu sáng dựa trên hiệu ứng quang điện. Nó có nhiều loại như đèn thuỷ ngân áp suất thấp, áp suất cao, siêu cao áp...Trong đó thường dùng và quan trọng nhất là đèn thuỷ ngân siêu cao áp, nó có ánh sáng gần giống ánh sáng ban ngày, dùng để làm đèn chiếu sáng nơi công cộng và đèn huỳnh quang áp suất thấp dùng trong sản xuất và đời sống hàng ngày của chúng ta. Đèn huỳnh quang nói chung có nhiều ưu điểm như hiệu suất phát quang cao, thời gian sử dụng dài nên kinh tế hơn; tuy vậy đèn huỳnh quang có hiện tượng quang thông dao động theo tần số của điện xoay chiều làm khó chịu khi nhìn, có hại cho mắt. Làm việc lâu dưới ánh sáng của đèn huỳnh quang năng suất lao động thường thấp hơn so với đèn sợi đốt khi có cùng tiêu chuẩn ánh sáng. 1.4. Giảm tiếng ồn trong nhà ở Tiếng ồn làm mất yên tĩnh và cản trở sự nghỉ ngơi trong nhà, làn sóng tiếng động có áp lực tới màng nhĩ và gây ra cảm giác khác nhau. Đơn vị tiếng ồn là 8 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương Decibel. Decibel là sự thay đổi ít nhất mà tai phân biệt được trong mức tiếng động. Hiện nay decibel được dùng để đánh giá mức độ cảm giác của thính giác. Khi bị tác động thường xuyên của tiếng ồn (cao quá ngưỡng cảm giác áp lực) thì cơ quan thính giác bị tổn thương và dẫn tới nghễng ngãng, rồi điếc đặc. Tiếng ồn làm giảm khả năng sản xuất, kiềm chế hệ thần kinh, làm giảm khả năng suy nghĩ. Mức độ tiếng động không ảnh hưởng xấu đến cơ thể là 32 decibel; tiếng động trên 70 decibel sẽ tác động xấu đến cơ thể. Khi tiếng ồn vượt quá mức thính giác thích ứng và tác động kéo dài có thể dẫn đến suy nhược thần kinh. Tiếng ồn từ bên ngoài vào nhà ở, đôi khi phát sinh ngay trong nhà và truyền từ phòng này sang phòng khác. Nguồn gốc của tiếng ồn bên ngoài là giao thông vận chuyển và các cơ sở sản xuất. Những tiếng ồn bên trong rất khác nhau, có thể là do nói chuyện to, đàn hát, di chuyển bàn ghế, có thể đạt 60-90 decibel. Cần phải cô lập những tiếng ồn đó bằng những biện pháp xây dựng để không ảnh hưởng đến những người chung quanh. Để tránh và làm giảm tiếng động, cần phải : - Tường giữa các phòng phải dày bằng hai viên gạch. - Sàn ngăn cách các tầng phải có một khoảng trống. - Vật liệu xây dựng nên dùng loại vật liệu rỗng. - Cửa ra vào và cửa sổ nên đóng thật sát và kín. - Quy định thời gian yên lặng lúc buổi trưa, tối và đêm. Tiêu chuẩn tiếng ồn tối đa ở các chung cư không vượt quá 90 decibel. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ NỘI THẤT VÀ SỨC KHỎE A. MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ 1. CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ Môi trường không khí trong nhà - nơi con người trực tiếp tiếp xúc, tiếp nhận và hô hấp với thời gian nhiều nhất. Môi trường ở trong nhà lại thường bị ô nhiễm nhiều hơn môi trường ngoài nhà. Các nguồn ô nhiễm trong nhà như ô nhiễm do đun than, đun dầu, tẩy rửa ... thường thải ra ô nhiễm bụi và các khí CO, CO2, NO2, SO2, ngoài ra còn gây ô nhiễm nhiệt và mùi. Trong các phòng đặt máy photocopy khi máy hoạt động còn thải ra khí ozon. Trong nhà còn có các chất ô nhiễm khác thuộc dạng anđehyt do kết cấu bao che của nhà thải ra, như: ván ép, cót ép, gỗ dán, các đệm mút, bọt xốp, thảm nhựa, các loại keo dán và các loại vật liệu xây dựng khác, nhất là các cấu kiện xây dựng được sản xuất bằng phibro ximăng. Ngoài ra trong nhà còn có các chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm tẩy rửa dân dụng, một số chất ô nhiễm khác như khói thuốc lá, khí radon,... Nếu như các khí ô 9 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương nhiễm này thải ra ở môi trường ngoài nhà thoáng đãng thì không thành vấn đề, nhưng chúng thải ra ở trong phòng chật hẹp thì sẽ gây ô nhiễm không khí trong phòng, nhiều khi vượt qua giới hạn cho phép, và gây tác hại đối với sức khỏe con người. Ở bảng 1 giới thiệu tóm tắt các chất ô nhiễm không khí trong nhà, nguồn thải và nồng độ trung bình các chất ô nhiễm tới hạn an toàn. Cần đặc biệt chú ý đến ô nhiễm khói thuốc lá và khí phóng xạ radon, bởi vì chúng có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người. Ví dụ như ở Mỹ mỗi năm có khoảng nửa triệu người chết do nguyên nhân hút thuốc lá và khoảng 20 nghìn người chết do nguyên nhân trong môi trường sống có nồng độ khí radon lớn. Bụi tàn thuốc lá có kích thích rất nhỏ, đường kính trung bình chỉ khoảng 0,2 m , nên nó xâm nhập vào đường hô hấp rất sâu, vào tận phổi, trong hơi thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại. 1.1. Trao đổi không khí trong và ngoài nhà Thông thường khi không khí trong nhà bị ô nhiễm hơn không khí ở ngoài nhà thì người ta sẽ tiến hành trao đổi không khí giữa trong nhà và không khí ngoài nhà bằng 3 cách: điều hòa không khí, thông gió nhân tạo (máy quạt) và thông gió tự nhiên. Khi dùng máy điều hòa không khí (lọc bụi, lọc khí độc hại, làm mát, sưởi ấm, giảm ẩm không khí,...) thì nhà phải đóng cửa kính, tạo ra môi trường không khí ngoài nhà, đặc biệt là trong trường hợp không khí ngoài nhà bị ô nhiễm. Khi sử dụng biện pháp này thì môi trường không khí trong nhà đạt được trong sạch, nhưng nếu lượng không khí trao đổi giữa trong nhà và ngoài nhà nhỏ, thành phần không khí “tươi” vào nhà thì các ion hoạt tính của không khí tự nhiên sẽ vào nhà ít. Do đó con người sống và làm việc trong các phòng điều hòa như vậy thường hay bị mệt mỏi. Thông gió nhân tạo là dùng quạt đẩy hay hút, thúc đẩy không khí trao đổi giữa trong và ngoài nhà hệ thống thường hay qua hệ thống đường ống thông gió chuyên dụng. Còn thông gió tự nhiên là lợi dụng chênh lệch áp lực gió và áp lực nhiệt giữa trong nhà và ngoài nhà để tạo ra không khí trong nhà lưu thông với ngoài nhà. Chênh lệch áp lực gió thường tạo ra không khí lưu thông theo chiều ngang, còn áp lực nhiệt thì tạo ra không khí lưu thông theo chiều đứng. Bảng 1. Chất ô nhiễm, nnuồn thải tronn nhà, các niới hạn khônn nên vượt quá Chất ô nhiễm và nguồn thải trong nhà Nồng độ trung bình không nên vượt quá 1. Bụi sợi amiănn và các sol khí amiănn: 2 sợi amiăng/ml không khí, đối với phát thải từ các vách ngăn, trần, mái bằng sợi dài hơn 5 m . tấm amiăng, vật liệu cách nhiệt, hút âm thanh và các trang trí được sản xuất từ sợi amiăng. 3 2. Cacbon oxit (CO): bếp gas, bếp dầu, Trung bình 8 giờ: 10 mg/m , trung 3 bình 1 giờ: 40mg/m . bếp than, lò đốt củi, kho gas, hút thuốc. 10 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 3. Các khí thuộc dạnn anđehyt: phát thải từ ván ép, cót ép, gỗ dán, thảm nhựa, đệm mút bọt xốp, vật liệu cách nhiệt, hút âm và một số cấu kiện vật liệu xây dựng khác. 4. Bụi hô hấp: các nguồn thải là hút thuốc, máy hút bụi thải, bếp đun rơm rạ, củi, lò sưởi. 5. Nitơ oxit (NO): bếp gas và bếp dầu, lò gas. 6. Ozon (O3): phòng máy photocoppy, máy làm sạch không khí bằng tĩnh điện. 7. Radon và họ khí radon: phát tán từ mặt đất, nước ngầm và vật liệu cấu kiện xây dựng. Sứ khỏ Môi trương 120 g / m 3 Trung bình năm: 55 - 110 g / m 3 , trung bình 24 giờ: 150 - 350 g / m 3 . Trung bình năm: 100 g / m 3 Một lần trong năm: 235 g / m 3 /h. Mức quanh năm: 0,01pCi/l Trung bình 24 giờ: 365 g / m 3 Chưa có số liệu qui định. 8. Sulfơr (SO2): bếp dầu, bếp than 9. Chất hữu cơ bay hơi: phòng bếp, phòng hút thuốc, xịt khử mùi của phòng, các xịt thơm phòng, sơn vecni, dung môi, dán vải, dán đồ gia dụng, dán thảm sàn, gara xe máy, ôtô,... Chưa có số liệu qui định. 10. Vi sinh vật: nguời, động vật nuôi.... Khi lọc, làm sạch và sưởi ấm hay làm mát không khí trong phòng bằng hệ thống máy điều hòa không khí thì sẽ tiêu hao một năng lượng lớn. Đặc biệt trong nhà cửa thông thường có nhiều khe hở rò rỉ không khí qua cửa sổ, cửa đi hoặc kết cấu bao che có khả năng cách nhiệt kém thì năng lượng tiêu hao ngày càng nhiều. Ngay như nhà cửa ở các nước châu Âu, châu Mỹ đã được thiết kế, xây dựng cách nhiệt, cách khí cẩn thận mà năng lượng lãng phí này còn cao hơn nhiều. Việc lãng phí năng lượng và lãng phí vật liệu xây dựng (như xi măng, gạch, thép..) sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng của xã hội (cần phải sản xuất điện, ximăng, vật liệu xây dựng nhiều hơn), phải đốt nhiên liệu nhiều hơn, do đó sẽ làm tăng nguồn thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. 1.2. Ô nhiễm radon Một trong những chất ô nhiễm phóng xạ trong nhà cần quan tâm là khí radon. Khí radon và phóng xạ của nó là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi, theo nghiên cứu ở Mỹ mỗi năm có khoảng 5.000 - 20.000 người bị chết vì ung thư phổi bởi phóng xạ radon. Radon 222 là khí phóng xạ, với nửa thời gian sống của nó là 3,8 ngày, nó là một phần tự phân hủy tự nhiên của urani (U) và chì. Radon là một chất khí trơ về mặt hóa học tồn tại trong thời gian rất ngắn, nó là sản phẩm của poloni (Po), chì và bitmutua (bitmut (Bi) - hóa chất dùng trong thuốc tẩy), nó bám chặt vào các hạt bụi li ti, theo đường hô hấp vào phổi và ở lại trong phổi, gây ra bệnh ung thư phổi. 11 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương Khí radon có thể được phát thải từ vật liệu xây dựng như gạch, ngói, bêtông, nó còn do nguồn nước ngầm phát thải ra, hoặc phát thải từ các trận mưa rào. Nước máy không phát thải ra khí radon, khí radon cũng còn do khí gas thải ra trong quá trình đốt gas (đun bếp). Đặc biệt là đất và sỏi đá có chứa radium sẽ phát thải khí radon sẽ phát thải khí radon lớn nhất. Gạch có chứa radon và nền đất thẩm thấu nước mạnh là nguồn chính gây ra nồng độ radon lớn ở trong phòng. Hệ số phát thải radon từ nền nhà biến thiên trong khoảng rất rộng, từ 0,1pCi/m2.s đến 100pCi/m2.s hoặc cao hơn nữa. Cục Bảo vệ môi trờng Mỹ đã cảnh báo riêng sự ô nhiễm radon rất phổ biến ở mọi vùng địa lý, vì tuy lợng rất nhỏ song uran có trong hầu hết các loại đất đá, khi phóng xạ phát ra radon, phân tán trên mặt đất và thâm nhập vào không gian nội thất qua các vết nứt nẻ, thậm chí qua bê tông, gạch đó. Theo điều tra của Mỹ, 90% lợng radon có trong không gian nội thất là bốc ra từ đất, còn lại là do nớc giếng, khí thiên nhiên và vật liệu xây dựng. Nồng độ radon trong các cao ốc đều cao. Do hiện tợng chênh lệnh áp suất, radon bị "hút" lên trên từ các vết nứt, sàn nhà. Cũng do chênh lệnh áp suất giữa trong nhà và ngoài trời, ở xứ lạnh, radon từ ngoài thâm nhập vào trong nhà. Nếu nồng độ radon tích luỹ dần trong nội thất, lên tới 200 picoCuri/lít thì ngời sống trong nhà có nguy cơ ung th phổi không kém ngời hút 4 bao thuốc lá mỗi ngày. Ngời nghiện thuốc lá tiếp xúc thờng xuyên với không gian nội thất chứa radon thì mức nguy hiểm càng tăng. Ngời sống ở tầng trệt phải chịu đựng phóng xạ của radon cao hơn các tầng trên vì nồng độ radon giảm theo chiều cao. 1.3. Các tác nhân gây ô nhiễm khác Vào những năm 70, amiăng đợc coi nh vật liệu lý tởng của ngành xây dựng. Là khoáng sản vật dạng sợi, chịu nhiệt, cách nhiệt, cách âm tốt, tính năng cơ lý cao, không chịu tác động của các hoá chất thông thờng, amiăng đợc dùng làm tấm lợp (fibroximăng), tấm lát sàn vinyl, trộn vữa trát tờng, tấm cách âm, vách ngăn, lớp tờng cách nhiệt, lớp bảo ôn (cho ống dẫn nớc nóng, lót sau tờng hoặc sau lớp trần ở các nớc xứ lạnh). Trong quá trình sử dụng, sợi amiăng dễ bị gãy vụn thành những đoạn sợi rất nhỏ, phát tán trong không khí, thâm nhập vào phổi. Tại đây, chúng cứ tích tụ lại hoặc có thể theo máu đi đến các cơ quan khác. Tuỳ mức độ nhiễm, amiăng - đợc xếp vào chất gây ung th loại 1 - gây ung th phổi, ung th trung biểu mô, thực quản, khí quản, vòm họng, dạ dày, ruột và thận. Nhiều nớc trên thế giới đã cấm hoàn toàn việc sản xuất và sử dụng amiăng thuộc nhóm amphibol và hạn chế nhóm chrysotil ở mức độ khác nhau. Cùng vào thời gian phát hiện ô nhiễm amiăng trong nội thất, ngời ta thấy formaldehit cũng là chất ô nhiễm phổ biến. Cũng giống nh amiăng, formadehit đợc dùng nhiều trong các sản phẩm xây dựng và sinh hoạt, nh ván sàn, panel, đồ gỗ (bàn, ghế, tủ, giờng...), đóng từ gỗ nhân tạo, ván ép: các tấm cách nhiệt, cách âm xốp (ure-formaldehit). Từ những vật dụng này, dới tác dụng của độ ẩm và sự lão hoá, formadehit bị bay hơi vào không gian nội thất, thờng ở mức có thể xác định. Thờng, nếu nhiệt độ tăng 6-8oC thì nồng độ formaldehit tăng gấp đôi, độ ẩm tơng đối tăng 30-70%, nồng độ tăng 40%. Khả năng chịu tác động của formaldehit tuỳ thuộc vào sự nhạy cảm của từng ngời, song đa số có cảm giác cay mắt, rát họng khi nồng độ formaldehit từ 0,1 ppm đến 3 ppm. Nếu tiếp xúc liên tục với formaldehit từ 2 ppm trở lên thì viêm mạc mũi bị phá huỷ, giảm 12 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương khả năng thanh lọc các chất bẩn và vi khuẩn của hệ hô hấp, dẫn tới các bệnh của đờng hô hấp. Về tác động cấp tính (ở các toà nhà mới làm hoặc trang bị nhiều đồ đạc bằng gỗ ép), formaldehit gây khó thở, đau đầu, mệt mỏi, chức năng phổi giảm. Có công trình nghiên cứu cho rằng ở nồng độ từ 0,1 ppm đến 3 ppm formaldehit và tiếp xúc thờng xuyên sẽ xuất hiện ung th miệng và vòm họng. Các hoá chất gia dụng bao gồm sơn, keo dán, chất chống thấm, chất bả tờng, xi đánh bóng đồ gỗ, các chất tẩy giặt quần áo (giặt khô), thuốc sát trùng trong nhà (trừ muỗi, gián, kiến, chống mối mọt cho đồ gỗ), chất khử mùi trong toa-lét... đều chứa các hoá chất hữu cơ, gọi chung là chất hữu cơ bay hơi VOC (Volatile organic compounds). Trong quá trình sử dụng, trong số này có nhiều chất rất độc hại. Những phơng pháp phân tích chính xác cho thấy môi trờng nội thất chứa tới 350 loại VOC, với nồng độ cao hơn nồng độ của chúng ở ngoài trời từ 5 đến 10 lần. Nói chung VOC là những chất hoà tan mô và dễ dàng bị hấp thu qua phổi. Theo máu, vào não chúng làm suy giảm hệ thần kinh trung ơng, gây mệt mỏi, uể oải và cảm giác khó chịu. Song nguy hiểm hơn cả là hoạt chất trong thuốc sát trùng gia dụng. Ở Mỹ, 90% số gia đình dùng các loại này để diệt chuột, gián, bọ mạt và côn trùng trong nhà cũng nh trừ sâu bọ cho hoa, cây cảnh. Các hoạt chất nếu dùng không đúng liều lợng sẽ cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ung th, quái thai, đột biến và nhiều bệnh thần kinh. Những tấm thảm trải nhà hoặc treo tờng cũng là nguồn phát tán VOC vào không gian nội thất. Bất cứ gia đình nào cũng phải đun nấu, sử dụng các nhiên liệu khác nhau: ở nông thôn đun rơm rạ, củi, cành lá, ở thành phố đun than, dầu, gaz. Trong quá trình cháy của những nhiên liệu ấy, nhiều chất ô nhiễm sinh ra. Việc đun nấu bằng bếp gaz trở thành nguồn phát sinh ra khí CO 2, CO, NO2, NO, các andehit, các hạt lơ lửng dạng acrosol và các chất hữu cơ bay hơi khác. Khi thiết kế nhà bếp, ngời ta ít chú ý đến vấn đề hút khí thải, do vậy, chúng bị lu lại trong nhà. Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ CO khi đun th ờng ở mức 10 đến 40 ppm, kéo dài trong 15-30 phút, lợng NO2 thờng đạt tới mức giới hạn của tiêu chuẩn môi trờng. Đun nấu bằng dầu hoả, lợng SO2 thoát ra khá cao, nếu vợt quá 1 ppm gây co khí quản đối với ngời mắc bệnh hen xuyễn. Ở nông thôn, việc đun nấu bằng rơm rạ, cành, lá khô, củi, thân cây công nghiệp... Sinh khối này khi cháy tạo ra một lợng đáng kể các chất gây ô nhiễm, chủ yếu là các hạt acrosol (trong khói), kích thớc dới 10 Mm trong đó chứa những hydrocacbon đa nhân, các phenol... đều có khả năng gây ung th nếu bị tích tụ trong cơ thể. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy: phụ nữ nấu nớng 3 giờ liền trong bếp đun bằng củi và thông gió kém có hại tơng đơng với hút 20 bao thuốc lá trong 1 ngày. 1.4. Ô nhiễm nội thất do bọ nhà Bọ nhà - một loại dị nguyên thường có trong nhà - nguyên nhân chính (trên 70%) gây viêm mũi dị ứng và đường hô hấp quanh năm. Các loại bọ này cư trú ở đệm giường, chăn, màn, thảm, đệm ghế, rèm cửa, góc nhà tích trữ bụi. Một loại bọ nhà khác cư trú trong rơm, rạ, thóc, lông thú vật như chó, mèo, chim cảnh và cồn trùng gián, rết. 13 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương Bọ thường có trong chăn, đệm, thảm trải nhà, đặc biệt là đệm vì các loại bọ này sống bằng vảy bong của da người. Thời gian gây bệnh cho người thường là khi đi ngủ, khi vào thư viện. Dị nguyên bọ nhà có cả trong loại bọ nhà sống và chết, nhất là trong phân của chúng. Các viên phân của bọ nhà cực nhỏ có thể bay lơ lửng trong không khí. Đặc điểm sinh thái của bọ nhà phù hợp với khí hậu, thời tiết, điều kiện môi trường nhà ở của Việt Nam. Mùa sinh sản của chúng vào tháng 10, 11, 12, nhất là trong các ngôi nhà ẩm thấp bỗng nhiên được sưởi ấm làm bụi khô bay tung lên. Thời gian sống trung bình của bọ nhà là 3 tháng, trong thời gian đó con cái đẻ trứng 1-2 lần, mỗi lần 20-40 trứng. Mỗi khi có tình huống, chúng di chuyển nhanh và bám chặt vào các sợi vải để tránh tác động của ánh sáng, nhiệt độ cao và máy hút bụi. Do vậy để hạn chế tình trạng này chỉ còn cách vệ sinh chăn màn, đệm thường xuyên. Môi trường nhà ở phải luôn thoáng và sạch. Mỗi khi làm vệ sinh, tuyệt đối không được đập, rũ hoặc quét mạnh làm tung bụi nhà, khuấy động các dị nguyên bay lơ lửng trong không khí dễ gây viêm mũi, viêm đường hô hấp. Với những nhà thường dùng thảm trải hay có nhiều nệm giường cần mua máy hút bụi, hay các túi chống bọ. Người dân vùng nông thôn cần phải giữ cho môi trường nhà ở luôn thoáng và sạch, thay giặt chăn màn thường xuyên, quần áo, chăn màn nên xếp vào rương, tủ; làm chuồng gia súc, gia cầm xa nhà... 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ Hiện nay ở nước ta chưa có tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí ở trong nhà dân dụng và công cộng (các quy định trị số tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nhà), vì vậy chưa có “chuẩn” để xác định môi trường nhà nào bị ô nhiễm, nhà nào không. Để giảm bớt ô nhiễm không khí trong nhà có thể dùng một số biện pháp sau đây: - Không dùng các cấu kiện vật liệu được sản xuất từ sợi, bông amiăng để làm kết cấu bao che nhà, việu liệu ốp trần, tường, sàn nhà, hay làm đồ dùng trong nhà. - Không hút thuốc trong phòng kín, nếu có thì phòng phải mở cửa thông thoáng. Sau khi dán thảm hay đánh vecni, sơn đồ đạc hay kết cấu nhà phải thông thoáng phòng cẩn thận. Bếp đun nấu, lò sưởi, than, dầu, củi phải có ống thông gió hút hơi khí thải từ bếp để gây hơi khí ô nhiễm ra ngoài nhà. Ngăn ngừa các khe thẩm thấu khí radon từ ngoài vào nhà như thể hiện ở hình 6.4, không dùng vật liệu có chứa phóng xạ làm nhà. Các máy văn phòng cần để ở chỗ thông thoáng. Sử dụng các loại xà phòng, nước tẩy rửa và các thuốc xịt chứa ít các chất độc hại. 14 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương B. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN Ô NHIỄM NỘI THẤT LÊN SỨC KHOẺ Không khí ngoài trời có liên quan chặt chẽ với không khí trong nhà. Vì vậy tuỳ theo tính chất lý hoá học của các chất, phần lớn nồng độ của các tác nhân gây ô nhiễm ngoài trời cũng thường phát hiện thấy trong nhà. Ví dụ, ở các nước Châu Âu về mùa Đông 1/2 nồng độ SO 2 ngoài trời có thể đo được trong nhà, trong thời kỳ khói mù nồng độ này có thể lên tới 500g/m3/24h. Khi sử dụng hệ thống xét nghiệm không khí không có máy lọc đặc biệt, chúng ta sẽ thấy rằng nồng độ ngoài trời bằng trong nhà. Tuy nhiên có vài nguồn trong nhà lẫn ngoài trời dẫn tới nồng độ cao hơn hẵn nồng độ ngoài trời, ví dụ, formaldehyde từ những tấm bảng, tấm gỗ dán, pentachlorphenol từ sự bảo quản gỗ, gây ô nhiễm không mong muốn bởi dioxin, NO2 từ các phương tiện đun nấu và đốt nóng bằng khí, radon từ đất hoặc các vật liệu xây dựng, asbestos (amiăng) từ hệ thống đốt nóng bằng điện để tích trữ nhiệt hoặc CO và các hạt Ngoài ra các dung môi hữu cơ, biocid, những vật phẩm đặc biệt cần thiết cho đời sống gia đình như keo hồ gián, các nguyên liệu làm sạch, đồ chơi v.v...có thể là những tác nhân ô nhiễm nội thất. Trong vài năm qua các chuyên gia đã nhận thấy rằng vấn đề ô nhiễm không khí nội thất, có liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời. Chúng ta cũng phải thấy được điều này trước nhóm nguy cơ đặc biệt như trẻ con, những người già, những người bệnh hoặc phụ nữ có thai thường sử dụng thời gian của họ trong nhà tới 100%. 15 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương QUI HOẠCH ĐÔ THỊ 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUI HOẠCH ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm về đô thị Đô thị là khái niệm chung chỉ các điểm dân cư, mà ở đó có những nét về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội khác với nông thôn. Cho đến nay trên thế giới quan điểm về đô thị còn có nhiều điểm khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia. Điểm chung nhất mà các quốc gia đều thừa nhận là đô thị phải khác nông thôn về tổ chức xã hội, lối sống. Nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận những tiêu thức sau đây để coi một điểm dân cư là đô thị:  Qui mô điểm dân cư  Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (thường trên 60%)  Mật độ cư trú  Sự phát triển cơ sở hạ tầng (kĩ thuật và xã hội)  Vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực 1.2. Đặc điểm của môi trường đô thị. Môi trường đô thị bao gồm hệ sinh thái môi trường mà trong đó các quần thể sinh vật kể cả con người sống với mật độ cao, tồn tại phát triển cùng với thành phần vật lí như: đường sá, nhà cửa, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện, các xí nghiệp nhà máy. Sự phát triển của yếu tố đô thị tức là sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông cùng với sự tập trung dân cư ngày một đông. Môi trường đô thị là một hệ sinh thái môi trường đặc thù, khác hẳn với môi trường nông thôn, biểu hiện ở hai mặt sự tập trung dân cư đông và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, du lịch; giao thông phát triển. Nó cũng biểu hiện sâu sắc về tác động của con người đến hệ sinh thái. Ở đó con ngưòi can thiệp mạnh mẽ nhất, thô bạo nhất, làm mất cân bằng nhất so với các hệ sinh thái môi trường khác 1.3. Qui hoạch đô thị. Qui hoạch đô thị là nghệ thuật bố trí, và tổ chức các vùng dân cư (theo La Rouse). Chính xác hơn là nghệ thuật sắp xếp không gian đô thị nhằm đạt được các hoạt động tốt nhất và cải thiện quan hệ xã hội. Qui hoạch đô thị là một công cụ để đảm bảo sự phát triển ổn định, cân đối và hài hòa giữa các ngành và các thành phần kinh tế, tạo điều kiện phất triển toàn diện các lĩnh vực ở đô thị 1.4. Nhiệm vụ của vệ sinh trong qui hoạch đô thị - Chọn địa điểm khu dân cư thuận lợi cho sức khỏe - Tận dụng rộng rãi những nhân tố khí hậu, thiên nhiên ở địa phương vào mục đích bảo vệ và cải thiện sức khỏe nhân dân đô thị - Áp dụng các biện pháp vệ sinh vào qui hoạch đô thị để làm trong sạch không khí, giảm tiến ồn đô thị 16 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương - Tiến hành những biện pháp xây dựng tiện nghi chung (cấp thoát nước, thanh trừ rác và chất thải đặc của đô thị) - Xây dựng các cơ sở vệ sinh phòng, chữa bệnh, và vệ sinh cần thiết (nhà tắm công cộng công, cơ sở thể dục thể thao, nhà trẻ, trường trẻ, bệnh viện đa khoa, khu an dưỡng....) 2. MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ SỨC KHỎE Gia tăng dân số, đặc biệt là dân số vùng đô thị là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị. Đô thị hóa thường đi kèm với tăng số người nghèo. Người ta đã ước tính có khoảng 1/2 dân thành thị ở một số nước đang phát triển sống trong cảnh rất nghèo, cùng với nó là thiếu các dịch vụ cơ bản như nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh, cống rãnh và dịch vụ y tế. Đô thị hóa không có quy hoạch tổng thể sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong môi trường. Sự mất cân bằng này rất khác nhau giữa các thành phố và ngay trong một thành phố, giữa các khu vực cũng khác nhau rất xa. Song song tồn tại và phát triển mất cân đối của nội thành xâm lấn các khu vực ngoại thành, thu hẹp vành đai cây xanh, các công viên, các hồ chứa nước. Tốc độ mở rộng mạng lưới đường giao thông không theo kịp sự tăng xe cơ giới, các phương tiện đi lại có động cơ. Các khu nhà máy xây dựng không tính toán đến hệ thống thoát nước. Lượng rác thải tăng theo dân số và tốc độ phát triển công nghiệp. Các khu công nghiệp trước kia nằm tại ngoại thành nay bị các khu dân cư bao quanh trở thành khu vực nội thành vì chưa quy hoạch tốt gây ô nhiễm tới khu dân chung quanh. Mặt khác, do tình trạng gia tăng các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gia đình, các cơ sỏ sản xuất nhỏ đang gây ô nhiễm đến từng ngõ, từng gia đình. Các tác hại nghề nghiệp do sử dụng "công nghệ bẩn", các máy móc cũ, cùng với nó là quy trình lạc hậu, nhân công tạm tuyển tay nghề thấp, văn hóa thấp, không hiểu biết đầy đủ về các tác hại nghề nghiệp. Trong điều kiện này không chỉ người sản xuất trực tiếp chụi ảnh hưởng mà còn cả người nhà và ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận. Trong điều kiện môi trường tự nhiên đang có xu hướng xấu đi, thì môi trường xã hội cũng là một vấn đề rất lớn song có phần bị coi nhẹ, hoặc không được công bố vì lý do này hoặc lý do khác. Các stress trong quá trình phát triển đô thị và những khó khăn kinh tế, vì sự mất cân bằng giữa nhu cầu và sự đáp ứng trong đời sống xã hội đã tác động xấu đến mọi tầng lớp xã hội. Từ các vấn đề nêu trên, có thể thấy mô hình bệnh tật của cộng đồng dân cư đô thị được phản ảnh qua hai nhóm bệnh: + Các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng- hậu quả của nghèo đói và ô nhiễm bởi vi sinh vật-ký sinh trùng. + Nhóm các bệnh của nền văn minh: bệnh hô hấp mạn tính tác nghẽn, các bệnh tim mạch, các bệnh thoái hóa, suy thai, các bệnh nghề nghiệp, bệnh do stress. Xác định mô hình bệnh tật trên cho từng quốc gia, từng khu vực sẽ góp phần đặt ra các chiến lược sức khỏe trong tương lai. Để có một nghiên cứu tổng thể nhằm đưa ra những chỉ số của tình hình hiện tại và dự báo xu hướng tiến triển của mối quan hệ đô thị hóa - môi trường sức khỏe, cần thu thập các nhóm thông tin sau: 17 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương * Cơ sở kinh tế xã hội * Điều kiện nhà ở * Tình hình sức khỏe (chỉ số bệnh tật, tử vong) * Tình hình sử dụng đất đô thị và ngoại ô. * Giao thông * Tình hình sử dụng nhiên liệu * Ô nhiễm tiếng ồn * Tình hình cấp thoát nước và các công trình vệ sinh. * Tình hình các chất thải rắn, chất thải nguy hiểm và các biện pháp xử lý. Để thực hiện được các nhiệm vụ của quy hoạch, thiết kế đô thị cần tận dụng các yếu tố thiên nhiên sau đây: 2.1. Khí hậu và môi trường không khí đô thị Khí hậu: là một yếu tố cố định, ảnh hưởng nhiều đến súc khỏe con người. Điều kiện khí hậu địa phương liên quan tới việc lập kế hoạch xây dựng các vùng dân cư, các khu nhà ở. Cần phải nghiên cứu những điều kiện khí hậu của địa phương để đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con người, phòng tránh tác động của khí hậu xấu. Vị trí địa dư của nước ta trải dài từ vĩ tuyến 8 0 ở phía Nam đến vĩ tuyến 23 0 ở phía Bắc, cho nên lãnh thổ nước ta có hai vùng khác nhau về khí hậu: ẩm ở phía Bắc và nóng ở phía Nam. Do đó tùy theo điều kiện khí hậu của mỗi vùng để chọn các yếu tố liên quan đến vệ sinh như : hướng nhà, thông gió, mái nhà, cây xanh, hành lang.... Trong quá trình xây dựng các công trình dân dụng, cần lưu ý đến vi khí hậu nhiều hơn so với khí hậu. Vi khí hậu là khí hậu ở một vùng nhỏ hẹp như vùng dân cư hoặc chỉ một phần trong vùng đó (khu phố, công viên, đường phố) Điều kiện vi khí hậu xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư trong khu vực, tuy nhiên, có thể điều hòa vi khí hậu bằng các biện pháp thiết kế và kĩ thuật vệ sinh thích ứng. Vi khí hậu đô thị thường khác với vi khí hậu nông thôn vì đặc điểm của đô thị là: - Mật độ xây dựng cao , đông dân cư - Nhà có nhiều tầng, có nhiều công trình bị chắn gió - Khói bụi tỏa vào không khí làm giảm ánh sáng (bức xạ tử ngoại và hồng ngoại) - Xây dựng bằng các vật liệu hấp thụ bức xạ nhiệt đồng thời tỏa nhiều nhiệt. - Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi khói thải, khí thải của nhà máy, giao thông và khí thải của con người ở mật độ cao; biểu hiện nặng nề nhất là các khí SOx, NOx, CO2 và những khí gây hiệu ứng nhà kính Do đặc điểm trên, khí hậu nội thị khác với ngoại thị, biểu hiện qua hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm: nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn 0,5 0C- 10; độ ẩm 18 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương thấp hơn 5- 10%, tốc độ gió chậm hơn (hai lần hoặc hơn nữa); bức xạ tử ngoại giảm (lượng bức xạ yếu, thời gian bức xạ ngắn). Không khí: đô thị, ngoài các thành phần cơ bản còn có những tạp chất: bụi và khí độc. Nguồn gốc của chúnglà chất thải từ các xí nghiệp công nghiệp, các bếp gia đình và tập thể. Không khí bị ô nhiễm có thể làm thay đổi khí hậu địa phương. Ở các khu công nghiệp phát triển thường có nhiều sương mù, làm giảm ánh sáng và cường độ bức xạ mặt trời. Khói là nguồn gây ô nhiễm không khí trong đô thị. Nồng độ chất ô nhiễm và mức độ phân tán của chúng trong không khí phụ thuộc vào: địa hình, tốc độ gió và hướng gió, khoảng cách giũa các nguồn ô nhiễm với các khu phố, hệ thống cây xanh trong đô thị. Không khí đô thị còn bị ô nhiễm một phần do hơi khí độc thải của các phương tiện vận tải, nhất là xe hơi. Do đó, người ta qui định xưởng sửa chữa ô tô và xí nghiệp sản xuất ô tô phải cách xa khu dân cư. Ở những bến xe lớn đều phải trồng cây xanh và cách xa đường phố. Biện pháp quy hoạch đô thị đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ không khí trong đô thị được trong sạch. Cần chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp hợp lý, đặt cuối chiều gió so với khu dân dụng, cũng như cần có vành đai bảo vệ vệ sinh giữa khu công nghiệp và dân dụng, tránh hơi độc của xí nghiệp lan toả vào khu dân cư. 2.2. Địa hình của địa điểm * Địa hình ảnh hưởng tới đường đi bức xạ mặt trời. Kết quả đo nhiệt độ mặt đất cho thấy: - Hướng Bắc lạnh nhất - Hướng Tây và Nam ấm nhất * Nhiệt độ không khí khác nhau giữa chổ cao và chổ thấp hơn. Ban đêm, đặc biệt trong mùa hè, không khí lạnh đi từ chỏ cao đến chổ thấp. Ở các vùng khí hậu nóng, không khí lạnh do đi từ núi cao vào thung lũng đã làm giảm nhiệt độ ở các đô thị hay bản làng trong thung lũng. * Địa hình của địa điểm ảnh hưởng đến chế độ gió. Đồi núi cao làm giảm tốc độ của gió * Địa hình của địa điểm còn có ý nghĩa vệ sinh trong việc thoát nước cho đô thị: Vùng bằng phẳng khó thoát nước dễ gây úng ngập trong mùa mưa.; ngược lại vùng có đủ độ dốc sẽ thuận tiện trong việc thoát nước thải nhanh 2.3. Đất. Đặc điểm của môi trường đất ở đô thị khác hẳn với đất ở nông thôn. Yếu tố tự nhiên của môi trường đất bị hạn chế tối đa để phục vụ cho lợi ích của con người. Người ta thường không quan tâm đến sức sống của môi trường đất mà chỉ quan tâm đến tính cơ lý, độ bền, tính chụi lực, đất nền. Mặt khác, đất được phử bởi bê tông, xi măng hay nhựa rải đường, cho nên sự trao đổi giưa môi trường đất và yếu tố tự nhiên bị hạn chế tối đa. Tính thấm nước, độ xốp, sự trao đổi không khí hầu như không con nữa. Bên cạnh đó, ở những khu công nghiệp: đất lại bị ô nhiễm nặng bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. 19 Bô ̣ môn Sứ khỏ Môi trương HDP 3 Sứ khỏ Môi trương Về mặt vệ sinh, đất ở vùng dân cư có ý nghĩa quan trọng về mặt vi khí hậu và vệ sinh phòng bệnh thể hiện qua các yếu tố sau: 2.3.1. Ý nghĩa vi khí hậu của đất. Ánh sáng mặt trời khi chiếu xuống, một phần bị khuyếch tán, còn một phần bị hấp thụ biến thành nhiệt năng. Đất bị đốt nóng sẽ bốc nhiệt, đốt nóng không khí gần nhất, do đó làm tăng nhiệt độ. Mức độ đốt nóng phụ thuộc vào tính chất lý học của đất, dung tích nhiệt của đất, nước chứa trong đất, độ xốp v.v.. Đất đá (thí dụ đá hoa cương) bị nóng nhanh và mạnh, nhiều nhiệt lượng từ đá bốc vào không khí. Đất xốp và mềm: chứa nhiều không khí ( thí dụ đất cát) ban ngày nóng, ban đêm mát. Đất có phủ cỏ gây khó khăn cho bức xạ mặt trời chiếu vào đất. Nước của cây cỏ khi bay hơi làm giảm nhiệt độ tăng độ ẩm. Đất không có cỏ phủ dễ nung nóng và sinh ra đối lưu...Đất chứa nhiều nước bị nung nóng chậm; do nước trong đất bay hơi sẽ làm giảm nhiệt độ đất và không khí 2.3.2. Ý nghĩa vệ sinh phòng bệnh của đất. Đất khô thường thoáng khí, sản phẩm hữu cơ rơi vào đất dễ phân hủy nhờ oxi và các vi sinh vật trong đất. Đất bị nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ như nghĩa trang, hố xí, ao tù tạo điều kiện cho trực khuẩn đường ruột và giun phất triển. Đất lầy lội với các chổ nước đọng là nơi sinh sản của muỗi anôphen truyền bệnh sốt rét; muỗi vằng gây sốt xuất huyết...Đất xốp dễ thấm nước thích hợp cho việc xây dựng các công trình xử lý nước thải (ruộng tưới, ruộng lọc). 2.2.4. Nước. Đặc điểm của môi trường nước đô thị: chủ yếu biểu hiện ở nước cấp và nước thải. Chu trình nước tự nhiên bị hạn chế nhiều ở quá trình thấm, dòng chảy tự nhiên và tăng cường quá trình bốc hơi. Hệ thống nước sông, kênh được thay bằng cống rãnh hoặc kênh đào. Nước ngầm được khai thác tối đa nên có thể bị ô nhiễm hoặc lún sụp. Trong khi đó hệ thống cấp nước được huy động tối đa bởi hệ thống xử lý nước cấp, ống dẫn và các nơi tiêu thụ. Nước thải từ khu dân cư, nhà máy ... càng ngày càng gia tăng về số lượng và gia tăng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường nước tự nhiên ở đô thị.. Về phương diện vệ sinh nước có vai trò quan trong trong việc xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc. Những nơi có mạch nước ngầm nông (cách mặt đất < 2,5 m) không thích hợp cho việc xây dựng; vì tường nhà, nền nhà hoặc tầng hầm dễ bị ẩm ướt, nhà có thể bị lún dần. Sông hồ, làm tăng vẻ đẹp phong cảnh vùng dân cư và tạo điều kiện nâng cao sức khỏe cho nhân dân (tắm, bơi lội, chơi thuyền....). Nước ảnh hưởng tốt tới vi khí hậu ở địa phương, làm tăng độ ẩm không khí và đất, tạo điều kiện tốt cho việc trồng cây xanh. Thành phố không có sông, hồ được xem như chưa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh và mỹ thuật, vì thế trường hợp không có sông, hồ phải đào sông ngòi, hoặc khoan giến phun 2.2.5. Cây xanh trong đô thị Cây xanh là yếu tố thiên nhiên có ý nghĩa vệ sinh rất lớn đối với vệ sinh môi trường đô thị. Cây xanh trực tiếp tạo nên vi khí hậu hoặc cải thiện điều kiện vệ sinh, làm giảm các luồng gió mạnh và là nới chứa không khí trong sạch; trong trường hợp khác, ngăn cản hoặc làm giảm các tác nhân bất lợi như: bụi, tiến ồn. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất