Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình trạng dinh dưỡng và kết quả tư vấn sau ngừng bổ sung dinh dưỡng uống cho tr...

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và kết quả tư vấn sau ngừng bổ sung dinh dưỡng uống cho trẻ từ 30 đến dưới 60 tháng tuổi tại ba trường mầm non huyện tiền hải, thái bình.

.PDF
119
152
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH PHẠM THỊ DUYÊN TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ KẾT QUẢ TƢ VẤN SAU NGỪNG BỔ SUNG DINH DƢỠNG ĐƢỜNG UỐNG CHO TRẺ TỪ 30 ĐẾN DƢỚI 60 THÁNG TUỔI TẠI BA TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TIỀN HẢI, THÁI BÌNH Chuyên ngành : Dinh dƣỡng Mã số : 8720401 LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƢỠNG Hƣớng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Hồng Sơn PGS.TS. Ninh Thị Nhung THÁI BÌNH – 2019 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học , các thầy cô giáo Khoa Y tế công cộng, Bộ môn Dinh Dưỡng và An toàn thực phẩm - Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trương Hồng Sơn và NGƯT. PGS.TS. Ninh Thị Nhung, những người thầy, cô đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Khoa nội tiết vi chất dinh dưỡng - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình nay đổi thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác, tham gia học tập và triển khai thu thập số liệu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc, Khoa xét nghiệm Bênh viện Nhi tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và làm xét nghiệm tại đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân xã, Trạm y tế xã, Ban giám hiệu và các cô giáo Trường mầm non xã Tây Lương, xã Tây Phong, xã Tây Tiến huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học Dinh dưỡng K3 đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình học tập hoàn thành luận văn. Thái Bình, ngày ….. tháng 6 năm 2019 Tác giả Phạm Thị Duyên LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Thị Duyên, học viên khóa 3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình chuyên ngành Dinh Dưỡng, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Hồng Sơn và PGS.TS. Ninh Thị Nhung. Luận văn của tôi được tiếp nối từ đề tài: Hiệu quả của Pediasurere lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ SDD thấp còi từ 24 đến 48 tháng tuổi tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái bình”. Do PGS.TS. Ninh Thị Nhung là chủ nhiệm đã được báo cáo tại hội nghị Quốc tế Dinh dưỡng và phát triển lần thứ 5 tổ chức tháng 3/2017 tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Pháp. 2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, chưa được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Thái Bình, ngày …. Tháng 6 năm 2019 Tác giả Phạm Thị Duyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBYT CC/T (HAZ) Cán bộ y tế CN/CC(WHZ) Cân nặng theo chiều cao CN/T (WAZ) Cân nặng theo tuổi CTV Cộng tác viên ĐVC Đa vi chất FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations) Chiều cao theo tuổi Tổ chức lương thực thế giới GDP Tổng sản phẩm quốc nội KT-TH Kiến thức – Thực hành NCDDKN Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị NCKN Nhu cầu khuyến nghị NL Năng lượng SD (Standard Deviation) Độ lệch chuẩn SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TMDD Thiếu máu dinh dưỡng TTDD Tình trạng dinh dưỡng UNICEF (The United Nations Children’s Fund) Quỹ nhi đồng liên hợp quốc VCDD Vi chất dinh dưỡng VDD Viện dinh dưỡng WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới XN Xét nghiệm MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ........................................................... 3 1.1.1. Một số khái niệm về suy dinh dưỡng ở trẻ em ............................... 3 1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em............................ 4 1.1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin..... 9 1.2. Tình hình SDD ở trẻ em hiện nay và một số yếu tố liên quan ............. 11 1.2.1. Tình hình SDD ở trẻ em trên Thế giới .......................................... 11 1.2.2. Tình hình SDD ở trẻ em tại Việt nam ........................................... 13 1.2.3. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em tại tỉnh Thái Bình và huyện Tiền Hải .................................................................................................. 16 1.3. Các giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em 18 1.3.1. Truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe .......................... 18 1.3.2. Biện pháp can thiệp y tế tới tình trạng dinh dưỡng trẻ em .......... 19 1.3.3. Các giải pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. ......... 20 1.4. Các nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của trẻ 21 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 28 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: .................................................................... 28 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................. 28 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 29 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: .............................................. 29 2.2.3. Quy trình nghiên cứu. ................................................................... 30 2.2.4. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu ............................................... 31 2.2.5. Một số kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ................................... 33 2.2.6. Tổ chức triển khai ......................................................................... 36 2.2.7. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ..................................... 37 2.2.8. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu ......................................... 38 2.2.9. Sai số và hạn chế của nghiên cứu ................................................. 38 2.2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu......................................................... 39 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 40 3.1. Mô tả kết quả tư vấn dinh dưỡng đến sự thay đổi khẩu phần của trẻ từ 30 đến dưới 60 tháng tuổi sau ngừng bổ sung pediasure 12 tháng tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. ........................ 40 3.2. Xác định tình trạng dinh dưỡng và một số vi chất dinh dưỡng của trẻ từ 30 đến dưới 60 tháng tuổi sau 12 tháng ngừng bổ sung Pediasure tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình ......................... 52 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 64 4.1. Mô tả kết quả của tư vấn dinh dưỡng tới sự thay đổi khẩu phần của trẻ từ 42 đến dưới 60 tháng tuổi sau ngừng bổ sung Pediasure 12 tháng tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. .............. 65 4.2. Tình trạng dinh dưỡng và một số vi chất dinh dưỡng của trẻ từ 30 đến dưới 60 tháng tuổi sau 12 tháng ngừng bổ sung Pediasure tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình ................................ 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu tại thời điểm ban đầu và sau 12 tháng theo giới và tháng tuổi ..................................................... 40 Bảng 3.2. Tần suất (%) tiêu thụ thường xuyên nhóm thực phẩm giầu đạm ở trẻ sau 12 tháng ngừng ............................................................... 41 Bảng 3.3. Tần suất (%) tiêu thụ thường xuyên nhóm thực phẩm giầu glucid ở trẻ ............................................................................................ 42 Bảng 3.4. Tần suất (%) tiêu thụ thường xuyên nhóm thực phẩm giầu lipid ở trẻ ............................................................................................ 42 Bảng 3.5. Tần suất (%) tiêu thụ thường xuyên nhóm thực phẩm giầu vitamin và chất khoáng ở trẻ ...................................................... 43 Bảng 3.6. Giá trị năng lượng khẩu phần (Kcal/ngày) của trẻ theo giới tính, nhóm tuổi ở 3 trường mầm non ................................................. 44 Bảng 3.7. Giá trị protein khẩu phần của trẻ ............................................... 44 Bảng 3.8. Giá trị protein khẩu phần g/ngày) của trẻ theo giới tính, nhóm tuổi 45 Bảng 3.9. Giá trị lipid khẩu phần (g/ngày) của trẻ theo giới tính, nhóm tuổi ... 45 Bảng 3.10. Giá trị glucid khẩu phần (g/ngày) của trẻ theo giới tính, nhóm tuổi ở 3 trường mầm non ........................................................... 46 Bảng 3.11. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng khẩu phần của trẻ.. 47 Bảng 3.12. Tỉ lệ trẻ đạt về nhu cầu các chất sinh năng lượng khẩu phần theo nhóm tuổi .................................................................................... 48 Bảng 3.13. Tỉ lệ trẻ đạt về nhu cầu các chất sinh năng lượng khẩu phần theo giới tính ....................................................................................... 49 Bảng 3.14. Hàm lượng một số vitamin trong khẩu phần của trẻ .................. 51 Bảng 3.15. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại thời điểm ngừng bổ sung Pediasure theo giới tính ............................................................ 52 .Bảng 3.16. Giá trị trung bình cân nặng, chiều cao của trẻ sau 12 tháng ngừng Pediasure theo giới và nhóm tuổi ............................................. 53 Bảng 3.17. Giá trị trung bình các chỉ số Z-score của trẻ sau 12 tháng ngừng Pediasure theo giới và nhóm tuổi, trường .................................. 54 Bảng 3.18. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi sau 12 tháng ngừng Pediasure theo giới, nhóm tuổi, trường học ............................... 55 Bảng 3.19. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau 12 tháng ngừng Pediasure theo giới, nhóm tuổi, trường học ............................... 56 Bảng 3.20. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể gầy còm sau 12 tháng ngừng Pediasure theo giới, nhóm tuổi ................................................. 57 Bảng 3.21. Đặc điểm mắc thấp còi phối hợp với các thể suy dinh dưỡng khác theo giới tính của trẻ sau 12 tháng ngừng Pediasure ................. 58 Bảng 3.22. Giá trị trung bình các chỉ số Z - score của trẻ theo các thể SDD 59 Bảng 3.23. Tỉ lệ thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin ở trẻ theo giới ở thời điểm ngừng Pediasure ................................................................ 59 Bảng 3.24. Giá trị trung bình của các chỉ số hóa sinh ở trẻ sau 12 tháng ngừng Pediasure theo giới ......................................................... 60 Bảng 3.25. Giá trị trung bình các chỉ số hóa sinh ở trẻ sau 12 tháng ngừng Pediasure theo nhóm tuổi............................................................ 60 Bảng 3.26. Tỉ lệ thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin ở trẻ sau 12 tháng ngừng Pediasure theo giới ......................................................... 61 Bảng 3.27. Tỉ lệ thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin ở trẻ sau 12 tháng ngừng Pediasure theo nhóm tuổi ............................................... 61 Bảng 3.28. Tỉ lệ thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin ở trẻ sau 12 tháng ngừng Pediasure theo trường học .............................................. 62 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo địa bàn nghiên cứu ..... 41 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ trẻ đạt về nhu cầu về năng lượng khẩu phần theo giới và tháng tuổi ................................................................................ 50 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ trẻ đạt về nhu cầu về một số chất khoáng trong khẩu phần .. 50 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ em tại thời điểm bắt đầu và sau 12 tháng ngừng bổ sung Pediasure ................................... 58 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin ở trẻ tại thời điểm bắt đầu và sau 12 tháng ngừng Pediasure ............................... 62 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy dinh dưỡng (SDD), thiếu vi chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn không đảm bảo,... ở trẻ em vẫn phổ biến ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo ước tính có khoảng 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới ở các nước đang phát triển bị SDD thể thấp còi và 55 triệu trẻ SDD thể gầy còm [49]. Việt Nam là một trong 36 quốc gia có tỷ lệ SDD cao nhất thế giới, đặc biệt là tỷ lệ SDD thấp còi. Suy dinh dưỡng không chỉ làm chậm phát triển thể chất, trí tuệ, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, mà còn gây hậu quả lâu dài tác động tới tầm vóc người trưởng thành, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân [3], [31]. Hiện nay quá trình giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em tại các nước đang phát triển vẫn còn rất chậm [39], [44], [46]. Ở nước ta trong những năm qua nhờ triển khai Chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng đạt hiệu quả, tình trạng suy dinh dưỡng chung ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể. Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi trong giai đoạn 2010-2015 thể nhẹ cân giảm từ 17,5% đến 14,1%, thể thấp còi giảm từ 29,3% xuống 24,6%. Tuy nhiên, mức độ giảm xuống không đồng đều giữa các vùng, khu vực, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao và rất cao ở vùng miền núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Các khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ là những nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao hơn so với các vùng khác trên cả nước [33], [35]. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế mới phát triển, vấ n đề chăm sóc cho cộng đồng nói chung và trẻ em nói riêng ngày càng được quan tâm , tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu gần đây (2014) của Trần Quang Trung tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình cho thấy: Tỷ lệ mắc SDD thể thấp còi là 26,9%, tỷ lệ này cao hơn trung bình cả nước là 24,9% và tỉnh Thái Bình là 25,2% [28]. 2 Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của suy dinh dưỡng thấp còi là do khẩu phần không cung cấp đủ năng lượng và vi chất. Sự thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng hoàn toàn có thể phòng ngừa và thanh toán. Có nhiều cách để thực hiện điều này như truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho người chăm sóc, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng đường uống. Trong đó giải pháp bổ sung dinh dưỡng đường uống, từ bổ sung liều cao gián đoạn đến sử dụng hàng ngày là một trong những giải pháp đạt được hiệu quả nhanh nhất. Pediasure là một trong những sản phẩm dinh dưỡng đường uống cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sử dụng cho trẻ trong nghiên cứu này, giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp và tiếp tục đà tăng trưởng tối ưu cả về thể chất và trí tuệ. Pediasure giúp trẻ có chỉ số phát triển cân nặng và chiều cao dưới chuẩn nhanh chóng phát triển bắt kịp và tiếp tục đà tăng trưởng. Tuy nhiên, diễn biến tăng trưởng của trẻ sau khi ngừng bổ sung pediasura còn duy trì được hay không và có thể duy trì được bao lâu, đồng thời tìm ra các giải pháp duy trì hiệu quả tăng trưởng ổn định cho những trẻ can thiệp dinh dưỡng trước đó. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và kết quả tư vấn sau ngừng bổ sung dinh dưỡng đường uống cho trẻ từ 30 đến dưới 60 tháng tuổi tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải, Thái Bình”, nhằm các mục tiêu: 1. Mô tả kết quả tư vấn dinh dưỡng tới sự thay đổi khẩu phần của trẻ từ 30 đến dưới 60 tháng tuổi sau ngừng bổ sung Pediasure 12 tháng tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. 2. Xác định tình trạng dinh dưỡng và một số vi chất dinh dưỡng của trẻ từ 30 đến dưới 60 tháng tuổi sau 12 tháng ngừng bổ sung Pediasure tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5 tuổi 1.1.1. Một số khái niệm về suy dinh dưỡng ở trẻ em  Dinh dưỡng Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo các chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội [29], [52].  Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Từ lâu người ta đã biết giữa dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ có liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy vậy, ở thời kỳ đầu, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, người ta chỉ dựa vào các nhận xét đơn giản như gầy, béo tiếp đó là một số chỉ tiêu nhân trắc như Brock, Quetelet, Pignet. Nhờ phát hiện về vai trò các chất dinh dưỡng và các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngày càng hoàn thiện và ngày nay trở thành một chuyên khoa của dinh dưỡng học. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý (ví dụ: Thời kỳ có thai, cho con bú...) và mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể [62]. Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh 4 dưỡng và thực phẩm của toàn bộ cộng đồng. Đôi khi người ta cũng lấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ làm đại diện. Các tỷ lệ trên phản ánh tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ quần thể dân cư ở cộng đồng đó, người ta có thể sử dụng để so sánh với số liệu quốc gia hoặc cộng đồng khác [29].  Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển, do chế độ ăn của trẻ không đảm bảo đủ nhu cầu protein và năng lượng, kèm theo đó là các bệnh nhiễm khuẩn. Những nghiên cứu về tỷ lệ suy dinh dưỡng đã chỉ ra các nước thuộc châu Phi, châu Mỹ La Tinh và Đông Nam Á từ trước cho đến nay vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Không chỉ có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao mà còn có tỷ lệ tử vong cao nhất do bị suy dinh dưỡng [37], [41], [43], [55]. Mức độ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trung bình chung của cả nước đang ở ngưỡng ý nghĩa sức khỏe cộng đồng mức trung bình cho cả chỉ tiêu nhẹ cân và thấp còi. Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi không chỉ là hậu quả của thiếu ăn và các bệnh nhiễm trùng, mà chính suy dinh dưỡng làm cho sức đề kháng kém, trẻ dễ mắc nhiễm trùng hơn, từ đó tạo ra vòng xoắn suy dinh dưỡng và nhiễm trùng ở trẻ [29].  Vi chất dinh dưỡng Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể. Vi chất dinh dưỡng gồm nhóm các vitamin tan trong nước như vitamin B, C, nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, E. K và nhóm các chất khoáng (canxi, phospho, sắt, kẽm, iod, selen,...). 1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em * Nguyên nhân suy dinh dƣỡng trẻ em - Thiếu dinh dưỡng Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chiếm 60% suy dinh dưỡng ở trẻ em. Thiếu dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu 5 thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Giảm cung cấp chủ yếu là do chế độ ăn của trẻ không đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, thiếu năng lượng, protein cùng các VCDD, trong đó có sắt, axit folic, kẽm; trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu và thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp. Tăng tiêu thụ khi trẻ ốm, thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý. Trong đa số trường hợp, SDD xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào, vừa tăng năng lượng tiêu hao [17], [33], [47]. Trong thời kỳ 6 tháng đầu, trẻ em không được bú sữa mẹ hay sữa mẹ bị thiếu, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, bộ máy tiêu hóa trẻ chưa thể hấp thu tốt được. Thời kỳ khi được 6 tháng tuổi trở đi, trẻ ăn bổ sung với chế độ ăn không đảm bảo đủ năng lượng, protein. Ăn quá kiêng khem trong thời gian trẻ bị bệnh, nhất là khi bị ỉa chảy. Nguyên nhân sâu xa là do bà mẹ thiếu kiến thức và hạn chế về thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Nghiên cứu của Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi thấy khi thiếu ăn tạm thời cơ thể tăng trưởng chậm lại nhưng tình trạng đó có thể được phục hồi khi ăn đầy đủ. Tuy nhiên trong trường hợp dinh dưỡng không hợp lý kéo dài có thể cản trở quá trình phục hồi đó. Vì thế cần quan tâm đặc biệt đến dinh dưỡng trẻ em. Theo WHO, UNICEF, khác biệt về sự phát triển của trẻ em đến năm tuổi có nhiều ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, cách nuôi dưỡng, môi trường và chăm sóc sức khỏe hơn so với yếu tố di truyền hoặc dân tộc [64]. - Nhiễm trùng Từ lâu, người ta đã thừa nhận các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt là tiêu chảy, nhiễm giun, nhiễm khuẩn hô hấp cấp là các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều tác giả đã mô tả mối tác động qua lại giữa nhiễm trùng và SDD như một vòng xoắn bệnh lý. Khi các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, với sức đề kháng còn yếu, trẻ em dễ bị SDD do nhiễm trùng làm mất các chất dinh dưỡng và tác động gián tiếp làm trẻ em chán ăn [29], [30], [63]. 6 Mặt khác, trẻ SDD có hệ thống miễn dịch bị giảm sút, dễ mắc bệnh nhiễm trùng và hậu quả SDD ngày một nặng thêm. SDD làm tăng khả năng nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy và kéo dài thời gian tiêu chảy ở trẻ em. Nghiên cứu của Dipti A. D and Byrd-Williams C và cộng sự năm 2017 cho thấy SDD trẻ em liên quan đến 1 triệu ca viêm phổi, 8 trăm nghìn ca tiêu chảy hàng năm ở các nước đang phát triển. Tình hình nhiễm giun cũng là vấn đề sức khỏe cộng đồng nổi cộm với khoảng 2 tỷ người bị nhiễm các loại giun truyền qua đất (giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim), trong đó trẻ em dưới 5 tuổi chiếm từ 10-20% theo nghiên cứu của Leal K.K và cộng sự năm 2015. Nhiễm giun truyền qua đất là nhiễm trùng mạn tính ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, thiếu máu thiếu sắt và giảm đáp ứng miễn dịch ở trẻ em bị nhiễm bệnh [42], [50]. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun chung dao động rất lớn từ 17,0-97,0%, tùy theo lứa tuổi và vùng sinh thái, trong đó tỷ lệ nhiễm giun ở phụ nữ và trẻ em vùng cư dân nông nghiệp rất cao. Nghiên cứu của Phạm Trung Kiên, Hoàng Tân Dân ở trẻ em 3-60 tháng tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam năm 1994 thấy tỷ lệ trẻ nhiễm giun chung 93,4%; nhiễm giun đũa 85,3% và giun tóc 69,5%. Điều tra của Đinh Đạo ở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam năm 2014 thấy tỷ lệ trẻ nhiễm giun chung 31,6%; nhiễm giun đũa 24,6%; giun móc 6,5% và giun tóc 6,2% [8]. - Các nguyên nhân khác Trẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hẹp phì đại môn vị, tim bẩm sinh, Langdon down, SDD bào thai, đẻ non. Theo số liệu thống kê của WHO, nhiều nước ở khu vực châu Phi và châu Á có tỷ lệ sơ sinh thấp cân rất cao như: Mauritania 34,0%, Yemen 32%, Pakistan 32,0%, India 28,0%, Niger 27,0%, Haiti 25,0%, Comoros 25,0%. Tại Việt Nam, tỷ lệ sơ sinh thấp cân năm 2012 là 7%, cao hơn khu vực Đông Nam Á (6%), nhưng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của thế giới (15%) [32], [64]. 7 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hồng và cộng sự, Phạm Thị Tâm đều thấy ở nhóm trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt có cân nặng sơ sinh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm trẻ SDD [13], [24].  Các yếu tố liên quan suy dinh dƣỡng trẻ em Nhờ các nghiên cứu dịch tễ học dinh dưỡng, người ta đã tìm ra hàng loạt yếu tố liên quan đến tình trạng SDDTE ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Đó là các yếu tố về sinh học, di truyền (chủng tộc, dân tộc, tình trạng sức khỏe bệnh tật mẹ khi mang thai); yếu tố về hành vi, lối sống mà ở đây chủ yếu liên quan trực tiếp đến hành vi nuôi con của các bà mẹ như cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung; chăm sóc trẻ chưa đúng cách do rào cản của các tập quán lạc hậu, đặc biệt khi trẻ bị ốm, bà mẹ thường kiêng khem như kiêng nước, kiêng ăn lúc trẻ bị sởi; cúng bái khi trẻ ốm. Các yếu tố liên quan khác như: điều kiện kinh tế xã hội thấp, đầu tư cho y tế còn hạn chế; dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh; sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, năng lực hoạt động của các cấp, các ngành; chất lượng dịch vụ y tế kém hiệu quả [32]. + Nuôi con bằng sữa mẹ UNICEF coi nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp hàng đầu bảo vệ sức khoẻ trẻ em, do sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, đứa trẻ cần được bú mẹ trong vòng giờ đầu sau sinh và giúp làm giảm nguy cơ SDD [12], [29]. Thống kê năm 2012 của WHO thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa các nước về tỷ lệ trẻ bú mẹ trong vòng giờ đầu sau sinh: Cuba 70,0%, Mozambique 63,1%, Việt Nam 57,8%, Bangladesh 35,6%, Lào 29,8%, Yemen 29,6%. Trong 6 tháng đầu, trẻ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không cần thêm thức ăn nào khác. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu theo WHO, có sự khác biệt rất lớn ở nhiều nước trên thế giới như Rwanda 88%, Srilanka 76%, Peru 73,0%, Bolivia 60,0%; nhưng Nam Phi 7,0%, Thái Lan 5,0%, Bỉ 1,0% và ở Việt Nam là 19,6% [64]. 8 Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn quí giá nhất mà không một thức ăn nhân tạo nào có thể so sánh được. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ tỉ lệ SDD và mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm trẻ mẹ bị thiếu sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu có nhận định là ở vùng nông thôn tình hình nuôi con bằng sữa mẹ luôn có xu hướng tích cực hơn so với ở thành thị, nhất là vùng nông thôn ở các nước đang phát triển. Trẻ cần được bú mẹ thường xuyên, nên bú kéo dài từ 18 đến 24 tháng tuổi và không nên quá 24 tháng. Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi theo UNICEF có sự khác biệt giữa các nước rất rõ: Nepal 95,0%, Benin 92,0%, Bangladesh 91,0%, Ethiopia 88,0%, Myanmar 67,0%, nhưng Jordan chỉ 11,0%, Bosnia 6,0% [64]. Việt Nam có đến 93% bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Tỷ lệ bà mẹ Việt Nam cho con bú từ 18-24 tháng rất cao trong những năm gần đây cho thấy công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cùng với thực tiễn về lợi ích của sữa mẹ đã thay đổi căn bản thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở nhiều vùng miền trên cả nước [23], [33]. + Nuôi con ăn bổ sung Thời gian bắt đầu ăn bổ sung theo khuyến cáo chung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Trong một bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ, cần có sự phối hợp đầy đủ giữa 4 nhóm thực phẩm theo một tỷ lệ cân đối: Protein/Lipit/Gluxit =1/1/4-5 cùng rau, củ, quả và tập cho trẻ thích nghi dần với từng loại thức ăn mới theo nguyên tắc từ ít đến nhiều; từ lỏng đến đặc. Chất lượng bữa ăn có vai trò rất quan trọng đối với phát triển thể chất trẻ em [2], [23]. Nghiên cứu của WHO cho thấy những đứa trẻ bắt đầu ăn bổ sung thêm sữa hộp ngay trong tuần đầu, có nguy cơ bị tiêu chảy cao gấp 3 lần và nguy cơ nhập viện cao gấp 5 lần so với trẻ chỉ bú sữa mẹ; đối với trẻ cai sữa trong tuần đầu sau đẻ có nguy cơ bị tiêu chảy cao gấp 5 lần và nguy cơ phải vào viện do tiêu chảy cao gấp 12 lần so với trẻ bình thường [64]. 9 Nguyễn Thị Thanh Thuấn và cộng sự thấy trẻ ăn bổ sung không hợp lý có nguy cơ SDD tăng 2,7- 4 lần. Chu Trọng Trang nghiên cứu thấy có đến 69,3% trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi bị SDD và 61,5 % trẻ SDD do ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm hàng ngày. Nhiều nghiên cứu khác đều khẳng định hậu quả của ăn bổ sung sớm đến tình trạng SDD, bệnh tật trẻ em. Bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm là hiện trạng chung của nước ta [25], [27]. + Cách chăm sóc trẻ Nếu như việc cung cấp chất dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thể chất trẻ em, thì cách chăm sóc trẻ quyết định sự phát triển tinh thần và góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo phát triển thể chất trẻ em toàn diện. Trẻ em cần được chăm sóc chu đáo về vệ sinh; tiêm chủng mở rộng; theo dõi tăng trưởng; tình thương yêu; học hành và được chăm sóc dinh dưỡng đúng khi ốm như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp... [35]. 1.1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin Mặc dù tất cả trẻ em đều có khả năng phát triển như nhau cho đến 5 tuổi, tình trạng thấp còi thường không được phát hiện do trẻ có chiều cao thấp được xem như bình thường và do những hậu quả nghiêm trọng của SDD thấp còi không được phổ biến rộng rãi. Các hậu quả do SDD, đặc biệt là SDD thấp còi mang lại đó là: hậu quả về y tế và hậu quả về kinh tế, giáo dục. a. Hậu quả về y tế - Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, SDD làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Những người trưởng thành từng bị thấp còi khi còn nhỏ thường có xu hướng mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và béo phì. - Trẻ dưới năm tuổi được sinh ra bởi các bà mẹ thuộc nhóm chiều cao thấp(dưới 145 cm) có nguy cơ tử vong cao, khoảng 40%. - Phụ nữ bị thấp còi thường có xu hướng sinh con nhỏ và nhẹ cân do đó tạo ra vòng luẩn quẩn của TTDD kém và đói nghèo. Một đứa trẻ sinh ra bị 10 nhẹ cân thường cũng thấp hơn khi trưởng thành so với trẻ sinh ra không bị nhẹ cân. SDD gây ra các tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe không chỉ ở hiện tại mà còn tác động đến cả các thế hệ sau này. Các nguy cơ về sức khỏe gắn liền với tình trạng thấp còi bắt đầu từ khi lọt lòng và kéo dài trong suốt cuộc đời của trẻ và thường di truyền sang thế hệ tiếp theo. Trong “Báo cáo dinh dưỡng là trọng tâm của sự phát triển”, có trích dẫn: “Con của các bà mẹ bị SDD thấp còi hoặc nhẹ cân thường có xu hướng bị thấp còi hoặc nhẹ cân. Bằng cách này, SDD được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một sự kế thừa không mong muốn”. Trẻ bị chậm phát triển trong tử cung khi sinh ra sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như chậm phát triển trí tuệ và thần kinh và luôn trong tình trạng thiếu hụt chiều cao cho đến khi trưởng thành. SDD ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bà mẹ và người trưởng thành. Chậm tăng trưởng ở giai đoạn đầu đời không chỉ liên quan đến chiều cao thấp khi trưởng thành mà còn gây ra một số rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính ở người trưởng thành [35]. b. Hậu quả về kinh tế - xã hội SDD còn ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế-xã hội của cả một quốc gia. Ngân hàng thế giới ước tính rằng: mất 1% chiều cao người trưởng thành do còi cọc ở trẻ em đồng nghĩa với việc giảm 1,4% năng suất kinh tế. Còi cọc có thể làm giảm tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia lên đến 3%. SDD gây nhiều thiệt hại về kinh tế, kìm hãm sự phát triển của xã hội bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến giống nòi. Ở những vùng có tỉ lệ SDD cao thường là các vùng có nền kinh tế chậm phát triển. Ngân hàng thế giới đã ước tính SDD thấp còi ở nước ta làm giảm 5% GDP mỗi năm. 11 c. Suy dinh dưỡng hạn chế khả năng học tập và lao động. SDD có liên quan chặt chẽ với khả năng học hỏi và đóng góp xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân. Trình độ học vấn thấp và khả năng phát triển nhận thức hạn chế. Thiếu dinh dưỡng và thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn không chỉ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao mà còn gây tổn thương đến chức năng và cấu trúc của não bộ, do đó làm chậm quá trình phát triển nhận thức suy giảm nhận thức lâu dài. Kết quả của nhóm nghiên cứu SDD bà mẹ trẻ em cho thấy: SDD xảy ra trong 2 năm đầu đời có liên quan đến giảm số năm đến trường (giảm đi 0,9 năm), chậm đi học và tăng nguy cơ bị đúp (16%). Nghiên cứu từ các nước đang phát triển khác cũng cho thấy: SDD xảy ra trong khoảng 12 - 36 tháng tuổi thường đi kèm với khả năng nhận thức kém hơn cũng như thành tích học tập thấp hơn ở tuổi thiếu niên [35]. 1.2. Tình hình SDD ở trẻ em hiện nay và một số yếu tố liên quan 1.2.1. Tình hình SDD ở trẻ em trên Thế giới Từ 576 cuộc điều tra đại diện của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 1990 đến 2010 cho thấy năm 1990 trên thế giới tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi chiếm khoảng 40,0%. Vùng châu Mỹ La tinh và Caribe là 24,6%. Tỷ lệ SDD thấp còi châu Á năm 1990 là 48,4%. Các quốc gia đang phát triển là 44,6%; các quốc gia phát triển 6,1%. Đến năm 2010 trên toàn cầu, thấp còi ở trẻ em đã giảm từ 39,7% xuống còn 26,7%. Tuy nhiên, mức độ giảm tỷ lệ SDD thấp còi có sự khác nhau rõ rệt giữa các khu vực. Ở châu Phi tỷ lệ thấp còi hầu như ít thay đổi. Sau 20 năm, tỷ lệ SDD thấp còi vẫn dao động trong mức 40,0%; trong khi đó châu Á có những chuyển biến mạnh mẽ, giảm đáng kể tỷ lệ SDD thấp còi từ 49,0% năm 1990 xuống còn 28,0% trong năm 2010 [38], [58]. Tuy nhiên, ở đa số các nước đang phát triển, thấp còi vẫn còn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn hiện nay. Khoảng 80% trẻ dưới 5 tuổi thấp còi trên thế giới nằm ở 14 quốc gia trong đó nhiều quốc gia như Đông Timor, Burundi, Niger và Madagascar,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất