Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc ít người và một số yếu tố liên ...

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc ít người và một số yếu tố liên quan tại quỳ hợp - nghệ an và tân lạc - hòa bình, năm 2012

.PDF
89
392
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC ÍT NGƯỜI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUỲ HỢP - NGHỆ AN VÀ TÂN LẠC HÒA BÌNH, NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNGĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC ÍT NGƯỜI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUỲ HỢP - NGHỆ AN VÀ TÂN LẠC HÒA BÌNH, NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 TS. TRẦN THANH TÚ HÀ NỘI, 2013 TS. LÊ THỊ KIM ÁNH LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế Việt Nam, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý thầy cô Trường Đại học Y tế Công cộng đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có những kiến thức mới phục vụ đất nước mình tốt hơn. Tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Vương quốc Campuchia tại Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thanh Tú – Bệnh viện Nhi Trung ương và TS. Lê Thị Kim Ánh – Giảng viên Trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tâm góp nhiều ý kiến, hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Nhi TW và cán bộ dự án “Can thiệp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dân tộc ít người được triển khai tại 2 tỉnh Nghệ An và Hòa Bình” đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè trong lớp Cao học Y tế Công cộng 15 đã giúp đỡ tôi, chia sẻ kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập tại Việt Nam. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và dành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt thời gian qua. Trân trọng! Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013 Ngeth Chanthol i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. V DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... VII DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................... VII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ VIII TÓM TẮT NGHIÊN CỨU..................................................................................IX ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng……………………....................4 1.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng……………………...…………………………….4 1.2. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng .................................................................... 4 1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng ........................................................................... 6 1.4. Anh hưỡng đến vóc dáng/chiều cao khi trưởng thành ...................................... 6 1.5. Ảnh hưởng đến nhận thức, phát triển trí tuệ và khả năng lao động khi trưởng thành………………….. .......................................................................................... 7 1.6. Tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong ................................................................ 7 2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ............................................... ...8 2.1. Phân loại theo lâm sàng…………………………………………………….….9 2.2. Phân loại theo cộng đồng…………………………………………………….…9 2.3. Cách phân loại dựa vào phần trăm so với trung vị ........................................ .10 2.4. Cách phân loại dựa vào độ lệch chuẩn với quần thể tham chiếu (hoặcZ-score)………………………….………………...……………………..…..11 2.5. Cách phân loại dựa vào bách phân vị……………………………………….…13 2.6. Đánh giá TTDD theo chỉ số vòng cánh tay…………………………………....13 2.7. Cách phân loại suy dinh dưỡng sử dụng trong nghiên cứu………................…14 3. Các phân loại suy dinh dưỡng sử dụng trong nghiên cứu…………………….…14 3.1. Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ có thai, nuôi con bú……………………………………………………………………14 ii 3.2. Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ…………………………………………...…14 3.3. Thực hiện ABS hợp lý và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng……….……....15 3.4. Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau đẻ……………..15 3.5. Thực hiện nuôi dưỡng tốt hơn trong và sau khi trẻ bị bệnh…………………...15 3.6. Chăm sóc thực hành vệ sinh ở gia đình, nhà trẻ và phòng chống nhiễm giun...15 3.7. Cân trẻ dưới 2 tuổi hàng tháng để theo dõi tăng trưởng và tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông………………………………………………...….15 4. Một số nghiên cứu trên Thế giới và ở Việt Nam về tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan …………………………………………………………………………...16 4.1. Nghiên cứu trên thế giới……………………………………………………….16 4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ……………………………………………………..17 5. Khung lý thuyết phân tích số liệu……………………………………………….20 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 21 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU CỦA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG…........21 1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 21 2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 21 3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 21 4. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 21 5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................... 21 6. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 22 7. Hạn chế của nghiên cứu ban đầu, cách khắc phục của dự án ......................... 23 PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN...................................................................................................................... 23 1. Tiêu chí đánh giá các chỉ số tình trạng dinh dưỡng ........................................ 23 2. Phân tích và xử lý số liệu .............................................................................. 24 3. Hạn chế của luận văn, cách khắc phục .......................................................... 24 4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………...….24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 26 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 26 iii 1.1. Thông tin chung của người mẹ và gia đình .................................................... 26 1.2. Thông tin của trẻ…………………………………………………………...….28 1.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ………………………………………………....29 2. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ sung ..................................... 31 3. Một số chỉ số khác về sức khỏe của trẻ.......................................................... 33 4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại Tân Lạc .... 34 4.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD CN/T của trẻ em tại Tân Lạc .... 34 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD CC/T của trẻ em tại Tân Lạc .... 37 5. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em tại Quỳ Hợp ……………………………………………………………………………………...39 5.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD CN/T của trẻ em tại Quỳ Hợp ... 39 5.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD CC/T của trẻ em tại Quỳ Hợp ... 42 5.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD CN/CC của trẻ em tại Quỳ Hợp………………………………………………………………………………....45 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN..................................................................................... 48 1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ ............................................................................ 48 2. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ABS .............................................. 50 2.1. Thời gian bú sữa mẹ lần đầu sau sinh……………………………………...….50 2.2. Thời gian cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và thời điểm cai sữa…………….……51 2.3. Thực hành cho trẻ ABS ……………………………………..……………...…52 3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ...................................... 53 3.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố của mẹ, gia đình và tình trạng SDD của trẻ.53 3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố của trẻ và tình trạng SDD của trẻ ………....54 3.3. Mối liên quan giữa thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ABS với tình trạng dinh dưỡng của trẻ…………………………………..……………………………...54 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 56 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 58 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 66 iv PHỤ LỤC 1: Bảng biến số sử dụng trong luận văn………………………………..63 PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU THEO THỜI GIAN ........................... 72 PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH SAU BẢO VỆ…………………………..76 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại theo Gomez (1956)................................................................. 10 Bảng 1.2. Phân loại theo Wellcome (1970) ............................................................ 11 Bảng 1.3. Phân loại theo Waterlow (1972) ............................................................ 11 Bảng 3.1. Thông tin chung của người mẹ .............................................................. 26 Bảng 3.2. Thông tin cơ bản của gia đình ................................................................ 27 Bảng 3.3. Phân bố tuổi của trẻ tham gia nghiên cứu………………………….……28 Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ ................................................................ 30 Bảng 3.5. Thực hành nuôi trẻ bằng sữa mẹ ............................................................ 31 Bảng 3.6. Thực hành cho trẻ ABS ........................................................................ 32 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa một số yếu tố của người mẹ, gia đình và tình trạng SDD CN/T của trẻ ................................................................................................. 34 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa một số yếu tố của trẻ và tình trạng SDD thể CN/T của trẻ Tân Lạc ...................................................................................................... 35 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số yếu tố thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, ABS và tình trạng SDD CN/T của trẻ tại Tân Lạc .......................................................... 36 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa một số yếu tố của người mẹ, gia đình và tình trạng SDD CC/T của trẻ tại Tân Lạc ............................................................................... 37 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa một số yếu tố của trẻ và tình trạng SDD thể CC/T của trẻ Tân Lạc ...................................................................................................... 38 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa một số yếu tố thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, ABS và tình trạng SDD CC/T của trẻ tại Tân Lạc .......................................................... 38 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa một số yếu tố của người mẹ, gia đình và tình trạng SDD CN/T của trẻ ................................................................................................. 39 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa một số yếu tố của trẻ và tình trạng SDD thể CN/T của trẻ em Quỳ Hợp .............................................................................................. 40 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa một số yếu tố thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, ABS và tình trạng SDD CN/T của trẻ tại Quỳ Hợp ........................................................ 41 vi Bảng 3.16. Mối liên quan giữa một số yếu tố của người mẹ, gia đình và tình trạng SDD CC/T của trẻ em Quỳ Hợp ............................................................................ 42 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa một số yếu tố của trẻ và tình trạng SDD thể CC/T của trẻ em Quỳ Hợp .............................................................................................. 43 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số yếu tố thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, ABSvà tình trạng SDD CC/T của trẻ tại Quỳ Hợp ................................................. 44 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa một số yếu tố của người mẹ, gia đình và tình trạng SDD CN/CC của trẻ em Quỳ Hợp ......................................................................... 45 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa một số yếu tố của trẻ và tình trạng SDD thể CN/CC của trẻ Quỳ Hợp .................................................................................................... 46 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa một số yếu tố thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, ABS và tình trạng SDD CN/CC của trẻ tại Quỳ Hợp...................................................... 47 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ.............................................................. 29 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi................................................. 31 Biểu đồ 3.3. Tình hình mắc bệnh của trẻ trong 2 tuần trước thời điểm nghiên cứu. 33 Biểu đồ 3.4. Số đợt sốt, ho, tiêu chảy trong năm của trẻ em………………………33 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ1. Mô hình nguyên nhân SDD và tử vong của trẻ dưới 5 tuổi (UNICEF, 1990) ................................................................................................................................ 4 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABS Ăn bổ sung BSMHT Bú sữa mẹ hoàn toàn CC/T Chiều cao/tuổi CN/CC Cân nặng/chiều cao CN/T Cân nặng/tuổi CNSS Cân nặng sơ sinh NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ NKHH Nhiễm khuẩn hô hấp SDD Suy dinh dưỡng SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em TTDD Tình trạng dinh dưỡng UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc VCT Vòng cánh tay WHO Tổ chức Y tế Thế Giới ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của trẻ mà còn để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Nghệ An và Hòa Bình là những tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao của nước ta. Hòa Bình xếp thứ 15/63 tỉnh/thành phố về tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân (20,6%); Nghệ An xếp thứ 17/63 tỉnh/thành phố với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (30,8%). Năm 2012, Bệnh viện Nhi TW bắt đầu triển khai dự án “Can thiệp giảm thiểu suy dinh dưỡng trẻ <5 tuổi dân tộc ít người tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”. Quỳ Hợp, Tân Lạc là huyện miền núi khó khăn của hai tỉnh Nghệ An và Hòa Bình đã được chọn vào nghiên cứu của dự án với phương pháp nghiên cứu cắt ngang trên 639 trẻ thăm khám sức khoẻ và 639 bà mẹ được phỏng vấn. Luận văn này được phép sử dụng toàn bộ số liệu trên của nghiên cứu để phân tích nhằm đáp ứng 3 mục tiêu của dự án: (i) Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi dân tộc ít người thiểu số tại huyện Quỳ Hợp và huyện Tân Lạc năm 2012; (ii) Mô tả thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ dưới 5 tuổi ABS của bà mẹ và một số chỉ số sức khỏe của trẻ dân tộc ít người tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An và huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình năm 2012, (iii) Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Quỳ Hợp và huyện Tân Lạc năm 2012. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng CN/T, CC/T và CN/CC tại Tân Lạc lần lượt là 12,9%; 39,6%; 3,5%, còn tại Quỳ Hợp lần lượt là 29,7%; 48,3%; 9,2%. Tỷ lệ SDD chung của cả hai huyện CN/T, CC/T và CN/CC là 23,8%; 45,2% và 7,2%. Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh tại Tân Lạc, Quỳ Hợp là 78,7% và 82,1%. Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại Tân Lạc là 28,9%, Quỳ Hợp là 25,8%. Thời gian cai sữa cho trẻ sớm tại Tân Lạc là 17,0%, Quỳ Hợp 9,5%. Tỷ lệ trẻ được cho ABS sớm/muộn tại Tân Lạc là 48,2%, Quỳ Hợp là 30,4%. Tỷ lệ trẻ bị ho, sốt trong vòng 2 tuần trước thời điểm nghiên cứu tại Tân Lạc là 78,7%, Quỳ Hợp là 66,7%; bị tiêu chảy lần lượt là 41,8%, 55,6%. Nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ đó là trình độ học vấn của mẹ, giới tính của trẻ, cân nặng sơ sinh. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cần x tăng cường truyền thông về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ có thai, can thiệp dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2011, trên thế giới có 6,9 triệu trường hợp tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó hơn một phần ba trường hợp tử vong là do các nguyên nhân liên quan đến suy dinh dưỡng (SDD). Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) trung bình mỗi phút có 4 trẻ em trên thế giới chết do SDD[60]. SDD không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi từ lúc sơ sinh cho tới 5 tuổi để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Trẻ em bị SDD phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ khác [59]. SDD không chỉ là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tử vong trẻ em, nó cũng ảnh hưởng lâu dài đến giáo dục và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng các nước thu nhập thấp có thể giảm từ 2 đến 3% GDP hàng năm của họ vì suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE)[57]. Tại Việt Nam, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của cả nước năm 2012 là 16,2%, trong đó SDD vừa là 14,5%, SDD nặng là 1,6% và SDD rất nặng là 0,1%. 17/63 tỉnh/thành phố có mức SDD trẻ em trên 20%, xếp ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Tỷ lệ trẻ em SDD thể thấp còi là 26,7%, theo phân loại của WHO có đến 20 tỉnh có tỷ lệ trên 30% (mức cao), 1 tỉnh trên 40% (mức rất cao). Tỷ lệ SDD thể gầy còm là 6,7%[37]. Thực trạng SDD ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc ít người vẫn đang còn là một vấn đề nổi cộm, cần được quan tâm và khắc phục. Nếu như tỷ lệ SDD ở một số tỉnh đồng bằng đã giảm xuống mức thấp như thành phố Hồ Chí Minh (5,3%), Hà Nội (8,1%), Đà Nẵng (5,4%)... thì nhiều khu vực miền núi tỷ lệ SDD vẫn ở mức rất cao như Đắc Nông (24,8%), Kon Tum (26,3%), Lai Châu (23,5%)...[37]. Nghệ An và Hòa Bình nằm trong những tỉnh/thành phố có tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi khá cao. Hòa Bình xếp thứ 15/63 tỉnh/thành phố trong cả nước về tỷ lệ SDD nhẹ cân (20,6%); còn Nghệ An xếp thứ 17/63 tỉnh/thành phố trong cả nước với tỷ lệ SDD thấp còi (30,8%). Huyện Quỳ Hợp và huyện Tân Lạc là những huyện miền núi khó khăn của hai tỉnh Nghệ An và Hòa Bình. Người dân của hai huyện trên chủ yếu 2 là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó công tác chăm sóc sức khỏe của người dân và phòng chống SDD cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, Viện nghiên cứu Sức khỏe trẻ em – Bệnh viện Nhi TW bắt đầu triển khai dự án “Can thiệp giảm thiểu suy dinh dưỡng trẻ <5 tuổi dân tộc ít người tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”. Một trong những mục tiêu của chương trình là (i) Xác định tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc ít người, (ii) Mô tả thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ dưới 5 tuổi ABS của bà mẹ dân tộc ít người, và (iii) Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc ít người; làm cơ sở để tiến hành những can thiệp giảm tỷ lệ SDD cho trẻ em dân tộc ít người. Luận văn này sử dụng toàn bộ số liệu của nghiên cứu tại hai địa bàn trên để phân tích nhằm đáp ứng những mục tiêu trên. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Quỳ Hợp và huyện Tân Lạc năm 2012. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Quỳ Hợp và huyện Tân Lạc theo chỉ số: cân nặng theo tuổi (CN/CC); chiều cao theo tuổi (CC/T), và cân nặng theo chiều cao (CN/CC). 2. Mô tả thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ dưới 5 tuổi ABS của bà mẹ và tình trạng sức khỏe của trẻ dân tộc ít người tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An và huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình năm 2012. 3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An và huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình năm 2012. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng 1.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng(SDD): là sự rối loạn dinh dưỡng dưới mọi hình thức (bao gồm cả sự mất cân bằng năng lượng, chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng đặc thù, và chế độ ăn uống). Thông thường, sự nhấn mạnh vào việc thiếu hụt, nhưng suy dinh dưỡng cũng áp dụng cho cả việc sử dụng quá mức và hấp thu mất cân bằng. Nó xảy ra khi lượng chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng thiết yếu không đáp ứng hoặc vượt quá nhu cầu trao đổi chất. Nhu cầu trao đổi chất thay đổi theo tuổi và điều kiện sinh lý, chúng cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, bao gồm cả vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường kém, dẫn đến tiêu chảy[68]. Do đặc thù của nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào phân tích SDD ở dạng thiếu hụt. 1.2. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng BiÓu hiÖn Suy dinh d−ìng vµ tö vong Nguyªn nh©n ThiÕu ¨n BÖnh tËt trùc tiÕp Nguyªn nh©n tiÒm tµng ThiÕu an ninh LT-TP Ch¨m sãc BM vµ TE ch−a tèt ThiÕu DVYT vµ VSMT C¸c c¬ quan nhµ n−íc vµ tæ chøc x· héi Th−îng tÇng kiÕn tróc vÒ chÝnh trÞ, t− t−ëng Nguyªn nh©n c¬ b¶n C¬ cÊu kinh tÕ Nguån tiÒm n¨ng Sơ đồ 1. Nguyên nhân SDD và tử vong của trẻ dưới 5 tuổi (UNICEF, 1990). 5 Năm 1990, UNICEF đã xây dựng mô hình nguyên nhân SDD [58]. Mô hình này cho thấy nguyên nhân của SDD là đa ngành, có mối liên quan chặt chẽ với vấn đề thực phẩm, y tế và thực hành chăm sóc tại hộ gia đình. Mô hình nguyên nhân này có thể sử dụng được ở tất cả các cấp, cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã giúp xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện vấn đề SDD một cách hiệu quả. Mô hình chỉ ra các nguyên nhân ở các cấp độ khác nhau: nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân tiềm tàng, nguyên nhân cơ bản; các yếu tố ở cấp độ này ảnh hưởng đến cấp độ khác. Nguyên nhân trực tiếp: hai yếu tố phải kể đến là khẩu phần ăn thiếu và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Khẩu phần ăn thiếu về số lượng hoặc kém về chất lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới SDD: Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ; cho ABS (ABS) quá sớm, hoặc cho trẻ ăn thức ăn đặc quá muộn; số lượng không đủ và năng lượng, protein trong khẩu phần ăn thấp cũng dễ dẫn tới SDD. Các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ. Nhiễm trùng dẫn đến các tổn thương đường tiêu hóa do đó làm giảm hấp thu, đặc biệt là các vi chất, làm cho kháng nguyên và các vi khuẩn đi qua nhiều hơn. Nhiễm trùng làm tăng hao hụt các chất dinh dưỡng, trẻ ăn kém hơn do giảm ngon miệng. Bên cạnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) cũng ảnh hưởng đáng kể đến TTDD của trẻ. Nguyên nhân tiềm tàng: đó là sự yếu kém trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em; kiến thức của bà mẹ; yếu tố chăm sóc của gia đình; các vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ sinh; tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung, bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế. Ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến SDD là an ninh thực phẩm, thiếu sự chăm sóc và bệnh tật. Các yếu tố này chịu ảnh hưởng lớn của đói nghèo. Nguyên nhân cơ bản: đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ xã hội, chính sách, nguồn tiềm năng. Cấu trúc chính trị - xã hội – kinh tế, môi trường sống (các điều kiện văn hoá - xã hội là những yếu tố ảnh hưởng đến SDDTE ở tầm vĩ mô.Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của các nước phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, tác động đến xã hội ngày càng sâu sắc. Đặc biệt, khủng 6 hoảng kinh tế làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực và khả năng cung cấp các dịch vụ y tế, dinh dưỡng tại các nước đang phát triển càng trở nên khó khăn. Đây chính là nguyên nhân làm cho SDD là gánh nặng sức khoẻ ở nhiều nước đang phát triển. 1.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng SDD trẻ em thường để lại những hậu quả nặng nề. SDD ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, khả năng học hành của trẻ, khả năng lao động khi đến tuổi trưởng thành. SDD làm tăng tỷ lệ tử vong và làm tăng gánh nặng cho xã hội. Ước tính riêng trong năm 2011, trong số 6,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tất cả các nguyên nhân khác nhau thì có 2,3 triệu trường hợp có nguyên nhân liên quan đến SDD [60]. Nhiều bằng chứng cho thấy SDD ở giai đoạn sớm, nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời người. Hậu quả của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Phụ nữ đã từng bị SDD trong thời kỳ còn là trẻ em hoặc trong độ tuổi vị thành niên đến khi lớn lên có thể trở thành bà mẹ bị SDD. Bà mẹ bị SDD thường dễ đẻ con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh (CNSS) thấp. Hầu hết những trẻ có CNSS thấp bị SDD ngay trong năm đầu sau sinh. Những trẻ này có nguy cơ tử vong cao hơn và khó có khả năng phát triển bình thường. Tác giả Barker nêu ra một lý thuyết mới về nguồn gốc bào thai của một số bệnh mạn tính. Theo ông, các bệnh tim mạch, đái đường, rối loạn chuyển hóa ở người trưởng thành có thể có nguồn gốc từ SDD bào thai. Chính vì thế, phòng chống SDD bào thai hoặc trong những năm đầu tiên sau khi ra đời có một ý nghĩa rất quan trọng trong dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời [41]. 1.4. Ảnh hưởng đến vóc dáng/chiều cao khi trưởng thành Chiều cao có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gen và môi trường thông qua các giai đoạn tăng trưởng. Một số nghiên cứu triển khai ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cho thấy chiều cao của người trưởng thành có mối quan hệ thuận chiều với cân nặng và chiều cao sơ sinh[63]. Mỗi cm chiều cao sơ sinh có liên quan với sự tăng 0,7-1 cm chiều cao khi trưởng thành. Ở tất cả các nước triển khai nghiên cứu, 7 sự khác biệt chiều cao khi trưởng thành là rất lớn ở những người dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi và không thấp còi [63]. 1.5. Ảnh hưởng đến nhận thức, phát triển trí tuệ và khả năng lao động khi trưởng thành Mặc dù còn ít các nghiên cứu theo dõi từ trẻ thơ đến khi trưởng thành, tuy nhiên bằng chứng cho thấy có sự kết hợp giữa SDD thấp còi với khả năng nhận thức hiện tại và trong tương lai hoặc khả năng học tập ở trẻ em thuộc những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Nhiều nghiên cứu triển khai ở các nước khác cho thấy có mối liên quan giữa SDD thấp còi, chậm đi học, thi lại nhiều hơn và tỷ lệ bỏ học cao, giảm tỷ lệ tốt nghiệp giữa cấp 1 và cấp 2, nhận thức, học kém hơn lúc ấu thơ[40, 55]. Dinh dưỡng và vóc dáng lúc nhỏ có tác động đến thu nhập khi trưởng thành do cơ thể thấp bé, giảm khả năng lao động trong những công việc đòi hỏi thể lực. Nghiên cứu thử nghiệm ở Guatemala chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa Z-score CC/T và thu nhập[51]. Nếu tính cả đến giảm sút về tri thức do thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ thơ ấu hoặc do chi phí cho chăm sóc nuôi nấng thì riêng SDD thấp còi đã làm giảm 5% GDP hàng năm[53]. Những thiệt hại về kinh tế do SDD chủ yếu là vì năng suất lao động kém ở người trưởng thành do đã bị SDD. 1.6. Tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong SDD thể vừa và nhẹ hay gặp và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất vì ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong so với trẻ em không bị SDD[55]. Ước lượng gánh nặng bệnh tật cho thấy gia tăng gánh nặng bệnh đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi vừa bị SDD thấp còi, vừa bị gầy còm. Nguy cơ tử vong tăng trong nhóm có Z-score thấp hơn. Tất cả các nguy cơ tăng có ý nghĩa trong nhóm trẻ có Z-score < -3SD [48]. SDD làm tăng tỷ lệ tử vong và làm tăng gánh nặng cho xã hội. Ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu cái chết và 21% DALYs (91 triệu DAILYs) ở trẻ dưới 5 tuổi vì lý do SDD; đồng thời SDD cũng gây ra 35% gánh nặng bệnh tật ở trẻ dưới 5 tuổi [53].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất