Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tới suy dinh d...

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tuổi tại 2 huyện của tỉnh thanh hóa năm 2013

.PDF
96
560
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HOÀNG THỊ HÀO TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI CỦA TRẺ 6 – 23 THÁNG TUỔI TẠI 2 HUYỆN CỦA TỈNH THANH HÓA NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HOÀNG THỊ HÀO TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI CỦA TRẺ 6 – 23 THÁNG TUỔI TẠI 2 HUYỆN CỦA TỈNH THANH HÓA NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.Phạm Thị Thu Hương Ths. Trần Thị Đức Hạnh HÀ NỘI, 2014 i LêI C¶M ¥N Với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn chân thành, nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Y tế Công cộng, Ban giám đốc, phòng Chỉ đạo tuyến – Viện Dinh dưỡng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. TS Phạm Thị Thu Hương, Thạc sỹ Trần Thị Đức hạnh, người thầy trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng chấm luận văn, những người đã đánh giá công trình nghiên cứu của tôi một cách công minh. Các ý kiến đóng góp của các Thầy sẽ là bài học quý báu cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học sau này. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc TTCSSKSS tỉnh Thanh Hóa, TTYT huyện Thạch Thành, huyện Quảng Xương đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu. Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, chồng, con, những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 2014 ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4 1.1. Tình trạng dinh dưỡng ......................................................................................4 1.2. Suy dinh dưỡng ................................................................................................4 1.3. Suy dinh dưỡng thấp còi ...................................................................................5 1.4. Cách phân loại tình trạng dinh dưỡng .............................................................5 1.5. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em .....................................................................6 1.5.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới .................................................6 1.5.2. Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam ................................................8 1.6. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ và một số yếu tố liên quan đến tình trạng thấp còi của trẻ ...............................................................................11 1.6.1 Nguyên nhân suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ .............................................11 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................16 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................16 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................16 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Huyện Quảng xương và huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa..........................................................................................................16 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................16 2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................16 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .....................................................................16 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu đánh giá ............................19 2.4.1.1. Công cụ thu thập số liệu:...................................................................19 2.4.1.2. Chuẩn bị trước khi thu thập số liệu: ..................................................20 iii 2.4.1.2. Thu thập số liệu và các chỉ tiêu đánh giá ..........................................21 2.5. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi.........................................24 2.6. Chỉ số và biến số nghiên cứu ..........................................................................27 2.6.1. Các chỉ số nhân trắc .................................................................................27 2.6.2. Nhóm thông tin chung .............................................................................27 2.6.3. Nhóm chỉ số về bệnh tật ..........................................................................28 2.6.4.Khẩu phần ăn ............................................................................................28 2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................28 2.8. Nhập, xử lý và phân tích số liệu .....................................................................28 Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................30 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................30 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi .....................................................31 3.2.1. Sự phân bố tình trạng dinh dưỡng theo Z-score ......................................31 3.2.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì của trẻ ..................................33 3.3. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi....................................37 3.3.1. Đặc điểm của trẻ tham gia nghiên cứu ....................................................37 3.3.2. Đặc điểm về mẹ của trẻ 6-23 tháng tuổi tham gia nghiên cứu ................38 3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi. ............................39 3.3.3.1. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và cân nặng sơ sinh của trẻ....................................................................................................................39 3.3.3.2. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và khẩu phần ăn của trẻ ........................................................................................................................40 3.3.3.3. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ ....................................................................................42 3.3.3.4. Mối liên quan giữa thấp còi và tình trạng dinh dưỡng của mẹ .........44 3.3.3.5. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và đặc điểm nhân khẩu học của mẹ......................................................................................................45 3.3.3.6. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và số con ....................46 Chương 4. BÀN LUẬN..........................................................................................48 iv 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi theo 3 chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao ........................................................48 4.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 0 – 23 tháng ......................................................................................................................51 4.2.1. Cân nặng sơ sinh của trẻ ..........................................................................51 4.2.2. Khẩu phần ăn của trẻ ...............................................................................52 4.2.3. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ............................................................53 4.2.4. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ khi trẻ bị bệnh ...................53 4.2.5. Chỉ số khối cơ thể của mẹ ........................................................................54 4.2.6. Chiều cao của bà mẹ ................................................................................55 4.2.7. Trình độ học vấn của mẹ .........................................................................55 KẾT LUẬN..............................................................................................................56 1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo tiêu chuẩn mới của WHO 2006: ...............56 2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi.......................................56 2.1. Cân nặng sơ sinh của trẻ .............................................................................56 2.2. Khẩu phần ăn của trẻ ..................................................................................56 2.3. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ...............................................................57 2.4. Thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ khi trẻ bị bệnh ......................57 2.5. Chỉ số khối cơ thể của mẹ ...........................................................................57 2.6. Chiều cao của bà mẹ ...................................................................................57 2.7. Trình độ học vấn của mẹ: ...........................................................................57 KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................58 PHỤ LỤC................................................................................................................62 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa ABS Ăn bổ sung BMI Chỉ số khối cơ thể CBYT Cán bộ y tế CNSS Cân nặng sơ sinh CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CTV Cộng tác viên ĐTV Điều tra viên ĐVĐL Đơn vị đo lường NC Nghiên cứu NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ NCV Nghiên cứu viên PEM Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em SDD Suy dinh dưỡng TTDT Tình trạng dinh dưỡng TTYT Trung tâm y tế TYT Trạm Y tế UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham chiếu WHO với 3 chỉ số theo Z-Score ...................................................................................... 5 Bảng 1.2. Các giá trị ngưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trẻ em. .......................................................................................................... 6 Bảng 1.3. Thực trạng suy dinh dưỡng theo khu vực trên thế giới .................................. 7 Bảng 1.4. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ năm 2012 ........................... 10 Bảng 2.1. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 23 tháng .......... 26 Bảng 3.1. Zscore trung bình của các chỉ số nhân trắc của trẻ 0-5 tuổi của huyện Quảng Xương và huyện Thạch Thành. ......................................................................... 33 Bảng 3.2. Cân nặng, chiều cao và Zscore trung bình của các chỉ số nhân trắc của trẻ trai và trẻ gái từ 0- 5 tuổi ............................................................................................... 34 Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi .................................................... 34 Bảng 3.4. Phân bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi được biểu diễn theo nhóm tuổi....................................................................................................................... 35 Bảng 3.5. Phân bố mức độ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi .................................... 36 Bảng 3.6. Thông tin chung về trẻ .................................................................................. 37 Bảng 3.7. Thông tin chung về mẹ của trẻ ..................................................................... 38 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa thấp còi và cân nặng sơ sinh ......................................... 39 Bảng 3.10. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ 6-23 tháng trong 2 nhóm thấp còi và không thấp còi .......................................................................................................... 41 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và thực hành chăm sóc thai sản của mẹ ..................................................................................................................... 42 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ .......................................................................................................... 43 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và thực hành chăm sóc khi trẻ bị bệnh của bà mẹ .................................................................................................... 43 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và bổ sung vi chất dinh dưỡng khi mang thai của bà mẹ .................................................................................... 44 vii Bảng 3.15. Hệ số tương quan tuyến tính giữa Z-score chiều cao theo tuổi của con và chiều cao của bà mẹ, ..................................................................................................... 44 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và chiều cao của mẹ ............ 44 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thấp còi và chỉ số khối cơ thể mẹ (BMI) ..................... 45 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và trình độ học vấn của mẹ.. 45 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa SDD thấp còi và nghề nghiệp của mẹ ......................... 46 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa SDD thấp còi và tuổi của mẹ ...................................... 46 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi và số con .............................. 46 Bảng 4.1. So sánh các thể SDD với kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng năm 20092010 ............................................................................................................................... 49 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân dẫn đế trẻ bị suy dinh dưỡng của UNICEF ............. 12 Hình 3.1 Đường cong Z-score cân nặng theo tuổi ........................................................ 31 Hình 3.2 Đường cong Z-score chiều cao theo tuổi ....................................................... 32 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi ................................................. 11 Biểu đồ 3.1 Sự phân bố của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .............................. 30 Biểu đồ 3.2 Sự phân bố của đối tượng nghiên cứu theo giới. ....................................... 30 Biểu đồ 3.3. Phân bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi theo giới................... 36 ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi đang là vấn đề đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ SDD thấp còi ở trẻ 623 tháng tuổi tại 6 xã: Quảng Thái, Quảng Nham, Quảng Lợi huyện Quảng Xương và Thạch Đồng, Thạch Sơn, Thạch Bình huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với cỡ mẫu đánh giá tình trạng dinh dưỡng là 1066 trẻ dưới 5 tuổi và sàng lọc ra 353 trẻ 6 – 23 tháng tuổi có Z-score chiều cao theo tuổi dưới -2SD và trên 1SD để xác định một số yếu tố liên quan đến SDD thấp còi. Toàn bộ trẻ tham gia nghiên cứu được cân, đo. Bà mẹ của trẻ 6 -23 tháng tuổi được chọn tham gia vào nghiên cứu được cân, đo và phỏng vấn theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn các thông tin về kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung, cách chăm sóc trẻ, và bổ sung đa vi chất...Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi: nhẹ cân:16,2%, thấp còi: 23%; gầy còm: 4,6%; Tỷ lệ thừa cân, béo phì là 2,3%. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi là: trình độ học vấn của mẹ, chỉ số khối cơ thể mẹ (BMI), chiều cao của mẹ, trẻ sinh nhẹ cân, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành chăm sóc thai sản, thực hành chăm sóc khi trẻ bị bệnh, tần suất tiêu thụ thực phẩm, khẩu phần ăn của trẻ. Khuyến nghị: cần tuyên truyền, hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng sớm cho bà mẹ ngay từ khi mang thai để trẻ sinh ra có tình trạng dinh dưỡng tốt, tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, chăm sóc trẻ đúng khi trẻ bị bệnh cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ giúp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tốt hơn. Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng trưởng tốt. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em vẫn đang là vấn đề thời sự ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận định trên thế giới hiện nay vẫn còn 36 nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao, trong đó có Việt Nam [29]. Những tiến bộ và cả những tồn tại về tình trạng sức khỏe-dinh dưỡng thông qua các chỉ số dinh dưỡng và sức khỏe được Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị theo dõi chặt chẽ với mục đích có thể đề ra các can thiệp sớm với chiến lược dự phòng hiệu quả. Suy dinh dưỡng thấp còi được coi là chỉ tiêu phản ánh trung thực nhất sự phát triển nói chung ở trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định rằng việc mắc các bệnh nhiễm khuẩn và nuôi dưỡng trẻ em kém hoặc phối hợp cả hai nguyên nhân trên là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thấp còi ở trẻ em và hậu quả là sự kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ ở trẻ [39]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 29,5% trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị SDD thể thấp còi [23], [27]. SDD thấp còi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, giảm tốc độ phát triển do ảnh hưởng nguồn nhân lực và giống nòi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trẻ bị thấp còi thì tương lai cũng trở thành người trưởng thành có chiều cao thấp và những người bị SDD thấp còi khi nhỏ thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn những người bình thường, khả năng lao động giảm sút [23]. Trẻ em gái bị suy dinh dưỡng thấp còi lớn lên thành phụ nữ thấp bé và khi có con thì nguy cơ SDD thấp còi cho con cao hơn. Trẻ bị thấp còi vào những năm đầu của cuộc đời sau này thường có nguy cơ cao bị thừa cân/ béo phì so với những trẻ bình thường [32]. Trong những năm qua Việt nam đã có những thành tựu đáng kể trong việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tuy nhiên không đồng đều ở các vùng miền. Khu vực thành thị có tốc độ giảm nhanh nhất và miền núi có tốc độ giảm chậm nhất, tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn ở mức cao 29,3% và có trên 31 tỉnh thành có tỷ lệ SDD thấp còi trên 30% là mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới [12], trong đó các tỉnh vùng núi phía Bắc là 33,7%, Tây nguyên 35,2% và Duyên hải miền Trung 31,4%. Một đặc điểm chung của tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là sự tăng 2 nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng trong giai đoạn từ 6-24 tháng và tiếp tục duy trì trong giai đoạn tiếp theo của sự phát triển trẻ. Giai đoạn 6-24 tháng tuổi là giai đoạn trẻ học ăn thức ăn từ bên ngoài, hệ tiêu hóa còn non trẻ, miễn dịch thụ động do mẹ truyền sang trẻ cũng suy giảm. Hệ miễn dịch của trẻ chưa có đầy đủ miễn dịch tự nhiên và luôn phải đáp ứng với mầm bệnh từ môi trường bên ngoài, nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, dẫn tới vòng nhiễm trùng, chán ăn và SDD ở trẻ [25], [8], [22]. Do vậy, chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ trong khoảng thời gian từ 6-24 tháng tuổi tốt sẽ cải thiện được chiều cao theo tuổi của trẻ [36], [24], [42]. Thanh Hóa với diện tích tự nhiên là 11.106 km², đứng thứ 6 trong cả nước, có đặc điểm địa lý bào gồm đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Tổng số 637 xã với 278.559 trẻ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, gầy còm tương ứng là 20,8%; 31,6%; 7,8%. Ước tính hàng năm có khoảng gần 78.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD nhẹ cân và khoảng 88.000 trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi tại Thanh Hóa. Theo báo cáo giám sát hàng năm cho thấy huyện Thạch Thành và huyện Quảng Xương có tỷ lệ SDD thấp còi cao (trên 31,5%) hơn cả nước và cao hơn các huyện khác, mức giảm SDD hàng năm thấp (Theo báo cáo kết quả cân đo trẻ dưới 5 tuổi của trung tâm SKSS tỉnh Thanh Hóa năm 2013). Nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tại 2 huyện Quảng Xương và Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa năm 2013” là cần thiết, là cơ sở để có các giải pháp can thiệp hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng tại địa bàn nghiên cứu cũng như cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tỉnh Thanh Hóa. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 huyện Quảng Xương và Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa năm 2013. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ từ 6 – 23 tháng tuổi tại 2 huyện Quảng Xương và Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa năm 2013. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [14]. TTDD là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, gánh nặng công việc lao động của bà mẹ... TTDD của trẻ em từ 0 đến 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của toàn cộng đồng [14]. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng Bốn nhóm chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em [6]: - Các chỉ tiêu nhân trắc - Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống - Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có liên quan đến ăn uống - Các xét nghiệm hóa sinh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi [38]. Cụ thể như sau: Cân nặng theo tuổi: đánh giá SDD nhẹ cân. Chiều cao theo tuổi: đánh giá SDD thấp còi. Cân nặng theo chiều cao: đánh giá SDD gầy còm và thừa cân, béo phì ở trẻ em. 1.2. Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. SDD protein năng lượng thường kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn. 5 1.3. Suy dinh dưỡng thấp còi SDD thấp còi là biểu hiện của chiều cao thấp so với tuổi ở trẻ em kéo dài trong quá khứ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết phối hợp với điều kiện vệ sinh nghèo nàn, mắc các bệnh nhiễm trùng nhiều lần và thiếu sự chăm sóc cần thiết. 1.4. Cách phân loại tình trạng dinh dưỡng Phân loại theo WHO 2006 SDD trong cộng đồng được chia thành 3 thể: SDD nhẹ cân, SDD thấp còi và SDD gầy còm [2]. Theo khuyến nghị của WHO, các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá TTDD là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn 2 độ lệch chuẩn (<-2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health Statistics) của Hoa Kỳ [37]. Đây là cách phân loại đơn giản cho phép đánh giá nhanh các mức độ SDD và có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng quần thể tham chiếu NCHS để đánh giá TTDD của trẻ em không phù hợp với thực tế vì vậy để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Từ năm 2006 WHO đưa ra “chuẩn tăng trưởng mới ở trẻ em” và đề nghị áp dụng trên toàn thế giới [40]. WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng < 2 độ lệch chuẩn (<2SD) so với quần thể WHO 2005 để đánh giá trẻ bị SDD. Chỉ số Z-score được tính theo công thức Công thức tính Z-score Bảng 1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham chiếu WHO với 3 chỉ số theo Z-Score Z – Score ≥-2 CC/T CN/T CN/CC Không SDD Không SDD Không SDD 6 < -2 Thấp còi Nhẹ cân Gầy còm < -3 Thấp còi nặng Nhẹ cân nặng Gầy còm nặng Nguồn: WHO (2006), Child Growth Standard, Geneva. Bảng 1.2. Các giá trị ngưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trẻ em [36] [34]. Chỉ số Nhẹ cân Giá trị ngưỡng hiện mắc có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng < 10% : thấp 10-19% : trung bình 20-29% : cao ≥ 30% : rất cao Thấp còi < 20% : thấp 20-29% : trung bình 30-39% : cao ≥ 40% : rất cao 1.5. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em 1.5.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới Theo báo cáo về tình hình an ninh lương thực thế giới năm 2010, FAO đã nhận định rằng số ca SDD toàn cầu tuy có giảm sau 15 năm nhưng vẫn còn ở mức cao (biểu đồ 1.1). Do đó, tình trạng này sẽ khó có khả năng đạt được “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ nhất’’ - giảm một nửa tỷ lệ SDD tại các nước đang phát triển từ 20% vào năm 1990-1992 xuống còn 10% vào năm 2015 [41]. 7 Biểu đồ 1.1. Số ca suy dinh dưỡng trên thế giới qua các năm Trong khi 98% nạn đói trên thế giới tập trung ở các nước đang phát triển và chiếm đến 16% dân số thế giới [41] thì tại từng khu vực cho thấy châu Á Thái Bình Dương là nơi tập trung chủ yếu của tình trạng SDD (bảng 1.3), đã tạo nên gánh nặng lớn về kinh tế khi cải thiện tình trạng SDD tại khu vực này cũng như cản trở việc đạt được mục tiêu thiên niên kỷ thứ nhất. Bảng 1.3. Thực trạng suy dinh dưỡng theo khu vực trên thế giới Châu Á Thái Nước đã Tổng Cận Mỹ Latinh và đôngSahara Caribe Bắc Phi phát triển (triệu) Năm Bình Dương 2009 [39] 642 265 53 42 15 1.020 2010 [41] 578 239 53 37 19 925 Riêng khu vực Đông Nam Á (2001), tình trạng SDD trẻ dưới 5 tuổi cụ thể là thể nhẹ cân chiếm 28,9%, thể thấp còi 33% và thể gầy còm là 10,4%. Với 33% trẻ em dưới 8 5 tuổi bị SDD thể thấp còi (chỉ số chiều cao/tuổi thấp) phản ánh hậu quả của tình trạng thiếu ăn và sức khoẻ kém kéo dài [21], [26]. Thống kê của WHO, gần 13 triệu trẻ sơ sinh hàng năm bị SDD bào thai (cân nặng sơ sinh < 2500g). Tỷ lệ SDD nhẹ cân ở các nước đang phát triển giảm từ 31% (năm 1990) xuống còn 26% (năm 2008) trên phạm vi toàn thế giới. Trẻ em nông thôn có nguy cơ SDD nhẹ cân cao hơn trẻ thành phố, trẻ con nhà nghèo có nguy cơ SDD nhiều hơn con nhà giàu [26] [33]. SDD thấp còi có mức độ trầm trọng hơn SDD thể nhẹ cân. Ở các nước đang phát triển, trẻ ở nông thôn có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao gấp 1,5 lần so với trẻ ở thành phố. Chiều hướng giảm SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng tương tự như với SDD nhẹ cân. SDD thấp còi của châu Phi là cao nhất (38,7% năm 2007), tiếp đến là châu Á (30,6% năm 2007) và châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê (14,8% năm 2007). Tỷ lệ SDD thấp còi ở các nước đang phát triển là 31,2 % (2007), toàn thế giới là 38,7% (1990), 29,7% (2005) và 28,5% (2007) [33]. Dự đoán đến năm 2020, tỷ lệ SDD thấp còi trên toàn thế giới tiếp tục giảm. Tỷ lệ thấp còi ở các nước đang phát triển sẽ giảm xuống còn khoảng 16,3% năm 2020 (29,8% năm 2000). Ở châu Phi mức độ giảm ít hơn từ 34,9% (năm 2000) xuống còn 31,1% ( năm 2020). Ở châu Á, châu Mỹ La Tinh và Caribê, tỷ lệ SDD thấp còi sẽ tiếp tục giảm đều đặn [26] [32]. 1.5.2. Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam SDD vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra về TTDD của trẻ em, tỉ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân ở Việt Nam tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Năm 2009 tỷ lệ SDD nhẹ cân là 19%, năm 2010 là 17,5%, tỷ lệ SDD thấp còi chung toàn quốc vẫn ở mức 30% năm 2009 và 29,3% năm 2010. Phân bố SDD theo khu vực: Phân bố SDD ở nước ta không đồng đều giữa các vùng sinh thái, nhiều địa phương miền núi tỷ lệ SDD cao hơn hẳn vùng đồng bằng. Trong khu vực đồng bằng thì tỷ lệ SDD nông thôn cũng cao hơn ở thành thị. Tỷ lệ cao nhất ở vùng Tây Nguyên (24,7% với SDD nhẹ cân và 35,2% với SDD thấp còi). Ở vùng đông 9 Nam Bộ tỷ lệ SDD thấp hơn so với các vùng khác (10,7% với SDD nhẹ cân và 19,2% với SDD thấp còi), thấp nhất trong các vùng sinh thái của cả nước. Riêng tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất ở vùng Tây Nguyên (35,2%), Trung du và miền núi phía Bắc (33,7%), thấp nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng (25,5%) và vùng đông Nam Bộ (19,2%) [55]. SDD cũng có liên quan mật thiết với tình trạng kinh tế, xã hội của người dân. Tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ em ở vùng nông thôn (17,9%) cao hơn vùng thành thị (14,1%) và vùng nghèo (27%) cao hơn so với vùng bình thường (14%). Tương tự, tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em ở vùng nông thôn (28,9%) cao hơn vùng thành thị (19,1%) và vùng nghèo (35,7%) cao hơn so với vùng không nghèo (25,6%) [17].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất