Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp...

Tài liệu Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

.PDF
99
1
84

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG TIẾP BIẾN MÔ TÍP CỔ TÍCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Phú Thọ, 2018 Phú Thọ - 2018 UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG TIẾP BIẾN MÔ TÍP CỔ TÍCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Phú Thọ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Hƣơng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài “Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng - ngƣời đã tận tâm hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập và triển khai luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Lí luận văn học, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin phép bày tỏ sự biết ơn đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ để tôi có đƣợc công trình này. Phú Thọ, ngày 15 tháng 9 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Lan Hƣơng iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 10 5. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 11 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 11 CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ MÔ TÍP TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ DẤU ẤN CỔ TÍCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .................... 12 1.1. Vấn đề mô típ trong truyện cổ tích .......................................................... 12 1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích ....................................................................... 12 1.1.2. Đặc trƣng của truyện cổ tích ................................................................. 14 1.1.3. Mô típ trong truyện cổ tích ................................................................... 15 1.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và những dấu ấn cổ tích ...................... 18 1.2.1. Vài nét về Nguyễn Huy Thiệp .............................................................. 18 1.2.2. Dấu ấn cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .......................... 18 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 24 CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT – TIẾP BIẾN TỪ MÔ TÍP CỔ TÍCH ĐẾN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .................................................... 25 2.1. Nhân vật văn học ...................................................................................... 25 2.2. Mô típ nhân vật trong truyện cổ tích ........................................................ 26 2.3. Mô típ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........................... 30 2.3.1. Kiểu nhân vật huyền thoại .................................................................... 30 2.3.2. Kiểu nhân vật thế tục............................................................................. 33 2.4. Tiếp biến từ mô típ nhân vật cổ tích đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. ... 35 2.4.1. Mô típ nhân vật tài năng........................................................................ 36 iv 2.4.2.Mô típ nhân vật ra đi .............................................................................. 40 2.4.3. Mô típ nhân vật tha hóa......................................................................... 48 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 53 CHƢƠNG 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT – BIẾN ĐỔI TỪ MÔ TÍP CỔ TÍCH ĐẾN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ................................ 54 3.1. Mô típ không gian trong truyện cổ tích.................................................... 54 3.2. Mô típ không gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ...................... 57 3.3. Những biến đổi từ mô típ không gian của truyện cổ tích đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. ......................................................................................... 60 3.3.1. Mô típ không gian rừng núi .................................................................. 61 3.3.2. Mô típ không gian dòng sông, biển cả .................................................. 69 3.3.3. Mô típ không gian giấc mơ ................................................................... 77 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 83 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong di sản văn hóa nhân loại nói chung và văn học dân gian nói riêng bộ phận truyện cổ tích chiếm một vị trí quan trọng và là một bộ phận nghệ thuật ngôn từ đƣợc nhiều ngƣời yêu thích. Cùng với thời gian, những câu chuyện xa xƣa ấy vẫn sống, vẫn đƣợc tiếp tục đồng hóa, tái sinh trong quá trình hình thành và phát triển của văn học. Với văn học viết Việt Nam, truyện cổ tích có vai trò quan trọng cung cấp các hình tƣợng, biểu tƣợng, cốt truyện, thi pháp...để các nhà văn tiếp tục tái tạo và sáng tạo ra những hình thức nghệ thuật mới mẻ chứa đựng những dấu ấn tinh hoa của quá khứ. Văn học Việt Nam đƣơng đại cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng ấy, các nhà văn có xu hƣớng quay về dân gian. Các yếu tố truyện cổ đóng vai trò làm nền, tạo không khí, tạo sự phản ứng, sự đối sánh cho việc suy luận và phán xét những vấn đề trong xã hội đƣơng đại. Ta bắt gặp dấu ấn cổ tích trong các sáng tác của Ngô Tự Lập, Hòa Vang, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ...và rõ ràng nhất trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. 1.2. Nguyễn Huy Thiệp ngay sau khi ra mắt những tác phẩm đầu tiên đã lập tức gây đƣợc sự chú ý với ngƣời đọc, làm văn đàn lần nữa sôi động sau Nguyễn Minh Châu, và lập tức trở thành hiện tƣợng văn học đặc biệt. Nguyễn Huy Thiệp trải nghiệm ngòi bút của mình ở khá nhiều thể loại, song thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn. Mỗi một sáng tác của ông ra đời ngay lập tức trở thành một đề tài nóng cho nhiều cuộc tranh luận, phê bình văn chƣơng. Các ý kiến đánh giá dù trái chiều thế nào nhƣng cuối cùng đều thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng mới lạ. Với sự xuất hiện của yếu tố huyền thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ…đặc biệt của truyện cổ tích trong rất nhiều truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp đã đƣa độc giả đến với thế giới khác qua những trang viết. Nhƣng cái mới lạ, độc đáo của nhà văn ở chỗ không “viết lại” mô thức cổ tích truyền thống mà có sự tiếp thu, biến đổi chúng để 2 phản ánh những vấn đề của cuộc sống hiện đại. Sự vận động về thi pháp thể loại - từ cổ tích truyền thống đến truyện ngắn hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp vì vậy là điều đƣợc khẳng định không chút hồ đồ. Cũng không hề khoa trƣơng khi ta nhấn mạnh: Nguyễn Huy Thiệp có vai trò quan trọng trong viêc góp phần hình thành diện mạo truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại. 1.3. Trong chƣơng trình giáo dục bậc cao đẳng, đại học chuyên ngành Ngữ văn, hệ thống kiến thức về văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 là một chặng đƣờng quan trọng. Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả tiêu biểu của chặng đƣờng văn học ấy đƣợc giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Những kết quả nghiên cứu đã có về Nguyễn Huy Thiệp vẫn cần đƣợc tiếp tục mở rộng, đào sâu để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ giáo dục nói trên. Nhƣ vậy, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp định hƣớng tiếp nhận từ phƣơng diện thi pháp, đặc biệt là những tiếp biến mô tip truyện là điều vô cùng cần thiết. Nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp với những dấu ấn thi pháp truyện cổ có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp ngƣời học, ngƣời nghiên cứu và giảng dạy có thêm những góc nhìn trong đánh giá về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng và diện mạo truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại nói chung. Từ những lí do trên, ngƣời viết chọn đề tài nghiên cứu Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của truyện cổ tích đối với văn học viết tại Việt Nam Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực folklore và văn học đã sớm có những bài viết, công trình về sự ảnh hƣởng của văn học dân gian tới văn học viết. Và bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, văn học sử Việt Nam đã thực sự xem văn học dân gian nhƣ một bộ phận hợp thành của văn học dân tộc. Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên trong bài viết Nhà văn và sáng tác dân gian khẳng định: “Kinh nghiệm nghệ thuật phong phú của nhân loại 3 hằng bao đời nay đã vạch rõ nguyên nhân thành công chủ yếu của các tác phẩm ƣu tú ở tất cả các nƣớc là sự liên hệ mật thiết của nhà văn với đời sống nhân dân, với sáng tác tập thể của nhân dân” [93; 367]. Tiếp tục, ông nhấn mạnh tính chất và quy mô mối liên hệ của nhà văn với sáng tác dân gian biểu hiện ra một cách khác nhau do phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Đồng quan điểm trên, các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên qua công trình Văn học dân gian Việt Nam cũng khẳng định những giá trị lâu bền của văn học viết trong tƣơng quan với văn học dân gian. Vào năm 1976, Vũ Ngọc Phan trong cuốn tiểu luận Qua những trang văn với bài viết: Ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian truyền miệng và văn học thành văn Việt Nam và bài Thử xem thơ khác ca dao như thế nào? đã cùng khuynh hƣớng nhận định về vai trò quan trọng của văn học dân gian trong việc ảnh hƣởng đến nhiều thể tài văn học, đồng thời tác giả chỉ ra quan hệ qua lại song song tồn tại của hai bộ phận văn học. Bên cạnh đó, Kiều Thu Hoạch cũng nhấn mạnh tới giá trị và sức ảnh hƣởng của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc: “Trong suốt mƣời thế kỉ của thời kì Đại Việt độc lập tự chủ, kho tàng truyện dân gian vẫn luôn là một tác nhân mạnh mẽ, chẳng những góp phần vào sự hình thành của các thể loại văn học tự sự, mà còn luôn giữ vai trò cơ sở tƣ tƣởng – thẩm mĩ trong các thể loại đó” [96; 20]. Tiếp theo, có thể kể tới Võ Quang Trọng với công trình đáng chú ý Vai trò của văn học dân gian Việt Nam tròn văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông đã đƣa ra một hệ thống lí luận về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết của các nhà nghiên cứu châu Âu. Từ đó, tác giả vận dụng lý thuyết chung để tiếp cận nghiên cứu vai trò của văn học dân gian trong một số tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam nhƣng chỉ dừng lại khảo sát các tác phẩm đƣợc sáng tác trƣớc 1975. Cùng định hƣớng chỉ ra những vấn đề mang tính khái quát về sự ảnh hƣởng của văn học dân gian đến văn học viết, luận án Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của các nhà văn hiện đại: dấu ấn của cốt truyện cổ dân gian trong một số tác phẩm tự 4 sự Việt Nam sau 75 của Phạm Thị Trâm đã nhận diện, khảo sát những dấu ấn truyện cổ đối với những sáng tác tự sự sau năm 1975. Tác giả làm nổi bật vai trò và sức sống tiềm ẩn của truyện cổ dân gian tới văn học hiện đại; đi vào tiếp cận một số hình thức mô phỏng cốt truyện dân gian từ đó sáng tạo mới của các tác phẩm văn học Việt Nam sau năm 75. Không chỉ có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tầm ảnh hƣởng của văn học dân gian đến văn học viết, các báo và tạp chí cũng xuất hiện nhiều bài viết đáng chú ý khi đề cập tới vấn đề này. Điển hình nhƣ Lê Linh Khiêm với bài viết Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết đã nhận định: “Không thể nghiên cứu văn học dân gian mà không tìm hiểu tác động qua lại của nó với văn học viết, càng không thể hiểu đƣợc đầy đủ, sâu sắc bộ phận văn học viết nếu không biết đến ảnh hƣởng của văn học dân gian” [93; 327]. Tác giả mạnh dạn hƣớng đến việc xây dựng tổng quát những tác động qua lại giữa hai bộ phận văn học dựa trên cơ sở đối sánh về phƣơng diện xã hội, nội dung ý thức hệ và phƣơng diện sáng tạo nghệ thuật. Ông nhấn mạnh rằng: “Quy luật chung về mối quan hệ giữa văn học dan gian và văn học viết trong những giai đoạn khác nhau về lịch sử, tùy theo trình độ phát triển của văn hóa dân tộc, tùy theo chất liệu ngôn ngữ đƣợc sử dụng sẽ có những biểu hiện đặc thù. Quy luật chung đó trên các thể loại khác nhau, trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc các khuynh hƣớng nghệ thuật khác nhau lại mang những xác định riêng mà chỉ có sự phân tích cụ thể mới chỉ ra đƣợc” [93; 337]. Những quan điểm Lê Linh Khiêm đƣa ra chủ yếu mang tính khái quát cao, chƣa đi sâu nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể nào về tầm ảnh hƣởng của văn học dân gian tới văn học viết. Tiếp theo, có thể kể tới Hoàng Cẩm Giang trong bài Sự xâm nhập và tái sinh của một số mô thức tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay đã hệ thống các hình thức xâm nhập của truyện cổ dân gian đối với tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam từ 1986 với những kiểu chính: giải huyền thoại, giải cổ tích, truyện cổ viết lại và truyện lồng trong truyện. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra những kiến giải về sự biến đổi trong cấu trúc thể loại cùng 5 những sáng tạo đƣợc tạo nên từ quá trình trên: “mọi ranh giới đều bị xóa nhòa, thực và ảo, quá khứ và hiện tại đan xen, từ liên văn bản đã trở thành liên thế giới” [19; 54]. Đến Bùi Thanh Truyền trong bài viết Mạch ngầm cổ tích trong dòng chảy văn học dân tộc đã nhấn mạnh có một mạch ngầm liên tục chảy từ truyện cổ tích dân gian – cổ tích văn học đến truyện giả cổ tích, truyện cũ viết lại. Ông cũng phát hiện những truyện viết theo kiểu giả cổ tích hay viết lại truyện cũ không có ý định phục cổ, không phải là “văn học phỏng theo văn học” mà đó là một sáng tác ngôn từ đúng nghĩa. Văn học truyền thống đã nuôi dƣỡng, làm bƣớc đệm tạo ra nguồn động lực, năng lƣợng cho sự phát triển của văn học hiện đại. Ngoài ra, một loạt những bài viết của các tác giả nhƣ Đặng Văn Lung với Vai trò của văn học dân gian trong sự phát triển của văn học dân tộc, Hà Công Tài với bài Để nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết hay bài tham luận Các hình thức tương tác cơ bản của văn học dân gian và văn học viết của Trần Đức Ngôn tại hội thảo khoa học Quan hệ văn học dân gian – văn học viết tại khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (2009)… đều đề cập tới vấn đề trên. Nói chung, khi đề cập đến quan hệ giữa cổ tích dân gian và văn học viết nói riêng, ý kiến của các tác giả đều gặp nhau ở chỗ xác định ảnh hƣởng của sáng tác dân gian đối với tác phẩm văn học viết Việt Nam (trên nhiều phƣơng diện và mức độ khác nhau). Dựa trên những công trình nghiên cứu, những bài viết về vai trò quan trọng của văn học dân gian với văn học viết, ta có thể khẳng định: truyện cổ tích - một thể loại của văn học dân gian đã cung cấp chất liệu nghệ thuật không thể thiếu cho các nhà văn đƣơng đại trong việc chuyển tải những vấn đề thiết cốt của cuộc sống hiện đại. Bằng chứng là sự thành công của rất nhiều tác phẩm văn học trên thế giới và trong nƣớc nhờ khả năng vận dụng linh hoạt thi pháp truyện cổ tích. Các nhà văn hiện đại đã tiếp cận truyện cổ tích bằng nhiều con đƣờng khác nhau: giả cổ tích, giả huyền thoại; truyện lồng truyện; truyện cổ viết lại. Phần lớn các nhà văn hiện đại Việt Nam đi theo hai khuynh hƣớng đầu. Sự xâm nhập và ảnh hƣởng mạnh 6 mẽ của tƣ duy cổ tích trong văn học Việt Nam đƣơng đại đánh dấu sự trở về của những cổ mẫu trong vốn liếng folklore dồi dào của dân tộc, sự thẩm thấu những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc cũng nhƣ sự kế thừa và tiếp thu những thành tựu của văn học dân gian thế giới. Sự tƣơng tác giữa những yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã tạo nên gƣơng mặt vừa phong phú vừa độc đáo của truyện ngắn mang dấu ấn cổ tích Việt Nam thời kỳ sau Đổi mới. Đó là những gợi hƣớng quan trọng mà chúng tôi đƣợc kế thừa khi nghiên cứu khảo sát một cách có hệ thống những ảnh hƣởng của truyện cổ tích về phƣơng diện mô típ đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 2.2. Các công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thi pháp truyện cổ tích đối với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Nghiên cứu về dấu ấn thi pháp cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có rất nhiều bài viết rải rác khác nhau trên các báo, tạp chí, các trang mạng xã hội nhƣng tập trung nhiều nhất trong cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên tổng hợp và biên soạn. Tuy chỉ mang tính chất sƣu tầm, tổng hợp nhƣng cuốn sách đƣợc coi nhƣ chìa khóa gợi mở cho những ai đã và đang yêu thích văn chƣơng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Hầu hết những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình khi phân tích về thi pháp cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều tập trung vào những khía cạnh chính nhƣ: cảm hứng huyền thoại, tính chất giả truyền thuyết, giả cổ tích, giải thiêng lịch sử và những dấu hiệu cách tân về mặt cấu trúc thể loại. Dƣới đây chúng tôi xin tóm lƣợc một số bài viết bàn về vấn đề thi pháp cổ tích dân gian trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ở những góc độ khác nhau. Nhà nghiên cứu ngƣời Nga TN.Philimonova đã khẳng định: “Các nhân vật và sự kiện dƣờng nhƣ có thật (giống sự thật) trong các truyện ngắn truyền thuyết này đƣợc bọc trong một cái vỏ cổ tích”…“Nhƣng nền tảng của các truyện ngắn này (Những ngọn gió Hua Tát) sử dụng các mô típ cổ tích 7 điển hình và cũng giống nhƣ trong truyện cổ tích, điều đóng vai trò quyết định trong số phận của các nhân vật chính là các phép lạ” [49; 70]. Cũng trong cuốn sách này còn có bài viết Về cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Đông La, Đọc Nguyễn Huy Thiệp của Văn Tâm, Nguyễn Huy Thiệp: Những chuyện huyền kì, núi, sông và nước… của Nguyễn Vi Khanh, Tư duy tiểu thuyết và Folklore hiện đại của Hoàng Ngọc Hiến đều đề cập đến chất triết lí, chất huyền thoại trong tầng bậc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tiếp tục khẳng định về nguồn mạch cổ tích chảy trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào với bài Biển không có thủy thần cũng nhận định dấu ấn cổ tích hiện lên rõ nét trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở phƣơng diện xây dựng những nhân vật ngốc nghếch, mồ côi,… Những nhân vật ấy rất gần với nhân vật trong truyện cổ và “đó là điểm gần gụi của truyện Nguyễn Huy Thiệp với cổ tích và một số truyện phổ cập ở dân gian” [49; 389]. Điều này “nằm trong dòng chảy ngầm của tinh thần phạm thƣợng bắt nguồn từ dân gian. Những kẻ dị dạng này nhiều khi làm nên điểm sáng nhân hậu, trí tuệ anh minh của câu chuyện” [49; 391]. Nhƣng đáng chú ý hơn, tác giả chỉ ra rằng những nhân vật kể trên luôn ẩn chứa một “nghịch lí phản cổ tích”. Và đó chính là nét sáng tạo mới mẻ trong nhiều sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Đoàn Hƣơng trong cuốn Văn luận lại hình dung Nguyễn Huy Thiệp giống nhƣ “ngƣời kể chuyện cổ tích hiện đại”. Tác giả khẳng định truyện của Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn độc giả chính là ở “cái cách kể chuyện đơn giản bằng chính ngôn ngữ của nhân dân là một thi pháp đã có từ trong truyền thống nhƣ đã từng có trong truyện cổ tích Việt Nam” [31; 621]. Từ đó, nhà nghiên cứu chỉ ra mạch ngầm dân gian chảy trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp còn biểu hiện rõ qua cách thức mở đầu và kết thúc truyện. Bởi vì truyện của Nguyễn Huy Thiệp “vốn ƣa cấu trúc một cốt truyện đơn giản nhƣ chẳng 8 có gì” nên có những “cái kết thúc đẹp đẽ mang tính biểu tƣợng của một kết thúc có hậu của truyện cổ tích” [31; 622]. Đến Vƣơng Thanh Hiền trong luận văn Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã cho rằng: “Yếu tố nghệ thuật kì ảo, những mô típ cổ tích chiếm một vị trí lớn trong cốt truyện truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” [25; 44]. Tác giả khẳng định những cốt truyện trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mang dấu ấn của mô típ cổ tích rất rõ ràng. Trên các báo và tạp chí cũng có nhiều bài viết nổi bật khi nghiên cứu về dấu ấn cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết Ảnh hưởng thần thoại và cổ tích trong cách xây dựng nhân vật văn xuôi hôm nay, Bùi Thanh Truyền nhận định: “Xây dựng nhân vật thần thoại, cổ tích, hầu hết các cây bút văn xuôi hôm nay đều lồng vào đó thế giới quan mới mẻ, cái nhìn, lạ hóa” của ngƣời hiện đại. Vì thế có thể xem đây là những truyện cổ tích, thần thoại đời mới” [81; 45]. Đi sâu làm rõ một trƣờng hợp cụ thể, tác giả đã tìm hiểu nhân vật Trƣơng Chi trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp. Qua đó, Bùi Thanh Truyền nhận thấy, mặc dù mƣợn mô típ nhân vật truyện cổ tích nhƣng Nguyễn Huy Thiệp lại xây dựng nhân vật theo góc nhìn của nhà văn hiện đại. Bởi vậy “nếu bi kịch của Trƣơng Chi “bốn ngàn năm trƣớc” là bi kịch tình yêu xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa tài năng thiên phú và nhân diện xấu xí thì bi kịch của chàng Trƣơng bốn ngàn năm sau chủ yếu là xung đột giữa hoàn cảnh xã hội và thân phận con sâu cái kiến của kiếp ngƣời” [81; 46]. Tiếp tục đến bài viết Song đề truyền thống – hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới, Bùi Thanh Truyền đã nghiên cứu thi pháp hai kiểu truyện dựa trên cổ tích: truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại từ góc độ điểm nhìn. Tác giả đã minh chứng bằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó, nhà nghiên cứu một lần nữa khẳng định dấu ấn đậm nét của truyện cổ dân gian trong tác phẩm của Nguyễ Huy Thiệp. 9 Thêm vào đó, phải nhắc tới bài Đối thoại với văn học dân gian và bản lĩnh của người viết của Lê Đình Kỵ cũng chỉ ra sự sáng tạo dựa trên nền tảng kế thừa nguồn mạch truyện cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt từ khía cạnh tạo dựng nhân vật. Khi tìm hiểu truyện Trương Chi, tác giả đánh giá nhân vật chính “không còn là một Trƣơng Chi cam chịu, âm thầm nhận lấy số phận của mình” [36; 30]. Và “Dù là Trƣơng Chi truyền thống hay Trƣơng Chi “hiện đại” thì đó cũng đều là lời nhắn gởi, là tiếng kêu khắc khoải sao cho nghệ thuật, cho tiếng hát và tình yêu không bị cách lìa, mà đƣợc hòa giải, hòa điệu vào nhau” [36; 31]. Qua khảo sát thực tế lịch sử nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng dựa trên cảm nhận trực quan trong các nghiên cứu từ thập niên 50 của thế kỉ XX đến nay đã bƣớc đầu có thành tựu trong việc nhìn nhận sự ảnh hƣởng của văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng tới văn học viết. Một số nghiên cứu cụ thể đã tiếp cận dấu ấn của truyện cổ tích tới truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhƣng mới chỉ dừng lại ở những khái quát, nhận định chung. Các công trình nghiên cứu chƣa đi sâu khai thác dấu ấn cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách cụ thể. Vì vậy, trên cơ sở có tiếp thu những gợi dẫn của các nhà nghiên cứu trƣớc đó, chúng tôi nghiên cứu vấn đề Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn tìm hiểu cách thức kế thừa, biến đổi những môtip của truyện cổ tích để tạo ra đặc trƣng mới cho thể loại truyện ngắn hiện đại. Từ đó, giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc về phong cách nghệ thuật truyện ngắn độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp. 3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài khảo sát nhận diện, phân tích mô típ truyện cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, cách xử lí, tiếp biến các mô típ. Từ đó chỉ ra sự vận 10 động của thể loại (từ truyện cổ tích tới truyện ngắn hiện đại) trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Những tiếp biến mô típ truyện cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát 44 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trong tập Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn của Nhà xuất bản văn học xuất bản năm 2003 và các tuyển tập truyện ngắn do Nhà xuất bản Trẻ phát hành: Tình yêu, tội ác và trừng phạt (2013); Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt (2013), Những ngọn gió Hua Tát (2017). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê phân loại Khảo sát, thống kê, phân loại các dạng thức mô típ trong những tác phẩm mang dấu ấn cổ tích của Nguyễn Huy Thiệp. 4.2. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Phạm vi khảo sát của luận văn là truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Do đó, khi triển khai đề tài, phƣơng pháp này giúp cho sự phân tích bám sát những đặc trƣng của loại hình tự sự, đồng thời quan tâm đến đặc điểm riêng của thể loại truyện ngắn trong việc thể hiện tiếp biến môtip trong truyện. 4.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ môtip truyện cổ tích cần có một cái nhìn hệ thống toàn diện về thi pháp cổ tích và thi pháp truyện ngắn hiện đại. Bởi cái nhìn hệ thống sẽ giúp chúng tôi lí giải sự tiếp biến, hiện đại thể loại một cách toàn diện. 11 4.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Những biểu hiện của thi pháp tác phẩm, tác giả, lịch sử văn học… là căn cứ để xác thực những biểu hiện cụ thể của sự tiếp nhận, biến đổi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ mô típ truyện cổ dân gian. 4.5. Phương pháp so sánh Trong luận văn, phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để chỉ ra những tƣơng đồng và dị biệt của mô típ cổ tích và mô típ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 4.6. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng kết hợp những ngành văn hóa học, dân tộc học để giải mã nguồn gốc mô típ trong cổ tích. Từ đó, tạo cơ sở có cái nhìn toàn diện về sự chuyển hóa, tiếp biến những mô típ ấy trong truyện ngắn hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đem lại một cái nhìn hệ thống về sự tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó, mở ra một hƣớng tiếp cận mới về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Luận văn góp phần xác lập một cách tiếp cận mới mẻ đối với tác phẩm văn xuôi tự sự hiện đại Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Vấn đề mô típ trong truyện cổ tích và dấu ấn cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Chƣơng 2: Nhân vật – tiếp biến từ môtip cổ tích đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Chƣơng 3: Không gian nghệ thuật – biến đổi từ môtip cổ tích đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 12 CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ MÔ TÍP TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ DẤU ẤN CỔ TÍCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 1.1. Vấn đề mô típ trong truyện cổ tích 1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích Tiếp cận khái niệm truyện cổ tích đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu folklore. Ngay từ thế kỉ XIX, trƣờng phái Ấn – Âu mà đại biểu là anh em nhà Grimm đã đƣa ra khái niệm truyện cổ tích: “Truyện cổ tích là những truyện đƣợc xây dựng nên bằng trí tƣởng tƣợng nghệ thuật, đặc biệt là những điều tƣởng tƣợng về thế giới thần kì” [33; 5]. Đó là những câu chuyện ít có sự liên hệ đến đời sống trong thực tế nhƣng lại làm thỏa mãn độc giả thuộc mọi tầng lớp xã hội dù cho họ tin hay không tin vào những điều đƣợc nghe kể. Đến thế kỉ XX, nhiều công trình nghiên cứu về truyện cổ tích của các nhà folklore Nga đã xuất hiện và nhanh chóng nổi tiếng. V.Propp là nhà nghiên cứu văn học dân gian điển hình với công trình Hình thái học của truyện cổ tích thần kì. Ông đã khẳng định: “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lƣu hành trong nhân dân, có mục đích giải trí ngƣời nghe, nội dung kể lại những sự kiện khác thƣờng (những sự kiện tƣởng tƣợng có tính chất thần kì hoặc thế sự) và mang những nét đặc trƣng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện” [56; 20]. Ở Việt Nam, theo sự nghiên cứu của Chu Xuân Diên trong chuyên luận Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, thuật ngữ “truyện cổ tích” xuất hiện vào khoảng thế kỉ XIX trong cuốn Ngọc Hoa cổ tích truyện in tại Hà Nội năm 1987. Từ đầu thế kỉ XX trở đi, thuật ngữ này đƣợc dùng phổ biến. Chu Xuân Diên cho rằng, ban đầu khái niệm truyện cổ tích đƣợc hiểu theo nghĩa rộng chỉ các loại truyện dân gian nói chung, do đó không có sự phân biệt với 13 các khái niệm “truyện đời xƣa”, “truyện cổ”, “truyện cổ dân gian”, Nhƣng trong những năm gần đây, các nhà folklore ngày càng có xu hƣớng cố gắng phân biệt “truyện cổ tích” với truyện dân gian nói chung và với các loại truyện dân gian khác nhau nói riêng nhƣ thần thoại, truyền thuyết. Đồng thời các nhà nghiên cứu coi nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích nhƣ một căn cứ để nhận thức truyện cổ tích. Hoàng Tiến Tựu đã khẳng định: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kỳ cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội” [90; 61]. Cổ tích tập trung vào những vấn đề cơ bản có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, nhất là những xung đột mang tính chất riêng tƣ giữa ngƣời với ngƣời trong phạm vi gia đình và xã hội. Khái niệm truyện cổ tích còn đƣợc giới nghiên cứu tiếp nhận từ đặc trƣng về nghệ thuật. Phạm Thu Yến đã đƣa ra quan niệm: “Truyện cổ tích là những truyện có yếu tố hoang đƣờng kì ảo, nó ra đời sớm nhƣng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt” [97; 50]. Từ đó, truyện phản ánh kinh nghiệm sống, quan điểm đạo đức, lí tƣởng và ƣớc mơ của ngƣời xƣa về một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội công bằng dân chủ. Tác giả Vũ Anh Tuấn cũng có cách tiếp cận tƣơng tự nhƣ thế: “Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng nhƣ về công lý xã hội và ƣớc mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động” [86; 101]. Nhƣ vậy, các khái niệm đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra có sự khác nhau về cách diễn đạt nhƣng tựu chung lại đều khẳng định, truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, đƣợc nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhƣng phát triển trong xã hội phân chia giai cấp; đƣợc xây dựng thông qua sự hƣ cấu nghệ thuật thần kì, phản ánh mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, thể hiện những ƣớc mơ của nhân dân lao động về một cuộc sống tốt đẹp hơn. 14 1.1.2. Đặc trưng của truyện cổ tích Văn học dân gian đều lấy đối tƣợng phản ánh là hiện thực, nhƣng mỗi thể loại hƣớng vào hiện thực theo cách lựa chọn riêng. Thần thoại và truyện thuyết chú ý đến mảng hiện thực rộng lớn, những đề tài cao cả. Ngƣợc lại, truyện cổ tích xuất hiện sau, khi xã hội có phân chia giai cấp nên quan tâm đến những quan hệ con ngƣời trong sinh hoạt đời thƣờng, những bon chen đố kị rất cụ thể trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khác với hiện thực ngoài đời, các yếu tố thực tế trong cổ tích luôn đan xen với yếu tố kì ảo, tạo ra một “thế giới cổ tích”. Những yếu tố của thực tế khi đi vào truyện cổ tích đã đƣợc trí tƣởng tƣợng dân gian nhào nặn lại, hƣ cấu, sắp xếp lại theo một trật tự khác, nguyên tắc khác với thế giới thực tại. Trong thế giới ấy, con ngƣời vừa bình thƣờng, vừa lạ lùng, các sự kiện vừa quen thuộc, vừa phi lí không thể lí giải bằng tƣ duy thông thƣờng. Tất cả những gì phi lí nhất, không thể tồn tại trong cuộc sống hiện thực đều có thể đƣợc dễ dàng chấp nhận trong thế giới riêng của cổ tích. Cũng từ đó nó chiếu rọi một thứ ánh sáng đặc biệt vào cuộc đời tăm tối đầy khổ đau của con ngƣời, mở ra một cánh cửa về một tƣơng lai tƣơi sáng. Cốt truyện cổ tích đƣợc tạo nên bởi những mô típ quen thuộc. Truyện cổ tích thƣờng có cốt truyện ngắn gọn, công thức trần thuật đơn giản, gọn nhẹ. Đặc điểm cấu tạo này xuất phát từ đặc trƣng truyền miệng và tập thể sáng tạo của văn học dân gian chi phối. Truyện không có nhiều tình tiết, không có nhiều kiểu kết cấu tạo sự uyển chuyển, hấp dẫn, đa dạng. Cổ tích thƣờng có kiểu kết cấu cốt truyện một trục thẳng, nhân vật chính hành động liên tiếp, các nhân vật khác và sự kiện bị chi phối bởi hành động của nhân vật đó. Nhân vật cổ tích thƣờng sống hồn nhiên, tự nhiên cảm tính đến thụ động, không có tác động vào hoàn cảnh, không đấu tranh vƣơn lên. Nhân vật đƣợc miêu tả với tâm tính hồn nhiên, đơn giản, ít thấy ở họ sự đấu tranh nội tâm hay ý thức đổi thay. Chính vì thế ta không thấy nhân vật có diễn biến tâm lí. Điều đó liên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng