Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng và các yếu tố liên quan của đồn...

Tài liệu Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng và các yếu tố liên quan của đồng bào dân tộc ê đê tại tỉnh đắk lắk

.PDF
107
3
72

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Ngọc Đan Châu TỈ LỆ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN ĐẾN 6 THÁNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Ngọc Đan Châu TỈ LỆ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN ĐẾN 6 THÁNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Sản phụ khoa Mã số: 8720105 Luận văn Thạc sĩ Y học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG HOA Thành phố Hồ Chí Minh 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu, kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu viên LÊ NGỌC ĐAN CHÂU . . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ – BIỂU ĐỒ ................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ......................................................................... 5 1.1. Giải phẫu học của vú ...................................................................................... 5 1.2. Sản xuất sữa mẹ ở loài người ......................................................................... 6 1.3. Tầm quan trọng của việc bú sữa mẹ .............................................................. 8 1.4. Các yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng ....... 9 1.5. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời .............. 14 1.6. Một số thông tin về địa điểm thực hiện nghiên cứu..................................... 18 1.7. Tập quán nuôi con bằng sữa mẹ của đồng bào dân tộc Ê-đê ....................... 20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 22 2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................... 22 2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 22 2.3. Ước lượng cỡ mẫu ....................................................................................... 23 2.4. Cách chọn mẫu ............................................................................................. 24 2.5. Công cụ thu thập dữ liệu .............................................................................. 31 . . 2.6. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 31 2.7. Các biến số nghiên cứu ................................................................................ 34 2.8. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................ 39 2.9. Vấn đề nhân sự ............................................................................................. 40 2.10. Vấn đề y đức ................................................................................................ 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 42 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................................... 46 3.2. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ......................................................... 54 3.3. Các yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng ..... 55 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 63 4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu.......................................................... 63 4.2. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 66 4.3. Điểm mới và hạn chế của nghiên cứu .......................................................... 81 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN......................................................................................... 83 CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 85 PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU ............................................ 90 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ................................................................................... 91 HÌNH ẢNH TƯ LIỆU PHỎNG VẤN ...................................................................... 97 . . i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ KTC Khoảng tin cậy NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc WHO World Health Organisation . . ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ của các đối tượng nghiên cứu .......................................46 Bảng 3.2. Đặc điểm nuôi con bằng sữa mẹ lần sanh trước .......................................48 Bảng 3.3. Đặc điểm cuộc sinh và đặc điểm trẻ .........................................................49 Bảng 3.4. Đặc điểm trẻ bị cách ly .............................................................................50 Bảng 3.5. Đặc điểm nuôi con bằng sữa mẹ ...............................................................51 Bảng 3.6. Khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ ........................................................53 Bảng 3.7. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ......................................................54 Bảng 3.8. Hồi quy đơn biến mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng nghiên cứu và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng ...........................................................55 Bảng 3.9. Hồi quy đơn biến mối liên quan giữa tiền căn sản khoa và đặc điểm cuộc sinh với nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng .............................................57 Bảng 3.10. Hồi quy đơn biến mối liên quan giữa nuôi con sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng ...................................................................................59 Bảng 3.11. Hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng ........................................................................................................60 Bảng 4.1. So sánh tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu với các nghiên cứu khác ....................................................................................................................68 Bảng 4.2. So sánh tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu về trình độ học vấn của bà mẹ với các nghiên cứu khác ....................................................................74 Bảng 4.3. So sánh tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu về cách sinh với các nghiên cứu khác ............................................................................................76 . . iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ – BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .........................................................33 Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ đến 6 tháng đầu ........................................55 Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu tại Việt Nam ........67 Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu tại một số nước Châu Á.......................................................................................................................68 Biểu đồ 4.3. So sánh lý do không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng đầu với một số nghiên cứu ...............................................................................................71 Biểu đồ 4.4. So sánh khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng đầu với một số nghiên cứu. ..............................................................................................79 . . iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1. Minh họa da kề da sinh ngả âm đạo .........................................................13 Hình 1. 2. Trẻ được da kề da với mẹ sau sinh ...........................................................14 Hình 1. 3. Bản đồ tỉnh Đắk Lắk ................................................................................19 Hình 2. 1. Bản đồ thành phố Buôn Ma Thuột ...........................................................25 Hình 2. 2. Bản đồ huyện Cư M’Gar ..........................................................................26 Hình 2. 3. Bản đồ huyện Krông Pắk .........................................................................27 Hình 2. 4. Bản đồ huyện Lắk ....................................................................................27 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dưỡng trẻ tự nhiên mang lại lợi ích tối ưu nhất cho sự sống còn, lớn lên và phát triển của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp can thiệp có hiệu quả nhất trong giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn góp phần quan trọng giảm tỉ lệ mắc viêm phổi và tiêu chảy là 2 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) chỉ riêng với can thiệp cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 1,3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn thế giới. Nuôi con bằng sữa mẹ còn có tác động tích cực đến sức khỏe bà mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các bà mẹ cho con bú giảm nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng là 2 nguy cơ hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ [27]. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời của trẻ. Với những nỗ lực để cải thiện tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong hai thập kỷ qua, gồm việc thực hiện luật Quốc tế về kinh doanh sản phẩm sữa thay thế, sáng kiến bệnh viện thân thiện với trẻ em, sự ra đời của chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, tuy nhiên số liệu năm 2015 cho thấy tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của toàn cầu vẫn trì trệ dưới 40% [29]. Tại Việt Nam, năm 2013 chỉ có 24,3% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu [16]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ không được cải thiện. Các yếu tố về chủng tộc, khu vực sống, văn hóa, tôn giáo, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và áp lực của gia đình cũng như các yếu tố về chính sách thai sản và sự quảng cáo của các hãng sữa được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là ảnh hưởng đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ [33]. . . 2 Việc giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ cho mọi chuyên gia y tế và những người chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ và trẻ em là rất cần thiết, nhân viên y tế nên có kiến thức và kĩ năng hỗ trợ giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ [38]. Từ đó, giúp các bà mẹ tự quyết định cho con bú sữa mẹ. Và thực tế là ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bà mẹ được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tương đối thấp (chỉ khoảng dưới 50%) [1], [7]. Việc tăng cường kiến thức đúng, thái độ tốt đối với việc cho bú mẹ có thể làm cho họ có xu hướng cho con bú mẹ hoàn toàn. Tại tỉnh Đắk Lắk, đồng bào dân tộc Êđê chiếm đa số cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số tại đây (17,2% dân số). Người Êđê phân bố chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột (nhất là các xã, phường ngoại thị) và một số huyện thuộc nửa phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các hộ gia đình người Êđê đa phần là làm nông mà chủ yếu là làm nương rẫy, một bộ phận gia đình ở ven sông suối thì làm lúa nước. Nông dân là thành phần chính trong lao động sản xuất nhưng lại có trình độ nhận thức thấp nên nền kinh tế phát triển chậm. Có những cặp gia đình trẻ, nghèo mà lại đông con dẫn đến đời sống vô cùng khó khăn, nhiều buôn làng có hộ nghèo là người Êđê chiếm tỉ lệ cao. Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, với cơ chế mở, bà con dân tộc đã được tạo điều kiện nhiều hơn để phát triển về mọi mặt, từ đời sống vật chất đến tinh thần. Những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho bà con dân tộc phát huy được các nguồn lực sẵn có và tạo ra những nguồn lực mới. Từ cuộc sống thiếu thốn nay đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Êđê ở Đắk Lắk nói riêng đã có cuộc sống ổn định, tốt đẹp hơn. Bộ mặt của buôn làng đang thay đổi từng ngày. Nói tóm lại, chỉ cần qua những quan sát thông thường chúng ta cũng có thể nhận thấy đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số cụ thể là đồng bào Êđê ở Đắk Lắk đang có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, hiện trạng cụ thể về vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe của bà mẹ và trẻ em đồng bào dân tộc Êđê tại Đắk Lắk nói riêng hiện nay như thế nào. . . 3 Những năm gần đây, các chương trình hỗ trợ cho bà mẹ và trẻ em bắt đầu được triển khai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm giúp tăng cường sức khỏe cho bà mẹ, tình trạng dinh dưỡng và khả năng sống còn cho trẻ em, đặc biệt là cho cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào khảo sát xem các bà mẹ dân tộc Êđê tại tỉnh Đắk Lắk có thực hiện tốt việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh hay không, cũng như chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu các yếu tố liên quan đến vấn đề này nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục. Để góp phần cải thiện thực hành cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng và các yếu tố liên quan của đồng bào dân tộc Êđê tại tỉnh ĐắkLắk”. . . 4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng của đồng bào dân tộc Êđê tại tỉnh Đắk Lắk là bao nhiêu và các yếu tố liên quan là gì? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU CHÍNH Xác định tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng của đồng bào dân tộc Êđê tại tỉnh Đắk Lắk. MỤC TIÊU PHỤ Xác định các yếu tố liên quan đến tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng của đồng bào dân tộc Êđê tại tỉnh Đắk Lắk. . . 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. Giải phẫu học của vú Vú là hai cơ quan chứa các tuyến sữa nằm ở thành ngực, hình nửa khối cầu, tròn và lồi hơn ở phía dưới tạo thành rãnh dưới vú ngăn cách vú với da ngực. Thường chỉ có hai vú, nhưng trường hợp dị dạng có thể có một dãy vú phụ. 1.1.1. Hình thể ngoài Ở trung tâm mặt trước có một lồi tròn gọi là nhú vú hay đầu vú, có nhiều lỗ nhỏ là lỗ tiết các ống tiết sữa. Xung quanh đầu vú có một lớp da sẫm hơn gọi là quầng vú. Ở mặt quầng vú nổi lên những cục nhỏ do các tuyến bã của quầng vú đẩy lồi lên. Từ nông vào sâu vú được cấu tạo bởi:  Da: mềm mại, được tăng cường bởi các thớ cơ trơn ở quầng vú.  Mô liên kết dưới da tạo thành các mô mỡ.  Các tuyến sữa là loại tuyến chùm tạo thành các tiểu thùy. Nhiều tiểu thùy kết hợp thành các thùy. Mỗi thùy đổ ra đầu vú bởi một ống tiết sữa. Trước khi đổ ra đầu vú, ống tiết sữa phình ra thành xoang sữa.  Lớp mỡ sau vú rất dầy ngay trên mạc nông của ngực. 1.1.2. Mạch máu và thần kinh Động mạch là các nhánh tách ra từ động mạch ngực trong và động mạch ngực ngoài. Tĩnh mạch tạo thành một mạch nông nhìn rõ khi có thai hoặc nuôi con bú. Các tĩnh mạch sâu đổ về tĩnh mạch ngực trong và tĩnh mạch ngực ngoài. Bạch mạch đổ về chuỗi hạch nách, chuỗi hạch ngực trong và chuỗi hạch trên đòn. . . 6 Thần kinh do các nhánh trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh xuyên của các dây gian sườn II – VI [15]. 1.1.3. Giải phẫu học tuyến vú với chức năng cho con bú Bên trong tuyến vú gồm nhiều nang sữa, được cấu tạo bởi các tế bào tiết sữa. Chung quanh các nang sữa có các tế bào cơ trơn, khi co thắt sẽ đẩy sữa ra ngoài. Chất prolactin giúp các tế bào tiết sữa tạo ra sữa, còn oxytocin làm các tế bào cơ co thắt. Từ nang sữa, sữa theo các ống dẫn chảy ra ngoài. Ở quầng vú, xoang sữa là nơi sữa được gom lại để chuẩn bị cho bữa bú. Các nang sữa và ống tiết sữa được bao bọc bởi mô mỡ và các mô liên kết. Vú mỗi người mẹ có thể to nhỏ khác nhau do thành phần mô mỡ và mô liên kết nhiều hay ít, còn số lượng mô tuyến vú thì hầu như tương đương nhau [37]. 1.2. Sản xuất sữa mẹ ở loài người Sữa mẹ được sản xuất tại các nang tuyến sữa. Trong thai kỳ, tuyến sữa phát triển mạnh dưới tác dụng của các steroids sinh dục, sẵn sàng cho nhiệm vụ sản xuất sữa sau khi sinh. Lúc này, các tuyến này chỉ sản xuất ra một ít dịch sữa. Chỉ sau khi sinh, tuyến sữa mới thật sự sản xuất sữa để thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu cho bú đúng cách, người phụ nữ bình thường có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ngay cả khi sinh đa thai. Lượng sữa mẹ không phụ thuộc vào kích thước vú mà phụ thuộc vào động tác bú của trẻ và sự hoạt động của các tuyến vú dưới tác động của các hormone prolactin, oxytocin và các chất ức chế tạo sữa. Động tác trẻ bú mẹ tạo nên những xung động cảm giác từ núm vú, kích thích tuyến yên tiết ra hai hormone là prolactin và oxytocin vào tuần hoàn máu mẹ. . . 7 Prolactin là hormone của tuyến yên, được tiết ra sau mỗi cử bú để tạo sữa cho cử bú tiếp theo. Prolactin kích thích các tế bào tuyến vú tạo sữa và ức chế sự rụng trứng. Prolactin thường được tiết nhiều vào ban đêm hơn ban ngày. Oxytocin là hormone của thùy sau tuyến yên, kích thích tế bào cơ trơn quanh nang sữa ở tuyến vú co bóp, đẩy sữa ra ngoài qua hệ thống ống tuyến. Oxytocin còn tác động gây co cơ tử cung giúp tử cung co hồi và tống xuất sản dịch. Mẹ nghĩ đến con là một cách yêu thương, ru con, ngắm nhìn con…hỗ trợ tích cực cho phản xạ oxytocin. Ngược lại mẹ lo lắng, căng thẳng, đau đớn…làm cản trở xảy ra cả hai phản xạ prolactin và oxytocin. Phản xạ tiết sữa: mức độ prolactin trong máu tăng lên rõ rệt trong thời gian mang thai, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của các mô vú, để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Khi trẻ mút núm vú mẹ (hoặc khi mẹ nghĩ đến việc chăm sóc con hay nghe tiếng con khóc) sẽ kích thích tuyến yên giải phóng hormone prolactin vào trong máu. Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm, prolactin còn có tác dụng an thần giúp cả mẹ và trẻ có một giấc ngủ ngon. Mức độ prolactin cao nhất là khoảng 30 phút sau khi bắt đầu cử bú, do đó ảnh hưởng quan trọng nhất của nó là sản xuất sữa cho cử bú kế tiếp. Nếu người mẹ ngừng cho con bú, sự tiết sữa có thể ngưng, sau đó sữa sẽ cạn kiệt [42]. Phản xạ phun sữa (phản xạ oxytoxin) làm cho trẻ dễ dàng bú được sữa đã có sẵn trong vú mẹ. Khi trẻ mút núm vú mẹ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng oxytocin vào trong máu. Oxytocin kích thích sự co thắt ở các cơ nhỏ xung quanh các ống dẫn ở vú trong khi sữa được đổ đầy vào trong các ống dẫn. Khi trẻ mút, sự kết hợp của việc trẻ nén núm vú, quầng vú và áp lực mút mà trẻ tạo ra khi bú sữa mẹ, vú sẽ đầy sữa khi dòng sữa chảy tăng. Vì vậy khi trẻ bú đúng sẽ kích thích việc tiết sữa nhờ động tác nút bú của trẻ. Ngoài ra, oxytocin có tác dụng tâm lý rất quan trọng, giúp bà mẹ cảm thấy bình tĩnh, thoải mái, vui vẻ khi mẹ cho con bú, giảm . . 8 căng thẳng, tăng tình cảm của mẹ con [42]. Mẹ càng cho trẻ bú sớm và bú thường xuyên, không hạn chế số lần trẻ bú để đảm bảo tiếp tục sản xuất sữa. Ngay cả khi trẻ bị bệnh, bị tiêu chảy vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc trong trường hợp mẹ bị bệnh nặng, bị mắc một số bệnh không cho trẻ bú được cần phải vắt sữa cho trẻ uống bằng cốc [1]. Như vậy, trẻ càng bú nhiều sữa thì cơ thể mẹ càng tự sản xuất ra sữa nhiều. Trong sữa mẹ có chất ức chế tạo sữa, khi có lượng sữa lớn đọng lại trong vú mẹ thì chất ức chế này được tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa. Vì thế nếu mẹ muốn có nhiều sữa cho trẻ bú thì mẹ nên làm cho vú rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra [42]. Số lần bú của trẻ không gò bó theo thời gian mà tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ (khoảng từ 8-10 lần trong 24 giờ) [1]. 1.3. Tầm quan trọng của việc bú sữa mẹ 1.3.1. Lợi ích của việc bú mẹ đối với mẹ Bắt đầu cho con bú ngay sau khi sinh giúp co bóp tử cung, dễ tống nhau thai ra ngoài, và giảm chảy máu. Cho con bú cũng có thể nhanh lấy lại cân nặng trước sinh. Bú mẹ hoàn toàn cũng có thể trì hoãn việc mang thai, sức khỏe của bà mẹ cũng được phục hồi sau sinh tốt hơn. Ngừng cho trẻ bú sớm hoặc không bú sữa mẹ có liên quan với tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh của bà mẹ [40]. Đối với sức khỏe sau này của mẹ: giảm nguy cơ ung thư vú, tử cung, buồng trứng, giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kì mãn kinh [3]. Cùng với sự phát triển kinh tế và thay đổi trong lối sống cũng như thói quen ăn uống, yêu cầu cho chăm sóc bà mẹ và trẻ em đang thay đổi đáng kể. Chất lượng dịch vụ cho bà mẹ được cải thiện và các lợi ích việc thực hành cho con bú được nhận thức rõ, dẫn đến lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và con. Lợi ích bao gồm làm mẹ . . 9 an toàn, giảm nhiễm trùng ở trẻ, giảm tỉ lệ béo phì và đái tháo đường ở trẻ về mặt lâu dài [28]. Với những ưu điểm và lợi ích tối ưu này của sữa mẹ, không có sản phẩm nào có thể thay thế được. Những sản phẩm thay thế tuy đã được nghiên cứu sản xuất nhằm tối ưu hóa thích ứng tốt nhu cầu phát triển của trẻ nhưng các bất lợi về nguy cơ bệnh tật, thiếu hụt dưỡng chất và phát triển trí tuệ vẫn được ghi nhận qua các nghiên cứu khi so sánh với sữa mẹ tự nhiên. 1.3.2. Lợi ích của việc bú mẹ đối với sức khỏe bé Theo ước tính nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi có thể phòng ngừa tử vong cho 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm và giảm được 10% gánh nặng bệnh tật ở trẻ dưới 5 tuổi [41]. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tai và các nhiễm trùng khác [40]. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sinh đủ tháng, mà nó còn được khuyến khích cho trẻ sinh non, nếu trẻ sinh non được nuôi bằng sữa mẹ sẽ hạn chế được nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử [39]. Cho con bú quan trọng trong tạo mối liên kết mẹ con và giúp mẹ nhanh chóng trở lại cân nặng trước khi mang thai. Ngược lại, một số nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa thiếu bú sữa mẹ và tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bệnh tật ở trẻ cao [32]. 1.4. Các yếu tố liên quan đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 6 tháng 1.4.1. Các khó khăn dẫn đến tình trạng ngừng nuôi con bằng sữa mẹ Khuyến nghị về việc nuôi con bằng sữa mẹ tốt nhất theo WHO và UNICEF: cho trẻ bú trong giờ đầu sau sinh; bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên; bổ sung cho ăn dặm từ khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi và tiếp tục cho trẻ bú mẹ cho . . 10 đến khi 2 tuổi hoặc hơn; cho trẻ bú theo nhu cầu (có nghĩa là, bất cứ lúc nào trẻ đòi, khóc, kể cả ngày lẫn đêm); không sử dụng bình bú, hay núm vú giả. Trẻ có thể mất 5-10% cân nặng trong 4 ngày đầu so với cân nặng khi sinh là hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Nó hoàn toàn thích hợp khi trẻ chỉ nhận được một lượng sữa non rất ít, sau giai đoạn đó, vú mẹ sẽ sản xuất ra một khối lượng sữa lớn đồng thời cung cấp tất cả chất lỏng, chất dinh dưỡng, năng lượng giúp trẻ bắt đầu lấy lại cân nặng khi sinh vào khoảng 2-3 tuần [23]. Cho con bú được xem là cách nuôi con tốt nhất, tuy nhiên nhiều phụ nữ vẫn ngừng cho bú trước khi kết thúc thời hạn tối thiểu 6 tháng. Đa số ngừng cho con bú quá sớm vì những rắc rối có thể khắc phục, có thể là do đau sau sinh, mệt mỏi, căng thẳng, sữa tiết chưa nhiều lo lắng không đủ cho trẻ. Yếu tố khách quan khác từ môi trường, nhân viên y tế [5]. Mẹ bị căng sữa: sau sinh sữa tiết nhiều ở vú dẫn đến hiện tượng căng sữa, cần cho trẻ bú với tư thế đúng và cho bú thường xuyên hơn sẽ giảm được tình trạng căng tức vú, sau vài ngày vú sẽ trở nên thoải mái hơn, sữa sẽ điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu của trẻ [41]. Cương tức tuyến vú: xảy ra khi sữa ứ lại và các mô phù nề cản lưu thông sữa gây khó khăn cho trẻ bú. Các lý do phổ biến: sữa không được loại bỏ sớm do chậm trễ trong việc cho trẻ bú, cho trẻ bú không hiệu quả, tư thế bú kém, cho trẻ bú không thường xuyên. Lúc này, cần dùng gạc ấm đắp lên 2 vú, xoa nắn nhẹ nhàng, thay đổi tư thế trẻ bú để trẻ ngậm bắt vú tốt, và thường xuyên, hoặc vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút giúp thoát sữa [41]. Bên cạnh dùng gạc ấm, đắp lạnh cũng được khuyến khích sử dụng đối với người mẹ phòng ngừa căng sữa. Đắp lạnh bầu vú và dưới cánh tay sau mỗi lần cho bú để làm giảm sưng tuyến sữa. Có thể đắp lạnh bằng túi nước đá hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi đắp lạnh [21]. . . 11 Tắc ống dẫn sữa: nguyên nhân do sữa lưu thông kém trẻ bú không thường xuyên, trẻ mút bú không hiệu quả, mặc áo quá chật, đè mạnh các ngón tay lên bầu vú, đôi khi là do sữa đặc. Cần cải thiện loại bỏ sữa, hướng dẫn các bà mẹ bắt đầu cho trẻ bú từng bên, nhẹ nhàng xoa bóp trong khi trẻ đang bú, có thể dùng gạc ấm đắp lên vú [41]. Vấn đề nứt vú: nguyên nhân chính là do việc nút bú của trẻ không đúng (trẻ kéo núm vú khi nút bú, do áp lực quá mạnh lên núm vú trẻ bú không đúng, cần hướng dẫn các bà mẹ để cải thiện vị trí, tư thế của trẻ để trẻ nút bú đúng) [41]. Nếu núm vú bị nứt nhẹ nên cho trẻ bú trực tiếp để kích thích bài tiết sữa, thông thường, khi trẻ nút bú đúng, cơn đau sẽ giảm, vú mẹ sẽ tự chữa lành nhanh chóng, không cần nghỉ ngơi [41]. Các nguyên nhân sớm nhất của đau nhức đầu vú là đơn giản và tránh được. Nếu các bà mẹ đang cho con bú bị đau núm vú, hãy đảm bảo rằng tất cả các nhân viên chăm sóc biết làm thế nào để giúp các bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ bú tốt ở vú và cho con bú thường xuyên, hầu hết các bà mẹ không bị đau núm vú. Những đứa trẻ sử dụng núm vú giả, thời gian bú mẹ có xu hướng ngắn hơn. Núm vú giả có thể là một nguyên nhân gây ra thất bại cho con bú [41]. Trẻ bú bằng núm vú giả sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phản xạ ngậm bắt vú mẹ của trẻ. Trẻ quen ngậm với núm giả lưỡi trẻ sẽ mất phản xạ vận động masage kích thích, ép vắt sữa khi bú mẹ khiến trẻ từ chối bú trực tiếp mẹ từ đó bầu vú mẹ sẽ giảm sản xuất sữa dẫn đến việc không đủ sữa [42]. Khi bé không ngậm bắt vú đúng, đầu vú của mẹ sẽ dễ bị nứt, bị tắc sữa, bú không hiệu quả và mẹ bị sẽ bị đau [8]. Hầu hết các đầu vú tụt hoặc núm vú bằng phẳng sẽ không gây ra vấn đề trong thời gian cho con bú sữa mẹ. Một số loại núm vú bằng phẳng hoặc tụt sẽ gây ra vấn đề, tuy nhiên, và có một số bước bạn có thể thực hiện để giúp khắc phục sự cố trước và sau khi sinh [22]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất