Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông có ý nghĩ tự tử và các yếu tố liên quan tại t...

Tài liệu Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông có ý nghĩ tự tử và các yếu tố liên quan tại thành phố buôn ma thuột năm 2018

.PDF
91
1
66

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG TỈ LỆ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÓ Ý NGHĨ TỰ TỬ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT NĂM 2018 Mã số: 59/18 Chủ nhiệm đề tài: TS. Thái Thanh Trúc Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2019 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG TỈ LỆ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÓ Ý NGHĨ TỰ TỬ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT NĂM 2018 Mã số: 59/18 Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2019 . . DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU 1. TS. Thái Thanh Trúc – Phó trưởng bộ môn Thống kê y học và Tin học 2. BS. Bùi Bình Minh . i . MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................................ vii THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 3 1.1 Tỉ lệ và tình hình tự tử ở vị thành niên ............................................................................. 3 1.2 Các yếu tố liên quan đến tự tử ở vị thành niên ................................................................. 4 1.2.1 Đặc điểm dân số xã hội ................................................................................................... 4 1.2.2 Mối quan hệ gia đình....................................................................................................... 4 1.2.3 Bất lợi thời thơ ấu............................................................................................................ 5 1.2.4 Trải nghiệm học tập, bạn bè và thầy cô........................................................................... 7 1.2.5 Sức khỏe tâm thần ........................................................................................................... 9 1.3 Tình hình nghiên cứu về tự tử ở vị thành niên ..................................................................... 11 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 14 2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................................. 14 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 14 2.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 14 2.3.1 Dân số mục tiêu ............................................................................................................. 14 2.3.2 Dân số nghiên cứu ......................................................................................................... 14 2.3.3 Cỡ mẫu .......................................................................................................................... 14 2.3.4 Kĩ thuật chọn mẫu ......................................................................................................... 14 2.3.5 Tiêu chí chọn mẫu ......................................................................................................... 15 2.3.6 Kiểm soát sai lệch lựa chọn........................................................................................... 15 2.4 Thu thập dữ liệu ................................................................................................................... 15 . ii . 2.4.1 Công cụ thu thập dữ liệu ............................................................................................... 15 2.4.2 Kiểm soát sai lệch thông tin .......................................................................................... 17 2.5 Liệt kê và định nghĩa biến số ............................................................................................... 17 2.6 Phân tích dữ liệu và xử lý số liệu ......................................................................................... 21 2.7 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................................. 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 23 3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 23 3.1.1 Đặc điểm của học sinh tham gia nghiên cứu ................................................................. 23 3.1.2 Đặc điểm về điểm thể hiện sự quan tâm và kiểm soát của cha mẹ ............................... 24 3.1.3 Đặc điểm về trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu .................................................................. 24 3.1.4 Đặc điểm về trải nghiệm học tập, các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô ....................... 26 3.1.5 Áp lực học tập ở học sinh trung học phổ thông ............................................................ 27 3.1.6 Đặc điểm về sức khỏe tâm thần ở học sinh ................................................................... 28 3.1.7 Đặc điểm về ý nghĩ tự tử ở học sinh trung học phổ thông ............................................ 29 3.2 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với các yếu tố .................................................................... 30 3.2.1 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với đặc điểm dân số xã hội ......................................... 30 3.2.2 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với sự quan tâm, kiểm soát của cha mẹ...................... 31 3.2.3 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu.............................. 32 3.2.4 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử và trải nghiệm học tập, bạn bè và thầy cô .................. 33 3.2.5 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với các vấn đề sức khỏe tâm thần .............................. 35 3.3 Các yếu tố liên quan độc lập với ý nghĩ tự tử ...................................................................... 36 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................................ 38 4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 38 4.1.1 Đặc điểm dân số xã hội ................................................................................................. 38 4.1.2 Sự quan tâm và kiểm soát của cha mẹ .......................................................................... 38 4.1.3 Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu...................................................................................... 39 . iii . 4.1.4 Trải nghiệm học tập, mối quan hệ bạn bè và thầy cô .................................................... 42 4.1.5 Stress do học tập ............................................................................................................ 43 4.1.6 Sức khỏe tâm thần ......................................................................................................... 44 4.1.7 Đặc điểm về hành vi liên quan tới tự tử ở học sinh....................................................... 45 4.2 Ý nghĩ tự tử và các yếu tố liên quan .................................................................................... 46 4.3 Các yếu tố nguy cơ có mối liên quan độc lập với ý nghĩ tự tử ............................................ 49 4.4 Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .................................................................... 51 4.4.1 Điểm mạnh .................................................................................................................... 51 4.4.2 Điểm hạn chế ................................................................................................................. 51 4.5 Điểm mới và tính ứng dụng ................................................................................................. 52 4.5.1 Điểm mới....................................................................................................................... 52 4.5.2 Tính ứng dụng ............................................................................................................... 52 KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 53 KIẾN NGHỊ................................................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 58 PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 64 . iv . DANH MỤC VIẾT TẮT CDC Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) ESSA Educational Stress Scale for Adolescents (Thang đo áp lực học tập cho thanh thiếu niên) MICS Báo cáo điều tra đánh giá các mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ NSSI Nonsuicidal Self-Injury (Hành vi tự gây thương tích cho bản thân) THPT Trung học phổ thông TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh SAVY Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam SITBI The Self-Injurious Thoughts and Behaviors Interview (Bộ câu hỏi phỏng vấn suy nghĩ và hành vi tự gây thương tích) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) . v . DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Đặc điểm dân số xã hội (N=542) .............................................................. 23 Bảng 3.2 Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu ở học sinh trung học phổ thông .............. 24 Bảng 3.3 Trải nghiệm học tập, mối quan hệ với bạn bè và thầy cô (N=542) .......... 26 Bảng 3.4 Đặc điểm về ý nghĩ tự tử ở học sinh trung học phổ thông (N=542) ......... 29 Bảng 3.5 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với đặc điểm dân số xã hội .................... 30 Bảng 3.6 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu ......... 32 Bảng 3.7 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử và trải nghiệm học tập, bạn bè, thầy cô . 33 Bảng 3.8 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với các vấn đề sức khỏe tâm thần .......... 35 Bảng 3.9 Mô hình hồi quy đa biến ........................................................................... 36 . vi . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Sự quan tâm và kiểm soát của cha mẹ .................................................. 24 Biểu đồ 3.2 Bất lợi thời thơ ấu ở học sinh trung học phổ thông .............................. 25 Biểu đồ 3.3 Đa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (N=542) .......................................... 25 Biểu đồ 3.4 Áp lực học tập ở học sinh (N=542) ...................................................... 27 Biểu đồ 3.5 Sức khỏe tâm thần ở học sinh (N=542) ................................................ 28 Biểu đồ 3.6 Sự kết hợp giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần ..................................... 28 Biểu đồ 3.7 Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với sự quan tâm, kiểm soát của cha mẹ31 . vii . THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông có ý nghĩ tự tử và các yếu tố liên quan tại Thành phố Buôn Ma Thuột năm 2018 - Mã số: - Chủ nhiệm đề tài: Thái Thanh Trúc Điện thoại: 0908381266 Email: [email protected] - Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): Khoa Y tế công cộng, Bộ môn Thống kê y học và Tin học - Thời gian thực hiện: 04/2018 – 04/2019 2. Mục tiêu: MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Xác định tỉ lệ học sinh trung học phổ thông có ý nghĩ tự tử và các yếu tố liên quan tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2018. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Xác định tỉ lệ học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Buôn Ma Thuột có ý nghĩ tự tử trong vòng 12 tháng qua. 2. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm dân số xã hội với ý nghĩ tự tử. 3. Xác định mối liên quan giữa mối quan hệ gia đình và các bất lợi thời thơ ấu với ý nghĩ tự tử 4. Xác định mối liên quan giữa trải nghiệm học tập, bạn bè và thầy cô với ý nghĩ tự tử. 5. Xác định mối liên quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần với ý nghĩ tự tử. 3. Nội dung chính: 4. Kết quả chính đạt được (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...): • Về đào tạo (số lượng, chuyên ngành: trình độ BS/DS/CN, ThS, NCS…): 01 BS Y học dự phòng • Công bố trên tạp chí trong nước và quốc tế (tên bài báo, tên tạp chí, năm xuất bản): 01 bài báo trên tạp chí Y học Việt Nam . viii . Thái Thanh Trúc, Bùi Bình Minh (2019) Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông có ý nghĩ tự tử và các yếu tố liên quan tại thành phố buôn ma thuột. Tạp Chí Y học Việt Nam. • Sách/chương sách (Tên quyển sách/chương sách, năm xuất bản): không • Patent, Giải pháp hữu ích (tên; trình trạng nộp đơn đối với giải pháp chưa đăng ký sở hữu trí tuệ; mã số, ngày cấp, thời gian bảo hộ đối với patent và giải pháp đã đăng ký sở hữu trí tuệ): không 5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại: • Đề tài không mang lại hiệu quả về kinh tế nhưng qua việc công bố kết quả nghiên cứu từ việc tham gia hội nghị khoa học tại Bệnh viện Quận Thủ Đức thì nghiên cứu này cũng nhận được sự quan tâm của báo chí, truyền thông và các nhà nghiên cứu về thực trạng học sinh có ý nghĩ tự tử. o https://thanhnien.vn/gioi-tre/hoc-sinh-bi-stress-vi-hay-so-sanh-voi-ban-be1026588.html o https://m.dantri.com.vn/suc-khoe/bao-dong-tinh-trang-hoc-sinh-tram-cam-tutu-20181121173011753.htm o https://m.baomoi.com/hoc-sinh-ngheo-stress-gap-1-5-lan-hoc-sinh-khagia/c/28692715.epi o https://nld.com.vn/suc-khoe/hoc-sinh-ngheo-stress-gap-15-lan-hoc-sinh-khagia-2018112217433105.htm o https://vnreview.vn/headlines-detail/-/headline/hoc-sinh-ngheo-stress-gap-15-lan-hoc-sinh-kha-gia o https://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/hon-27-hoc-sinh-cap-3-duoc-hoi-o-daklak-co-y-nghi-tu-tu-101463.html . ix . MỞ ĐẦU Tự tử là vấn đề nóng của toàn xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 40 giây lại có 1 người chết vì tự tử trên thế giới, diễn ra ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó vị thành niên và thanh niên là nhóm tuổi có tự tử đứng thứ hai trên thế giới. Số ca tự tử trên thế giới nằm trong khu vực các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm 78% ,trong đó có Việt Nam [53]. Năm 2012, tại Việt Nam có 4600 ca tự tử trong đó nam chiếm gần gấp 3 lần so với nữ (nam: 3431 ca, nữ: 1169 ca) tương ứng với số ca trên 100000 dân như sau: 5,1 ca tử vong/100000 dân (nam: 7,7 ca/100000 dân, nữ: 2,5 ca/100000 dân) [54]. Tự tử có thể phòng tránh được nếu biết sớm các nguyên nhân gây ra sự bế tắc không thể giải quyết được và cuối cùng dẫn tới con đường này. Theo các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tự tử ở thanh thiếu niên đó là: bất lợi về xã hội và giáo dục; những bất lợi thời thơ ấu (lạm dụng tình dục, lạm dụng tinh thần, thể chất, tiếp xúc bạo lực); các mối quan hệ không tốt đẹp với gia đình, thầy cô, bạn bè; áp lực học tập; các rối loạn tâm thần [13, 16, 32, 47]. Những biến cố bất lợi trong quá khứ thường để lại những tổn thương sâu sắc cho mỗi người như lạm dụng tình dục, bạo lực gia đình, gia đình có người tự tử. Ngày nay học sinh cũng phải chịu áp lực học tập rất lớn từ trường lớp và gia đình, thêm vào đó vấn đề bạo lực học đường cũng rất phổ biến khi phương tiện truyền thông càng phát triển, chúng ta lại càng tiếp cận gần hơn một mặt tối ở trường học đó chính là từ sự đố kị và ganh ghét đã dẫn đến những cuộc ẩu đả và hậu quả xấu nhất mà nó gây ra đó chính là tự tử. Theo WHO, trên toàn cầu, tính sẵn có và chất lượng dữ liệu về các vụ tự tử rất thấp. Chỉ có 60 quốc gia thành viên có số liệu đăng ký quan trọng có chất lượng tốt có thể được sử dụng trực tiếp để ước lượng tỷ lệ tự tử nhưng Việt Nam không nằm trong 60 quốc gia đăng ký dữ liệu quan trọng [54]. Những con số thống kê tự tử ở Việt Nam là các nghiên cứu thống kê tại một vài nơi đa phần được thực hiện tại các thành phố lớn nên không thể dựa vào đó mà bao hàm toàn diện, điều này khiến cho những nhà chức trách không thể nắm rõ tình hình trên cả nước và đưa ra những biện pháp can thiệp thích hợp. Buôn Ma Thuột là thành phố của Đắk Lắk, nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, cũng là 1 trong 16 đô thị loại I trực thuộc tỉnh của cả nước. Đây là một vùng đất có nền . 1 . giáo dục và kinh tế ngày càng hoàn thiện và phát triển, tuy nhiên những vấn đề của các học sinh tại đây còn nhiều bức thiết tiêu biểu có vấn nạn bạo lực học đường rất báo động khi có những ngôi trường trung học phổ thông ngày nào cũng có những vụ ẩu đả nghiêm trọng tới mức nhập viện hay áp lực học tập cũng rất nặng nề và tình trạng sức khỏe tâm thần còn là dấu chấm hỏi thế nhưng chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề của học sinh. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định những nguyên nhân nào dẫn tới ý nghĩ tự tử của các em học sinh tại địa bàn thông qua đó còn đưa ra các tỉ lệ quan trọng góp phần giúp cho các ban ngành giáo dục, y tế cũng như nhà trường, gia đình có những nhìn nhận rõ hơn, cụ thể hơn để đưa ra được các biện pháp giúp đỡ và tư vấn kịp thời cho các em học sinh trong giai đoạn trung học phổ thông. MỤC TIÊU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Xác định tỉ lệ học sinh trung học phổ thông có ý nghĩ tự tử và các yếu tố liên quan tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2018. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Xác định tỉ lệ học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Buôn Ma Thuột có ý nghĩ tự tử trong vòng 12 tháng qua. 2. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm dân số xã hội với ý nghĩ tự tử. 3. Xác định mối liên quan giữa mối quan hệ gia đình và các bất lợi thời thơ ấu với ý nghĩ tự tử 4. Xác định mối liên quan giữa trải nghiệm học tập, bạn bè và thầy cô với ý nghĩ tự tử. 5. Xác định mối liên quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần với ý nghĩ tự tử. . 2 . CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tỉ lệ và tình hình tự tử ở vị thành niên Theo CDC, năm 2013 tại Hoa Kì, tự tử là nguyên nhân xếp thứ mười trong bảng xếp loại các nguyên nhân gây ra tử vong cho tất cả các lứa tuổi, có 41149 người tự tử với tỉ lệ 12,6 trên 100,000 dân tương ứng 113 người chết mỗi ngày hay mỗi 13 phút thì có một người chết vì tự tử [21]. Theo điều tra về hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên trường trung học phổ thông năm 2015 tại California cho kết quả: tại khối lớp 10 có 18% học sinh đã cân nhắc nghiêm túc về tự tử, 16% đã lên kế hoạch tự tử, 10% đã cố gắng tự tử trong vòng 12 tháng trước, 2,9% đã cố gắng tự tử thì bị thương, ngộ độc hay quá liều cần tới sự trợ trúp của y tế, tương tự như vậy ở học sinh khối 11 lần lượt là 18,8%, 15,2%, 6,8%, 1,5% và ở học sinh khối 12 là 15,1%, 12,1%, 6,2%, 1,4% [22]. Một nghiên cứu tại Úc cho kết quả có 63,2% người có ý nghĩ tự tử và hơn nửa số đó đã nghĩ tới chuyện kết thúc cuộc sống của họ vào 12 tháng trước, trong số những người báo cáo rằng họ đã nỗ lực tự tử trong quá khứ (19,5%) thì hơn một nửa đã cố gắng tự tử trong 12 tháng qua và có 52% người đã tự gây thương tích cho mình trong vòng 6 tháng qua [47]. Nghiên cứu khác tại Campuchia trên 320 học sinh trung học phổ thông: 11% có ý nghĩ tự tử, 11,9% đã lên kế hoạch tự tử và 3,2% đã cố gắng tự tử [36]. Tại Việt Nam, một khảo sát tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương trong thời gian 2007-2008 có 310 bệnh nhân nhập viện vì tự tử trong đó 50% bệnh nhân nhỏ hơn 25 tuổi và 16,1% là học sinh [11]. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên (SAVY) lần thứ 2 (2010) cũng cho thấy có sự tăng đáng kể về tỉ lệ có ý nghĩ tự tử và hành vi tự gây thương tích cho bản thân ở nhóm tuổi vị thành niên và thanh niên so với cuộc điều tra đầu tiên [5]. Nghiên cứu tại Cần Thơ trên đối tượng học sinh cấp 3 cho kết quả có 26,3% học sinh có ý định tự tử trong đó 12,9% đã lên kế hoạch tự tử và 3,8% đã cố gắng tự tử [26], trong khi đó nghiên cứu tại Tây Ninh, Hà Nội trên đối tượng học sinh lần lượt là 13% [9], 10,6% [44] học sinh có ý nghĩ tự tử. . 3 . 1.2 Các yếu tố liên quan đến tự tử ở vị thành niên 1.2.1 Đặc điểm dân số xã hội Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có mối liên quan giữa các đặc điểm như giới tính, sống chung với bố mẹ, mối quan hệ của bố mẹ, kinh tế gia đình với suy nghĩ và hành vi tự tử: Về mối quan hệ giữa giới tính với ý nghĩ tự tử các kết quả ghi nhận nữ có tỉ lệ cao hơn nam: nghiên cứu tại Tây Ninh (2016) cho thấy nữ giới có ý nghĩ tự tử bằng 1,62 lần nam giới (KTC 95% 1,22 – 2,15) [9], nghiên cứu tại Cần Thơ (2013) cũng cho thấy ở nữ giới có ý nghĩ tự tử bằng 2,31 lần so với nam giới (KTC 95% 1,66-3,24) [26]. Tuy nhiên nghiên cứu tại Campuchia (2011) thì lại cho thấy không có mối liên quan về giới tính với ý nghĩ tự tử (p>0,05) nhưng lại có mối liên quan giữa lên kế hoạch tự tử và cố gắng tự tử trong quá khứ (p<0,05) [36] và nghiên cứu tại Iran (2017) cũng cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính với ý nghĩ tự tử [55]. Nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy nữ giới có ý nghĩ tự tử bằng 1,45 lần so với nam giới (KTC 95% 1,39-1,51). Tình trạng kinh tế gia đình cao và thấp sẽ là yếu tố nguy cơ với ý nghĩ tự tử khi lấy kinh tế gia đình mức trung bình làm nền cụ thể (OR=1,07, KTC 95% 1,03-1,11), (OR=1,31, KTC 95% 1,26-1,36). Về cấu trúc gia đình với việc lấy có cả cha mẹ làm mức nền thì có cha mẹ kế hay mồ côi là các yếu tố nguy cơ của ý nghĩ tự tử với kết quả lần lượt là (OR=1,14, KTC 95% 1,08-1,21), (OR=1,23, KTC 95% 1,10-1,38) [39]. Nghiên cứu tại Phúc Kiến, Trung Quốc cho thấy nam giới có ý nghĩ tự tử bằng 0,60 so với nữ giới (KTC 95% 0,55-0,65). Sống chung với cha hoặc mẹ có ý nghĩ tự tử bằng 1,20 lần so với sống chung với cả bố và mẹ (KTC 95% 1,05-1,38). Tình trạng kinh tế gia đình lấy mức giàu làm nền thì mức kinh tế khá giả là yếu tố bảo vệ và mức kinh tế nghèo là yếu tố nguy cơ với ý nghĩ tự tử [33]. Nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ (2013) cho kết quả: nữ giới có ý nghĩ tự tử bằng 1,70 lần so với nam giới (KTC 95% 1,40-2,10). Lấy sống chung với cả cha mẹ làm nền thì học sinh sống chung với chỉ 1 trong 2 người có ý nghĩ tự tử bằng 1,80 lần (KTC 95% 1,202,70), học sinh không sống chung với cha mẹ có ý nghĩ tự tử bằng 2,80 lần (KTC 95% 2,003,90). Không có mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử với số anh chị em trong gia đình [43]. 1.2.2 Mối quan hệ gia đình . 4 . Gia đình là nơi yên bình nhất của mỗi người thế nhưng không phải ai cũng cảm thấy được bình yên trong chính mái ấm của mình. Hầu hết sự ảnh hưởng nhiều nhất lên con người chính là gia đình. Nhiều tài liệu trên thế giới đã chứng minh mối quan hệ gia đình như việc xung đột thường ngày của cha mẹ hay sự vô tâm của cha mẹ đối với con cái có ảnh hưởng rất nhiều lên tâm lý, và đặc biệt là nó có mối liên quan đến ý nghĩ tự tử cũng như hành vi tự tử [27]. Một nghiên cứu cắt ngang ở 36757 thanh thiếu niên tuổi 17 tại Pháp (2008) cho biết 16,2% báo cáo những ý tưởng tự tử trong 12 tháng qua và 8,2% báo cáo là đã cố gắng tự tử liên tục. Các mối quan hệ tiêu cực với một hoặc cả hai cha mẹ và cha mẹ sống cùng nhau nhưng có mối quan hệ tiêu cực có liên quan đáng kể đến nguy cơ tự tử ở cả hai giới [25]. Nghiên cứu tại Iran (2017) cho thấy ở những học sinh có sự thấu hiểu từ cha mẹ có ý nghĩ tự tử bằng 0,49 lần so với học sinh không có sự thấu hiểu từ cha mẹ (KTC 95% 0,29-0,83) [55]. Một nghiên cứu được tổng hợp từ các dữ liệu sẵn có từ các nghiên cứu trước về sự quan tâm và kiểm soát của cha mẹ với ý nghĩ tự tử, cho thấy sự thiếu quan tâm và sự quá kiểm soát của mẹ có mối liên quan tới ý nghĩ tự tử trong khi, ở cha là sự thiếu quan tâm có liên quan tới ý nghĩ tự tử [31]. Theo nghiên cứu SAVY2 cho thấy ở những vị thành niên và thanh có sự gắn kết gia đình mạnh thì có ý nghĩ tự tử bằng 0,70 lần so với những người có sự gắn kết gia đình yếu hơn (KTC 95% 0,54-0,92) [5]. Nghiên cứu cắt ngang tại Hà Nội (2013) cho thấy sự quan tâm của cha mẹ là một yếu tố bảo vệ tránh cho các học sinh có ý nghĩ và hành vi tự tử, cụ thể ở nam giới có nhiều sự quan tâm của cha là yếu tố bảo vệ trong khi đó ở nữ giới, sự quan tâm của mẹ là yếu tố bảo vệ (p<0,05). Sự quá kiểm soát của cha lại là yếu tố nguy cơ cho ý nghĩ tự tử ở nữ: ở học sinh nữ có sự quá bảo vệ của cha có ý nghĩ tự tử bằng 1,10 lần so với học sinh có ít hơn (KTC 95% 1,00-1,20) [44]. 1.2.3 Bất lợi thời thơ ấu Những sự kiện xảy ra ở thời thơ ấu dù là vui hay buồn, tốt hay xấu về mặt thể xác hay tinh thần thì cũng góp phần rất lớn trong việc hình thành nên con người trong tương lai. Đặc biệt những chuyện không tốt đẹp thì lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả. Ngày nay với sự phát triển của truyền thông chúng ta được thấy rõ hơn những vấn đề tiêu cực xảy ra trong cuộc sống thường ngày, điển hình như tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em . 5 . cũng như bạo hành trẻ em, hậu quả của nó là sự tổn thương về thể xác cũng như tinh thần. Theo Tổng cục Cảnh sát, trong 6 tháng đầu năm 2017, các địa phương ghi nhận nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em là Hà Nội (32 trẻ), Tây Ninh (31 trẻ), Kiên Giang (30 trẻ), Hồ Chí Minh (28 trẻ) và đối tượng xâm hại tình dục trẻ em hầu hết là những người ít ai ngờ tới như người thân ruột thịt, thầy giáo, hàng xóm [4]. Tại Việt Nam việc giáo dục con cái đối với rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng khi con làm gì sai trái thì phải dạy bảo con bằng cách mắng chửi hay đánh đập thì mới hiệu quả, chính vì tư tưởng đó nên khi một đứa trẻ bị cha mẹ đánh đập thì cũng ít người dám can ngăn bởi coi đó là lẽ thường tình, không giống như các nước phát triển thì các đứa trẻ có quyền gọi cảnh sát khi người bảo hộ dùng vũ lực với bản thân mình. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) tại Việt Nam năm 2014 cho kết quả có 68,4% trẻ em từ 1 đến 14 tuổi phải chịu ít nhất một hình phạt tâm lý hoặc thể xác trong vòng một tháng trước điều tra trong đó 58,2% là xử phạt tâm lý, 42,7% là xử phạt về thể xác và hình thức xử phạt thể xác nghiêm trọng nhất là đánh mạnh vào đầu, tai hoặc mặt [6]. Theo hệ thống dữ liệu quốc gia về lạm dụng và bỏ bê trẻ em của Hoa Kỳ năm 2015 cho biết 1670 trẻ em tử vong vì bị lạm dụng hoặc bỏ bê tương ứng với 5 trẻ chết mỗi ngày vì nguyên nhân này, trong đó 74,8% trẻ tử vong dưới 3 tuổi và 49,4% trẻ dưới 1 tuổi; cụ thể những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em có 72,9% do trẻ bị sao lãng, không được quan tâm, chăm sóc và 43,9% do lạm dụng thể chất [24]. Những bất lợi không chỉ là việc đánh đập, la mắng mà còn cả việc người trong gia đình sử dụng chất kích thích, nghiện rượu, người trong gia đình có bệnh tâm thần hay đã cố gắng tự tử, thành viên trong gia đình cư xử bạo lực hay việc tiếp xúc bạo lực trong cộng đồng cũng là những vấn đề được xét ở khía cạnh những bất lợi xảy ra trong thời thơ ấu của trẻ. Không phải đứa trẻ nào cũng đủ mạnh mẽ để vượt qua những chuyện như vậy và điều tệ nhất có thể xảy ra đó là tự tử - như một cách giải quyết cuối cùng cho sự bế tắc của các em, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên khi các em có sự thay đổi về mặt tâm sinh lý mạnh mẽ. Rất nhiều tài liệu trên thế giới từ lâu cũng cho thấy những bất lợi thời thơ ấu có mối quan hệ mật thiết tới tình trạng bạo lực, vấn đề sức khỏe tâm thần, tự tử, tệ nạn xã hội [13, 28]. Nghiên cứu ở 14221 học sinh trung học cơ sở tại ở Quảng Châu, Tân Hương, Thẩm Dương và Trùng Khánh, Trung Quốc năm 2016 cho kết quả: tỉ lệ học sinh có thời thơ ấu bị lạm dụng, lạm dụng thể chất, lạm dụng tinh thần, lạm dụng tình dụng, có ý định tự tử, có . 6 . kế hoạch tự tử và cố gắng tự tử trong học sinh trung học xuất hiện như sau 7246 (51,0%), 5824 (41,0%), 5409 (38,0%), 1039 (7,3%), 2042 (14,4%), 1174 (8,3%) và 548 (3,9%). Sau khi kiểm soát các biến số gây nhiễu, tiền sử về lạm dụng trẻ em có ý nghĩa thống kê: ở nam có ý nghĩ tự sát (OR = 2,03, KTC 95% 1,72-2,40) và kế hoạch tự tử (OR = 1,93, KTC 95% 1,57-2,37) và ở nữ có ý nghĩ tự tử (OR = 2,45, KTC 95% 2,12-2,82), có kế hoạch tự tử (OR = 2,46, KTC 95% 2,02-3,00) và cố gắng tự tử (OR = 2,12, KTC 95% 1,61-2,78) [49]. Nghiên cứu khác trên 6233 học sinh lớp 4 ở tất cả các thành phố và quận ở Đài Loan vào năm 2014 cho kết quả rằng sự bắt nạt là phổ biến nhất (71%), tiếp theo là sao lãng thể chất (66%), lạm dụng tinh thần (43%), bạo lực gia đình (28%), bạo lực cộng đồng (22%), lạm dụng thể chất (21%) và lạm dụng tình dục (9%) [14]. Một nghiên cứu đoàn hệ được tiến hành bằng cách cha mẹ tự báo cáo về tình trạng cố gắng tự tử của bản thân khoảng 10 lần từ khi mang thai tới khi con được 11 tuổi, sau đó những đứa con sẽ báo cáo về hành vi tự tử của mình vào thời điểm 16-17 tuổi. Kết quả cho thấy trẻ có người mẹ đã cố gắng tự tử trong quá khứ thì có mối liên quan về suy nghĩ tự tử ở trẻ với OR = 5,04 (KTC 95% 2,24-11,36) [30]. Một nghiên cứu đoàn hệ khác được tiến hành từ năm 1997 đến 2012, trên 701 người con của 334 người có rối loạn tâm thần trong đó 191 (57,2%) người đã cố gắng tự tử, được theo dõi với mức trung bình là 5, 6 năm. Kết quả cho thấy nguy cơ tự tử ở con cái cao hơn ở cha mẹ có tiền sử cố gắng tự tử trong quá khứ với OR=4,13 (KTC 95% 1,45-11,77) và nguy cơ con cái có hành vi tự tử cũng cao hơn ở nhóm cha mẹ có trầm cảm OR=4,02 (KTC 95% 1,39-11,65) [17]. Nghiên cứu tại Cần Thơ (2013) cho thấy có 9,5% học sinh bị lạm dụng bởi gia đình hoặc người lớn trong gia đình và ở những học sinh này có tỉ lệ ý nghĩ tự tử bằng 2,86 lần so với học sinh không có trải nghiệm này (KTC 95% 1,83-4,47) [26]. Trong khi đó nghiên cứu tại Tây Ninh cho kết quả bất lợi thời thơ ấu chiếm tỉ lệ cao nhất là sao lãng tinh thần tiếp theo là sao lãng tinh thần và thành viên trong gia đình cư xử bạo lực, thấp nhất là gia đình có người bệnh tâm thần trong đó lạm dụng thể chất có mối liên quan chặt chẽ nhất với ý nghĩ tự tử cụ thể ở học sinh bị lạm dụng thể chất có ý nghĩ tự tử bằng 3,34 lần so với học sinh không có trải nghiệm này (KTC 95% 2,41-4,64) [9]. 1.2.4 Trải nghiệm học tập, bạn bè và thầy cô . 7 . Hiện nay hai vấn đề về trường học rất nổi cộm đó là áp lực học tập và bạo lực học đường đang gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận. Hầu hết các em học sinh hiện nay phải học với thời gian chiếm phần lớn và thậm chí không có thời gian để nghỉ ngơi, ngoài học ở trường các em được cha mẹ cho đi các lớp học bồi dưỡng, học các khóa ở trung tâm ngay cả những ngày nghỉ cuối tuần. Không chỉ đơn thuần là khối lượng bài học quá nhiều, các áp lực khác mà các bậc cha mẹ áp đặt lên con cái chính là điểm số, vị trí xếp hạng trong trường lớp và những điều họ muốn con mình phải đạt được. Trên thực tế, chúng ta có thể rất dễ dàng kiếm được những bài báo về tự tử ở học sinh do áp lực học tập quá nặng, báo Thanh niên đăng bài vào tháng 9/2017 một học sinh lớp 9 tại Hồ Chí Minh nhảy lầu tự tử vì bị điểm kém [2]. Bạo lực học đường là một vấn đề nan giải trong giáo dục ở tất cả mọi nơi không chỉ riêng Việt Nam. Bạo lực học đường không chỉ là đánh nhau, bắt nạt giữa các học sinh mà còn là giữa giáo viên hay nhân viên nhà trường với học sinh. Điều tra về hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên trường trung học phổ thông năm 2015 tại California cho kết quả: có 6,6% học sinh đã từng đánh nhau, 15,8% học sinh bị bắt nạt ở trường, 6,1% học sinh không muốn tới trường vì cảm thấy không an toàn ở trường hoặc trên đường đến trường hoặc từ trường [22]. Theo kết quả khảo sát về bạo lực học đường do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với 297 học sinh tham gia bao gồm cả học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thì có hơn 50% học sinh khảo sát từng là nạn nhân của bạo lực học đường và hơn 80% đã từng chứng kiến cảnh bạo lực xảy ra trong trường học, và trong những học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường thì trạng thái tâm lý lo sợ là 8,9%, đau buồn là 32,3%, tự ái là 35,7% [10]. Ngày 25/10/2017 báo Dân trí đưa tin một học sinh nam tại Tuyên Quang bị bạn cùng trường đánh tử vong [3], một trường hợp khác vào năm 2016, một học sinh lớp 8 tại Yên Bái sau khi bị phụ huynh của một học sinh cùng trường đánh đã rơi vào hoảng loạn tâm lý và tự tử [1]. Theo nghiên cứu ở các trường trung học cơ sở ở hai miền Phần Lan từ năm 1999 với 16410 thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 16 cho thấy có mối liên hệ giữa bị bắt nạt với tình trạng trầm cảm và ý tưởng tự sát [37]. Nghiên cứu tại Phúc Kiến (Trung Quốc) cho thấy mối quan hệ của học sinh với thầy cô có liên quan với ý nghĩ tự tử cụ thể: lấy mối quan hệ tốt làm nền thì ở mức trung bình . 8 . học sinh có ý nghĩ tự tử bằng 1,17 lần so với mối quan hệ tốt (KTC 95% 1,06-1,29), mối quan hệ xấu với thầy cô có ý nghĩ tự tử bằng 1,91 lần so với mối quan hệ tốt (KTC 95% 1,61-2,26). Về mối quan hệ với bạn cùng lớp, mối quan hệ xấu có ý nghĩ tự tử bằng 1,63 lần so với mối quan hệ tốt với bạn bè (KTC 95% 1,33-2,00). Về hành vi bắt nạt học đường cho thấy, những học sinh bắt nạt người khác có ý nghĩ tự tử bằng 1,87 lần so với học sinh không có hành vi bắt nạt (KTC 95% 1,40-2,49), học sinh là nạn nhân của bắt nạt học đường có ý nghĩ tự tử bằng 2,31 lần so với học sinh không có hành vi bắt nạt (KTC 95% 1,962,73), học sinh vừa là nạn nhân vừa là người đi bắt nạt người khác thì có ý nghĩ tự tử bằng 2,64 lần so với học sinh không có hành vi bắt nạt (KTC 95% 2,16-3,23) [33]. Nghiên cứu cắt ngang trên nhóm tuổi vị thành niên tự tử tại bệnh viện Tiền Giang cho thấy 10% do thất bại trong học tập và 5,8% do mâu thuẫn với bạn bè [8]. Nghiên cứu tại Hà Nội chỉ ra rằng ở nam giới bị bắt nạt có ý nghĩ tự tử bằng 1,10 lần so với không bị bắt nạt (KTC95% 1,10-1,40) và sự gắn kết trường học là yếu tố bảo vệ khỏi ý nghĩ tự tử ở học sinh [44]. Nghiên cứu tại Cần Thơ cho kết quả: có mối liên quan giữa học sinh có gia sư sau giờ ở trường với ý nghĩ tự tử với PR=1,52, KTC 95% 1,02-2,26 [26]. Nghiên cứu tại Tây Ninh cho thấy có mối liên quan giữa bị bạn bè bắt nạt tinh thần, thể chất với ý nghĩ tự tử lần lượt như sau (PR=2,10, KTC 95% 1,67-2,66), (PR=1,59, KTC 95% 1,16-2,18). Mối quan hệ với thầy cô cũng có mối liên quan với ý nghĩ tự tử cụ thể: việc tranh cãi với thầy cô, bị thầy cô la mắng và bị phạt thể chất. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra có mối liên quan khác như kết quả học tập, học thêm với gia sư tại nhà, thời gian học thêm sau ở trường, việc học thêm cuối tuần và trong các kỳ nghỉ với ý nghĩ tự tử là các yếu tố nguy cơ của ý nghĩ tự tử. Trong khi đó sự gắn kết trường học là yếu tố bảo vệ, học sinh có điểm số gắn kết trường học cao thì có ý nghĩ tự tử bằng 0,88 lần so với học sinh có mức điểm thấp (KTC 95% 0,86-0,90). Áp lực học tập có liên quan với ý nghĩ tự tử cụ thể: học sinh có áp lực nặng có ý nghĩ tự tử bằng 3,59 lần so với học sinh có áp lực nhẹ (KTC 95% 2,53-5,08) [9]. 1.2.5 Sức khỏe tâm thần Theo WHO, khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới có rối loạn hay có các vấn đề về tâm thần. Rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, các khu vực trên thế giới có tỷ lệ dân số dưới 19 tuổi lại có dữ liệu sức khoẻ tâm thần thấp nhất. Hầu hết các quốc . 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất