Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tỉ lệ các cơn động kinh ở bệnh nhân người lớn theo phân loại cơn động kinh 2017 ...

Tài liệu Tỉ lệ các cơn động kinh ở bệnh nhân người lớn theo phân loại cơn động kinh 2017 của liên hội quốc tế chống động kinh

.PDF
114
7
57

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN QUỐC TRUNG TỈ LỆ CÁC CƠN ĐỘNG KINH Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN THEO PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH 2017 CỦA LIÊN HỘI QUỐC TẾ CHỐNG ĐỘNG KINH Luận văn Thạc sĩ: Ngành: Nội Khoa (Thần Kinh) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN QUỐC TRUNG TỈ LỆ CÁC CƠN ĐỘNG KINH Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN THEO PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH 2017 CỦA LIÊN HỘI QUỐC TẾ CHỐNG ĐỘNG KINH Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: 8720107 Luận văn Thạc sĩ Y học Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ VĂN TUẤN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học “Tỉ lệ các cơn động kinh ở bệnh nhân người lớn theo phân loại cơn động kinh 2017 của Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2018 Người cam đoan Nguyễn Quốc Trung Thông tin kết quả nghiên cứu . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i MỤC LỤC ............................................................................................................................ii BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT ............................................................ vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ .....................................................................................................xii DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................xii ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG KINH ............................................................................... 4 1.2 PHÂN LOẠI ĐỘNG KINH ...................................................................................... 5 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảng phân loại cơn động kinh .................... 5 1.2.2 Bảng phân loại cơn động kinh 1981 theo LHQTCĐK ......................................... 7 1.2.3 Bảng phân loại cơn động kinh 2017 theo LHQTCĐK ....................................... 11 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 23 1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 23 1.3.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 32 2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 32 2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 32 2.2.1 Dân số mục tiêu: ................................................................................................. 32 Thông tin kết quả nghiên cứu . . 2.2.2 Dân số chọn mẫu: ............................................................................................... 32 2.2.3 Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 32 2.2.4 Tiêu chuẩn chọn bệnh ......................................................................................... 32 2.2.5 Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................................. 34 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 34 2.3.1 Cỡ mẫu ................................................................................................................ 34 2.3.2 Phân loại cơn động kinh ..................................................................................... 35 2.3.3 Thu thập số liệu................................................................................................... 35 Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................ 42 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 44 3.1 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................................... 44 3.1.1 Giới tính .............................................................................................................. 44 3.1.2 Tuổi ..................................................................................................................... 44 3.1.3 Nơi cư trú ............................................................................................................ 45 3.1.4 Trình độ học vấn ................................................................................................. 46 3.1.5 Tình trạng gia đình .............................................................................................. 46 3.1.6 Nghề nghiệp ........................................................................................................ 47 3.1.7 Đặc điểm thông tin khai báo cơn động kinh ....................................................... 47 3.1.8 Đặc điểm cơn động kinh ..................................................................................... 48 3.2 TỈ LỆ CÁC LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH CỦA LHQTCĐK 2017 và LHQTCĐK 1981 ...................................... 53 3.2.1 Tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 2017 ............................................................................................................................. 53 3.2.2 Tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 1981 ............................................................................................................................. 54 Thông tin kết quả nghiên cứu . . 3.2.3 Đặc điểm điện não đồ liên quan.......................................................................... 55 3.3 TỈ LỆ BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH LHQTCĐK 2017 VÀ LHQTCĐK 1981 ............. 56 3.4 SO SÁNH TỈ LỆ PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH CỦA BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH CỦA LHQTCĐK 2017 VÀ BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH CỦA LHQTCĐK 1981 ....................................................................................... 57 3.4.1 So sánh tỉ lệ phân loại cơn động kinh theo bảng 2017 và 1981 của LHQTCĐK ..................................................................................................................................... 57 3.4.2 Đặc điểm lâm sàng của nhóm động kinh chưa phân loại theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 1981 .................................................................................. 58 3.5 KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH CỦA LHQTCĐK 2017 .......................................................................... 59 3.5.1 Khó khăn ............................................................................................................. 59 3.5.2 Thuận lợi ............................................................................................................. 60 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................................. 61 4.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................ 61 4.2 TỈ LỆ CÁC LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH 2017 CỦA LHQTCĐK .......................................................................... 62 4.2.1 Tỉ lệ bệnh nhân phân loại được cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 của LHQTCĐK ........................................................................................... 62 4.2.2 Tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 của LHQTCĐK .................................................................................................................. 64 4.3 TỈ LỆ CÁC LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH 1981 CỦA LHQTCĐK .......................................................................... 71 4.4 SO SÁNH KẾT QUẢ BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH 2017 VÀ BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH 1981 CỦA LHQTCĐK ....................................................................................... 73 Thông tin kết quả nghiên cứu . . 4.4.1 So sánh tỉ lệ phân loại được cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 và 1981 của LHQTCĐK ..................................................................................... 74 4.4.2 So sánh tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 và 1981 của LHQTCĐK ................................................................................................... 75 4.5 KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG BẢNG PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH CỦA LHQTCĐK 2017 .......................................................................... 78 4.5.1 Khó khăn ............................................................................................................. 78 4.5.2 Thuận lợi ............................................................................................................. 80 4.6 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU CHÚNG TÔI.................................... 80 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 82 KIẾN NGHỊ........................................................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... i PHỤ LỤC 1.........................................................................................................................vii PHỤ LỤC 2.......................................................................................................................... xi Thông tin kết quả nghiên cứu . . BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT AAN: American Academy of Neurology Hội thần kinh Hoa Kỳ BECTS: Benign epilepsy of childhood with centrotemporal spikes Động kinh lành tính ở trẻ với gai trung tâm thái dương EEG: Electroencephalogram Điện não đồ ES: Epileptic seizure Cơn động kinh EU: European Union Liên minh châu Âu EUR: Euro Đồng tiền chung châu Âu FAS: Focal aware seizure Cơn động kinh cục bộ còn ý thức FBTCS: Focal to bilateral tonic–clonic seizure Cơn động kinh cục bộ tiến triển co cứng co giật hai bên FES: Focal epileptic spasm Cơn co thắt động kinh cục bộ FIAS: Focal impaired awareness seizure Cơn động kinh cục bộ rối loại ý thức FMS: Focal motor seizure Thông tin kết quả nghiên cứu . . Cơn động kinh cục bộ vận động FNMS: Focal nonmotor seizure Cơn động kinh cục bộ không vận động GAS: Generalized absence seizure Cơn động kinh toàn thể vắng ý thức GES: Generalized epileptic spasm Cơn co thắt toàn thể GMS: Generalized motor seizure Cơn động kinh toàn thể vận động GTCS: Generalized tonic–clonic seizure Cơn động kinh toàn thể co cứng co giật ILAE: International League Against Epilepsy Liên hội quốc tế chống động kinh PNES: Psychogenic non-epileptic seizures Cơn tâm lý không phải động kinh WHO: World Health Organization Tổ chức y tế thế giới Thông tin kết quả nghiên cứu . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT cs: cộng sự LHQTCĐK: Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh TCYTTG: Tổ chức y tế thế giới Video – EEG: Băng hình điện não đồ Video: Băng hình Thông tin kết quả nghiên cứu . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phân loại cơn động kinh 1981 ...................................................................... 7 Bảng 1.2: Bảng phân loại cơn động kinh 2017 theo LHQTCĐK ........................................ 11 Bảng 1.3: Thuật ngữ sử dụng mô tả hành vi trong và sau cơn động kinh ........................... 14 Bảng 1.4: Bảng chú giải thuật ngữ....................................................................................... 16 Bảng 1.5: Phân loại cơn động kinh 1981 theo Alberto Velez (2006) .................................. 25 Bảng 1.6: Tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 của LHQTCĐK trong nghiên cứu của Aaberg và cs (2017), Hui Gao và cs (2018).......... 28 Bảng 1.7: Tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 1981 của LHQTCĐK trong nghiên cứu của Aaberg và cs (2017), Hui Gao và cs (2018).......... 29 Bảng 1.8: Tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 và 1981 của LHQTCĐK trong nghiên cứu của Hui Gao và cs (2018) ..................................... 30 Bảng 1.9: Tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 1981 của Lê Văn Tuấn (2009) và Lê Thị Khánh Vân (2011) .................................................................. 31 Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu ....................................................................................... 35 Bảng 3.1: Tuổi trung bình và độ lệch chuẩn ........................................................................ 45 Bảng 3.2: Tỉ lệ phần trăm theo nhóm tuổi ........................................................................... 45 Bảng 3.3: Trình độ học vấn ................................................................................................. 46 Bảng 3.4: Tình trạng hôn nhân ............................................................................................ 46 Bảng 3.5: Thông tin khai báo cơn động kinh....................................................................... 47 Bảng 3.6: Độ tin cậy của thông tin khai báo ........................................................................ 48 Bảng 3.7: Đặc điểm khởi phát cơn động kinh ..................................................................... 48 Bảng 3.8: Đặc điểm mức độ ý thức trong cơn động kinh .................................................... 49 Bảng 3.9: Hoàn cảnh khởi phát............................................................................................ 49 Bảng 3.10: Băng hình cơn động kinh .................................................................................. 49 Thông tin kết quả nghiên cứu . . Bảng 3.11: Đặc điểm tiền căn bệnh lý ................................................................................. 50 Bảng 3.12: Đặc điểm khám lâm sàng .................................................................................. 51 Bảng 3.13: Thời điểm chẩn đoán động kinh ........................................................................ 52 Bảng 3.14: Đặc điểm điện não đồ ngoài cơn và các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 2017 ........................................................................... 55 Bảng 3.15: Đặc điểm điện não đồ ngoài cơn và các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 1981 ........................................................................... 55 Bảng 3.16: Tỉ lệ bệnh nhân được phân loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 2017 (n=98) ............................................................................... 56 Bảng 3.17: Tỉ lệ bệnh nhân được phân loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 1981 (n=98) ............................................................................... 56 Bảng 3.18: Tỉ lệ phân loại được cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 1981 và 2017............................................................................................ 57 Bảng 3.19: Đặc điểm dân số của nhóm cơn động kinh không phân loại ............................. 58 Bảng 4.1: Tỉ lệ cơn động kinh phân loại được và không phân loại được trong các nghiên cứu ứng dụng bảng phân loại cơn động kinh mới 2017 .............................................. 64 Bảng 4.2: Tỉ lệ các loại cơn động kinh theo khởi phát trong các nghiên cứu ứng dụng bảng phân loại cơn động kinh mới 2017 .............................................................................. 66 Bảng 4.3: Tỉ lệ ba loại cơn động kinh cao nhất theo các nghiên cứu ứng dụng bảng phân loại cơn động kinh mới 2017 ....................................................................................... 68 Bảng 4.4: Tỉ lệ (%) các loại cơn động kinh trong các nghiên cứu sử dụng bảng phân loại cơn động kinh 2017 ..................................................................................................... 69 Bảng 4.5: Tỉ lệ (%) các loại cơn động kinh trong các nghiên cứu sử dụng bảng phân loại cơn động kinh 1981 ..................................................................................................... 71 Bảng 4.6: Tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 và 1981 của LHQTCĐK trong nghiên cứu của chúng tôi ......................................................... 75 Thông tin kết quả nghiên cứu . . Bảng 4.7: Tương quan đặc điểm lâm sàng và khả năng phân loại được cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 1981 ............................................................................. 76 Thông tin kết quả nghiên cứu . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bố giới tính ................................................................................ 44 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân bố nơi cư trú .............................................................................. 45 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ phân bố nghề nghiệp (n=93) .............................................................. 47 Biểu đồ 3.4: Đặc điểm điện não đồ (n=98) .......................................................................... 51 Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ phần trăm các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 2017 (n=98) ............................................................................................. 53 Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ phần trăm các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 1981 (n=98) ............................................................................................. 54 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................................... 42 Thông tin kết quả nghiên cứu . 1 . ĐẶT VẤN ĐỀ Động kinh là một trong những bệnh gây gánh nặng cho xã hội nhiều nhất, ước tính ảnh hưởng khoảng 50 triệu người trên thế giới, gần 80% trong số này nằm ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và hơn 50% bệnh nhân sống ở châu Á [27],[41]. Năm 1997, Jallon và cộng sự báo cáo các nghiên cứu ở châu Á, đưa ra tỉ lệ hiện mắc bệnh động kinh dao động từ 1,5/1000 người ở Nhật Bản đến 10,0/1000 người ở Pakistan và ở Việt Nam là 10,7/1000 người [11]. Tỉ lệ tử vong thường cao ở các nước đang phát triển, khoảng 28,9/1000 người-năm ở nông thôn Cameroon, 31,6/1000 người-năm ở trung tâm nông thôn Ethiopia, và đặc biệt 90,9/1000 người-năm ở Lào [38]. Hậu quả nặng nhất của bệnh động kinh là tử vong do những nguyên nhân chính: đột tử ở bệnh nhân động kinh, trạng thái động kinh, chấn thương và tự tử [10]. Để chẩn đoán đúng, điều trị hiệu quả bệnh động kinh cần chẩn đoán và phân loại đúng cơn động kinh [14]. Hiện nay, các bác sĩ lâm sàng sử dụng bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK (Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh) 1981 và bảng phân loại hội chứng động kinh của LHQTCĐK 1989 trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 1981 còn nhiều khuyết điểm: phân loại thành hai nhánh cục bộ hoặc toàn thể (tuy nhiên nhiều trường hợp không phân loại được như: cơn co thắt và cơn co cứng có khởi phát cả cục bộ và toàn thể), không đề cập đến nhóm cơn động kinh không phân loại được, nhiều thuật ngữ còn gây khó hiểu cho bệnh nhân và các đồng nghiệp chuyên khoa khác: cơn động kinh cục bộ phức tạp, cơn động kinh cục bộ đơn giản…, nhiều loại cơn động kinh đã không được đề cập trong bảng phân loại này: cơn co thắt, cơn hành vi tự động, cơn tăng động, cơn ngưng hành vi, cơn giật cơ co cứng co giật, cơn mất trương lực giật cơ, cơn giật mi mắt giật cơ…, những thông tin thu thập hồi cứu sau cơn thường không chính xác trong việc xác định còn ý thức hay rối loạn ý thức [6], [8]. Trải qua hơn 35 năm từ khi bảng phân loại cơn động kinh 1981 ra đời, đã có nhiều sự phát triển vượt bậc đặc biệt khi phát hiện những cơn động kinh mới mà bảng phân loại cũ không đề cập, dễ dàng thu Thông tin kết quả nghiên cứu . 2 . hình cơn động kinh bằng điện thoại thông minh, phát triển trong lĩnh vực băng hình– điện não đồ, hình ảnh học thần kinh, di truyền học, sinh học phân tử, và phẫu thuật động kinh, việc đòi hỏi phải có và ứng dụng bảng phân loại mới phù hợp cho sự phát triển trong lĩnh vực động kinh là yêu cầu khẩn thiết. Với mong muốn sử dụng ngôn từ ngắn gọn, dễ hiểu trong giao tiếp giữa bệnh nhân động kinh và bác sĩ hay giữa bác sĩ các chuyên khoa với nhau, đồng thời cập nhật những loại cơn động kinh mới, khắc phục những khuyết điểm của bảng phân loại cũ, Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh (LHQTCĐK) đã sử dụng hệ thống mạng để thu thập những ý kiến của các chuyên gia động kinh trên toàn thế giới, và kết quả vào tháng 3 năm 2017, Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh đã thông báo cho ra đời bảng phân loại cơn động kinh 2017 [32]. Bảng phân loại cơn động kinh 2017 sử dụng những ngôn từ đơn giản, thay đổi những khái niệm chẩn đoán để dễ dàng sử dụng trong lâm sàng, cập nhật những loại cơn động kinh mới và phân loại đánh giá toàn diện bệnh nhân động kinh [32]. Trên thế giới đã có những nghiên xác định tỉ lệ cơn động kinh như Alberto Velez và cộng sự (2006) đã công bố một nghiên cứu về dịch tễ học và phân loại cơn động kinh, hội chứng động kinh trên tạp chí Epilepsia, nghiên cứu thu thập số liệu từ bệnh nhi và bệnh nhân người lớn từ 2 đến 85 tuổi [18]. Kết quả cho thấy dựa trên dữ liệu lâm sàng và điện não đồ, nghiên cứu phân loại động kinh theo bảng phân loại động kinh của ILAE 1981 cho kết quả: 36% động kinh toàn thể, 64% động kinh cục bộ [18]. Năm 2003, GCY Fong và cs đã tiến hành một nghiên cứu về động kinh tại Hong Kong, nghiên cứu tuyển chọn 736 bệnh nhân động kinh người lớn hơn 15 tuổi, với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết quả cho thấy loại động kinh cục bộ chiếm 55.4%, động kinh toàn thể chiếm 38.7% và động kinh không phân loại chiếm 5.8% [26]. Năm 2017, Aaberg và cs tiến hành phân loại cơn động kinh trên 606 bệnh nhi ở Na Uy từ 3-13 tuổi, thiết kế cắt ngang mô tả, ghi nhận được 817 loại cơn động kinh và phân loại các cơn động kinh này theo hai bảng phân loại 1981 và 2017 của LHQTCĐK [29]. Kết quả theo bảng phân loại cơn động kinh 1981 là: cơn động kinh cục bộ chiếm 50,9%, cơn động kinh toàn thể chiếm 31,6% và cơn không phân loại Thông tin kết quả nghiên cứu . 3 . được chiếm 17,5% [29]. Kết quả theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 là: cơn động kinh cục bộ 50,9%, cơn động kinh toàn thể 31,6% và cơn động kinh không rõ khởi phát 13,2% và cơn không phân loại được 4,3% [29]. Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu áp dụng bảng phân loại cơn động kinh 1981 của LHQTCĐK được thực hiện bởi Lê Văn Tuấn (2009) đưa ra tỉ lệ cơn động kinh cục bộ có 132 (72,1%) các trường hợp, trong đó cơn cục bộ đơn giản có 39 (21,3%) các trường hợp, cơn cục bộ phức tạp có 57 (31,2%) các trường hợp, cơn cục bộ toàn thể hoá thứ phát có 36 (19,6%) các trường hợp, cơn toàn thể có 41 (22,4%) các trường hợp, còn lại 10 (5,5%) trường hợp không phân loại được loại cơn [4]. Tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và nhất là tại bệnh viện Nhân Dân 115 chưa có nghiên cứu nào xác định tỉ lệ các loại cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 của LHQTCĐK. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm xác định “Tỉ lệ các cơn động kinh ở bệnh nhân người lớn theo phân loại cơn động kinh 2017 của Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh” tại bệnh viện Nhân Dân 115 với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Xác định tỉ lệ các cơn động kinh ở bệnh nhân người lớn tại bệnh viện Nhân Dân 115 theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 của LHQTCĐK 2. So sánh tỉ lệ phân loại được cơn động kinh theo bảng phân loại cơn động kinh 2017 của LHQTCĐK và bảng phân loại cơn động kinh 1981 của LHQTCĐK 3. Khó khăn và thuận lợi khi áp dụng bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 2017 Thông tin kết quả nghiên cứu . 4 . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG KINH Cơn động kinh là sự xuất hiện nhất thời các triệu chứng cơ năng và thực thể (gồm vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần và thần kinh thực vật) do sự phóng điện kịch phát quá mức và đồng bộ của các nơron trong não [1], [20]. Bệnh động kinh là một bệnh thần kinh đặc trưng bởi khuynh hướng lâu dài khởi phát các cơn động kinh và những hậu quả trên sinh học thần kinh, nhận thức, tâm lý, xã hội của bệnh này [3], [37]. Các cơn động kinh đã được chú ý từ thời xa xưa. Báo cáo đầu tiên về bệnh động kinh được tìm thấy trong bút tích của vương quốc Assyria, phía bắc Mesopotamia, vào thời điểm 2000 năm trước công nguyên. Nhiều tài liệu trích dẫn về động kinh đã được tìm thấy, nhưng quan trọng nhất là những tài liệu của Hippocrate, ông đã viết cuốn sách đầu tiên về động kinh “On Sacred Disease” [2], trong đó ông mô tả ca phẫu thuật thần kinh đầu tiên và nhận ra rằng phẫu thuật mở sọ nên được thực hiện tại bán cầu não đối bên với cơn động kinh [23]. Động kinh là một trong những bệnh gây gánh nặng cho xã hội nhiều nhất, ước tính ảnh hưởng khoảng 50 triệu người trên thế giới, gần 80% trong số này nằm ở các nước thu nhập thấp và trung bình và hơn 50% bệnh nhân sống ở châu Á [4], [12], [41]. Năm 1997, Jallon và cs báo cáo các nghiên cứu ở châu Á, đưa ra tỉ lệ hiện mắc động kinh từ 1,5/1000 người ở Nhật Bản đến 10,0/1000 người ở Pakistan và đặc biệt ở Việt Nam là 10,7/1000 người [11]. Tỉ lệ tử vong thường cao ở các nước đang phát triển, khoảng 28,9/1000 người-năm ở vùng nông thôn Cameroon, 31,6/1000 ngườinăm ở nông thôn Ethiopia, và đặc biệt 90,9/1000 người-năm ở Lào [38]. Tất cả các bác sĩ thần kinh cần hiểu biết kĩ càng về động kinh bởi đây là một bệnh phổ biến, biểu hiện lâm sàng đa dạng, thay đổi và sử dụng các thuốc chống động kinh hiệu quả để điều trị các vấn đề tâm thần kinh [41]. Vào năm 2010, tại liên minh châu Âu, chi phí cho bệnh động kinh là 13,6 triệu EUR một năm, trung bình mỗi bệnh nhân là 5221 EUR (chi phí thuốc trực tiếp 2461 Thông tin kết quả nghiên cứu . 5 . EUR, chi phí trực tiếp không phải thuốc 625 EUR và 2136 EUR cho chi phí gián tiếp) [13]. Ở Mỹ, chi phí cho bệnh nhân động kinh dao động từ 1022 đô la Mỹ đến 19749 đô la Mỹ [13]. Mặc dù ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn chi phí điều trị cho động kinh không phải là nhỏ. Khoảng ¾ số bệnh nhân nằm ở các nước thu nhập thấp và trung bình không được điều trị đầy đủ [40]. 1.2 PHÂN LOẠI ĐỘNG KINH 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảng phân loại cơn động kinh Năm 1947, Tissot thực hiện phân loại cổ điển đầu tiên dựa chủ yếu vào căn nguyên bệnh, chia thành hai loại: động kinh vô căn và động kinh triệu chứng [22], [8]. Năm 1954, Penfield và Jasper chia động kinh thành hai loại chính: động kinh không xác định được tổn thương trên não và động kinh xác định được vị trí tổn thương trên não, các nghiên cứu sau này cho thấy loại thứ nhất trong phân loại của Penfield và Jasper tương ứng với động kinh toàn thể và loại thứ hai tương ứng với động kinh cục bộ [10]. Trong nửa đầu của thế kỉ 20, cơn động kinh được xếp thành cơn lớn, cơn nhỏ và cơn tâm thần vận động, những thuật ngữ này vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay. Năm 1970, bảng phân loại động kinh được đề xuất bởi LHQTCĐK [9]. Bảng phân loại này được cải tiến vài lần trong những thập kỉ kế tiếp với mục đích đề xuất những thuật ngữ rõ ràng, dễ hiểu để tránh những nhầm lẫn về bệnh động kinh [23]. Trong suốt hai thập kỉ sau đó, bệnh động kinh đã được đánh giá về khía cạnh tâm thần và chức năng xã hội, những thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống được phát triển. Năm 1981, LHQTCĐK đề xuất bảng phân loại cơn động kinh đầu tiên, ủy ban của LHQTCĐK đã đánh giá hàng trăm băng hình điện não đồ cơn động kinh và đưa ra bảng phân loại cơn động kinh 1981 (bảng phân loại cụ thể sẽ được trình bày bên dưới) [6]. Bảng phân loại này vẫn còn có giá trị sử dụng trong hơn 36 năm sau đó, nhưng một lần nữa có một vài hoàn cảnh mà áp dụng bảng phân loại cơn động kinh 1981 không được tối ưu [24]. Một vài loại cơn động kinh vận động như: co cứng, mất Thông tin kết quả nghiên cứu . 6 . trương lực, co giật và giật cơ được đề cập đến trong bảng phân loại là cơn toàn thể nhưng cũng có thể xuất hiện như một cơn động kinh cục bộ. Không rõ khởi phát được xếp vào nhóm không phân loại, mặc dù một vài bệnh nhân được quan sát thấy rõ ràng có cơn co cứng–co giật. Một vài loại cơn động kinh quan trọng không được đề cập đến trong bảng phân loại 1981 như: cơn co thắt nhũ nhi. Những thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn khi được sử dụng ngoài cộng đồng: phức tạp, đơn giản, tâm thần, hay mất ý thức. Vì những lý do đó, một bản phân loại mới được phát triển để phù hợp với các nhà lâm sàng, các kĩ thuật viên chẩn đoán thần kinh và những nhân viên y tế khác [20]. Bảng phân loại này đã được thảo luận, chỉnh sửa tích cực vào năm 1989 [8]. Bảng phân loại và thuật ngữ mô tả cơn và hội chứng động kinh được xem là công cụ nền tảng cho việc chẩn đoán, tổ chức, và phân nhóm bệnh động kinh. Năm 2001, lực lượng đặc nhiệm của LHQTCĐK đề xuất một lược đồ chẩn đoán những bệnh nhân có cơn động kinh và bệnh động kinh, lược đồ này được ủng hộ bởi những thành viên chủ chốt của LHQTCĐK vào năm 2006. Bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK được thảo luận sôi nổi và một bảng phân loại cơn động kinh mới được đề nghị nhưng chưa được thực hiện. Đến năm 2010, LHQTCĐK đề xuất một bảng phân loại mới [42]. Tuy nhiên, bảng phân loại này vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng, đòi hỏi tiếp tục đánh giá và cải tiến thêm. Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh (LHQTCĐK) đã sử dụng hệ thống mạng để thu thập những ý kiến của các chuyên gia động kinh trên toàn thế giới, và kết quả vào tháng 3 năm 2017, Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh đã thông báo cho ra đời bảng phân loại cơn động kinh 2017 dựa trên nền tảng là bảng phân loại cơn động kinh 1981 và được phát triển tiếp từ phiên bảng 2010. Bảng phân loại cơn động kinh 2017 phân biệt cơn động kinh thành cục bộ hay toàn thể (bằng triệu chứng lâm sàng hoặc điện não đồ) trong cả hai bán cầu đại não [20]. Bảng phân loại cơn động kinh của LHQTCĐK 2017 sẽ được trình bày cụ thể bên dưới. Thông tin kết quả nghiên cứu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất