Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ thực trạng về chăm sóc đường thở cho trẻ viêm phế quản phổi của người điều dưỡn...

Tài liệu thực trạng về chăm sóc đường thở cho trẻ viêm phế quản phổi của người điều dưỡng tại bệnh viện nhi thái bình năm 2022

.PDF
52
1
113

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRƯƠNG THỊ THU HÀ THỰC TRẠNG VỀ CHĂM SÓC ĐƯỜNG THỞ CHO TRẺ VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRƯƠNG THỊ THU HÀ THỰC TRẠNG VỀ CHĂM SÓC ĐƯỜNG THỞ CHO TRẺ VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập, được sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, giờ đây khi cuốn luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa I Điều dưỡng đã được hoàn thành, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới. Ban giám hiệu nhà trường, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện chuyên đề này. ThS Phạm Thị Bích Ngọc, người thầy trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và chỉ bảo nhiều kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề Th.S BSCKII. Lương Đức Sơn, Giám đốc bệnh viện Nhi Thái Bình. Ban giám đốc bệnh viện, lãnh đạo và tập thể nhân viên của khoa Nội nhi tổng hợp - Bệnh viện Nhi Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Các bạn đồng môn - các học viên lớp chuyên khoa I khóa 9 đã luôn cùng tôi trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân những người luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Xin chân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày 25 tháng 8năm 2022 Học viên Trương Thị Thu Hà ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Trương Thị Thu Hà. Là học viên lớp Điều dưỡng Chuyên khoa I khoá 9 của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng về chăm sóc đường thở cho trẻ viêm phế quản phổi của người điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Phạm Thị Bích Ngọc. Trong toàn bộ nội dung của chuyên đề, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Nam Định, ngày 25 tháng 8 năm 2022 Học viên Trương Thị Thu Hà MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 3 1.1.1. Định nghĩa viêm phế quản phổi ..................................................................... 3 1.1.2. Tình hình dịch tễ ............................................................................................ 3 1.1.3. Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em ........................ 4 1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh [7] ............................................................................. 4 1.1.5. Triệu chứng [7],[11] ...................................................................................... 5 1.1.6. Nguyên tắc điều trị......................................................................................... 6 1.1.7. Biến chứng .................................................................................................... 6 1.1.8. Phòng bệnh .................................................................................................... 6 1.1.9. Chăm sóc đường thở cho trẻ mắc viêm phế quản phổi ................................... 7 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 18 1.2.1. Các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới .................................................... 18 1.2.2. Các nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam ................................................... 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ MẮC VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI . .................................................................................................................. 21 2.1. Năng lực chuyên môn tại bệnh viện cơ sở ....................................................... 21 2.2. Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể ......................................................... 22 2.2.1. Phần hành chính........................................................................................... 22 2.2.2. Quá trình bệnh lý ......................................................................................... 23 2.2.3. Nhận định .................................................................................................... 23 2.3. Thực hiện chăm sóc đường thở cho trẻ mắc VPQP ......................................... 25 CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN .................................................................................. 33 3.1. Thực trạng vấn đề còn tồn tại ......................................................................... 33 3.2. Đề xuất một số giải pháp ............................................................................... 34 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 37 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ....................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ FiO2 Nồng độ oxy trong khí hít vào HiB Haemophilus influenzae type b PaCO2 Phân áp máu động mạch PaO2 Phân áp oxy máu động mạch SpO2 Độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi VPQP Viêm phế quản phổi WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1. Tư thế dẫn lưu ở trẻ ...................................................................... 7 Hình 1.2. Tư thế bàn tay đúng khi vỗ ngực .................................................. 8 v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Bảng lưu lượng oxy theo tuổi của trẻ .................................................15 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phế quản phổi (VPQP) là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp và tử vong [3]. Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng nhu mô phổi (bao gồm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch trong phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi. Viêm phế quản phổi ở trẻ em cho đến nay vẫn là bệnh lý thường gặp nhất, có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), viêm phổi gây tử vong 808.694 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2017, chiếm 15% tổng số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Tại 47 bệnh viện của Hoa Kỳ trong 6 năm 20092014 có 133.586 nhập viện do viêm phổi [1]. Viêm phổi ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình ở khắp mọi nơi, nhưng phổ biến nhất ở Nam Á và châu Phi cận Sahara [12]. Tại Việt Nam, mỗi ngày có tới 11 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi và đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em Việt Nam [13]. Tỷ lệ trẻ bị viêm phổi chiếm 30- 34% các trường hợp khám và điều trị tại bệnh viện. Trong đó, tử vong do viêm phổi chiếm 75% tử vong do các bệnh hô hấp và 30-35% tử vong chung ở trẻ em [4]. Bệnh viện Nhi Thái Bình là bệnh viện hạng I được thành lập từ năm 2007, hàng năm chăm sóc và điều trị cho trên 16.000 lượt người bệnh, trong đó có 25% người bệnh bị viêm phế quản phổi. Tại khoa Nội nhi tổng hợp hàng năm chăm sóc và điều trị cho gần 3000 lượt, trong đó trẻ viêm phế quản phổi chiếm khoảng 44.5%, tuy nhiên bệnh viện và khoa cũng chưa có nghiên cứu về tỷ lệ tử vong liên quan đến viêm phế quản phổi. Công tác chăm sóc điều dưỡng trẻ VPQP đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị, quyết định thời gian nằm viện, hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa các biến chứng và tỷ lệ tử vong của trẻ. Đặc biệt, việc chăm sóc đường thở của trẻ vô cùng quan trọng, điều dưỡng phát hiện và can thiệp kịp thời, phù hợp giúp đường thở của trẻ thông thoáng giảm nguy cơ suy hô hấp, rút ngắn thời gian điều trị. Công tác điều dưỡng này đã được bệnh viện Nhi Thái Bình và khoa Nội nhi tổng hợp tập trung nâng cao, tuy nhiên, hiệu quả chăm sóc còn chưa cao. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc của điều dưỡng đối với bệnh nhi viêm phế quản phổi cũng như có thể đề xuất các giải pháp để nâng cao hoạt động chăm sóc, học viên thực 2 hiện chuyên đề “Thực trạng về chăm sóc đường thở cho trẻ viêm phế quản phổi của người điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022” được thực hiện với mục tiêu như sau: 1. Mô tả thực trạng về chăm sóc đường thở cho trẻ viêm phế quản phổi của người điều dưỡng tại khoa Nội nhi tổng hợp - Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về chăm sóc đường thở cho trẻ viêm phế quản phổi của người điều dưỡng. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Định nghĩa viêm phế quản phổi Viêm phế quản phổi là tình trạng tổn thương chức năng phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẽ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân như vi khuẩn, vius, nấm, ký sinh trùng, hóa chất… làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp và tử vong. Đây là một trong những nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi [7] 1.1.2. Tình hình dịch tễ 1.1.2.1. Trên thế giới Theo thống kê gần đây nhất của WHO và UNICEF thì trên thế giới có đến gần 2 triệu trẻ em tử vong mỗi năm do viêm phổi. [6],[19]. Theo số liệu WHO, mỗi năm có khoảng 156 triệu trường hợp viêm phổi ở trẻ em, hơn 95% các trường hợp đó xảy ra ở các nước đang phát triển như các nước châu Phi và khu vực Đông Nam Á. Ước tính có khoảng 156 triệu ca mắc mới mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó có 151 triệu ca là ở các nước đang phát triển. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở Ấn Độ (43 triệu), Trung Quốc (21 triệu) và Pakistan (10 triệu)… Trong tất cả các trường hợp tại cộng đồng, có 7-13% ở mức nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng và cần phải nhập viện. Các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố nguy cơ hàng đầu góp phần vào tỷ lệ mắc viêm phổi là thiếu bú mẹ hoàn toàn, suy dinh dưỡng, ô nhiễm không khí trong nhà, trẻ sơ sinh nhẹ cân và tiêm chủng không đầy đủ [18] Theo số liệu của UNICEF, viêm phổi là hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh nhiễm trùng hô hấp và giết chết nhiều trẻ em hơn bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào khác, cướp đi sinh mạng của hơn 800.000 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm, hoặc khoảng 2.200 trẻ em mỗi ngày. So với năm 2018, 437.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy và 272.000 trẻ tử vong do sốt rét. Tỷ lệ mắc cao nhất xảy ra ở Nam Á (2.500 trường hợp trên 100.000 trẻ), tiếp theo là Tây và Trung Phi (1.620 trường hợp trên 100.000 trẻ). Kể từ năm 2000, tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi đã giàm 54%, trong khi tử vong do tiêu chảy giảm 64% [10] 1.1.2.2. Trong nước 4 Tại Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi, thì trung bình mỗi năm 1 đứa trẻ có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp từ 3 – 5 lần, trong đó khoảng 1 – 2 tuần viêm phổi. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi cũng rất lớn, hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ em tử vong vì viêm phổi, cứ 8 – 10 giây lại có một trẻ chết vì viêm phổi. Ở Việt Nam tỷ lệ tử vong do viêm phổi đứng hàng đầu trong các bệnh hô hấp (75%) cũng như so với tử vong chung (30 – 35%) [3]. 1.1.3. Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em Bộ phận hô hấp trẻ em khác với người lớn, nhỏ hơn về kích thước và có những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu và sinh lý, các tổ chức tế bào của bộ phận hô hấp nói chung và phổi nói riêng chưa hoàn toàn biệt hóa và đang ở giai đoạn phát triển. Đường thở từ mũi đến thanh, khí, phế quản ở trẻ em là tương đối hẹp và ngắn, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu, do những đặc điểm đó mà trẻ em dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh khí phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý. Phổi ở trẻ em nhất là trẻ nhỏ có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẵn cũng nhiều hơn nhưng lại ít tổ chức đàn hồi. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, giãn các phế nang khi bị viêm phổi. Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ em mạnh hơn người lớn sự trao đổi O2 và CO2 giữa phế nang và máu cũng được thực hiện mạnh hơn. Nhưng sự cân bằng về trao đổi rất dễ biến đổi theo hoàn cảnh nên trẻ dễ bị rối loạn hô hấp. Mặc khác, khi trẻ bị những tổn thương ở phổi thường kèm theo rối loạn tuần hoàn phổi và giảm khả năng trao đổi khí ở phổi. Do những đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận hô hấp ở trẻ em như đã mô tả trên đây mà trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dễ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản phổi [5] [9]. 1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh [7] Vi khuẩn: Ở các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn còn phổ biến. Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, Hemophilus influenza, sau đó là các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, liên cầu, E.Coli, Klebsiella pneumoniae... Virus: Các virus thường gặp gây viêm phổi là virus hợp bào hô hấp, virus á cúm, adenovirus… 5 Nấm: thường gặp nhất là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm. Các tác nhân gây bệnh này gây ra hiện tượng viêm các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức xung quanh phế nang. Do phổi bị tổn thương gây tăng tiết đờm dãi, phù nề niêm mạc phế quản gây bít tắc đường thở dẫn đến rối loạn thông khí và khuyếch tán khí, cuối cùng là suy hô hấp. 1.1.5. Triệu chứng [7],[11] 1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng * Giai đoạn khởi phát - Sốt nhẹ, nhiệt độ có thể tăng lên từ từ hoặc sốt cao ngay từ đầu. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém. - Viêm long đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho. - Rối loạn tiêu hóa: nôn, trớ, tiêu chảy. * Giai đoạn toàn phát - Sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn. - Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm dãi. - Nhịp thở nhanh: ≥ 60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng ≥ 50 lần/phút với trẻ từ 2 – 12 tháng ≥ 40 lần/phút với trẻ trên 1 – 5 tuổi - Khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lồng ngực. Trường hợp nặng hơn có thể có dấu hiệu tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi, rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở. - Nghe phổi có ran ẩm to nhỏ hạt rải rác ở 1 hoặc cả 2 bên phổi, ngoài ra có thể có ran ngáy, ran rít. - Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy, bụng chướng. - Trường hợp suy hô hấp nặng có thể có suy tim, trụy mạch… 1.1.5.2. Cận lâm sàng - X-Quang: Có nốt mờ rải rác, chủ yếu ở vùng rốn phổi, cạnh tim. - Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng. 6 - Xét nghiệm đo các chất khí trong máu: xét nghiệm Astrup thấy hiện tượng nhiễm toan PaO2 giảm, PaCO2 tăng, pH máu giảm, dự trữ kiềm (BE) âm trong những trường hợp viêm phổi nặng có suy hô hấp. 1.1.6. Nguyên tắc điều trị [7] - Chống nhiễm khuẩn - Chống suy hô hấp - Điều trị các rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan - Điều trị các biến chứng 1.1.7. Biến chứng [7] Biến chứng hay gặp nhất của viêm phế quản phổi là nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc; Tràn dịch màng phổi: trẻ bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi; Áp xe phổi: là một khoang có vách dày nằm ở nhu mô phổi bên trong có chứa mủ do nhu mô phổi bị hoại tử và mủ hóa; Tràn khí màng phổi: là sự tích tụ khí trong khoang màng phổi, thường thứ phát do vỡ phế nang hoặc do nhiễm vi khuẩn sinh khí 1.1.8. Phòng bệnh [7] Viêm phổi là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất, ngày nay nhờ vào nhiều loại kháng sinh mới, mạnh nên tỷ lệ biến chứng và tử vong giảm nhiều. Tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra thành những vụ dịch lớn do virus đặc biệt trên đối tượng là trẻ em. Đề phòng bệnh, giảm biến chứng cần phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường hô hấp. - Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch là quan trọng nhất. - Nơi ở đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt. Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh sao cho chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời từ 5-7 oC để trẻ nhỏ thích ứng được. - Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin như bạch hầu, ho gà, uốn ván, HiB, phế cầu, cúm… 7 - Phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân… để chăm sóc và điều trị kịp thời. - Đảm bảo cho tre có một sức khỏe tốt. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protid, lipid, các loại vitamin, muối khoáng… Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn. 1.1.9. Chăm sóc đường thở cho trẻ mắc viêm phế quản phổi Viêm phế quản phổi là là một bệnh thường gặp, phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nước ta hiện nay. Theo WHO ước tính hàng năm có từ 3-5 triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính chủ yếu là viêm phổi. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong do viêm phổi càng cao. Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy xử trí bệnh chủ yếu phụ thuộc vào việc chăm sóc đúng cách và giải quyết triệu chứng… Nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh [12]. Theo tài liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 2… thì các biện pháp can thiệp làm thông thoáng đường thở như tư thế dẫn lưu, loãng đờm, nới rộng quần áo, vỗ rung lồng lực, hút đờm rãi, giúp trẻ ho có hiệu quả… giúp đường thở của trẻ được thông thoáng. Tư thế dẫn lưu là tư thế giúp đường thở của trẻ thẳng tạo điều kiện thuận lợi để đờm rãi được tống ra ngoài dễ dàng. Hình 1.1. Tư thế dẫn lưu ở trẻ (https://benhviennhitrunguong.gov.vn/vai-trocua-lieu-phap-vo-rung-trong-dieu-tri-mot-so-benh-ho-hap-o-tre-so-sinh.html) Phương pháp loãng đờm kết hợp với vỗ rung lồng ngực cho trẻ khi bị ho có đờm sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và tống đẩy ra ngoài dễ dàng. 8 Thực hiện vỗ lưng tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn, bằng cách gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ bên trái rồi sang bên phải, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống. Hình 1.2. Tư thế bàn tay đúng khi vỗ ngực (https://benhviennhitrunguong.gov.vn/vai-tro-cua-lieu-phap-vo-rung-trongdieu-tri-mot-so-benh-ho-hap-o-tre-so-sinh.html) Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ ho sau khi được vỗ ở từng khu vực: Khi trẻ chưa ngừng ho thì chưa được vỗ tiếp, thực hiện các bước sau: - Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước. - Hít vào. - Mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng. - Hít vào lần nữa. - Tiếp tục ho cho tới khi nào khạc được đờm ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ, điều dưỡng có thể dùng máy hút đờm rãi ra khỏi hầu họng khi trẻ không tự ho khạc được. Thực hiện y lệnh của bác sỹ. Theo dõi và đánh giá tình trạng hô hấp của trẻ thường xuyên. 1.1.9.1. Quy trình kỹ thuật hút dịch mũi miệng [2] * Đại cương 1. Mục đích: Làm sạch chất tiết vùng mũi miệng 2. Nguyên tắc 9 - Phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trong khi hút tránh gây bội nhiễm cho người bệnh. - Không hút quá sâu và phải đảm bảo áp lực hút, nếu hút áp lực mạnh sẽ gây tổn thương đường hô hấp. - Không hút nhiều lần liên tục gây thiếu oxy và loạn nhịp tim cho người bệnh. * Chỉ định - Ứ đọng nhiều đờm dãi vùng mũi miệng mà người bệnh không tự khạc ra được, hôn mê, động kinh, co giật. - Nôn ói ở người bệnh hôn mê. * Quy trình kỹ thuật 1. Chuẩn bị điều dưỡng - Điều dưỡng mặc trang phục đầy đủ theo quy định. - Rửa tay thường quy/Sát khuẩn tay nhanh. 2. Chuẩn bị bệnh nhi và gia đình bệnh nhi - Thông báo, giải thích cho bệnh nhi và gia đình. - Dặn người bệnh và người nhà những điều cần thiết. 3. Chuẩn bị thuốc, dụng cụ  Dụng cụ vô khuẩn - Sonde hút vô trùng (cỡ số tuỳ thuộc độ tuổi của bệnh nhân) - Bơm tiêm, dung dịch Natriclorid 9‰  Dụng cụ sạch - Máy hút đờm rãi - Găng tay - Dụng cụ cấp cứu (dây oxy, bóng ambu, mask)  Dụng cụ khác - Hồ sơ bệnh án - Dụng cụ phân loại rác thải theo quy định 4. Các bước tiến hành - Điều dưỡng rửa tay/sát khuẩn tay nhanh - Xé đầu túi đựng ống sonde (Vẫn giữ ống hút trong túi) - Bật máy hút, điều chỉnh áp lực cho phù hợp với lứa tuổi + Sơ sinh: 60 - 80 mmHg 10 + Trẻ nhỏ: 80-100mmHg +Trẻ lớn: 100-120mmHg - Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh/mang găng - Lắp ống sonde với đầu dây máy hút - Một tay đưa sonde đến vị trí hút (chiều dài sonde từ đỉnh mũi đến dái tai) tay kia gập sonde lại - Thả tay gập ống sonde hút miệng trước, mũi sau vừa hút vừa xoay nhẹ ống sonde. Thời gian hút không quá 20 giây - Nếu đờm dãi đặc, quánh phải nhỏ nước muối sinh lý 9‰. - Theo dõi sắc mặt người bệnh, mạch, Sp02, nhịp thở trước, trong và sau khi hút. Nếu thấy bất thường, ngừng hút cho người bệnh thở oxy hoặc bóp bóng hỗ trợ, báo bác sỹ xử trí - Sau khi hút xong, tháo bỏ sonde hút, tráng dây máy hút bằng dung dịch khử khuẩn, ngâm đầu dây máy hút vào dung dịch khử khuẩn. - Đặt bệnh nhi lại tư thế thoải mái - Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi chép hồ sơ bệnh án: Ghi rõ số lượng, màu sắc, tính chất đờm. Nếu có bất thường phải báo bác sỹ * Theo dõi - Tình trạng tím tái, SPO2 trong và sau khi hút đờm - Tính chất và màu sắc đờm * Tai biến và cách phòng ngừa 1. Tổn thương niêm mạc mũi miệng - Chọn ống sonde phù hợp - Cài đặt áp lực phù hợp trước khi hút - Thao tác nhẹ nhàng 2. Thiếu oxy - Chỉ hút khi đưa ống vào đúng vị trí, hút ngắt quãng, thời gian hút không quá 20 giây. - Người bệnh có hỗ trợ thở oxy, cho người bệnh thở lại oxy sau mỗi lần hút. - Theo dõi SPO2, nhịp thở, tím tái sau khi hút. 1.1.9.2. Quy trình kỹ thuật vỗ rung [2] * Đại cương 11 Vỗ rung kết hợp dẫn lưu tư thế là kỹ thuật quan trọng giúp bệnh nhân tống đờm ra khỏi đường hô hấp, làm giảm ứ đọng đờm ở những bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp, những bệnh nhân bị hôn mê liệt… có xuất tiết ứ đọng đờm dãi. * Chỉ định - Viêm phế quản phổi - Viêm phế quản - Viêm tiểu phế quản - Hen phế quản - Abces phổi giai đoạn thoát mủ - Giãn phế quản - Bệnh nhân nhược cơ, hôn mê, liệt * Chống chỉ định - Chấn thương lồng ngực - Trẻ mắc bệnh tim mạch - Tràn dịch, tràn khí màng phổi - Abces phổi giai đoạn nung mủ - Ung thư phổi - Dị vật đờng thở - Ngay sau khi trẻ ăn no - Lao phổi giai đoạn tiến triển * Chuẩn bị 1. Chuẩn bị điều dưỡng Trang phục gọn gàng đầy đủ theo quy định 2. Chuẩn bị bệnh nhi và gia đình bệnh nhi - Thông báo và giải thích cho bệnh nhi và gia đình bệnh nhi biết thủ thuật sắp làm để họ yên tâm. - Đặt bệnh nhi ở tư thế thuận tiện cho các thao tác kỹ thuật 3. Chuẩn bị dụng cụ  Dụng cụ vô khuẩn - Ống hút cỡ phù hợp  Dụng cụ sạch - Giường có thể thay đổi tư thế hoặc có gối kê
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất