Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám...

Tài liệu thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại bệnh viện nhi trung ương năm 2022

.PDF
43
1
117

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THÙY LINH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY CỦA BÀ MẸ CÓ CON ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THÙY LINH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY CỦA BÀ MẸ CÓ CON ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN THỊ LÝ NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các giảng viên trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến ThS. Nguyễn Thị Lý, giảng viên Trung tâm Thực hành Tiền lâm sàng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và quý đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi Trung ương nơi tôi công tác đã ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện chuyên đề này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng Học viên Phạm Thùy Linh năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả trình bày trong chuyên đề này là trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây. Nam Định, ngày tháng Học viên Phạm Thùy Linh năm 2022 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ..................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 1.1.1. Đại cương ............................................................................................... 3 1.1.2. Nguyên nhân .......................................................................................... 3 1.1.3. Các dấu hiệu và triệu chứng ................................................................... 5 1.1.4. Điều trị .................................................................................................. 5 1.1.5. Dự phòng................................................................................................ 6 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 6 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới .................................................... 7 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam ................................................... 8 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .............................................. 111 2.1. Giới thiệu về đặc điểm của Bệnh viện Nhi Trung ương ............................. 111 2.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 ................................................ 122 2.2.1. Đối tượng và phương pháp khảo sát.................................................... 122 2.2.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022...................................... 133 Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................... 20 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................. 20 3.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 .................................................. 21 3.3. Thuận lợi và khó khăn ................................................................................ 24 3.4. Giải pháp nhằm nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 ................................ 25 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 28 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VDD Viêm dạ dày VLDD Viêm loét dạ dày NVYT Nhân viên y tế HP Helicobacter Pylori NSAID Non Steroidal Anti Inflamatory Drug Thuốc chống viêm không steroid v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Đặc điểm về tuổi của bà mẹ và bệnh nhi ............................................... 13 Bảng 2.2. Đặc điểm về nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu .................................. 13 Bảng 2.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .............................. 13 Bảng 2.4. Đặc điểm về số con của bà mẹ ............................................................... 14 Bảng 2.5. Đặc điểm nguồn thông tin về tuân thủ viêm dạ dày của bà mẹ ............... 14 Bảng 2.6. Kiến thức của bà mẹ về khái niệm viêm dạ dày .................................... 15 Bảng 2.7. Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây viêm dạ dày .......................... 15 Bảng 2.8. Kiến thức của bà mẹ về yếu tố nguy cơ gây viêm dạ dày ....................... 16 Bảng 2.9. Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu của viêm dạ dày ở trẻ ......................... 16 Bảng 2.10. Kiến thức của bà mẹ về mục đích chế độ ăn cho trẻ viêm dạ dày ........ 17 Bảng 2.11. Kiến thức của bà mẹ về chế độ ăn của trẻ viêm dạ dày......................... 17 Bảng 2.12. Kiến thức của bà mẹ về chế độ dùng thuốc của trẻ viêm dạ dày .......... 18 Bảng 2.13. Kiến thức của bà mẹ về phòng tái phát cho trẻ mắc viêm dạ dày ......... 18 Biểu đồ 2.1. Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ................... 14 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm dạ dày (VDD) là một bệnh khá phổ biến trên toàn cầu, ở các nước đang phát triển có 50,8% dân số mắc viêm dạ dày và 34,7% dân số ở các nước phát triển gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan đến viêm dạ dày [16], [17],[22]. Ở Đức, ước tính trong 100 người thì có 20 người bị viêm dạ dày cấp tính vào một thời điểm nào đó trong đời [19]. Tại Kenya, trong số người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế, 73,3% trẻ em và 54,8% người lớn được chẩn đoán lâm sàng là bị viêm dạ dày, tương tự, ở Nigeria, 40,7% trẻ em từ 6–10 tuổi bị viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) [28]. Tại Việt Nam các nghiên cứu trong nước cho thấy khoảng 70% dân số nước ta nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pilory, tỷ lệ viêm loét dạ dày chiếm từ 31-65% các trường hợp nôi soi đường tiêu hóa [1], [3], [4], [7]. Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu cả nước trong lĩnh vực khám, chữa bệnh nhi khoa. Theo số liệu thống kê của khoa Khám bệnh bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi tháng có khoảng 1000 trẻ được chẩn đoán là viêm dạ dày khi đến khám tại phòng khám Tiêu hóa của khoa. Ung thư dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày, đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 5 và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 1,1 triệu ca mắc mới và 770.000 ca tử vong do ung thư dạ dày trên thế giới năm 2020 [23]. So sánh các trường hợp viêm dạ dày giữa các nước phương Đông và phương Tây cho thấy mức độ nghiêm trọng của viêm dạ dày có liên quan mật thiết đến nguy cơ ung thư dạ dày, và mức độ nghiêm trọng của viêm dạ dày ngày càng tăng ở khu vực Đông Á [29] nơi có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cao nhất thế giới [23]. Gánh nặng hàng năm của bệnh ung thư dạ dày được dự đoán sẽ tăng lên 1,8 triệu ca mắc mới và 1,3 triệu ca tử vong vào năm 2040 [23]. Việc phòng ngừa ban đầu thông qua loại bỏ vi khuẩn Helicobacter Pylori và thay đổi kiến thức, hành vi của người bệnh về tuân thủ điều trị viêm dạ dày vẫn là chìa khóa trong kiểm soát ung thư dạ dày-một biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày [23]. Trẻ em là nhóm đối tượng đích tốt nhất để tập trung các nỗ lực đề phòng sự phát triển ung thư dạ dày trong tương lai [11]. 2 Tuân thủ điều trị viêm dạ dày bao gồm việc tuân thủ chế độ điều trị liên quan đến việc dùng thuốc và không dùng thuốc (chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tránh căng thẳng tâm lý…) [1], [13], [14]. Viêm dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khi người nhà bệnh nhi, đặc biệt là các bà mẹ - người chăm sóc chính cho trẻ có kiến thức về tuân thủ điều trị tốt. Vì vậy học viên thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. 1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đại cương Viêm dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày do tác động của quá trình viêm. Tình trạng viêm kéo dài có thể làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày và dẫn đến loét dạ dày [19]. Có hai loại viêm dạ dày: cấp tính và mãn tính. Viêm dạ dày cấp tính thường xảy ra đột ngột kèm theo các triệu chứng dễ nhận thấy và thường tự khỏi sau một vài ngày. Viêm dạ dày mãn tính diễn biến âm thầm, từ từ theo thời gian, các triệu chứng có thể không được phát hiện cho đến khi tiến triển thành loét dạ dày. Thông số thời gian được sử dụng để phân biệt cấp tính với các mãn tính phần lớn là chủ quan và nhiều trường hợp người bệnh không có triệu chứng "mãn tính" đôi khi có thể chẩn đoán nhầm thành "cấp tính" [26]. Hiện nay, phân loại viêm dạ dày hợp lệ nhất dựa vào căn nguyên. Ngoại trừ một lượng (không đáng kể) các trường hợp viêm dạ dày không rõ nguyên nhân, các tác nhân liên quan đến căn nguyên của bệnh viêm dạ dày được chia thành hai nhóm chính: nguyên nhân đến từ môi trường (có thể lây truyền hoặc không lây truyền), và nguyên nhân liên quan đến bản thân người bệnh [26]. 1.1.2. Nguyên nhân Dạ dày thường tiết ra acid để giúp tiêu hóa thức ăn và diệt vi khuẩn. Acid tiết ra cũng có tính làm loét (xói mòn) nên các tế bào ở niêm mạc dạ dày thường tiết ra các chất nhầy tự nhiên để tự bảo vệ. Bình thường thì cơ thể có một sự cân bằng giữa lượng acid tiết ra và lượng chất nhầy bảo vệ. Viêm dạ dày xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hai yếu tố này, dẫn đến tổn thương niêm mạc. Nguyên nhân phổ biến của VDD bao gồm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) và dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) [26]. – Vi khuẩn Helicobacter pylori: Cho đến nay vi khuẩn HP được biết đến là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất của VDD [19], [21]. HP là xoắn khuẩn gram âm, có dạng chữ S, thuộc loại hiếu khí, 4 tăng trưởng ở nhiệt độ 30-40 độ, chịu được môi trường pH từ 5-8,5 và sống ở phần sâu của lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, giữa lớp lớp nhầy với bề mặt của lớp tế bào biểu mô và ở các vùng nối giữa tế bào này [8]. Vi khuẩn HP làm đảo lộn sự cân bằng sản xuất axit trong dạ dày. Kết quả là, quá nhiều axit được tạo ra. Điều này có thể làm hỏng lớp niêm mạc và thành dạ dày. Tỷ lệ nhiễm HP thấp nhất ở Châu Đại Dương (24,4%), cao nhất ở Châu Phi (79,1%) và tỷ lệ tái phát hàng năm trên toàn cầu của HP 4,3% [22]. Ước tính có khoảng 40 trong số 100 người ở Đức có Helicobacter pylori trong dạ dày, và có khoảng 4 đến 8 người trong số họ bị viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng (dạ dày hoặc tá tràng) [19]. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi và tình trạng nhiễm vi khuẩn HP [7]. Tỷ lệ viêm dạ dày tăng dần theo độ tuổi từ 9% ở trẻ em <5 tuổi lên 42% ở thanh thiếu niên 16-18 tuổi. Tương tự, tỷ lệ viêm dạ dày do HP (H. pylori) tăng từ 47% ở trẻ em <5 tuổi lên 62% ở nhóm 6-15 tuổi và 69% ở nhóm 16-18 tuổi [7]. Đường lây nhiễm chủ yếu là đường ăn uống (phân-miệng) hoặc trực tiếp (miệng-miệng) qua nước bọt. Ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nước và thức ăn bị nhiễm HP là nguồn lây lan quan trọng ban đầu. Hầu hết mọi người bị nhiễm HP khi còn nhỏ, thông qua tiếp xúc gần gũi với các thành viên trong gia đình [19], [21]. – Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) [19]: + Nhóm thuốc này bao gồm axit acetylsalicylic (có trong thuốc Aspirin), diclofenac, ibuprofen và naproxen. Các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra khi các loại thuốc giảm đau này chỉ được dùng trong thời gian ngắn để điều trị cơn đau cấp tính. Nhưng nếu thuốc được sử dụng trong thời gian dài, chẳng hạn như vài tuần hoặc vài tháng, có thể ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày vì thuốc ngăn chặn việc sản xuất hormone prostaglandin giữ vai trò điều chỉnh việc sản xuất chất nhầy trong dạ dày và các chất trung hòa axit trong dạ dày. Nếu không có đủ prostaglandin, thành dạ dày không còn đủ khả năng bảo vệ chống lại axit dạ dày. + Kết hợp thuốc giảm đau với steroid có thể làm cho tác hại này trở nên tồi tệ hơn. – Các nguyên nhân khác 5 + Hút thuốc lá, căng thẳng trong thời gian dài và một số loại thực phẩm (như các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc chua, cay) cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Uống quá nhiều rượu cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính. + Một nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây ra viêm dạ dày là tình trạng trào ngược dịch mật. Dịch mật chảy ngược vào dạ dày, gây tổn thương lớp niêm mạc. 1.1.3. Các dấu hiệu và triệu chứng [19]. – Viêm dạ dày không phải lúc nào cũng đều biểu hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng, nhất là trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng của viêm dạ dày cấp tính bao gồm: + Đau bụng là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của viêm dạ dày. + Nóng rát ở vùng thượng vị + Đầy bụng, khó tiêu + Chướng bụng + Buồn nôn, nôn + Ợ hơi, ợ chua + Chán ăn + Nấc – Những người bị viêm dạ dày mãn tính thường chỉ có các triệu chứng nhẹ, hoặc không có triệu chứng gì. Nhưng họ có thể có các triệu chứng giống như những triệu chứng liên quan đến viêm dạ dày cấp tính. Triệu chứng hay gặp nhất là đau thượng vị; tiếp đến là đầy bụng chậm tiêu; ngoài ra một số ít người người bệnh có biểu hiện buồn nôn, nôn và nóng rát thượng vị [3]. 1.1.4. Điều trị [19] 1.1.4.1. Điều trị không dùng thuốc – Tránh suy nghĩ căng thẳng, stress – Tránh các đồ ăn, nước uống và các chất gây tổn thương niêm mạc dạ dày: rượu, bia, thuốc lá, thức ăn chua cay, giảm ăn chất béo (giảm hoạt hóa acid mật). – Tránh ăn quá no, bữa ăn cuối trong ngày nên ăn trước khi ngủ 3 tiếng. – Có thể dùng sữa để giúp trung hòa nhanh acid dạ dày. 1.1.4.2. Điều trị dùng thuốc – Thuốc giảm co thắt cơ trơn 6 – Thuốc điều hòa vận động dạ dày, chống đầy hơi, chống nôn – Thuốc giảm lo âu, an thần – Thuốc trung hòa acid, giúp giảm đau nhanh – Thuốc bảo vệ niên mạc dạ dày – Thuốc kháng tiết acid: Ức chế thụ thrr H2, ức chế bơm proton 1.1.4.3. Điều trị nguyên nhân Điều trị các nguyên nhân gây VDD đi kèm: – VDD phối hợp nhiễm HP – VDD do nguyên nhân nhiễm trùng khác, điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, kháng virus – VDD do ăn mòn (rươu, thuốc kháng viêm…), do hóa chất, do xạ trị: Chấm dứt nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt 1.1.5. Dự phòng Việc phòng ngừa VDD tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Các nghiên cứu khuyến cáo người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh các đồ ăn gây kích thích, giảm căng thẳng, sử dụng thuốc theo đứng chỉ dẫn của bác sỹ [25], [28]: Ăn làm nhiều bữa nhỏ, không bỏ bữa, không để quá đói hoặc quá no và tránh ăn thức ăn, gia vị gây kích thích niêm mạc dạ dày như đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, nhiều muối. Tập thể dục thể thao thường xuyên, duy trì cân nặng thích hợp, tránh thừa cân, béo phì. Tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc đặc biệt là nhóm thuốc chống viêm không steroid. Với các thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày, nên uống sau khi ăn. Tránh stress, căng thẳng tâm lý, đây là yếu tố gây tăng sinh acid dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa, gây rối loạn dạ dày. Như vậy việc tuân thủ điều trị viêm dạ dày bao gồm việc tuân thủ chế độ điều trị liên quan đến việc dùng thuốc và không dùng thuốc (chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tránh căng thẳng tâm lý…) 1. 2. Cơ sở thực tiễn 7 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới Tỷ lệ viêm dạ dày tăng theo độ tuổi từ 9% ở trẻ em <5 tuổi lên 42% ở thanh thiếu niên 16-18 tuổi. Tương tự, tỷ lệ viêm dạ dày do HP tăng từ 47% ở trẻ em <5 tuổi lên 62% ở nhóm 6-15 tuổi và 69% ở nhóm 16-18 tuổi [15]. Ước tính có khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP, đây là tác nhân gây bệnh trong hơn 90% trường hợp viêm dạ dày/ loét dạ dày tá tràng mãn tính [12], [20]. Ung thư dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày, đây là bệnh ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới [23]. Khu vực Đông Á có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cao nhất thế giới [23]. Gánh nặng hàng năm của bệnh ung thư dạ dày được dự đoán sẽ tăng lên 1,8 triệu ca mắc mới và 1,3 triệu ca tử vong vào năm 2040 [23]. Việc phòng ngừa ban đầu thông qua loại bỏ vi khuẩn Helicobacter Pylori và thay đổi kiến thức, hành vi của người bệnh về tuân thủ điều trị viêm dạ dày vẫn là chìa khóa trong kiểm soát ung thư dạ dày-một biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày [23]. Nghiên cứu đánh giá kiến thức của người bệnh về viêm dạ dày tại bệnh viện Đa khoa Kirkuk ở thành phố Kirkuk của Qasim Husein Mohammed (2015) cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ đạt tỷ lệ cao nhất. Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị khuyến cáo người dân thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thức ăn gây kích thích, giảm căng thẳng để phòng viêm dạ dày [25]. Năm 2021, Silwal và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá kiến thức về bệnh viêm dạ dày ở thanh niên từ 18-22 tuổi ở miền Trung Nepal. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về bệnh viêm dạ dày ở mức trung bình giữa những người được hỏi. Cụ thể 80% số người tham gia biết định nghĩa về viêm dạ dày, 66% biết về các yếu tố nguy cơ, 50% biết về nguyên nhân, 23,7% biết về dấu hiệu và triệu chứng, 56,66% biết về cách quản lý và 48,5% biết về biến chứng, 66,55% biết về phòng ngừa của bệnh viêm dạ dày. Hơn một nửa số thanh niên được hỏi (60%) lấy thông tin từ báo, tạp chí và tivi, 46% lấy thông tin từ gia đình, bạn bè, người thân, 42% lấy thông tin từ nhân viên y tế. Kiến thức của trẻ vị thành niên ở mức trung bình về nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng, cách xử trí và biến chứng của viêm dạ dày. Vì vậy cần giáo dục sức khỏe cho học sinh để nâng cao kiến thức [27]. 8 Theo Hungampola và cộng sự (2013) nghiên cứu đánh giá kiến thức thái độ, thực hành của người bệnh về viêm dạ dày cho thấy kiến thức của người bệnh ở mức tốt, khá và kém lần lượt là 79%, 13,3% và 7,7%. Triệu chứng phổ biến nhất được xác định là đau bụng (81%), 60% người bệnh trả lời nội soi là biện pháp hữu ích nhất đối với bệnh viêm dạ dày. Đa số người bệnh (66,3%) đồng ý rằng viêm dạ dày có thể được điều trị khỏi bằng thuốc. Trong số tất cả những người tham gia, 55,8% biết về bệnh của họ. Theo kết quả nghiên cứu, mức độ kiến thức và thái độ về bệnh viêm dạ dày là trái ngược nhau. Nghiên cứu này khuyến nghị cần nâng cao thái độ của người dân về bệnh viêm dạ dày thông qua áp phích, tờ rơi và cung cấp thông tin cần thiết cho người bệnh khi đến khám tại phòng khám tiêu hóa [18] Lisa và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu tổng quan tài liệu để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh hoặc người dân về việc lây truyền HP, cách phòng ngừa và tỷ lệ mắc bệnh liên quan. Nhóm tác giả thực hiện tìm kiếm tài liệu vào tháng 4 năm 2017 tại PubMed. Các cụm từ tìm kiếm ban đầu cho ra kết quả là 133 bài báo có liên quan, sau khi sàng lọc và xem xét toàn văn có 9 bài báo phù hợp được lựa chọn. Kiến thức chung về vi khuẩn HP rất kém trong tất cả các nghiên cứu. Trong số hai nghiên cứu hỏi liệu những người tham gia có nghe nói về HP hay không, chỉ 22–35% người được hỏi trả lời “có” . Kiến thức về sự lây truyền vi khuẩn HP nhìn chung tương đối kém. Chỉ 26% người tham gia đề cập đến “nước” khi được hỏi về nguồn lây. Khi được hỏi về khả năng lây truyền HP qua đường miệng giữa các thành viên trong gia đình, 31,1% người tham gia trả lời “có”, 12,6% trả lời “không” và 49,5% trả lời “không biết”. Có 23,8% số người được hỏi trả lời đúng rằng HP có thể lây truyền do chế biến thực phẩm và nguồn nước không an toàn [14]. 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam Một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của viêm, loét dạ dày ở trẻ em cho thấy đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất (chiếm từ 94-98%) chủ yếu là đau bụng vùng thượng vị, đây cũng là lý do khiến người nhà đưa trẻ đến khám bệnh, tiếp đó là triệu chứng nôn, buồn nôn [4], [7]. Sự hiểu biết về bệnh, triệu chứng của bệnh góp phần giúp bà mẹ phát hiện kịp thời và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế. Điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em ngày càng khó khăn do tình trạng kháng kháng sinh gia tăng. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hiếu và 9 Nguyễn Thị Việt Hà năm 2021 về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiếm Helicobacterpylori cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 9,6 ± 2,5, tỷ lệ trẻ trai/gái là 4,6:1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau bụng (84,1%), thiếu máu (69,5%) và xuất huyết tiêu hóa (56,3%). Kết quả nội soi thấy loét tá tràng chiếm chủ yếu 93,4%. Tỷ lệ nhiễm HP trên giải phẫu bệnh là 74,2%. 98,7% trẻ bị kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh với tỷ lệ kháng với amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin và tetracycline lần lượt là 88,7%; 96,7%; 30,5%; 9,9% và 0%. Đa kháng kháng sinh chiếm 90,7%, trong đó kháng đồng thời amoxicillin và clarithromycin chiếm 55,0%. Việc tuân thủ điều trị giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng cao như hiện nay [6]. Nghiên cứu của bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2014 cho thấy chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em, mà sự hiểu biết về bệnh của gia đình trong chăm sóc con cái đặc biệt là cá bà mẹ giữ vai trò quan trọng hàng đầu [1] Nghiên cứu của Lê Thị Xuân Thảo và cộng sự năm 2016 về tuân thủ điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trước khi tăng cường tư vấn, tỉ lệ tuân thủ đúng điều trị dùng thuốc, ngoài thuốc, và tái khám là 81%, 84%, và 74%, tương ứng. Sau tăng cường tư vấn, những tỉ lệ này là cao hơn, tương ứng là 88%, 88%, và 93%. Tỉ lệ tuân thủ điều trị chung trước và sau tăng cường tư vấn là 64% và 73%. Những yếu tố liên quan với tuân thủ chung đúng là bệnh nhân thuộc nhóm 40 tuổi trở lên, nữ giới, và trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên [10]. Nghiên cứu của Bùi Đặng Phương Chi và cộng sự năm 2020 về thực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là khá cao, có 94,19% (292/310) tuân thủ điều trị và cũng còn 5,81% (18/310) không tuân thủ điều trị theo bác sĩ. Có 96,58% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt - mức cao và 3,23% tuân thủ dùng thuốc tốt - mức thấp. Phần lớn bệnh nhân đỡ và khỏi bệnh sau điều trị: Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh, hết các triệu chứng lâm sàng của bệnh là 30,32% (94/310). 10 Bệnh nhân đỡ là 56,45% (175/310). Có mối liên hệ giữa mức độ tuân thủ và tỷ lệ diệt trừ HP. Có mối liên hệ giữa học vấn, tình trạng sinh sống, điều kiên kinh tế với sự tuân thủ điều trị. Có mối liên hệ giữa sự hỗ trợ của nhân viên y tế đối với sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân [2]. Nghiên cứu của Bùi Tùng Hiệp và Nguyễn Thị Như Quỳnh năm 2020 về tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long cho thấyĐau bụng là triệu chứng phổ biển nhất nhất, trong đó đa phần là đau thượng vị chiếm 57 % và kèm theo đau thượng vị thường là đau rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Kết quả cho thấy số người bệnh dương tính với Helicobacter pylori có tỷ lệ là 23,15%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của nhóm người bệnh nghiên cứu là khá cao, có 94,19% tuân thủ điều trị và còn 5,81% không tuân thủ điều trị theo bác sĩ. Có 96,58% người bệnh tuân thủ dùng thuốc tốt - mức cao và 3,23% tuân thủ dùng thuốc tốt - mức thấp. Có mối liên hệ giữa mức độ tuân thủ và tỷ lệ diệt trừ Helicobacter pylori. Có mối liên hệ giữa học vấn, tình trạng sinh sống, điều kiên kinh tế với sự tuân thủ điều trị. Có mối liên hệ giữa sự hỗ trợ của nhân viên y tế đối với sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân [5]. Nghiên cứu của Dương Thị Thanh và cộng sự về kiến thức, thái độ, hành vi của người bệnh và gia đình trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm HP tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 11/2016 đến tháng 8/2017 cho thấy kiến thức của người bệnh và gia về HP còn chưa đúng và đầy đủ. Có 83,2% cha hoặc mẹ của người bệnh đã từng nghe nói đến “HP” hoặc “Helicobacter pylori” và 84,7% trong số đó cho rằng “nhiễm HP có thể dẫn đến ung thư”. Những phụ huynh tin rằng nhiễm HP có thể dẫn đến ung thư thì có thái độ phòng ngừa lây nhiễm tiêu cực hơn, có thể dẫn tới hành vi kỳ thị đối với những trẻ em có nhiễm HP [9]. 11 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu về đặc điểm của Bệnh viện Nhi Trung ương Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong ba bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa tại Việt Nam, là địa chỉ tin cậy của người dân trong cả nước mong muốn được khám chữa bệnh nhi khoa chất lượng cao. Không chỉ dẫn đầu về chuyên môn, bệnh viện Nhi Trung ương còn được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnh, là nơi cung cấp nhiều giải pháp tối ưu trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, hướng đến chuẩn mực quốc tế. Khoa khám bệnh chuyên khoa bệnh viện Nhi trung ương được thành lập từ năm 2017 với quy mô 30 phòng khám chuyên khoa gồm các chuyên khoa hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, nội thần kinh, ngoại thần kinh, ngoại tổng hợp, chỉnh hình nhi, ngoại tiết niệu, tai mũi họng, huyết học, ung bướu, tim mạch, phục hổi chức năng, da liễu,... Mỗi ngày khoa khám bệnh chuyên khoa tiếp nhận gần 2000 bệnh nhân tới đăng ký khám bao gồm bệnh nhân khám dịch vụ và bệnh nhân chuyển tuyến. Có 4 phòng khám chuyên khoa thuộc khoa khám bệnh chuyên khoa là các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, hô hấp, một phòng khám cấp cứu để cấp cứu kịp thời bệnh nhân nặng. Nhân lực của khoa khám bệnh chuyên khoa hiện có 4 bác sỹ (1tiến sỹ, 3 bác sỹ chuyên khoa II), 1 điều dưỡng chuyên khoa 1 – điều dưỡng trưỡng khoa, 5 cử nhân điều dưỡng, 4 điều dưỡng cao đẳng và 1 hộ lý. Bệnh viện Nhi trung ương là tuyến cuối cùng về nhi khoa trong cả nước, do đó bệnh nhân tới khám tại khoa khám bệnh chuyên khoa chủ yếu là các bệnh nhân nặng được chuyển tuyến lên tuyến trung ương và các bệnh nhân khám dịch vụ các chuyên khoa. Chức năng nhiệm vụ chính của khoa khám bệnh chuyên khoa là tiếp đón, phân loại bệnh nhân đúng chuyên khoa, phát hiện bệnh nhân nặng ngay từ khâu tiếp đón để có hướng xử trí kịp thời. Mỗi ngày phòng khám tiêu hóa của khoa Khám bệnh chuyên khoa tiếp nhận gần 200 bệnh nhi tới khám với các mặt bệnh chủ yếu là: Tiêu chảy, táo bón, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, … Trong đó, bệnh nhi được chẩn đoán viêm dạ dày chiếm khoảng 30-40 % tổng số bệnh nhi. Để có cái nhìn tổng quan hơn, có số liệu về kiến thức tuân thủ điều trị VDD, từ đó đưa ra 1 số đề xuất nhằm nâng cao kiến thức cho các bà mẹ có con mắc viêm dạ dày đến khám, tôi đã 12 tiến hành chuyên đề này và thu được kết quả như sau: 2.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 2.2.1. Đối tượng và phương pháp khảo sát Đối tượng khảo sát: Các bà mẹ có con bị viêm dạ dày đến khám tại phòng khám Tiêu hóa khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2022. Tiêu chuẩn lựa chọn: Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu, có khả năng nhận thức và trả lời câu hỏi. Tiêu chuẩn loại trừ: Bà mẹ có con bị VDD trong tình trạng nặng. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Chọn các bà mẹ có con mắc viêm dạ dày đến khám tại phòng khám Tiêu hóa khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian khảo sát. Tổng số 158 bà mẹ đã dược khảo sát. Phương pháp thu thập số liệu: Công cụ thu thập số liệu được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn “Phác đồ điều trị Nhi khoa về Viêm loét dạ dày tá tràng” [1] và tài liệu đánh giá “Chất lượng và Hiệu quả trong Chăm sóc Viêm dạ dày” [17]. Phiếu khảo sát gồm 2 phần. Phần A: 09 câu từ câu A1-A9, gồm những thông tin liên quan đến tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số con của bà mẹ, nguồn thông tin liên quan đến tuân thủ điều trị viêm dạ dày. Phần B: 9 câu từ câu B1-B9, gồm những thông tin liên quan đến khái niệm, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, dấu hiệu, biện pháp điều trị, chế độ ăn, chế độ dùng thuốc, phòng tái phát viêm dạ dày. Số liệu thu thập được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0; phân tích số lượng và tỷ lệ %. Đạo đức trong nghiên cứu Chuyên đề được Hội đồng xét duyệt ý tưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định nhất trí thông qua. Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể, rõ ràng về mục đích, nội dung nghiên cứu và đối tượng tự nguyện hợp tác tham gia vào nghiên cứu. 13 Tất cả thông tin thu được từ đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho các mục đích khác. Thông tin được đảm bảo bí mật. Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối tham gia bất kỳ thời điểm nào và không ảnh hưởng đến quá trình điều trị của họ. 2.2.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị viêm dạ dày của bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 2.2.2.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 2.1. Đặc điểm về tuổi của bà mẹ và bệnh nhi (n=158) Đối tượng Tuổi trung bình Tuổi lớn nhất Tuổi nhỏ nhất Bà mẹ 35,26 50 24 Bệnh nhi 8,13 16 1 Kết quả bảng 2.1 cho thấy tuổi trung bình của bà mẹ là 35 tuổi (cao nhất là 50 tuổi, nhỏ nhất là 24 tuổi). Tuổi trung bình của trẻ mắc viêm dạ dày là 8 tuổi (lớn nhất là 16 tuổi, nhỏ nhất là 1 tuổi). Bảng 2.2. Đặc điểm về nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu (n=158) Nơi cư trú Tần số (n) Tỷ lệ (%) Thành thị 72 45,6 Nông thôn 86 54,4 Trong tổng số 82 đối tượng nghiên cứu, có 86 bà mẹ sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ 54,4%, còn lại là sống ở thành thị. Bảng 2.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=158) Nghề nghiệp Tần số (n) Tỷ lệ (%) Cán bộ, viên chức 59 37,3 Công nhân 26 16,5 Nông dân, nội trợ 27 17,1 Khác 46 29,1 Trong tổng số 158 đối tượng khảo sát, bà mẹ là cán bộ, viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất (37,3%), các bà mẹ công nhân và các bà mẹ là nông dân, nội trợ chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,5% và 17,1%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất