Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan tại bệnh viện đa khoa khu...

Tài liệu Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan tại bệnh viện đa khoa khu vực phúc yên tỉnh vĩnh phúc năm 2022

.PDF
49
1
71

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS. ĐỖ MINH SINH NAM ĐỊNH, 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên - Vĩnh Phúc, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới: TS. Đỗ Minh Sinh, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 9 những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 9, chuyên ngành Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS. Đỗ Minh Sinh. Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học điều dưỡng Nam Định không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BVĐK Bệnh viện đa khoa CTSN Chất thải sắc nhọn ĐDV Điều dưỡng viên KBCB Khám bệnh, chữa bệnh KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế PPE Phương tiện phòng hộ cá nhân TAT Tiêm an toàn VST Vệ sinh tay WHO Tổ chức Y tế thế giới SIGN Mạng lưới TAT toàn cầu VSN Vật sắc nhọn iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................. vii Chương 1 ....................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 3 1.1.2. Nguyên nhân của bệnh ......................................................................... 4 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh ................................................................... 5 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ............................................................ 6 1.1.5. Biến chứng của bệnh[1] ........................................................................ 7 1.1.6. Hậu quả ................................................................................................ 7 1.1.7. Dự phòng.............................................................................................. 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 8 1.2.1. Tình hình xơ gan trên thế giới và Việt Nam .......................................... 8 1.2.3. Khái niệm tự chăm sóc ....................................................................... 10 1.2.4. Vai trò tự chăm sóc với người bệnh xơ gan: ....................................... 12 1.2.5. Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan.................................... 13 Chương 2 ..................................................................................................... 15 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................................ 15 2.1. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên năm 2022 ......................................................................... 15 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên ............................. 15 2.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan ..................... 16 2.2.1. Phương pháp thực hiện ....................................................................... 16 v 2.2.2. Kết quả ............................................................................................... 16 Chương 3 ..................................................................................................... 21 BÀN LUẬN ................................................................................................. 21 3.1. Một số kết quả và ưu điểm..................................................................... 21 3.2. Một số điểm tồn tại ................................................................................ 23 3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 24 3.4. Một số giải pháp .................................................................................... 25 3.1. Đối với bệnh viện .................................................................................. 25 3.2. Đối với người bệnh xơ gan .................................................................... 26 KẾT LUẬN.................................................................................................. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Thông tin về thời gian mắc bệnh ......................................... 17 Bảng 2. 2.Thông tin về nguyên nhân mắc bệnh .................................... 17 Bảng 2. 3. Tỷ lệ tiếp cận thông tin về bệnh xơ gan ............................... 18 Bảng 2. 4. Tỷ lệ nguồn thông tin được người bệnh tiếp cận .................. 18 Bảng 2. 5. Tỷ lệ về kiến thức tự chăm sóc phòng bệnh xơ gan ............. 18 Bảng 2. 6. Kiến thức tự chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh xơ gan.. 19 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1. 1. Hình ảnh tổn thương gan........................................................ 3 Hình 1. 2. Các yếu tố nguy cơ gây xơ gan .............................................. 4 Hình 1. 3. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của xơ gan ........................ 7 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh mạn tính là nguyên nhân của khoảng một nửa gánh nặng bệnh tật toàn cầu theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bệnh gan mạn tính đặc biệt là xơ gan là kết quả cuối cùng của biến dạng nhu mô mạn tính, mất tế bào, hình thành xơ và hình thành nốt sần, với sự co rút của gan, dẫn đến tăng huyết áp và chức năng tổng hợp gan bị biến dạng[1], [4]. Bệnh gan mãn tính xảy ra trên toàn thế giới không phân biệt tuổi tác, giới tính, khu vực hoặc chủng tộc. Xơ gan là kết quả cuối cùng của một loạt các bệnh gan đặc trưng bởi xơ hóa và biến dạng cấu trúc của gan với sự hình thành các nốt tái tạo và có thể có các biểu hiện lâm sàng và biến chứng khác nhau. Tỷ lệ bệnh gan đang tăng đều đặn qua các năm. Theo thống kê quốc gia ở Anh, bệnh gan đã được xếp hạng là nguyên nhân phổ biến nhất thứ năm dẫn đến tử vong. Bệnh gan được công nhận là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong số tất cả các bệnh về tiêu hóa ở Mỹ[9]. Ước tính rằng hơn năm mươi triệu người trên thế giới, lấy dân số trưởng thành, sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh gan mãn tính. Tỷ lệ xơ gan có khả năng bị đánh giá thấp vì gần một phần ba số người bệnh vẫn không có triệu chứng. Trong năm 2001, tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới ước tính do xơ gan là 771.000 người, xếp thứ 14 và 10 là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và ở các nước phát triển. Tử vong do xơ gan đã được ước tính sẽ tăng và sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 12 vào năm 2020 [5]. Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể; tuy nhiên, người mắc xơ gan ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trên thế giới, đang có xu hướng gia tăng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là bệnh xơ gan do rượu. Tuy nhiên đoán đến năm 2025 Việt Nam có 60.000 người bệnh xơ gan [3] Xơ gan là căn bệnh chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Hậu quả của tổn thương gan do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, việc phát hiện và điều trị hợp lý, hiệu quả tất cả các biến chứng của bệnh là nền tảng trong điều trị, nhằm làm chậm quá trình gan bị xơ hóa hạn chế tử vong và kéo dài tuổi thọ cho người 2 bệnh. Tuy nhiên, không ít người bệnh thiếu sự kiên nhẫn, bỏ dở quá trình điều trị khiến gan bị tổn thương[1]. Vì thế, nhận biết về bệnh, biết cách tự chăm sóc và phòng ngừa biến chứng là yếu tố quan trọng trong công tác điều trị xơ gan. Tại bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, người bệnh nhập viện vì bệnh xơ gan nhập viện ngày càng tăng. Theo báo cáo thống kê năm 2019 của các khoa nội có trên 400 lượt người bệnh nhập viện điều trị bệnh xơ gan. Trong đó có đến gần 1 nửa người bệnh nhập viện trên 2 lần. Một câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là với kiến thức được trang bị tại bệnh viện và các kênh thông tin giáo dục sức khỏe có tác động đến việc giảm số lần nhập viện điều trị nội trú và làm chậm sự xuất hiện biến chứng ở người mắc xơ gan hay không. Xuất phát từ những lý do trên, chúng em tiến hành chuyên đề “Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên năm 2022” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh xơ gan tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm Xơ gan, kết quả cuối cùng cho hầu hết các bệnh gan mạn tính được đặc trưng bởi các biến chứng nghiêm trọng, gây tử vong. Chúng bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan, bệnh não gan, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng và suy thận. Xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan mang gánh nặng rất lớn cho cá nhân, tài chính của người bệnh, gia đình và xã hội[1]. Về hình thái xơ gan có 3 loại hình thái: Xơ gan cục tái tạo nhỏ (gọi là xơ gan cửa. Xơ gan cục tái tạo to (còn gọi là xơ gan sau hoại tử) và xơ gan mật. Có thể chia thành các loại xơ gan phì đại, xơ gan teo và xơ gan kèm lách to[1]. Hình 1. 1. Hình ảnh tổn thương gan (Nguồn http://chuatriviemgan.com.vn) NB bị nhiễm virus viêm gan C (HCV) và uống nhiều rượu có khả năng bị tổn thương gan nghiêm trọng hơn, thúc đẩy sự tiến triển bệnh xơ gan và tăng nguy cơ ung thư gan so với người không uống rượu. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp cho chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn về bệnh sinh, bệnh căn của xơ gan và virus viêm gan B, C. Mặc dù virus viêm gan B, C, 4 nguyên nhân chính của xơ gan, có thể được loại bỏ do sự xuất hiện gần đây của liệu pháp kháng virus có hiệu quả cao, sẵn có, xu hướng này có khả năng tiếp tục được triển khai. 1.1.2. Nguyên nhân của bệnh Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan, hai trong số các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh xơ gan là uống rượu quá nhiều, uống trong thời gian dài và viêm gan B, C. Tuy nhiên, một số điều kiện khác cũng dẫn đến tổn thương gan và xơ gan [1]. Hình 1. 2. Các yếu tố nguy cơ gây xơ gan (Nguồn http://benhganmat.com.vn) Xơ gan nhiễm độc: Xơ gan rượu: Là nguyên nhân thường gặp ở châu Âu, gặp ở người uống rượu nhiều, tuyến mang tai lớn, nốt dãn mạch. SGOT/SGPT >2, GGT tăng, xác định bằng sinh thiết với xơ gan nốt nhỏ, xơ mảnh, có viêm thoái hóa mỡ và có thể Mallory. Xơ gan do thuốc: Méthotrexate, maleate de perhexilene, methyl dopa, thuốc ngừa thai, oxyphenisatin, izoniazide[1]. Xơ gan do nhiễm trùng: Đứng hàng đầu là viêm gan B, C và hay phối 5 hợp D gây xơ gan nốt lớn (xơ gan sau hoại tử). Đây là hậu quả của viêm gan mạn hoạt động có thể từ 1-12 năm sau mà không tìm thấy sự nhân lên của virus. Xét nghiệm huyết thanh cho thấy mang mầm bệnh B, C mạn: HBsAg+, AntiHBc+, HCV(+). Các nhiễm khuẩn khác ít gặp là: Brucellose, Echinococcus, Schistosomiasis, Toxoplasmosis. Xơ gan do biến dưỡng: Bệnh sắc tố sắt di truyền: Cũng thường gặp, ở Pháp là 4% xét nghiệm có sắt huyết thanh tăng, độ bão hòa ferritine và transferritine máu tăng. Bệnh Wilson(Xơ gan đồng): đồng huyết thanh tăng.Các bệnh ít gặp: Thiếu (antitrypsin, bệnh porphyrin niệu. Trẻ em có bệnh tăng galactose máu, bệnh Gaucher, fructose niệu. Xơ gan do rối loạn miễn dịch: Xơ gan mật nguyên phát: Đây là bệnh viêm mạn tính đường mật nhỏ trong gan không mưng mủ, thường gặp ở phụ nữ, 30 tuổi - 50tuổi, biểu hiện ứ mật mạn tính, tăng Gama-globulin IgM và kháng thể kháng ty lạp thể (+). Viêm gan tự miễn: Do sự hủy tế bào gan mạn tính, thường có đợt cấp, xét nghiệm máu có kháng thể kháng cơ trơn, kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng ty lạp thể. Bệnh xơ đường mật nguyên phát: Do viêm và phá hủy các đường mật to, thường gặp ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, gây xơ teo đường mật và gây ra hội chứng ứ mật. Đây cũng là loại xơ gan ứ mật, 50% trường hợp có phối hợp với viêm đại tràng loét. Chẩn đoán dựa vào chụp đường mật ngược dòng. Xơ gan cơ học: Xơ gan mật thứ phát: Do nghẽn đường mật chính mạn tính, do hẹp cơ oddi, do sỏi thường gây ra xơ gan không hoàn toàn. Tắc mạch: Tắc tĩnh mạch trên gan mạn tính trong hội chứng Budd-chiari, suy tim phải lâu ngày, viêm màng ngoài tim co thắt. Bệnh cảnh này hiếm vì cần thời gian rất lâu, người bệnh thường chết trước khi bệnh cảnh xơ gan xuất hiện. 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh 6 Các yếu tố gây hại tác động lâu dài đối với gan dẫn tới nhu mô gan bị hoại tử, gan phản ứng lại bằng tăng cường tái sinh tế bào và tăng sinh các sợi xơ. Tổ chức xơ tạo ra những vách xơ nối khoảng cửa với các vùng trung tâm của tiểu thùy gan chia cắt các tiểu thùy. Các tổ chức tân tạo do các tế bào gan tái sinh chèn ép ngăn cản lưu thông của tĩnh mạch cửa và gan, dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các xoang tồn tại ở chu vi các cục tái tạo trở thành những mao quản, nối tắt tĩnh mạch vào thẳng tĩnh mạch gan, tạo ra những đường rò bên trong, làm cho tế bào gan bị thiếu máu tĩnh mạch cửa. Cấu trúc của hệ thống mạch máu ở gan bị đảo lộn làm cho chức năng và sự nuôi dưỡng của tế bào gan ngày càng suy giảm trong khi tình trạng hoại tử và xơ hóa ngày càng tăng[1]. 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Bệnh cảnh lâm sàng của xơ gan ít nhiều thay đổi, tùy theo mức độ và giai đoạn, cũng như một phần tùy thuộc vào nguyên nhân của xơ gan. Giai đoạn đầu thường âm thầm, kín đáo và nghèo nàn, càng về sau càng rõ nét và ngày càng nhiều ảnh hưởng lên nhiều cơ quan và tiến triển qua 2 giai đoạn tiềm tàng hay xơ gan còn bù và giai đoạn xơ gan mất bù. 7 Hình 1. 3. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của xơ gan (Nguồn http://benhganmat.com.vn) 1.1.5. Biến chứng của bệnh[1] - Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Các ổ tân tạo và xơ có thể đè ép vào các tĩnh mạch trong gan làm cho áp lực máu trong gan tăng. Xơ gan là nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường gặp nhất ở Mỹ. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể gây chảy máu tiêu hóa và cổ trướng. - Rối loạn các chỉ số sinh hóa cũng là hậu quả của bệnh xơ gan từ đó đem đến những biến chứng nặng nề, đây là yếu tố thường gặp trước và trong bệnh xơ gan. - Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là biến chứng hay gặp, rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Do chảy máu nặng mà thiếu máu cấp tính gây sốc thiếu máu và càng làm suy gan nặng hơn, dễ dẫn đến hôn mê gan. - Cổ trướng: Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và suy gan làm cho các đợt viêm càng nặng và khó chữa. - Rối loạn não- gan: Cũng dẫn đến hôn mê gan. - Hội chứng gan- thận: Do tuần hoàn nuôi dưỡng thận giảm sút mà dẫn đến suy thận cùng với suy gan. - Các nguy cơ nhiễm khuẩn…Lách to và cường tính lách. Bệnh đi kèm: Loét dạ dày- hành tá tràng, thoát vị thành bụng do cổ trướng to, sỏi mật. - Xơ gan ung thư hóa: Có đến 70-80% người bệnh ung thư gan trên nền xơ gan. 1.1.6. Hậu quả Xơ gan và biến chứng của xơ gan gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, có thể gây tử vong trên người bệnh do bị tổn thương gan lâu 8 dài, gây ra các biến chức như xuất huyết tiêu hóa, hội chứng não gan, hội chứng gan thận, suy gan, ung thư gan. Đối với người bệnh: Đó là những bệnh mạn tính thường gặp đòi hỏi phải có thời gian điều trị lâu dài, tốn kém về kinh tế, giảm hoặc mất khả năng lao động, giảm chất lượng cuộc sống, nhiều biến chứng gây tử vong. Đối với xã hội: Làm giảm hoặc mất lực lượng lao động sản xuất cho xã hội, chữa bệnh lâu dài, tốn kém, khó khăn gây tổn hại tới nền kinh tế đất nước. Ví như nước Mỹ tiêu tốn khoảng 1,6 tỷ đô la/ năm cho bệnh này. 1.1.7. Dự phòng Xơ gan giai đoạn đầu có thể điều trị được, nếu phát hiện bệnh muộn việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Xơ gan do rượu bia việc chữa trị sẽ có kết quả tốt hơn so với các nguyên nhân gây xơ gan khác. Khi phát hiện bệnh, ngoài việc cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, cần phải có kiến thức nhất định về phòng ngừa biến chứng. Trong những đợt tiến triển của bệnh phải nghỉ ngơi, tuyệt đối không lao động nặng. Chế độ ăn : Ăn đủ chất, hợp khẩu vị, đủ calo (2500-3000 calo trong ngày) ăn (100g/ ngày), nhiều sinh tố, hạn chế mỡ, chỉ ăn nhạt khi có phù nề. Hạn chế đạm khi có đe dọa hôn mê gan, hạn chế muối hoặc ăn nhạt khi có phù và cổ trướng. Không được uống rượu, không dùng các thuốc hoặc hóa chất độc với gan. Sử dụng một số thuốc hỗ trợ: Vitamin B, C, K liều cao, các acid amin. Tùy trường hợp cụ thể có thể cho thuốc lợi tiểu, corticoid. Điều trị ngoại khoa: Cắt lách, nối tĩnh mạch cửa - chủ hoặc cắt lách - thận. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình xơ gan trên thế giới và Việt Nam Nghiên cứu gánh nặng toàn cầu, khu vực và quốc gia của bệnh xơ gan do nguyên nhân ở 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, 1990–2017 cho thấy tỷ lệ tử vong theo độ tuổi giảm hoặc không đổi từ năm 1990 đến năm 2017 ở tất cả 9 các khu vực GBD ngoại trừ Đông Âu và Trung Á, nơi tỷ lệ tử vong theo độ tuổi tăng chủ yếu do tỷ lệ mắc bệnh gan liên quan đến rượu tăng. Ở cấp độ quốc gia, tỷ lệ tử vong do xơ gan được chuẩn hóa theo tuổi thấp nhất ở Singapore vào năm 2017 (3,7 [3,3–4,0] trên 100.000 năm 2017) và cao nhất ở Ai Cập trong tất cả các năm kể từ năm 1990 (103,3 [64,4–133,4] trên 100.000 tại 2017). Có 10,6 triệu (10,3–10,9) trường hợp phổ biến của xơ gan mất bù và 112 triệu (107–119) trường hợp phổ biến của xơ gan còn bù trên toàn cầu trong năm 2017. Có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ phổ biến theo độ tuổi của xơ gan mất bù từ năm 1990 đến 2017. Trong số năm nguyên nhân, viêm gan B gây ra tỷ lệ tử vong do xơ gan lớn nhất (29. 0%) và các trường hợp phổ biến của cả xơ gan mất bù (27,9%) và còn bù (32,6%) vào năm 2017. Xơ gan do NASH có tỷ lệ tử vong được chuẩn hóa theo tuổi ổn định trong suốt thời gian nghiên cứu, trong khi bốn nguyên nhân còn lại cho thấy sự suy giảm về tuổitỷ lệ tử vong được chuẩn hóa. Tỷ lệ mắc bệnh xơ gan còn bù và mất bù do NASH chuẩn hóa theo tuổi tăng nhiều hơn so với bất kỳ nguyên nhân xơ gan nào khác (33,2% đối với xơ gan còn bù và 54,8% đối với xơ gan mất bù) trong thời gian nghiên cứu. Số trường hợp phổ biến hơn gấp đôi đối với xơ gan còn bù do NASH và hơn gấp ba đối với xơ gan mất bù do NASH. Tỷ lệ tử vong được chuẩn hóa theo tuổi và tỷ lệ DALY giảm khi SDI tăng, trong khi tỷ lệ được chuẩn hóa theo tuổi tăng đối với xơ gan mất bù và không đổi đối với xơ gan còn bù[7]. Xơ gan gây ra gánh nặng sức khỏe đáng kể cho nhiều quốc gia và gánh nặng này đã tăng lên ở cấp độ toàn cầu kể từ năm 1990, một phần do sự gia tăng và già hóa dân số. Mặc dù tỷ lệ tử vong theo độ tuổi và tỷ lệ DALY do xơ gan giảm từ năm 1990 đến năm 2017, số người chết và tỷ lệ DALY cũng như tỷ lệ tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu do xơ gan vẫn tăng lên. Bất chấp sự sẵn có của các biện pháp can thiệp hiệu quả để phòng ngừa và điều trị viêm gan B và C, chúng vẫn là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng xơ gan trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp. Tác động 10 của bệnh viêm gan B và C dự kiến sẽ bị NASH giảm bớt và vượt qua trong tương lai gần. Cần có các biện pháp can thiệp hiệu quả về chi phí để tiếp tục phòng ngừa và điều trị bệnh viêm gan vi rút[7], [5]. Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể; tuy nhiên, người mắc xơ gan ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trên thế giới, đang có xu hướng gia tăng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là bệnh xơ gan do rượu. Tuy nhiên đoán đến năm 2025 Việt Nam có 60.000 người bệnh xơ gan [3] Theo tác giả Trần Văn Hòa “Nghiên cứu một số yếu tố rối loạn đông cầm máu ở người bệnh xơ gan tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên”, 2008 Tỷ lệ các nhóm tuổi mắc bệnh với tỷ lệ khác nhau, tuổi 41-50 gặp nhiều nhất 38,2% trong đó nữ không gặp. Nhóm tuổi gặp ít hơn cả nhóm dưới <30 tuổi ở nam gặp: 2,8%, nữ: 1,4%. Tỷ lệ nam/nữ: 17/1. Số người bệnh xơ gan có tiền sử nghiện rượu: 29,2%; trong đó, cán bộ, hưu trí là 9,7%. Nông dân và người lao động tự do: 19,4%. Theo các tổ chức y tế thế giới công bố tại Pháp tần suất xơ gan có triệu chứng là 3000/1 triệu dân; trong đó, do rượu vang chiếm đa số (nam: 90%-95%; nữ: 70%-80%), do bia là 10%, do viêm gan mạn virus là 10%. Số người uống nhiều rượu: 30.000/1 triệu dân có nguy cơ xơ gan là 10%[2]. 1.2.3. Khái niệm tự chăm sóc * Tự chăm sóc theo Orem’s: Dorothea Orem’s (1971) định nghĩa tự chăm sóc là hành động giáo dục, có định hướng có mục đích nhằm tới sự tự quan tâm duy trì cuộc sống, sức khỏe phát triển và sự khỏe mạnh. Orem’s (1991) mô tả triết học điều dưỡng theo cách điều dưỡng có một sự quan tâm đặc biệt về nhu cầu hành động tự chăm sóc của con người, dự phòng và kiểm soát nó trên nền tảng liên tục để duy trì cuộc sống, sức khỏe, sự phục hồi bệnh tật hay tổn thương, đương đầu với ảnh hưởng của nó. Tự chăm sóc là một yêu cầu của tất cả mọi người và người bệnh mắc xơ gan rượu cũng không phải là ngoại lệ. Khi khả năng tự 11 chăm sóc không được duy trì thì ốm đau, bệnh tật, cái chết sẽ xảy đến [6]. * Orem’s đã đưa ra 3 mức độ có thể tự chăm sóc: Phụ thuộc hoàn toàn: Người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình phải nhờ vào điều dưỡng hoặc người chăm sóc trực tiếp cho họ. Phụ thuộc một phần: Chăm sóc hỗ trợ khi người bệnh bị hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ. Không cần phụ thuộc: Người bệnh tự mình hoàn toàn chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm. * Vai trò của tự chăm sóc: Người bệnh cần được hướng dẫn, chỉ dẫn họ cách thức để tự họ làm, người bệnh sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe được dần dần từng bước được nâng cao [6]. Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc. Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu cầu xã hội, việc nâng cao này được phát triển đến khi người bệnh tự làm lấy tất cả (Orem, 2001). Mô hình bệnh mạn tính đã được sử dụng thành công để chăm sóc tốt hơn trong suy tim sung huyết, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tiểu đường. Mô hình này đã được hữu ích cho việc giảm tỷ lệ người bệnh tái nhập viện và tỷ lệ tử vong ở nhiều nơi [32]. Trong mô hình bệnh mạn tính người bệnh là trung tâm chăm sóc, và tất cả các hoạt động có thể trao quyền cho người bệnh tự chăm sóc. Triết lý của mô hình này là “cả người bệnh và bác sĩ đều là chuyên gia, một trong những kiến thức về bệnh tật và những vấn đề khác trong chất lượng cuộc sống và các vấn đề riêng. Vì vậy, sự tham gia của cả hai có thể giúp cải thiện chất lượng chăm sóc” [21]. Theo mô hình này, một người bệnh bị cổ trướng nên học cách theo dõi trọng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất