Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện việt n...

Tài liệu Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện việt nam thụy điển uông bí năm 2022

.PDF
50
1
99

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM- THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ THẢO NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS.Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tận tình hỗ trợ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện chuyên đề. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến nhân viên y tế khoa Tim mạch Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhất chuyên đề này. Đồng thời, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Với sự nỗ lực hết sức của bản thân tôi đã cố gắng hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với nội dung đầy đủ, sâu sắc. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và thời gian nghiên cứu, chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày 15 tháng 8 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2022” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong chuyên đề và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Nam Định, ngày 15 tháng 8 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 1.1.1. Tổng quan về bệnh suy tim mạn .............................................................. 3 1.1.2. Kiến thức và thực hành tự chăm sóc tại nhà của người bệnh suy tim mạn 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 12 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 12 1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................................... 13 1.2.3. Mối liên quan của 1 số yếu tố với kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn .................................................................................. 14 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 15 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ........................... 15 2.2. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu .................................................... 16 2.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 16 2.2.2 Đặc điểm có liên quan đến bệnh suy tim ................................................ 17 2.3. Kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tính ........................ 17 2.3.1. Kiến thức tổng quan về suy tim ............................................................. 17 2.3.2. Kiến thức về dùng thuốc........................................................................ 18 2.3.3. Kiến thức về tự theo dõi và hoạt động thể lực ........................................ 18 2.3.4. Kiến thức về dinh dưỡng ....................................................................... 19 2.3.5. Điểm trung bình kiến thức về suy tim và tự chăm sóc của người bệnh... 20 2.3.6. Phân loại mức độ kiến thức về suy tim của người bệnh ......................... 20 2.4. Thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn ... Error! Bookmark not defined. iv 2.5. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thái độ của điều dưỡng về CSGN ............................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.5.1. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức của người bệnh về suy tim.... Error! Bookmark not defined. 2.5.2. Một số yếu tố liên quan tới thực hành tự chăm sóc của người bệnh Error! Bookmark not defined. Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................... 22 3.1. Thực trạng kiến thức, thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn .. 22 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 22 3.1.2. Kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn ......................... 22 3.1.3. Thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn... Error! Bookmark not defined. 3.1.4. Mối tương quan giữa 1 số yếu tố và kiến thức, thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn .................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Đề xuất giải pháp......................................................................................... 26 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 29 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU ĐIỀU TRA DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACC - Trưởng môn tim mạch Mỹ AHA - Hội tim mạch học Mỹ ESC - Hội tim mạch học Châu Âu NYHA – Phân hội tim mạch New York vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ NYHA dựa vào mức nặng của triệu chứng và mức hạn chế hoạt động thể lực ............................................................................................ 4 Bảng 1.2. Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của suy tim .................................... 5 Bảng 2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 16 Bảng 2.2. Đặc điểm liên quan đến bệnh suy tim của ĐTNC .................................. 17 Bảng 2.3. Tỷ lệ kiến thức tổng quan về bệnh suy tim ............................................. 17 Bảng 2.4. Tỷ lệ kiến thức về dùng thuốc ............................................................... 18 Bảng 2.5. Tỷ lệ kiến thức về tự theo dõi và hoạt động thể lực ................................ 18 Bảng 2.6. Tỷ lệ kiến thức về dinh dưỡng ............................................................... 19 Bảng 2.7. Cách tính điểm phần kiến thức............................................................... 20 Bảng 2.8. Điểm trung bình kiến thức của người bệnh ............................................ 20 Bảng 2.9. Tỷ lệ thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn .............. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.10. Điểm trung bình thái độ thực hành tự chăm sóc của người bệnh ... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức của người bệnh về suy tim mạn ............................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.12. Mối liên quan giữa 1 số yếu tố với thực hành tự chăm sóc của người bệnh ....................................................... Error! Bookmark not defined. vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Định nghĩa toàn cầu về suy tim ............................................................... 3 Biểu đồ 2.1. Phân loại mức độ kiến thức về suy tim của người bệnh...................... 21 Biểu đồ 2.2. Phân loại thực hành tự chăm sóc của người bệnh ... Error! Bookmark not defined. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một vấn đề lớn trong y học lâm sàng và sức khỏe cộng đồng khi được coi là bệnh dịch nổi lên vào năm 1997. Theo cập nhất thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ năm 2021 ước tính tỷ lệ mắc bệnh suy tim là 6 triệu người, chiếm 1,8% tổng dân số Hoa Kỳ [24], [25]. Các ước tính khác cũng chỉ ra rằng tỷ lệ phổ biến mắc suy tim ở Hoa Kỳ và Canada là 1,5% đến 1,9% dân số và ở Châu Âu là 1% đến 2% [21]. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh suy tim phổ biến hơn ở các nhóm tuổi cao hơn, đạt 4,3% ở những người từ 65 đến 70 tuổi vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng đều đặn đến năm 2030 khi tỷ lệ mắc suy tim có thể đạt tới 8,5% [27]. Tại Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song theo tần suất mắc bệnh của thế giới ước tính có khoảng 320 nghìn đến 1,6 triệu người bị suy tim. Gánh nặng triệu chứng của bệnh suy tim mạn làm giảm khả năng độc lập và khả năng thực hiện nhiều hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh, dẫn đến suy giảm chức năng nghiêm trọng [29]. Nhiều người bệnh cho biết họ được trang bị kém để đối phó với tình trạng bệnh và do đó suy tim mạn có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm lý và khả năng tài chính của họ [29]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Dũng (2017) [4] cho thấy điểm chất lượng cuộc sống chung của người bệnh suy tim mạn tại Khánh Hòa khá thấp, có 5/8 lĩnh vực có điểm trung bình dưới 50 điểm. Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong, dự phòng tái nhập viện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy tim mạn, đòi hỏi phải có những nỗ lực đáng kể trong điều trị và quản lý người bệnh suy tim mạn. điều trị nội khoa vẫn được coi là nền tảng gắn liền với các biện pháp điều chỉnh lối sống phù hợp bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt; chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không được gắng sức quá mức; chế độ hoạt động, tập luyện thể lực phù hợp với mức độ suy tim [2]. Như vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị và kiểm soát bệnh, đòi hỏi năng lực điều trị của bác sĩ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh. Tự chăm sóc là nền tảng của quản lý suy tim mạn. Nó cải thiện hiệu quả điều trị và giảm nhập viện [15]. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nếu bệnh nhân thường xuyên tự chăm sóc bản thân, 30% trường hợp nhập viện và hơn một nửa số lần nhập viện có thể được ngăn chặn [15]. Khi thời gian nằm viện ngày càng ngắn và ít thường xuyên hơn, trách 2 nhiệm tự quản lý dần được chuyển sang cho người bệnh và gia đình. Do đó, các can thiệp tự quản lý nhằm thúc đẩy và hỗ trợ việc tự chăm sóc sau khi ra viện cũng ngày càng trở nên quan trọng. Một nghiên cứu về bệnh nhân suy tim mạn trên 15 quốc gia toàn cầu trong đó có Việt Nam của nhóm nghiên cứu trường Lingkoping University cho thấy phần lớn người bệnh đều được báo cáo sử dụng thuốc đúng quy định, chỉ có 7% người bệnh không sử dụng thuốc hợp lý. Tuy nhiên có trên 50% số người bệnh không tập thể dục thường xuyên, tỷ lệ người bệnh không theo dõi cân nặng thường xuyên dao động từ 24% (Úc) tới 95% (Hồng Kông), Việt Nam có khoảng 40% [28]. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn ở mức độ thấp và trung bình. Khoa Nội Tim mạch bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí là nơi thường xuyên tiếp đón và điều trị các bệnh lý về tim mạch, tỷ lệ người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn lúc ra viện chiếm khoảng 1/2 số lượng người bệnh điều trị tại khoa. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đánh giá kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn. Để có bằng chứng khoa học làm cơ sở cho các hoạt động cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh suy tim mạn chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí năm 2022” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí năm 2022. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về bệnh suy tim mạn 1.1.1.1. Định nghĩa, phân độ và phân giai đoạn suy tim [2]  Định nghĩa Suy tim là một hội chứng lâm sàng do biến đổi cấu trúc và/hoặc chức năng của tim do nhiều nguyên nhân và bệnh học khác nhau. Hậu quả là tăng áp lực trong buồng tim và/hoặc giảm cung lượng tim khi gắng sức hay khi nghỉ. Xác định nguyên nhân gây suy tim là rất cần thiết, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Phần lớn suy tim là do rối loạn chức năng cơ tim: tâm thu, tâm trương hoặc cả hai. Tuy nhiên bệnh lý tại van tim, màng ngoài tim, màng trong tim, một số rối loạn nhịp và dẫn truyền cũng góp phần dẫn đến suy tim. Hình 1.1. Định nghĩa toàn cầu về suy tim [2] 4  Phân loại suy tim Phân loại suy tim dựa trên phân suất tống máu (PSTM) thất trái như sau: Loại suy tim PSTM giảm 1 Tiêu chuẩn 2 Triệu chứng cơ năng, thực thể (±) PSTM thất trái ≤40% PSTM giảm nhẹ Triệu chứng cơ năng, thực thể (±) PSTM thất trái 41- 49% PSTM bảo tồn Triệu chứng cơ năng, thực thể (±) PSTM thất trái ≥50% Chứng cứ khách quan bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim, phù hợp với rối loạn tâm trương thất trái/tăng áp lực đổ đầy thất trái, tăng peptide bài niệu 3  Phân giai đoạn suy tim Theo hướng dẫn của AHA/ACC và ESC, suy tim được chia thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn A: có nguy cơ mắc suy tim nhưng không có tổn thương cấu trúc tim, không có triệu chứng cơ năng suy tim. - Giai đoạn B: có tổn thương cấu trúc tim nhưng không có triệu chứng thực thể hay cơ năng của suy tim. - Giai đoạn C: có tổn thương cấu trúc tim kèm tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng suy tim. - Giai đoạn D: suy tim nặng kháng trị cần can thiệp đặc biệt.  Phân độ chức năng của suy tim Theo Hội Tim mạch New York, còn gọi là phân độ NYHA, được áp dụng trong giai đoạn suy tim C và D (bảng 2). Bảng 1.1. Phân độ NYHA dựa vào mức nặng của triệu chứng và mức hạn chế hoạt động thể lực [2] Độ I Độ II Độ III Độ IV Không hạn chế. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp. Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có mệt, hồi hộp, khó thở. Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng. 5  Suy tim cấp và suy tim mạn Suy tim được chia thành hai thể: suy tim mạn và suy tim cấp. Suy tim mạn đề cập đến những người bệnh đã được chẩn đoán và đang điều trị suy tim ổn định hoặc những người bệnh có triệu chứng suy tim khởi phát từ từ. Khi suy tim diễn biến nặng lên còn gọi là suy tim “mất bù” thường khiến người bệnh phải nhập viện và sử dụng các thuốc đường tĩnh mạch, giai đoạn này người ta định nghĩa là suy tim cấp. 1.1.1.2. Chẩn đoán suy tim mạn [2] Chẩn đoán suy tim dựa trên sự kết hợp các triệu chứng cơ năng, thực thể và các xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng. Người bệnh được chẩn đoán suy tim khi có triệu chứng cơ năng của suy tim và/hoặc triệu chứng thực thể của suy tim kèm theo bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng tim. Bảng 1.2. Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của suy tim [2] Các triệu chứng cơ năng của suy tim Các triệu chứng thực thể của suy tim Điển hình Đặc hiệu - Khó thở - Tĩnh mạch cổ nổi - Cơn khó thở kịch phát về đêm - Phản hồi gan - tĩnh mạch cổ dương tính - Giảm khả năng gắng sức - Tiếng ngựa phi - Mệt mỏi - Tăng diện đập của mỏm tim - Tăng thời gian nghỉ hồi phục giữa hai lần gắng sức - Phù mắt cá chân Ít điển hình Kém đặc hiệu - Ho về đêm - Tăng cân (> 2kg/tuần) - Thở rít - Sụt cân (trong suy tim nặng) - Cảm giác chướng bụng - Teo cơ (suy kiệt) - Mất cảm giác ngon miệng - Có tiếng thổi ở tim - Lú lẫn (đặc biệt ở người già) - Phù ngoại vi (mắt cá chân, cẳng chân, - Trầm cảm bìu) - Hồi hộp, đánh trống ngực - Ran ở phổi - Chóng mặt - Tràn dịch màng phổi - Ngất - Nhịp tim nhanh 6 - Cảm giác khó thở khi cúi người - Loạn nhịp tim - Thở nhanh - Thở Cheyne - Stokes - Gan to - Cổ chướng - Đầu chi lạnh - Thiểu niệu - Mạch nhanh, nhỏ. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường quy như điện tâm đồ, siêu âm tim qua thành ngực, định lượng nồng độ peptide lợi niệu, X-quang tim phổi thẳng hay các xét nghiệm tế bào hoặc sinh hóa máu thường quy có ý nghĩa trong chẩn đoán suy tim. 1.1.1.3. Điều trị suy tim mạn [2] Bao gồm: - Những biện pháp điều trị chung cho tất cả các loại nguyên nhân gây ra suy tim, chế độ không dùng thuốc, dùng thuốc và can thiệp. - Những biện pháp điều trị đặc biệt áp dụng cho từng trường hợp cụ thể tùy theo nguyên nhân của suy tim.  Điều trị nội khoa Điều trị nội khoa được coi là nền tảng đối với tất cả các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm và cần phải được tối ưu hóa trước khi cân nhắc bất kì phương pháp can thiệp không sử dụng thuốc hay các thiết bị cấy ghép. Các nhóm thuốc nền tảng (còn gọi là các nhóm thuốc “trụ cột”), bao gồm: (1) Nhóm ức chế hệ renin-angiotensin bao gồm ức chế men chuyển (ACE-I) hoặc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) hoặc ức chế kép neprilysin và angiotensin (ARNI); (2) Chẹn beta giao cảm; (3) Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid hay kháng aldosterone (MRA); và (4) Ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose 2 tại ống thận (ức chế SGLT2) giúp giảm tử vong, giảm nhập viện vì suy tim, cải thiện triệu chứng suy tim ở người bệnh suy tim có phân suất tống máu giảm. 7 Ba mục tiêu chính trong điều trị nội khoa với bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm: - Giảm tỉ lệ tử vong. - Dự phòng tái nhập viện do suy tim mất bù. - Cải thiện triệu chứng, khả năng gắng sức và chất lượng cuộc sống. Điều trị nội khoa luôn gắn liền với các biện pháp điều chỉnh lối sống phù hợp: - Chế độ ăn uống, sinh hoạt: ăn giảm muối, hạn chế rượu bia, ngưng hút thuốc lá, tránh các chất gây độc cho cơ tim... - Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không được gắng sức quá mức - Chế độ hoạt động, tập luyện thể lực phù hợp với mức độ suy tim  Điều trị bằng thiết bị Áp dụng với suy tim có phân suất tống máu giảm và giảm nhẹ (EF<50%) ■ Tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim (CRT): - Cơ chế: máy tạo nhịp tâm nhĩ và hai tâm thất hoặc tạo nhịp thất trái và thất phải để “tái đồng bộ” hoạt động co bóp của tim trong trường hợp suy tim nặng có kèm theo sự mất đồng bộ điện học hai tâm thất (QRS giãn rộng). - Hiện nay, phương pháp điều trị này được chỉ định tốt nhất ở những bệnh nhân suy tim với EF ≤ 35%, nhịp xoang kèm phức bộ QRS ≥ 130 ms và có dạng block nhánh trái, còn triệu chứng (NYHA II-IV) mặc dù đã điều trị nội khoa tối ưu. ■ Máy phá rung tự động cấy vào cơ thể (ICD) - Dự phòng tiên phát đột tử do tim: Bệnh nhân suy tim nặng EF ≤ 35%, tiên lượng sống thêm ≥ 1 năm, có triệu chứng NYHA II-III (dù điều trị nội khoa tối ưu) do các nguyên nhân sau: bệnh cơ tim giãn hoặc bệnh cơ tim do thiếu máu cục bộ (trừ trường hợp mới NMCT cấp trong vòng 40 ngày). - Dự phòng thứ phát đột tử do tim: Bệnh nhân suy tim tiền sử ngừng tim do rung thất hoặc tim nhanh thất gây huyết động không ổn định, tiên lượng sống thêm ≥ 1 năm. 8  Thay (ghép) tim ■ Chỉ định: - Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đã kháng lại với tất cả các biện pháp điều trị nội, ngoại khoa thông thường. - Dưới 65 tuổi và có khả năng tuân thủ điều trị chặt chẽ. ■ Chống chỉ định: - Tăng ALĐMP cố định. - Ung thư đang tiến triển hoặc mới được phát hiện dưới 5 năm. - Bệnh lý toàn thân tiên lượng nặng (suy gan, suy thận...). 1.1.2. Kiến thức và thực hành tự chăm sóc tại nhà của người bệnh suy tim mạn Theo Artinian và cộng sự, tự chăm sóc bản thân là hành động do cá nhân chủ đích thực hiện vì lợi ích duy trì cuộc sống, sức khỏe, hoàn thiện bản thân, duy trì hạnh phúc [10]. Tự chăm sóc đối với người bệnh suy tim là một quá trình ra quyết định liên quan đến các thực hành tự nhiên của người bệnh nhằm duy trì sự ổn định của bệnh và ngăn chặn các đợt cấp. Những thói quen thực hành hàng ngày gọi là tự chăm sóc hoặc tuân thủ các thực hành, phản ánh mức độ mà một người bệnh thực hiện sau khi được thầy thuốc tư vấn. Quan trọng hơn, thực hành tự chăm sóc bệnh suy tim cũng liên quan đến hoạt động của người bệnh ra quyết định để đánh giá và hành động có hiệu quả cải thiện triệu chứng suy tim khi chúng xảy ra [10]. Thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim cụ thể bao gồm các hoạt động nhằm tự chăm sóc duy trì (dùng thuốc, tập thể dục, chế độ dinh dưỡng) và theo dõi triệu chứng (giám sát sự thay đổi trọng lượng). Để có thể tự chăm sóc tốt trước hết người bệnh suy tim phải hiểu được những kiến thức cơ bản về suy tim. Từ đó người bệnh mới có thể đánh giá được tình trạng bệnh của mình mà đưa ra những xử lý phù hợp với tình trạng bệnh mà mình đang có. Theo nghiên cứu của Artinian và cộng sự, kiến thức của người bệnh bao gồm sự hiểu biết về suy tim và các triệu chứng, lý do của các triệu chứng, tình trạng triệu chứng xấu đi; lựa chọn thực phẩm có lượng muối thấp; sử dụng thuốc và cách xử lý 9 khi gặp tác dụng phụ; những hành vi tự chủ như theo dõi cân nặng, tập thể dục thể thao hay kiểm soát triệu chứng [18].  Uống thuốc theo quy định Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thuốc điều trị suy tim có thể giúp kéo dài cuộc sống và cải thiện triệu chứng cho người bệnh suy tim. Điều quan trọng là người bệnh uống thuốc theo quy định, uống theo đơn được kê hàng ngày, thậm chí ngay cả khi không có triệu chứng nào. Người bệnh suy tim không được tự ý bỏ thuốc, thay đổi liều hay uống bất kỳ loại thuốc nào khác mà không được bác sĩ kê đơn. Các nhóm thuốc nền tảng (còn gọi là các nhóm thuốc “trụ cột”), bao gồm: (1) Nhóm ức chế hệ renin-angiotensin bao gồm ức chế men chuyển (ACE-I) hoặc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) hoặc ức chế kép neprilysin và angiotensin (ARNI); (2) Chẹn beta giao cảm; (3) Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid hay kháng aldosterone (MRA); và (4) Ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose 2 tại ống thận (ức chế SGLT2) giúp giảm tử vong, giảm nhập viện vì suy tim, cải thiện triệu chứng suy tim ở người bệnh suy tim có phân suất tống máu giảm [2]. Bên cạnh 4 nhóm thuốc “trụ cột”, cần dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu ứ trệ dịch, giúp giảm gánh nặng cho tim, làm tim hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện đáng kể khả năng hô hấp của người bệnh. Hầu hết các loại thuốc lợi tiểu có xu hướng loại bỏ kali ra khỏi có thể, vì vậy cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ lượng kali trong máu nếu điều trị bằng các thuốc này [2].  Chế độ dinh dưỡng Trong điều trị suy tim có 3 khâu cơ bản [2]: - Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước thừa. - Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch. - Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim. Trong 3 khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ bản nhất. Khi suy tim còn nhẹ, dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đủ để khống chế suy tim. Mặt khác khi đã cần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện cần thiết để thuốc trợ tim phát huy tác dụng. 10 Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào cơ thể để chống giữ nước và dùng lợi tiểu thải muối, thải nước. Hay nói đúng hơn người bệnh suy tim mạn cần thực hiện một chế độ ăn nhạt. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho người bệnh suy tim là kiêng muối và mọi thức ăn mặn. Tuy nhiên, tùy vào mức độ suy tim mà người bệnh có chế độ ăn nhạt khác nhau [15]. - Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ được dùng < 3g muối NaCl /ngày, tức là < 1,2g (50 mmol) Na+/ngày [3]. - Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn < 1,2g muối NaCl/ngày tức là < 0,48g (20mmol) Na+ /ngày [3]. Bên cạnh chế độ ăn nhạt, để có thể giảm nhẹ tiền gánh đòi hỏi người bệnh cũng cần hạn chế lượng nước và dịch vào cơ thể. Nói chung, chỉ nên dùng cho bệnh nhân khoảng 500 - 1000 ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày tùy mức độ suy tim nặng hay nhẹ [3]. Ngoài ra người bệnh cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể làm cho suy tim nặng lên bao gồm: bỏ thuốc lá, tránh các chất kích thích như rượu, bia, café…  Chế độ nghỉ ngơi và hoạt động thể lực Người bệnh suy tim mạn cần có một chế độ hoạt động và luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình [3]. Đa số các trường hợp suy tim cần được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động quá sức ảnh hưởng đến tim Người bệnh suy tim mạn cần có một chế độ hoạt động và luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình [16].Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau. - Người bệnh suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu thể thao. - Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. - Trong trường hợp suy tim mà người bệnh phải nằm điều trị lâu ngày, nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. 11 Người bệnh suy tim mạn có thể lựa chọn các môn tập thể dục thể thao cho phù hợp như đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh, yoga, chơi bóng bàn…. Nhưng không được quá sức. Người bệnh cần dừng luyện tập và nghỉ ngơi nếu thấy mệt hơn, khó thở hơn, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim nhanh. Khi mới tập cần bắt đầu ở cường độ nhẹ, thời gian ngắn, sau này tăng dần lên, tránh tập luyện ở ngoài trời khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, trước khi tập cần khởi động nhẹ, thư giãn, sau tập thì nghỉ ngơi, không tắm hơi, tắm nước quá nóng hoặc nước lạnh sau khi tập luyện.  Theo dõi triệu chứng [3]. Khi tim không hoạt động bình thường, nó có thể không bơm đủ máu để hỗ trợ các cơ quan khác và có thể làm giữ lại dịch trong cơ thể. Người bệnh suy tim mạn cần gặp bác sĩ ngay khi người bệnh nhận biết các dấu hiệu sau: - Tăng 1-1,5kg trong 1 ngày hoặc 2,5kg hoặc hơn trong 1 tuần. - Phù chân, mắt cá, và bụng . - Liên tục mệt mỏi hơn bình thường. - Nhịp tim thường nhanh hơn bình thường. - Đau ngực, nặng, bóp nghẹt, với tần suất tăng hơn bình thường. Các dấu hiệu nặng hơn: Khó thở rất nhiều; Ho ra dịch màu hồng; Vã mồ hôi và nhợt nhạt; Đau ngực không giảm khi nghỉ ngơi hoặc uống thuốc.  Theo dõi cân nặng [3] Những người bị bệnh suy tim mạn cần phải theo dõi cân nặng của mình một cách cẩn thận. Việc kiểm soát cân nặng giúp người bệnh biết được cơ thể mình đang bị giữ nước hay không. Nếu người bệnh tăng cân đột ngột có nghĩa là cơ thể đang tích tụ nước và nguy cơ bệnh nặng lên. Để theo dõi cân nặng hiệu quả người bệnh cần chú ý: - Cân vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy. - Sử dụng trên cùng một chiếc cân. - Ghi kết quả vào sổ theo dõi. - Đi gặp bác sĩ khi tăng cân đột ngột.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất